赴越南旅游的国外游客有所回增

23:51 |
据越南统计总局的数据显示,20157月份,越南接待国际游客量达逾59.3万人次,较今年6月份增长12.1%,同比增长5.1%
其中,乘坐飞机出行的游客达50.8万人次,占85.7%,环比增长21.3%;乘坐轮船的达1958万人次,占0.3.%,环比下降52.4%;乘汽车的达逾8.3万人次,占14%,环比下降21.7%等。
2015年前7个月,越南接待国际游客量达近440万人次,同比下降9.4%。其中,乘坐飞机出行的游客达逾362万人次,同比下降6.5%;乘坐轮船的达逾3.18万人次,下降25.4%;乘汽车的达逾74.4万人次,下降20.6%等。
2015年前7个月,各大游客市场的赴越游客量均同比增加。具体为,韩国增长35.5%、芬兰增长15.8%、新加坡13.4%、西班牙6.4%、意大利增长5.7%、美国增长5.6%、中国台湾增长3.8%、德国增长1.4%、日本增长1.2%、荷兰增长0.8%等。
2015年前7个月,越南接待国内游客量达逾4310万人次,旅游业营业收入达逾214万亿盾(约合100亿美元),同比增长1.5%

(来源:越通社-VNA
Đọc thêm...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại

23:50 |
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2015 ước đạt 593.566 lượt khách, tăng 12,1% so với tháng 6/2015 và tăng 5,1% so với tháng 7/2014. Đây là tín hiệu vui cho ngành Du lịch sau những tháng liên tục bị giảm tăng trưởng khách.
Trong tháng 7, lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không ước đạt 508.460 lượt khách, chiếm tới 85,7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam (tăng 21,3% so với tháng 6/2015). Khách đến bằng đường biển ước đạt 1.958 lượt khách, chiếm 0,3% (giảm 52,4% so với tháng 6/2015); khách đến bằng đường bộ ước đạt 83.148 lượt khách, chiếm 14% (giảm 21,7% so với tháng 6/2015).
Đáng chú ý, trong tháng 7, nhóm thị trường khách 5 nước châu Âu vừa được miễn thị thực đơn phương đã tăng trưởng tốt: Tây Ban Nha tăng 71,1% so với tháng trước; Italy tăng 18,3%; Đức tăng 45,1%; Anh tăng 30%; và Pháp tăng 73,6%. Ngoài ra, một số thị trường lớn cũng ghi nhận tăng trưởng như Mỹ (tăng 11,6% so với tháng trước), Trung Quốc (tăng 11,9%) , Đài Loan (tăng 35,6%), Úc (tăng 52,2).
Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm ước đạt 4.398.202 lượt khách, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2014. Có 10 thị trường khách tăng trong 7 tháng đầu năm, gồm: Hàn Quốc tăng 35,5%, Phần Lan tăng 15,8%, Singapore tăng 13,4%, Tây Ban Nha tăng 6,4%, Italy tăng 5,7%, Mỹ tăng 5,6%, Đài Loan tăng 3,8%, Đức tăng 1,4%, Nhật tăng 1,2% và Hà Lan tăng 0,8%. Trong các thị trường bị giảm sút, giảm mạnh nhất là: Campuchia giảm 43,9%, Lào giảm 36,1%, Thái Lan giảm 31,2%, Trung Quốc giảm 24,4%; Hồng Kông giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Khách du lịch nội địa trong 7 tháng đầu năm ước đạt 43,1 triệu lượt khách, trong đó, khách lưu trú ước đạt 19,8 triệu lượt; Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 214.371 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2014./.
(Nguồn: TTXVN)
Đọc thêm...

2015年越武道世界锦标赛展示越南文化精华

23:36 |
2015年第4次越武道世界锦标赛将于730日至81日在阿尔及利亚举行。
本次比赛吸引来自世界20个国家的250名官员、裁判、运动员参加,其中包括越南的22名运动员。比赛设有74项拳术表演和对抗项目。
接受越通社记者采访时,越武道世界联合会秘书长武名海武师强调,这将是通过越南武术和文化精华向国际友人推介越南武术门派和精神的大好机会。
本次比赛期间,还举办2015年越武道世界联合会执行委员会会议,旨在总结、评估过去所取得的结果,讨论越武道在世界上的发展方向。
(来源:越通社-VNA
Đọc thêm...

Giải vô địch Vovinam thế giới 2015 quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam

23:34 |
Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ tư năm 2015 sẽ diễn ra từ ngày 30/7-1/8 tại Algeria với sự tham dự của 250 quan chức, trọng tài, vận động viên tham gia tranh tài hơn 74 nội dung thi đấu biểu diễn quyền và đối kháng đến từ 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (gồm 22 vận động viên).
Võ sư Võ Danh Hải, Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam thế giới, nhấn mạnh đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để quảng bá hình ảnh của môn phái, của tinh thần Việt qua hình ảnh võ thuật và tinh hoa văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Ông Hải cho biết dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, khoảng cách di chuyển xa, một số quốc gia lo ngại dịch bệnh Ebola, nhưng việc giải đấu danh giá này được tổ chức tại "lục địa đen" là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy phong trào Vovinam đã phát triển mạnh không chỉ tại Algeria mà còn ở châu Phi.
Vovinam đã có mặt tại 12 quốc gia tại châu Phi và đang phát triển rất mạnh sau khi Liên đoàn Vovinam châu Phi được thành lập năm 2012. Riêng tại Algeria, đã có trên 22.000 môn sinh tham gia tập luyện Vovinam tại 30 trong tổng số 48 tỉnh, thành phố của nước này.
Theo Võ sư Hải, hiện phong trào Vovinam Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ của 5 châu. Từ một môn võ thuật dân tộc, Vovinam đã lan tỏa và quốc tế hóa từ khoảng 40 năm qua, bén rễ ở nhiều vùng đất và số lượng môn sinh đã gần chạm mức 1 triệu. Không chỉ vậy, Vovinam còn được khẳng định như là một môn thể thao quốc tế khi có mặt ở các cuộc tranh tài thể thao Olympic châu lục như Đại hội Thể thao trong nhà châu Á (ASIAN Indoor Games) III năm 2009, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 26 ở Indonesia, 27 ở Myanmar và sắp tới đây là Đại hội thể thao bãi biển (ASIAN Beach Games) 15 năm 2016 tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ giải Vô địch Vovinam thế giới lần này cũng diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF) năm 2015, nhằm tổng kết, đánh giá kết quả đã thực hiện trong thời gian qua và thảo luận phương hướng phát triển của Vovinam trên thế giới./.

(Nguồn: TTXVN)
Đọc thêm...

美国呼吁欧盟在东海争议中做出更加强硬的表态

23:25 |
Reuters通讯社报道称,729日,美国呼吁欧盟在有关中国在东海进行非法的填好遭到工程以及岛礁军事化行为上对美国做出更加强硬的支持。
美国国防部主管南亚及东南亚事务的副助理部长希尔莱特(Amy Searight)在美国战略与国际研究中心(CSIS)举办的一场有关美国和欧盟东亚政策的讨论会上表示称,华盛顿欢迎欧盟有关东海领土争议应以和平方式解决以及应尊重国际法的呼吁。
Searight助理同时表示,在华盛顿呼吁东海各声索国暂停填海造地活动时,美国和欧盟却存在某些策略上的差异;中国反对美国的这一主张。她说,若欧盟能在支持这些原则的时候态度更明确一些,那将会有所帮助。”“一个稍微更前倾的策略,譬如支持暂停进一步填海造地和军事化活动的概念,将会是非常有帮助的。
美国负责东亚事务的副助理国务卿福克斯(Michael Fuchs)称,需要减少东海发生冲突的风险,所以当我们看到令人担忧的活动时大声表态的问题,

欧盟驻美国大使David O'Sullivan表示,欧盟与美国的目标非常接近,欧盟对东亚地区的安全形势深表担忧,并正考虑在一定范围内参与该问题。
Đọc thêm...

Mỹ kêu gọi EU lên tiếng mạnh mẽ hơn trong tranh chấp Biển Đông

23:24 |
Theo hãng Reuters, trong một động thái khích lệ hiếm hoi với vai trò là một đồng minh thân cận, Mỹ ngày 29/7 đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để ủng hộ Washington trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc liên quan tới hoạt động xây dựng trái phép và quân sự hóa các tiền đồn nhân tạo trên Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc thảo luận về chính sách của Mỹ-EU đối với Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á, bà Amy Searight cho biết Washington hoan nghênh việc EU kêu gọi hướng tới một giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, bà Searight nhấn mạnh "dường như đang tồn tại khác biệt về cách tiếp cận (giữa EU và Mỹ)" khi Washington kêu gọi các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông ngừng các hoạt động xây dựng ở vùng biển này , điều mà Trung Quốc phản đối. Bà nói: "Sẽ hữu ích nếu EU có một chút rõ ràng hơn trong thuật ngữ ủng hộ các nguyên tắc này (tôn trọng pháp luật quốc tế và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Chẳng hạn một cách tiếp cận hướng về phía trước hơn nữa nhằm hỗ trợ ý tưởng ngừng hoạt động bồi đắp, quân sự hóa ở Biển Đông sẽ rất có lợi".
Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ông Michael Fuchs nói rằng cần phải giảm các rủi ro xung đột ở Biển Đông, vì vậy Mỹ và EU cần phải lên tiếng khi chứng kiến các hoạt động đáng quan ngại ở Biển Đông.
Đại sứ EU tại Mỹ David O'Sullivan cho rằng EU và Mỹ có các mục tiêu rất giống nhau, EU quan ngại về an ninh tại Đông Á và “khu vực này cần thêm các pháo hạm”, các nhà hoạch định chính sách của châu Âu cũng đang cân nhắc can dự vào vấn đề này trong một giới hạn nhất định.
Đọc thêm...

越日加强双边多领域的合作关系

23:22 |
应日本外务大臣岸田文雄的邀请,越南政府副总理兼外交部长范平明从729日至31日对日本进行正式访问,同日本外务大臣岸田文雄举行了会谈并共同主持越日合作委员会第七次会议。
访问日本期间,越南政府副总理兼外交部长范平明分别会见了日本首相安倍晋三、众议院议长大岛理森、国土交通大臣、日本经济团体联合会(KEIDANREN)及日本国际协力机构(JICA)领导。
在各场会见中,范平明副总理重申,越南党和政府一向将日本视为一流战略伙伴,尤其是在经济合作方面。越方愿同日方一道,推动两国在政治、经济、国防安全、农业等所有领域上的深广战略伙伴关系务实且全面发展。
日本首相安倍晋三和众议院议长大岛理森重申,日方将越南视为其在本地区的重要伙伴之一,并希望,未来同越南领导继续大力且全面促进越日深广战略伙伴关系发展。
在会谈和越日合作委员会第七次会议上,双方就推进开展越南政府总理阮晋勇近期访日期间所取得的结果以及未来高级领导访问之行取得成功的各项具体措施交换意见,旨在推动越日广泛战略伙伴关系更加深入、有效及务实发展。
双方同意,通过保持高级领导的互访和接触活动频繁增进政治互信,加大各领域战略合作力度,推动各对话机制,2015年内召开农业合作高官会,早日举办越日工业、贸易及能源合作联合委员会首次会议,早日开展第六期越日关于改善投资环境的共同倡议。
关于经济合作,双方同意,加强经济交往,将两国关系联系起来,在官方发展援助、贸易、投资、农业合作等领域上达成多项协议。双方也重申了开展两国高级领导所达成的大规模项目的决心,就发展辅助工业、推动双边贸易等各项措施交换意见。
双方就共同关心的地区和国际问题交换看法。双方同意,在地区和国际论坛上加强配合并促进早日正式签署《跨太平洋战略经济伙伴关系协定》(TPP)。
关于东海问题,双方赞同了国际社会对近期东海局势的深刻担忧。双方就确保和平、安全、航海与航空安全和自由的重要性达成一致。双方建议,有关各方恪守国际法,尤其是1982年《联合国海洋法公约》、《东海各方行为宣言》(DOC),并尽早制定“东海行为准则”(COC)等。

(来源:越通社—VNA
Đọc thêm...

Việt-Nhật thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều phương diện

23:20 |
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 29-31/7, đồng chủ trì phiên họp Ủy ban hợp tác Việt-Nhật lần thứ 7 và hội đàm với Bộ trưởng Fumio Kishida.
Trong thời gian tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima, Bộ trưởng Giao thông, hạ tầng, đất đai và du lịch (MLIT), tiếp Lãnh đạo Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Tại các cuộc gặp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược hàng đầu đặc biệt về hợp tác kinh tế và sẵn sàng cùng phía Nhật Bản thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước, phát triển thực chất và toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, nông nghiệp…
Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Abe và Chủ tịch Hạ viện Oshima khẳng định coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng tại khu vực và mong muốn cùng lãnh đạo Việt Nam tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian tới.
Tại hội đàm và phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật, hai bên đã trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy triển khai kết quả chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa qua cũng như các nội dung cho thành công của chuyến thăm lãnh đạo cấp cao trong thời gian tới nhằm làm sâu sắc, hiệu quả và thực chất hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.
Hai bên nhất trí tăng cường sự tin cậy về chính trị thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao, đẩy mạnh hợp tác chiến lược trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy các cơ chế đối thoại như Ủy ban hợp tác Việt-Nhật, Đối thoại đối tác chiến lược, Đối thoại chiến lược quốc phòng...; nhất trí tiến hành phiên họp cấp cao về hợp tác nông nghiệp để ký Tầm nhìn trung và dài hạn hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Nhật Bản trong năm 2015, sớm tổ chức phiên họp lần 1 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, năng lượng và sớm triển khai Giai đoạn 6 sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư.
Về hợp tác kinh tế, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi để kết nối nền kinh tế hai nước, đạt nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực viện trợ phát triển chính thức (ODA), thương mại, đầu tư, hợp tác nông nghiệp...
Hai bên cũng khẳng định quyết tâm triển khai các dự án quy mô lớn mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận, trong đó có Dự án Nhà máy điện Ninh Thuận 2, Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam, Đường bộ cao tốc Bắc-Nam; nghiên cứu khả năng hợp tác trong Kế hoạch tín dụng 110 tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Á; cùng trao đổi về các biện pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy thương mại song phương, trong đó có các mặt hàng nông sản của Việt Nam như xoài, thanh long ruột đỏ, vải.
Bộ trưởng Kishida cam kết thúc đẩy các thủ tục để sớm ký kết các dự án ODA vốn vay cho Việt Nam trong năm tài khóa 2015 trong đó có 6 dự án bổ sung trị giá 280 tỷ Yen; khẳng định sẽ xem xét nghiêm túc các đề nghị của phía Việt Nam về cấp ODA cho các Dự án quản lý nước tỉnh Bến Tre, Dự án nâng cấp khôi phục cảng cá Đá Bạc tại tỉnh Khánh Hòa.
Về hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao việc Chính phủ Nhật Bản đã có những biện pháp tạo thuận lợi cấp thị thực nhập cảnh đối với công dân Việt Nam thời gian qua cũng như quyết định nâng số lượng tiếp nhận điều dưỡng viên Việt Nam lên 500 người/năm.
Hai bên đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; tăng cường hợp tác trong các liên kết kinh tế quốc tế như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và thúc đẩy để sớm chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Về vấn đề Biển Đông, hai bên chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây; nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, đề nghị các bên liên quan nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về ​Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy việc sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Bộ trưởng Kishida khẳng định Nhật Bản sẽ tích cực hợp tác vì sự thành công của năm Việt Nam đăng cai Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017./.

(Nguồn: vietnamplus.vn)
Đọc thêm...

新加坡举行有关海上丝绸之路的国际研讨会

22:52 |
近期,来自东南亚各国的外交官、企业家和研究学者的300多名代表参加了在新加坡举行的一年一度地区企业论坛。今年论坛的主题是《21世纪海上丝绸之路》。主办方表示,今年的论坛是为了庆祝新加坡 中国建交25周年,同时这也是首次在中国国外管饭讨论《海上丝绸之路》的研讨会。
在研讨会上,国际法律中心执行总裁Tommy Koh教授发表称,他支持中国《21世纪海上丝绸之路》的倡议,因为它不仅推进了各国在贸易、运输、旅游、海上基础设施建设、民间交流等领域的合作,同时也为东盟互联互通总体计划做出有效的补充。
Tommy Koh教授同时认为,中国该倡议只有在互相尊重和互利共赢原则上才能成功开展。如果发生分歧,各国需要通过和平方式,在国际法律规定下协商解决。对于中国,Tommy Koh教授提出三个建议:其一,中国要继续赢得周边国家与合作伙伴的信任;其二,中国要欢迎所有国家参加该计划;其三,中国需要认真听取其他国家关于该计划的观点和担忧。另外,Tommy Koh教授认为,该计划应当成为地区共同的计划,而不是中国独有的。
在研讨会上,中国人大对外委员会主任傅莹对Tommy Koh教授的观点表示支持。他表示,中国《21世纪海上丝绸之路》的目的是为了巩固亚 欧的互联互通,为所有国家带来繁荣。为了确保这个目的,中国需要进一步听取合作伙伴国家的意见。
研讨会主办方 --  新加坡工商联合总会 主席S. S Teo在研讨会间隙表示,对于新加坡以及地区企业的挑战在于,他们需要进一步了解该计划的重要性,以及该计划会给他们带来利益。而对中国而言,他们需要理解新加坡以及其他周边国家的观点,从此可以友好合作。他希望,通过此研讨会与会的中国代表将向中国政府反馈各国代表的意见。

据悉,中国计划使用1400亿美元实现《一带一路》倡议,形成从中国到欧洲的经济带。国际社会认为,中国提出该倡议是为了扩大该国经济与政治的影响力。但是,该倡议也受到不少的阻碍,例如与东盟国家的东海争议、与印度的边境冲突,在西里兰卡的排华心理等。另外,各国对中国缺乏信任也是中国开展《一路一带》需要面对的难题。
Đọc thêm...

Hội thảo quốc tế về Con đường Tơ lụa trên biển tại Singapore

22:51 |
Hơn 300 đại biểu đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, gồm các nhà ngoại giao, lãnh đạo doanh nghiệp và giới học giả mới đây đã tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Khu vực Singapore thường niên do Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) tổ chức, với chủ đề “Con đường Tơ lụa trên biển Thế kỷ 21”.
Theo ban tổ chức, đây là lần đầu tiên sáng kiến lớn này được thảo luận rộng rãi bên ngoài Trung Quốc.
Diễn đàn Doanh nghiệp Khu vực Singapore năm nay được tổ chức nhân dịp sự kiện 25 năm thiết lập quan hệ Singapore-Trung Quốc.
SBF hy vọng với chủ đề tập trung sáng kiến lớn của Trung Quốc, được đưa ra vào năm 2013, sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp Singapore cũng như khu vực có thêm hiểu biết cũng như thảo luận về các cơ hội đầu tư và kinh doanh mà dự án này có thể mang lại.
Phát biểu tại diễn đàn, Giáo sư Tommy Koh, Chủ tịch Ủy ban điều hành Trung tâm Luật Quốc tế và là một trong những diễn giả chính, khẳng định ông ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc bởi nó sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại, vận tải, du lịch, phát triển hạ tầng biển, tăng cường kết nối và thúc đẩy hiểu biết chung giữa người dân các nước mà còn bởi nó sẽ bổ sung cho Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN.
Ông Tommy Koh khẳng định sáng kiến của Trung Quốc sẽ chỉ thành công nếu dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung. Nếu bất đồng nổi lên, nó cần phải được giải quyết hòa bình và theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Chính vì thế, Giáo sư Koh đưa ra ba gợi ý với Trung Quốc: Trước tiên, Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để có được lòng tin từ các nước láng giềng và đối tác. Thứ hai, Trung Quốc cần đưa ra cách tiếp cận toàn diện và cởi mở với tất cả các nước đều được hoan nghênh tham gia dự án. Cuối cùng, Trung Quốc cần lắng nghe khu vực để hiểu về quan điểm và quan ngại của các nước về những tác động trong tương lai của sáng kiến này.
Theo Giáo sư Tommy Koh, sáng kiến này nên trở thành một dự án của khu vực, chứ không phải của riêng Trung Quốc.
Về phần mình, bà Phó Oánh, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc và là một trong những khách mời dự hội thảo, cũng khẳng định sự ủng hộ đối với ý kiến của Giáo sư Tommy Koh về việc phải đảm bảo tự do hàng hải trong sáng kiến Con đường Tơ lụa Trên biển.
Theo bà Oánh, kế hoạch của Trung Quốc là nhằm củng cố sự kết nối Á-Âu và mang lại thịnh vượng cho tất cả các nước. Để làm được điều này, Bắc Kinh sẽ cần lắng nghe hơn nữa ý kiến của các nước láng giềng, cũng như nhận thức về rủi ro an ninh và các rủi ro khác, như môi trường và điều kiện cần thiết tại các nước dọc Con đường Tơ lụa Trên biển cần phải được đảm bảo, cũng như các nước sở tại có hướng dẫn chính sách, nền tảng pháp lý và hỗ trợ cần thiết.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề hội thảo, ông S. S Teo, Chủ tịch SBF cho rằng thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp Singapore cũng như khu vực là có hiểu biết hơn về tầm quan trọng của Con đường Tơ lụa Trên biển, và dự này sẽ mang lại lợi ích nào cho họ.
Với Trung Quốc, Bắc Kinh cần phải hiểu về suy nghĩ của Singapore cũng như các nước láng giềng để hai bên có thể hợp tác với nhau. Ông cũng bày tỏ hi vọng thông qua việc tham dự diễn đàn này, các đại biểu Trung Quốc sẽ phản hồi những ý kiến tại diễn đàn này với Trung Quốc.
Ngoài các phiên thảo luận chung về lịch sử, chính trị cũng như triển vọng khu vực của Con đường Tơ lụa Trên biển, các đại biểu tham dự diễn đàn cũng có 4 phiên thảo luận nhóm với các chủ đề riêng biệt như phát triển biển và hạ tầng; vận tải biển và thương mại; hợp tác tài chính; hợp tác du lịch và văn hóa.
Liên quan đến vấn đề trên, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 28/4 tại Langkawi, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải tổ chức nhiều cuộc thảo luận với Chính phủ Trung Quốc về đề xuất của nước này về Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.
Trung Quốc dự kiến chi 140 tỷ USD để thực hiện sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, bao gồm “Con đường tơ lụa trên bộ” và “Con đường tơ lụa trên biển” kết nối hơn 20 nước bắt đầu từ Trung Quốc xuyên qua Trung Á tới châu Âu. Sáng kiến này của Trung Quốc được cho là nhằm mở rộng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của nước này. Tuy nhiên, việc thực hiện “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức như: tranh chấp biển đảo với các nước ASEAN ở Biển Đông, tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc với Ấn Độ, tâm lý bài xích Trung Quốc ở Sri Lanka, tình hình bất ổn tại những khu vực ở Myanmar giáp ranh với Trung Quốc, những hoạt động khủng bố ở Pakistan và những vụ rối loạn trong tỉnh Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc...
Ông Diêu Bồi Sinh, người từng giữ chức Đại sứ Trung Quốc tại các nước Kyrgyzstan, Latvia, Kazakhstan và Ukraine, cho rằng: “Nếu tranh chấp lãnh thổ không được giải quyết, nó sẽ gây thiệt hại cho chương trình “Một vành đai, một con đường”. Nếu hai nước láng giềng có xung đột với nhau, sẽ không có tiến bộ”.

Ngoài những thách thức chính nói trên, sự nghi ngại, thiếu niềm tin của các nước đối với sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, nhất là “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc cũng là một thách thức lớn mà Trung Quốc cần phải giải quyết nếu muốn thực hiện được tham vọng của mình.
Đọc thêm...

菲律宾指控中国破坏东海长沙群岛的17个礁石

22:26 |
Inquirer》援引菲律宾最高法院法官Antonio Carpio 729日在菲律宾国防部举行的一个会议上发表的话称,中国已经公然用从长沙群岛10个礁石开采的材料对其他7个礁石进行改造工程。中国总共以破坏长沙群岛的17个礁石。
Antonio Carpio法官强调称,中国一直宣称其改造行为是“合理合法”的,但其实中国改造工程的真正目的是为了军事意图。
另外,菲律宾国防不官员729日向该国国会提议在未来五年内将其国防开支增加3倍,以便将其国防装备现代化。菲律宾Guillermo Molina少将强调称,“在未来菲律宾国会要考虑将国防开支增加到该国GDP2%。他强调称,“与周边国家相比,菲律宾的国防开支是最低水平。而中国近期在东海的所作所为给菲律宾国民感到非常担忧”。
近期国际社会对中国在东海长沙群岛7个礁石进行改造工程表示强烈反对,其中菲律宾是态度最为强硬的国家之一。该国已采取多种方式对中国进行反对,从外交途径、传媒方式、增加海菊能力、加强与美国关系以及国际仲裁途径。值得一提的是,2013年菲律宾已向联合国常设仲裁法庭控诉中国非法的“九段线”主权主张。菲律宾已向常设仲裁法庭提交有关仲裁进程的多达4000页的资料。20157月,仲裁法庭开始听取菲律宾关于仲裁案的陈述。

菲律宾最高法院法官Carpio强调称,需要通过《1982年联合国海洋法公约》阻止东海冲突以及中国独占东海的野心。他也警告称,如果中国在东海上不遵守《1982年联合国海洋法公约》的规定,其后果将非常严重。
Đọc thêm...

Philippines tố cáo Trung Quốc phá hoại 17 bãi đá thuộc Trường Sa

22:25 |
Tờ Inquirer dẫn lời ông Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines hôm 29/7 phát biểu tại một diễn đàn do Bộ Quốc phòng Philippines tổ chức rằng: “Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm và cải tạo trái phép 7 bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa bằng các nguyên vật liệu lấy từ 10 bãi đá khác. Tính tổng cộng, họ đã phá hoại 17 bãi đá ở quần đảo này”.
 Cũng trong diễn đàn trên, ông Carpio nhấn mạnh, từ trước đến nay Trung Quốc luôn biện bạch rằng các hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông là “hợp lý và hợp pháp” nhằm hỗ trợ công việc tìm kiếm cứu nạn hàng hải, phòng chống thiên tai, nghiên cứu… song mục đích chính của Trung Quốc là phục vụ cho "mưu đồ quân sự".
Trong một diễn biến liên quan, Giới chức lãnh đạo quân đội Philippines ngày 29/7 đã đề nghị quốc hội nước này tăng ngân sách quốc phòng trong 5 năm tới lên gần gấp 3 lần nhằm hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự. Thiếu tướng Guillermo Molina khẳng định “Trong thời gian tới, quốc hội Philippines có thể sẽ phải cân nhắc tăng ngân sách quốc phòng thường niên lên mức ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)”.
Hiện chính phủ Philippines đã đề ra kế hoạch chi tiêu với tổng trị giá 998 tỷ peso, tương đương 21,95 tỷ USD, để hiện đại hóa các lực lượng trong 15 năm tới. Trong năm nay, Quốc hội Philippines sẽ cấp 115,8 tỷ peso, chưa tới 1% GDP của nước này, cho quốc phòng. Trong năm 2016, chính phủ đã đề nghị tăng khoản tiền này lên 129,1 tỷ peso.
Thiếu tướng Molina nhấn mạnh “So sánh với mức chi tiêu quốc phòng của các quốc gia khác trong khu vực, quân đội Philippines đang ở mức thấp nhất. Chưa kể, các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian qua cũng làm dấy lên những quan ngại”.
Trong những tháng gần đây, cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc tại 7 bãi đã trên quần đảo Trường Sa gồm Gaven, Châu Viên, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Vành Khăn, và đá Su Bi.

Philippines là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất yêu sách chủ quyền chiếm gần trọn Biển Đông của Trung Quốc. Nước này đã sử dụng mọi biện pháp để đối phó với Trung Quốc từ công khai kịch liệt phản đối qua đường ngoại giao, trên các phương tiện truyền thông,  triển khai lực lượng đối phó trên thực địa, tăng cường sức mạnh quân sự, thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật Bản... Đặc biệt năm 2013, Philippines đã kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông ra Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) The Hague ở Hà Lan. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Biển Đông đã diễn ra một cuộc chiến pháp lý.

Philippines đã gửi Hồ sơ gồm 10 chương và dài gần 4.000 trang, trong đó Chương 1 quan trọng nhất (dài 270 trang) gồm các phân tích pháp lý và những bằng chứng có liên quan đến vụ kiện, giải thích lý do tại sao Tòa Trọng tài lại có thẩm quyền chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Philippines. Mặc dù Trung Quốc không chấp nhận và cũng không tham gia quá trình tố tụng trọng tài, song theo Điều 9 của Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vẫn được thành lập để tiến hành các bước đi cần thiết.
PCA gồm 5 thành viên, do Thẩm phán Thomas A. Mensah (người Ghana) chủ trì. Các thành viên còn lại gồm Thẩm phán Jean-Pierre Cot (Pháp), Stanislaw Pawlak (Ba Lan), Alfred Soons (Hà Lan) và Rudiger Wolfrum (Đức).
Ngày 7/7/2015, tại cung điện Hòa Bình, trụ sở của PCA ở La Hay (Hà Lan), PCA bắt đầu nghe điều trần của Philippines về thẩm quyền và khả năng thụ lý của PCA đối với đơn kiện gồm 13 điểm mà Manila đưa ra để chống Bắc Kinh. Philippines đã cử phái đoàn hùng hậu tới 60 người tham dự.
Ngoài ra, do tính chất mới, nhạy cảm và có tính tác động rộng rãi của vụ kiện nên phiên điều trần còn có sự góp mặt của đại diện 5 nước Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam trong vai trò quan sát viên.
Ngày 13/7/2015, phiên điều trần kết thúc. Thông báo của PCA nêu rõ Philippines có 10 ngày (đến ngày 23/7) để đệ trình văn bản phàn hổi các câu hỏi của Tòa trọng tài trong phiên điều trần. Trung Quốc cũng có quyền nêu các quan điểm của mình về những vấn đề nảy sinh trong phiên điều trần thông qua hình thức gửi văn bản tới PCA trước ngày 20/8. Theo quy định, Trung Quốc nhận được đầy đủ thông tin về diễn biến trong phiên điều trần dựa trên những tài liệu ghi chép tại tòa.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Carpio khẳng dịnh cần phải áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) để ngăn tranh chấp cũng như yêu sách này. Ông Carpio cũng cảnh báo “hậu quả nghiêm trọng” khi Trung Quốc không tuân thủ UNCLOS trên Biển Đông.
Đọc thêm...

Hot (焦点)