美国学者:是时候美国阻止中国独占东海野心了

16:32 |
美国《National Interest 528日刊登国际与战略研究中心研究专家Hemmings的分析,肯定称中国在东海已严重违反国际法律,挑衅全世界。是时候美国与其盟友要更加强硬了。
Hemmings认为,为了阻止中国独占东海,美国需要同时开展在政治与军事方面的行动,同时需要其盟友和有关国家的紧密配合。
报道称,美国公开美国海军P-8 Poseidon侦察机飞越中国在东海进行填海造岛的岛礁上空全过程录像是一个非常强硬的行为,并令不少人感到意外。
中国船只及其他设备在东海人工岛礁上活动的录像是中国严重违背国际法律的铁证。因为“几乎所有中国占领的岛屿都属于越南或菲律宾拥有主权的海域,而中国的行为可以被视为是海上侵略行为”。
无论中国怎么解释,他们所提出的“九段线”主权主张和在海上的一切行动都不符合国际法律和《1982年联合国海洋法公约》。中国在东海的历史依据也毫无价值可言。
所以,中国在东海上所作的一切都“违背了得到全球公认的规则系统”,是“全球秩序的大挑衅”。更加重要的事,中国的违法行为是在世界上最重要的海上航线上发生的。
报道称,中国在东海所做的目的在于其丰富的油气资源和水产资源。但是,其最重要的目的在于控制世界上最繁荣的海上航线之一。这是中国“三步战略”中的第一部,包括使用军事方面的优势独占东海;利用在东海上的控制权建立在东南亚地区的控制权;最后是通过在东海的控制权给韩国、日本、台湾、菲律宾等美国的盟友施加压力。不要忘记了,这四个国家也严重依赖东海的海上运输线。
为了对付中国上述战略,报道认为美国要从目前的防御政策改变为更加积极、主动地政策,包括在政治与军事方面。
第一步,美国可以与其盟友与东海地区有关国家紧密配合,推动多边外交行动,以便组织一个东海非军事化的会议。
第二步,为了迫使中国参加该会议,美国需要与日本、韩国、澳大利亚配合,帮助菲律宾和台湾加强其军事力量。新布置的雷达系统、防空系统和反舰导弹系统可以威胁甚至遏制中国在东海人工岛礁上不值得军事基地。

目前,美国的东海政策主要根据其实地的演变。虽然美国、日本、韩国这段时间以来已经紧密配合,并取得一定效果,但中国的行动速度也非常快。如果美国及其盟友想要阻止中国,他们要加快步伐。
Đọc thêm...

Học giả Mỹ: Đã đến lúc Mỹ cần phải ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

16:31 |
Trên trang National Interest ngày 28/5 đã đăng bài viết của chuyên gia John Hemmings thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) khẳng định Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn các quy tắc của quốc tế và thách thức thế giới trên Biển Đông.Đã đến lúc Mỹ và các đồng minh hành động mạnh mẽ hơn.
Theo chuyên gia John Hemmings, để chặn đà độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Mỹ cần triển khai đồng thời cả các biện pháp quân sự và chính trị, với sự tham vấn chặt chẽ các đồng minh, các bên liên quan trong khu vực.
Trong bài viết, chuyên gia này cho rằng việc Mỹ công khai video ghi hình từ máy bay do thám P-8 Poseidon của hải quân, sau khi áp sát khu vực bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là một bước đi mạnh mẽ khiến không ít người bị sốc.
Hình ảnh các tàu của Trung Quốc cùng thiết bị phụ trợ đang cần mẫn hoạt động để xây các căn cứ không quân tại đây đã cho thấy sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.
Bởi “hầu hết các đảo Trung Quốc chiếm đóng nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hoặc Philippines, và hành động của Trung Quốc có thể được diễn giải là sự xâm lược trên biển”.
Cho dù Bắc Kinh liên tục biện bác, cả cách hành xử của họ lẫn cái gọi là đường 9 đoạn đều không phù hợp với luật pháp quốc tế, hay Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Những tuyên bố lịch sử của Trung Quốc cũng không mấy có giá trị, như một nghiên cứu của học giả Biển Đông Bill Hayton mới đây cho thấy.
Tháng 9/2014, ông Bill Hayton từng chỉ ra không có nhà thám hiểm hay đô đốc nào của nhà nước phong kiến Trung Quốc trước đây đưa ra tuyên bố chủ quyền với các khu vực trên Biển Đông, phản bác lập luận của học giả Trung Quốc.
Do vậy, theo ông Hemmings, các hành động của Trung Quốc là “một sự vi phạm rõ ràng các hệ thống quy tắc được cả thế giới thông qua, và là một thách thức lớn đối với trật tự toàn cầu”, đặc biệt là khi nó diễn ra tại khu vực có nhiều tuyến hàng hải trọng yếu nhất của thế giới.
Từ đây, chuyên gia này đặt câu hỏi, nếu Trung Quốc được tự do xây đảo nhân tạo, kiểm soát các tuyến hàng hải quan trọng, thì điều gì có thể ngăn chặn những kẻ cạy thế bắt nạt mới của thế giới? Mục đích chiến lược của Bắc Kinh chính xác là gì và thế giới cần làm gì để ngăn chặn.
Chắc chắn các mỏ dầu và khí đốt dưới đáy biển, cũng như nguồn hải sản phong phú tại Biển Đông có ảnh hưởng nhất định tới tham vọng làm chủ khu vực này của Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo ông Hemmings, mục tiêu chính Trung Quốc nhắm tới là kiểm soát một trong những tuyến hàng hải thương mại sôi động nhất thế giới.
Đây là bước đầu tiên trong chiến lược 3 bước, gồm độc chiếm Biển Đông bằng sức mạnh quân sự; tận dụng quyền kiểm soát mới này để phát triển một hệ thống mới xoanh quanh Trung Quốc tại Đông Nam Á, nhắm tới việc các nước thành viên ASEAN phải thuận theo chính sách đối ngoại của Trung Quốc; và cuối cùng là sử dụng ảnh hưởng và quyền kiểm soát này để gây áp lực lên Hàn Quốc, Đài Bắc, Manila và Tokyo - 4 đồng minh của Mỹ trong khu vực và là những bên phụ thuộc lớn vào tuyến hàng hải trên Biển Đông.
Chuyên gia của CSIS khẳng định để ứng phó với chiến lược này của Bắc Kinh, “Washington cần dịch chuyển mạnh mẽ chính sách phòng ngừa từ nặng về đối thoại sang chính sách cân bằng hơn, về mặt chính trị và quân sự”.
Theo đó, Mỹ cần đồng thời sử dụng cả con bài chính tri và quân sự, với sự tham vấn chặt chẽ các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, mà bước đi đầu tiên có thể là xúc tiến một nỗ lực ngoại giao đa phương lâu dài, để tổ chức một hội nghị phi quân sự hóa vùng biển này.
Tiếp đó, để gây áp lực đưa Trung Quốc tới bàn nghị sự, Mỹ cần hỗ trợ một sự thay đổi chiến lược nhịp nhàng về vị thế quân sự tại Philippines và Đài Loan. Với sự hỗ trợ từ Mỹ, Nhật và Úc, Philippines và Đài Loan có thể xây dựng năng lực bất đối xứng mạnh, hay khả năng chống tiếp cận, chống xâm nhập khu vực (A2/AD).
Các hệ thống radar, hệ thống phòng không và tên lửa đối hạm cơ động nếu được xây dựng hàng loạt có thể ngăn chặn nỗ lực của Trung Quốc trong việc làm chủ vùng biển và vùng trời tại Biển Đông. Các hệ thống này cần vô hiệu hóa các căn cứ mới của Trung Quốc, trong khi vẫn mang tính phòng thủ và không khiêu khích.
Tất nhiên các căn cứ trên đảo của không quân Trung Quốc có thể được củng cố, và sự hiện diện của họ tiếp tục là một dạng đòn bẩy thời bình cho Bắc Kinh, nhưng về mặt chiến thuật, nó sẽ không có nhiều ý nghĩa. Hơn thế, việc sử dụng các sân bay này khi khủng hoảng xảy ra sẽ hoàn toàn bị thách thức từ không phận Đài Loan và Philippines.
Một khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường lực lượng tại đây, Mỹ và đồng minh có thể đối phó. Còn nếu Bắc Kinh tìm tới giải pháp ngoại giao, cả hai phía đều có thể “đóng băng” hoạt động củng cố quân sự của mình.

Hiện tại, các chính sách của Mỹ và đồng minh vẫn đang dựa vào diễn biến trên thực địa. Mỹ, Nhật và Úc đang có sự phối hợp ngày một nhịp nhàng hơn tại Biển Đông, nhưng Trung Quốc còn hành động nhanh hơn nhiều so với dự báo. Nếu Mỹ và đồng minh muốn ngăn chặn, họ sẽ phải hành động nhanh hơn vậy.
Đọc thêm...

中国继续成为香格里拉对话指责的焦点

22:12 |
不出所料,东海问题继续成为今年在新加坡举行的香格里拉对话讨论的主要问题。来自美国、日本等国的领导人都强烈指责中国在东海进行的填海造岛行为,并警告称该行为正严重威胁地区的和平稳定安全。
美国国防部长Carter表示,有一个国家比其他国家拓展得更快、更远。中国在过去短短18个月内填海造陆超过2000英亩,比其他国家加起来的总合还要多。而中国何时才会停止,目前还不得而知。卡特说明,这也是为甚么东海局势愈来愈紧绷,并攻占全球媒体版面的原因。
卡特表示,美国对于中国在东海填海造地工程的速度与规模、军事化的可能性,以及这些举动造成声索国间的误判、冲突风险增加等问题非常关注。他呼吁各国停止填海造地的行为,并表示东海争端不能透过军事化解决,要透过外交方式,解决争议。他表示,美国将支持国际法庭的仲裁以及和平解决问题的行动,并反对任何强压的行为。
参加今年香格里拉对话的日本国防部长Gen Nakatani提议,成立香格里拉对话倡议计划,为区域国家建立携手合作的平台。
Gen Nakatani在香格里拉对话第二场全体大会上,就亚洲安全协作课题发表讲话时,作出了上述提议 。他说,《香格里拉对话倡议计划》(Shangri-La Dialogue Initiative,简称SDI)将有助促进本区域规划一套共同的海上及空中规则及法律。此外,倡议计划将汇集各国的资源,加强本区域海上安全,并增进区 域灾难应对能力。他表示,日本有决心落实倡议计划,并准备与区域各国合作商讨细节。
另外,在对话会上发表讲话时,马来西亚国防部长Hishammuddin Hussein警告称,从长久冲突演变成的新全球挑战正威胁世界和平安全,并敦促各国在领土争议中遵守国际法律。
Hishammuddin Hussein防长强调称,“若果我们不慎重,它可以升级成当今甚至是历史上最惨烈的冲突”,“一个似乎和平繁荣的地区不一定意味着从土危机不会升级”。Hishammuddin国防部长呼吁各方在维持和平稳定做出更多贡献。

东海问题成为今年香格里拉对话最热的主体意味着国际社会日益意识到东海争议对地区乃至世界地区的和平稳定的威胁。所以,各国正共同努力寻求解决东海争议的妥善方案。各国领导人都认为,想解决东海争议,首先中国需要遵守国际法律,停止在东海的填海造岛行为,否则所有的努力都会是空谈。
Đọc thêm...

Trung Quốc tiếp tục là tâm điểm chỉ trích tại Đối thoại Shangri-la

22:11 |
Đúng như dự đoán, vấn đề Biển Đông đã trở thành mối quan tâm hàng đầu tại Đối thoại Shangri-la năm nay diễn ra từ ngày 29-30 ở Singapore. Lãnh đạo các nước Mỹ, Nhật Bản,… đều lên tiếng chỉ trích các hoạt động cải tạo, bồi đắp của Trung Quốc ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa và cảnh báo các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đang đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời yêu cầu cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế. 
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter cho biết quy mô các hoạt động xây dựng của Trung Quốc đã gây ra những lo ngại về các kế hoạch tương lai của nước này, mặc dù vài nước khác cũng có các hoạt động cải tạo ở Biển Đông. Ông Carter chỉ rõ: "Trung Quốc đã cải tạo trên 800 ha, nhiều hơn tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền khác cộng lại và Bắc Kinh làm điều đó chỉ trong 18 tháng qua. Không rõ là Trung Quốc còn đi xa tới đâu".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh Mỹ "đặc biệt lo ngại" về quy mô cải tạo đất của Trung Quốc và khả năng quân sự hóa các đảo nhân tạo, cảnh báo rằng điều đó có thể làm gia tăng "nguy cơ tính toán sai lầm hoặc xung đột".
Ông Carter kêu gọi nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, đề xuất ASEAN đi đầu vì vai trò trung tâm của khối này trong cấu trúc an ninh khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ: "Giờ đây, vào thời điểm quan trọng, là thời điểm cho nỗ lực ngoại giao, tập trung vào việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của tất cả các bên”.
Trong khi đó, tại Đối thoại Shangri-la năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cảnh báo hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc có nguy cơ đẩy khu vực vào tình hình hỗn loạn, đồng thời kêu gọi các nước, trong đó nêu đích danh Trung Quốc, cần ứng xử có trách nhiệm ở vùng biển này.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cũng đề xuất “Sáng kiến Đối thoại Shangri-la” để tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực, trong đó có hoạt động giám sát không phận Biển Đông 24/24 do các nước ASEAN tiến hành.
Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani cho rằng việc thiết lập bất cứ hệ thống tuần tra an toàn 24/24 nào bởi 10 nước thành viên ASEAN sẽ đòi hỏi một mức độ hội nhập mà ASEAN hiện chưa thể đạt được. Các nước Philippines sẽ cần thêm máy bay, tàu và các thiết bị khác để tham gia bất cứ cuộc tuần tra nào. Tuy nhiên, ông khẳng định Tokyo có thể sẽ cung cấp các thiết bị này cho các nước ASEAN sau khi đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí quốc phòng một năm trước.
Ngoài ra, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cảnh báo các thách thức toàn cầu mới đang nổi lên từ những xung đột lâu đời và hối thúc việc cần tuân thủ luật pháp trong tranh chấp lãnh thổ.
Bộ trưởng Hishammuddin Hussein nhấn mạnh "Nếu chúng ta không thận trọng, nó có thể leo thang thành một cuộc xung đột chết chóc nhất trong thời đại chúng ta, nếu không muốn nói là nhất trong lịch sử”, "Một khu vực dường như hòa bình và thịnh vượng không có nghĩa là nguy cơ xung đột không gia tăng".
Ông Hishammuddin kêu gọi tất cả các bên phải có trách nhiệm duy trì hòa bình và sự ổn định.
Theo ông Hishammuddin, các quốc gia có thể hành động mà họ cho là phù hợp với chủ quyền của mình nhưng cũng nên ý thức được những hậu quả về các quyết định của họ. "Thế giới không thể chịu được một cuộc xung đột toàn cầu khác. Thế giới này không thể chịu được sự mất ổn định, chết chóc, phá hủy thêm nữa", ông Hishammuddin nói.

Biển Đông trở thành mối quan tâm nhất tại Shangri-la lần thứ 14 đã cho thấy cộng đồng quốc tế ngày càng nhận thức rõ mối đe dọa đối với an ninh, hòa bình, ổn định không chỉ đối với khu vực và cả thế giới. Vì vậy, các nước đang cùng nhau tìm ra giải pháp thích hợp nhất để “tháo ngòi nổ” ở vùng biển quốc tế quan trọng hàng đầu thế giới. Theo các nhà lãnh đạo các nước, muốn có được giải pháp đó, trước hết Trung Quốc cần phải nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, dừng các hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, nếu không việc đạt được giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông sẽ còn xa vời. 
Đọc thêm...

国际媒体:中国在东海人工岛礁部署武器

19:09 |
澳大利亚《Sydney Morning Herald报》报道称,中国已在东海非法改造的人工岛礁上部署武器,令中国与美国和其盟友,其中包括澳大利亚发生冲突的可能性升级。
报道称,澳大利亚官员关注,中国亦可能将远程雷达、高射炮运到人工岛礁,并定期有侦察机飞行,所展示的军事势力,将涵盖一些澳洲最繁忙的贸易航线。
据悉,事件已引起澳大利亚军方高层的关注,澳大利亚的海军与空军正准备展开“航行自由”使命,显示澳大利亚政府不会接受中国政府的强硬主张。
另外,527日在悉尼一个论坛上,澳大利亚国防部秘书 Dennis Richardson宣布称,中国“史无前例”的填海造岛带来了新问题,中国这样做的“意图”是什么,他们将有可能因此而“失算”。
Dennis Richardson在论坛上说,我们问中国这些问题是合理的,他们填海造岛的目的是为了什么?要来发展旅游似乎不大可能。鉴于目前中国军队的规模和现代化建设,中国在长沙群岛填海造岛来用于军事目的将是特别值得关注的。
Richardson表示,中国过去一年在东海进行改造的总面积已是东海争议其他5方在几十年来进行改造的4倍。
Richardson也对中国在东海的“九段线”主权主张表示指责。他称,“在对主权主张不提出任何解释而意图改变争议现状不是一个具有建设性的行为。提出疑问和表示关碍是合理的,因为潜在的紧张和错误并未给任何国家带来利益”。
Richardson是首名澳大利亚资深官员对中国从去年年底在长沙群岛的几个礁屿上,进行大规模的改礁屿为岛活动发表公开评论的官员。
报道称,澳大利亚军方曾经和美国商讨过,澳美要向中国表示,不承认中国在长沙群岛这些人工岛12海里的主权范围。澳大利亚军方也正在考虑 派遣澳洲军机飞越长沙群岛和派遣澳洲军舰参加在长沙群岛附近的人道主义救援演习。预计相关的建议将会在两周内提交给Abbott总理做出决定。
另外,《The Wall Street Journal528日报道称,美国侦察机在一个月前已拍摄到中国在长沙群岛非法改造的人工岛礁上部署的2口自行跑。
报道援引美国官员称,该自行跑可以威胁周边岛礁,并强调称中国在人工岛礁上部署自行跑的行为已违背了该国一向宣布的。中国一直声称在长沙群岛的填海造岛工程是为了民事目的。

国际媒体的报道已经证明国际舆论对于中国在长沙群岛的填海遭到工程是为了军事目的并不是空穴来风的。中国不仅在东海长沙群岛大张旗鼓进行非法的填海造岛工程,而且还想方设法欺骗国际社会。可惜,纸永远都包不住火的,在国际舆论的火眼金睛下,中国的把戏终究不会得逞的。
Đọc thêm...

Báo chí quốc tế tố cáo Trung Quốc đưa vũ khí đến các đảo nhân tạo ở Biển Đông

19:08 |
Tờ Sydney Morning Herald đưa tin Trung Quốc đã đưa vũ khí tới các đảo nhân tạo mà nước này đang xây dựng trái phép ở Biển Đông, làm gia tăng nguy cơ về một cuộc đối đầu với Mỹ và các đối tác an ninh khu vực, trong đó có Úc.
Theo tờ báo trên, hiện giới chức quân sự Úc lo ngại rằng Trung Quốc có thể đưa tới radar tầm xa, súng phòng không và thực hiện các chuyến bay do thám thường xuyên, cho phép Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự tại một vùng biển vốn cũng bao gồm một số tuyến vận tải thương mại bận rộn nhất của Úc.
Bộ quốc phòng Úc giờ đây đang cân nhắc điều tàu hải quân và máy bay không quân tham gia với Mỹ trong các sứ mệnh "tự do hàng hải" nhằm chứng tỏ rằng Úc không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Tờ báo trên của Úc bình luận động thái trên phản ánh các lo ngại ngày càng tăng của giới chức quốc phòng Úc rằng Trung Quốc đang tăng cường các khả năng quân sự và tầm với trên khắp vùng biển rộng lớn.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Sydney vào tối ngày 27/5, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Dennis Richardson cho biết các động thái của Trung Quốc nhằm cải tạo đất và xây đảo nhân tạo ở Biển Đông đang gây ra lo ngại. Ông Richardson nhấn mạnh "Sẽ là chính đáng khi yêu cầu làm rõ mục đích của việc cải tạo đất - chắc hẳn không phải phục vụ du lịch", "Do quy mô và sự quân sự hóa của quân đội Trung Quốc, việc Trung Quốc sử dụng khu vực cải tạo cho các mục đích quân sự là một lo ngại đặc biệt”.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Úc, khu vực mà trước kia là bãi san hô chìm mà Trung Quốc đã cải tạo ở Biển Đông chỉ trong một năm qua lớn gần 4 lần những gì mà 5 bên khác cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực thực hiện trong vài thập niên qua.
Ông Richardson cũng chỉ trích bản chất mơ hồ trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên "đường lưỡi bò", vốn chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông: "Thật không có tính xây dựng khi công khai tìm cách thay đổi thực địa mà không đưa ra bất kỳ giải thích nào về các tuyên bố chủ quyền thực tế. Hoàn toàn chính đáng khi nêu ra các câu hỏi và bày tỏ những lo ngại như vậy, vì những căng thẳng và các sai lầm tiềm tàng không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai”.
Những bình luận của ông Richardson là những bình luận chi tiết và thẳng thắn nhất của một quan chức cấp cao Úc kể từ khi Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
 Giới chức quốc phòng Úc sẽ báo cáo tình hình ở Biển Đông với Thủ tướng Tony Abbott trong 2 tuần tới  và dự kiến sẽ đề xuất các sứ mệnh "tự do hàng hải" và các cuộc tập trận liên quan tới các đối tác trong khu vực.
Các cơ quan tình báo của Úc cũng đang nâng cao các đánh giá về mối đe dọa chiến lược, dự kiến sẽ được đưa vào trong sách trắng quốc phòng đầu tiên của chính quyền Thủ tướng Abbott.
Theo Sydney Morning Herald, các quan chức và giới chức quân đội Úc đã thảo luận sự cần thiết nhằm chứng tỏ rằng họ không công nhận bất kỳ vùng lãnh hải 12 hải lý nào hoặc vùng đặc quyền kinh tế mở rộng mà Trung Quốc có thể đơn phương tuyên bố quanh các đảo nhân tạo.
Trong khi đó, tờ Thời báo phố Wall (WSJ) của Mỹ ngày 28/5 đưa tin máy bay trinh sát của Mỹ đã chụp được hai khẩu pháo tự hành tại một trong các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang bồi đắp tại Biển Đông từ cách đây khoảng một tháng.
WSJ  dẫn phát biểu của các quan chức Mỹ cho biết các khẩu pháo trên có thể bắn tới các đảo cạnh đó và nhấn mạnh sự hiện diện của những khẩu pháo mâu thuẫn với tuyên bố công khai của Trung Quốc rằng nước này bồi đắp các đảo nhân tạo chủ yếu để phục vụ mục đích dân sự.
WSJ đưa tin phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C (Mỹ) Chu Hải Quyền không bình luận cụ thể về các vũ khí nói trên và biện bạch rằng Trung Quốc có quyền đặt các vũ khí quốc phòng tại các đảo này, nhưng nhấn mạnh hiện các hoạt động xây dựng ở quần đảo Trường Sa chủ yếu nhằm tới mục đích dân sự.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết thêm Mỹ đã biết về các khẩu pháo trên một thời gian rồi. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho hay thiết bị này gần đây hoặc đã bị di dời, hoặc bị Trung Quốc cố tình che giấu khỏi tầm mắt. Hiện chưa rõ nguyên nhân và cách thức thiết bị này không còn được thấy nữa.

Những thông tin trên đã chứng minh rõ ràng cho những ngờ vực của cộng đồng quốc tế về việc Trung Quốc cải tạo đảo phục vụ mục đích quân sự.
Đọc thêm...

McCain参议员:美国应该帮助越南加强东海防卫能力

18:15 |
Channel News Asia 530日报道称,在新加坡举行的香格里拉对话会上,美国参议院军事委员会主席麦凯恩呼吁美国应该向越南提供更多的防御性武器,以应对亚太地区近来因中国在东海地区填海造岛所导致的剑拔弩张气氛。
Ash Carter防长同样到会参加香格里拉对话的John McCain参议员提议,美国应该逐渐撤销对越南的武器禁运措施,并向其提供一些防御性的武器,以供其在一旦与中国发生冲突的情况下用于自卫。
报道称,John McCain还在对话会上说,他和几位参议员已经共同致信国防部长Ash Carter,要求Carter拒绝中国参加环太平洋军演,以应对东海地区争端。他强调称,中国“悍然侵犯国际法”,让其他国家转向与美国结盟,“犯了大错”。
在香格里拉对话沪上,美国国防部长Ash Carter指责中国在东海的填海造岛工程。他认为中国的上述行为违背了国际法律的规定,并呼吁各方立即停止改造的行为,并保证类似行为不再发生。
Ash Carter防长强调称,“美国反对任何将争议实体进一步军事化的行为”。美国防长同时承认称,东海争议各方在不同程度上都进行改造行为,但中国的规模和改造速度远超过其他国家。

“中国已经将填海面积增加到2000英亩,远超过其他争议国改造的总面积。而且是在过去18个月内进行的。目前我们仍然不清楚中国的改造行为何时结束。这就是为何该行为成为地区紧张局势的缘由”,美国防长强调称。
Đọc thêm...

TNS McCain kêu gọi Mỹ giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh phòng thủ ở Biển Đông

18:13 |
Tờ Channel News Asia ngày 30/5 đưa tin, từ phòng họp Đối thoại Shangri-la ở Singapore, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ kêu gọi Mỹ vũ trang cho Việt Nam trong trường hợp nổ ra khủng hoảng với Trung Quốc trên Biển Đông. Ông John McCain tuyên bố “Chúng tôi muốn thấy họ có khả năng tuyệt vời, đặc biệt là với vũ khí có tính phòng thủ mà họ có thể sử dụng nếu nổ ra khủng hoảng giữa Việt Nam với Trung Quốc”.
Thượng nghị sỹ McCain kêu gọi Mỹ loại bỏ dần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam càng sớm càng tốt vì ông cho rằng Việt Nam cần phải được cung cấp các phương tiện để ngăn chặn hành vi bành trướng lãnh thổ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thượng nghị sĩ Mỹ cho biết Mỹ đã tích cực cố gắng xây dựng năng lực hàng hải cho các quốc gia ASEAN có yêu sách ở Biển Đông, bao gồm Việt Nam và Philippines cũng như thúc đẩy hợp tác quân sự với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc để đẩy lùi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Chủ tịch ủy ban quân lực Mỹ nhấn mạnh “Có một kịch bản mà bạn có thể nhìn thấy tình huống khủng hoảng, nhưng tôi lạc quan một cách thận trọng rằng nó có thể tránh được nếu ASEAN đoàn kết trong quan hệ đối tác với Mỹ để Trung Quốc thấy rằng đây không phải là một bài tập phong phú mà họ đang tham gia”, rằng “Chúng tôi tin rằng tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Carter về việc máy bay, tàu quân sự Mỹ sẽ đi đến bất cứ nơi nào trong vùng biển quốc tế là một cam kết. Không có rào cản 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo (bất hợp pháp). Tôn trọng (cái gọi là lãnh hải) 12 hải lý chính là một cách công nhận những gì Bắc Kinh đang mưu cầu theo đuổi”.
Ông cho biết ông cùng với Thượng nghị sĩ Jack Reed đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter yêu cầu Lầu Năm Góc không mời Trung Quốc tham gia tập trận chung hải quân quốc tế RIMPAC năm tới. “Chúng tôi không tin rằng hành vi leo thang gần đây của Trung Quốc là một tai nạn. Đúng hơn nó dường như là nỗ lực để thay đổi hiện trạng trong khu vực bằng cưỡng chế đơn phương, coi thường trắng trợn quan điểm của các nước láng giềng. Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục các hoạt động gây mất ổn định, trừ khi và cho đến khi họ nhận thấy cái giá phải trả cho việc làm này lớn hơn lợi ích có được. Rõ ràng nó chưa bao gồm điều đó”, Thượng nghị sĩ John McCain nói.
Cũng tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã có bài phát biểu  chỉ trích các hoạt động bồi đắp, cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng các hoạt động đó đã vượt qua các chuẩn mực quốc tế, đồng thời ông kêu gọi các bên cần dừng ngay lập tức và lâu dài các hoạt động bồi lấp cải tạo.
Ông Ash Carter cho biết “Chúng tôi cũng phản đối bất kỳ hoạt động nào quân sự hóa hơn nữa các thực thể tranh chấp”. Người đứng đầu Lầu Năm Góc thừa nhận rằng, đúng là các bên yêu sách đều có hoạt động cải tạo ở phạm vi và mức độ khác nhau, tuy nhiên Trung Quốc đã đi xa hơn, nhanh và nhiều hơn so với bất kỳ bên yêu sách nào khác.

“Trung Quốc đã bồi lấp hơn 2000 mẫu Anh, nhiều hơn tổng diện tích các bên yêu sách khác mở rộng cộng lại, và nhiều hơn toàn bộ (diện tích mở rộng) của khu vực trong lịch sử. Trung Quốc đã làm điều này chỉ trong vòng 18 tháng qua. Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ tiếp tục bồi lấp đến đâu. Đó là lý do tại sao điều này đã trở thành nguồn gốc căng thẳng trong khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định.
Đọc thêm...

美国总统:东海对美国国家安全至关重要

16:45 |

527日,美国白宫发言人Josh Earnest在例行记者会表示,美国总统经常谈到,东海安全形势至关重要。对美国国家安全至关重要,对全球经济也至关重要。东海的商业流通顺畅必须维持。美国致力与地区其他国家合作,捍卫东海的商业自由流通。”
针对Obama对东海最新动态的掌握,Josh Earnest说,总统不间断地得到有关东海形势的报告。他说﹕“因为这是一件大事,可以想象,总统已经得到最新动态的报告,并将持续得到通报。”
当天,美国国务院发言人Jeff Rathke同时表示,将继续敦促中国加大透明度,说明其在东海大兴土木、动用军事能力的意图,因为这事关亚太地区的和平与稳定。
Jeff Rathke说:“我们的立场是海洋主权主张必须遵守海洋法公约。我们有和平安全及当事各方处理争端方式的强烈利益。”
另外,美国国防部长Ash CarterHawaii出席美军太平洋司令部的一个军事仪式时敦促中国和其它相关国家立即停止在东海争议岛礁填海造地的行动,并呼吁有关声索国停止在争议岛礁上兴建军事设施,以和平方式解决争端。
Carter指出,中国的填海造岛活动与区内舆论“不合拍”,美军飞机和军舰将继续根据国际法的许可,在东海执行任务。
Carter说,中方的行动正以新的方式将区内国家聚集在一起,这些国家正进一步要求美国参与亚太事务。在未来几十年,美国都将继续担当亚太主要安全力量的角色。
Carter国防部长发表讲话之前,美军一架“海神”P8A反潜侦察机520日飞近东海永暑礁等三个岛礁上空,监视中国的填海造岛活动,中国曾通过无线电八次发出警告,要求美军飞机离开。
东海是世界最重要的海上航线之一。美国近期非常关注东海局势,并对中国的挑衅行为态度强硬。
Đọc thêm...

Tổng thống Obama coi Biển Đông là “yếu tố sống còn” đối với an ninh quốc gia Mỹ

16:43 |

Ngày 27/5, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố Tổng thống Mỹ Barack Obama thường luôn coi tình hình an ninh ở Biển Đông là vấn đề mang tính quyết định đối với an ninh quốc gia Mỹ và việc bảo đảm và duy trì dòng chảy tự do thương mại ở Biển Đông cũng mang tính quyết định với nền kinh tế toàn cầu.
Ông Earnest cho biết thêm Mỹ đang cam kết cùng các nước trong khu vực để bảo vệ dòng chảy này. Do đây là một ưu tiên, nên Tổng thống Obama đã và sẽ được nghe báo cáo cập nhật về diễn biến mới nhất tại Biển Đông hàng ngày.
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke cho biết Mỹ đang giám sát "cẩn thận" hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực cùng việc Trung Quốc ráo riết cải tạo đất ở Biển Đông.
Ông Rathke yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn về năng lực và ý đồ của họ, kêu gọi Trung Quốc sử dụng năng lực quân sự theo cách có lợi nhằm duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh “Liên quan tới vấn đề tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, lập trường của chúng tôi là các tuyên bố đòi hỏi chủ quyền cần tuân thủ luật pháp quốc tế về biển. Chúng tôi ủng hộ hòa bình và an ninh hàng hải, đồng thời ủng hộ các giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột”.
Cùng ngày, phát biểu trong một sự kiện quân sự ở Hawaii, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay lập tức việc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, hối thúc các bên liên quan ngừng quân sự hóa tranh chấp và tìm ra một giải pháp hòa bình.
Ông Carter tuyên bố rằng các nỗ lực xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là "lạc nhịp" với sự nhất trí trong khu vực; đồng thời khẳng định rằng các tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại khu vực theo luật pháp quốc tế.
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh "Các hành động của Trung Quốc đang khiến các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau theo các cách mới. Họ đang mong muốn sự can dự nhiều hơn của Mỹ tại châu Á-Thái Bình. Chúng tôi sẽ đáp ứng điều đó. Chúng tôi sẽ vẫn là cường quốc an ninh quan trọng tại châu Á-Thái Bình Dương trong những thập niên tới". 
Những bình luận của ông Carter hôm qua diễn ra một tuần sau khi hải quân Mỹ điều một máy bay do thám P-8 nhằm ghi lại các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.
Giới chức Mỹ cho hay Trung Quốc đã bồi đắp thêm 800 ha tại 5 tiền đồn ở Trường Sa, trong đó có 607 ha kể từ đầu năm nay. Video được quay từ máy bay do thám Mỹ cho thấy các tàu nào vét của Trung Quốc đang hoạt động để biến các bãi đá thành các đảo nhân tạo và các bến cảng. Việc Mỹ công bố các hình ảnh này đã khiến Trung Quốc nổi giận.
Máy bay Mỹ bay qua quần đảo Trường Sa đã nhiều lần bị hải quân Trung Quốc cảnh báo nhằm rời khỏi khu vực.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Steve Warren ngày 27/5 cũng đã lên tiếng bảo vệ việc điều các phi cơ bay qua Biển Đông: "Tất cả các chuyến bay và các tàu của chúng tôi đều hoạt động ở vùng biển và vùng trời quốc tế”, "Đây là một phần chiến dịch bảo vệ tự do đi lại tại Biển Đông của chúng tôi".
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc và Mỹ đang cùng đứng trước lằn ranh của một cuộc đối đầu tiềm tàng do những bất đồng xung quanh vấn đề Biển Đông. Nguy cơ của một cuộc đối đầu này đang gia tăng dù Mỹ, Trung đều đang cố gắng xác định giới hạn của mình và đặt ra cách thức xử lý vấn đề sớm hơn bên kia.
Đọc thêm...

在长沙群岛非法建设两座灯塔:中国继续挑衅国际舆论

08:04 |


近期,国际社会不断强烈指责中国在东海非法进行的填海造岛工程,并要求中国立即停止这样的行为。但是,中国不但不停止上述行为,而且还继续加强在长沙群岛上的改造行为。
526日,中国交通运输部在长沙群岛鬼鹿角礁(Gạc Ma)和珍珠礁(Châu Viên)上举行灯塔建设开工仪式。据悉,两座灯塔高达50米,并配置4.5米灯笼,设计灯光射程22海里。
鉴于东海地区内个国家以及国际舆论的反应,在当天中国外交部就等他建设进行辩解。在526日举行的例行记者会上,中国外交部发言人表示,中国在长沙群岛建设灯塔“是履行相关国际责任和义务重要举措,将为航经该海域的船舶提供高效导航助航服务,大大提高东海海域船舶航行安全”。
中国在东海的野心是众所周知的。所以,听到中国外交部发言人上述言语的任何人都可以感受到中国可笑的虚假。如果中国真的向他们所说的那样“具有责任感”,那么东海就不会变成现在的紧张局面,而其他国家也不需要快速加强军事力量,以便对付中国的挑衅了。
这并不是中国首次使用花言巧语讲述自己的“责任感”了。但是,这段时间以来,国际社会也频繁看到中国说一套做一套的例子了。所以,无论中国怎么说都无法掩盖其丑陋的面目了。
Đọc thêm...

Xây dựng trái phép 2 hải đăng tại Trường Sa: Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận quốc tế

08:04 |


Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông quốc tế, tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng với quy mô chưa từng có của Trung Quốc ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động phi pháp nói trên. Tuy nhiên, Trung Quốc không những không dừng mà còn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm giữ của Việt Nam từ năm 1988.
Ngày 26/5, Bộ giao thông vận tải Trung Quốc đã tổ chức lễ khởi công xây dựng trái phép ngọn hải đăng cỡ lớn tại bãi đá Châu Viên và dự kiến sẽ xây tiếp một ngọn hải đăng nữa tại đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. 2 ngọn hải đăng  này có chiều cao khoảng 50 mét. Trên đỉnh của ngọn hải đăng sẽ lắp một đèn chiều sáng lớn loại 4,5 mét, có khả năng soi xa tới 22 hải lý.  Theo phía Trung Quốc, sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, 2 ngọn hải đăng được cho là sẽ tạo điều kiện cho các tàu cá, tàu chấp pháp Trung Quốc đi lại tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Trước phản ứng của các nước trong khu vực và dư luận quốc tế, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng biện bạch cho hoạt động xây dựng trái phép 2 ngọn hải đăng nói trên. Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ ngày 26/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lừa mị rằng “Trung Quốc xây dựng 2 ngọn hải đăng này nhằm thực hiện chức trách và nghĩa vụ quốc tế liên quan của mình, cung cấp các hướng dẫn hàng hải cho những tàu thuyền qua lại tại khu vực biển Trường Sa, góp phần nâng cao an ninh hàng hải tại khu vực Biển Đông”.
Tham vọng và ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông như thế nào cộng đồng quốc tế đều đã rõ. Vì vậy, chắc hẳn bất kỳ ai nghe những lời phát biểu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng sẽ nhận thấy một sự giả tạo lố bịch của phía Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thực sự là một quốc gia có “thiện chí” và tinh thần “trách nhiệm” như những lời họ nói thì tình hình Biển Đông đã không “dậy sóng” như ngày hôm nay và thế giới đã không phải lo ngại trước sự bành trướng, ức hiếp các nước trong khu vực của Trung Quốc, và các nước khác đã không phải lo tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với nước này.
Đây không phải lần đầu Trung Quốc nói “những lời hay ý đẹp” mà các lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên phát biểu tỏ ra Trung Quốc là một cường quốc trỗi dậy hòa bình và có trách nhiệm, đầy “thiện chí”. Nhưng thực tế thời gian qua thế giới đã chứng kiến Trung Quốc luôn “nói một đằng làm một nẻo” và không một nước nào tin vào Trung Quốc, ngay cả những nước được cho là có quan hệ thân thiết với Trung Quốc thì cũng luôn cảnh giác, đề phòng trong quan hệ với nước Đại hán này. Hay nói cách khác, do ý đồ và những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến cho các nước không có “lòng tin chiến lược” đối với Trung Quốc.
Đọc thêm...

Hot (焦点)