Home » vanhoa
Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015
Bao mùa ta trẩy nước non Cao Bằng
QĐND - Cao Bằng là một trong sáu tỉnh của nước ta có đường biên giới
chung với Trung Quốc. Về khoảng cách, tính từ thủ đô Hà Nội thì các vùng Lũng
Cú của tỉnh Hà Giang, Sìn Hồ của Lai Châu là xa nhất, thế nhưng trong tiềm thức
của nhiều người, nhất là trước đây, nhắc đến hai chữ Cao Bằng là khơi gợi xa
xôi, hẻo lánh, phải chăng là do từ câu ca dao: Nàng về nuôi cái cùng con/ Để
anh đi trẩy nước non Cao Bằng? Có lẽ đấy là lời căn dặn vợ của người lính thú
Ngang lưng thì thắt bao vàng/ Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài dưới thời
phong kiến, trước khi phải từ biệt cửa nhà, quê hương để đi biền biệt vào nơi
xa xăm không hẹn ngày trở lại. Ngày nay, chúng ta chỉ dùng động từ “trẩy” trong
“trẩy hội” với bao niềm vui và sự phấn chấn, thì trong quá khứ, cha ông ta đã
dùng từ này không theo nghĩa ấy, mà hình như chỉ chuyến đi dài ngày với hun hút
nỗi buồn lo…
Trong cuộc đời làm báo, làm văn, tôi đã có hơn chục chuyến lên Cao Bằng,
có thể dùng từ“trẩy” với nghĩa nằm khoảng giữa của nghĩa từ “trẩy” ngày xưa và
“trẩy hội” ngày nay. Tôi từng qua đèo Giàng, đèo Gió, đèo Cao Bắc theo đường từ
Bắc Kạn, hay theo Quốc lộ số 4 từ Lạng Sơn qua Tràng Định, Đông Khê… để tới Cao
Bằng. Hầu hết du khách ngày nay từ Hà Nội lên Cao Bằng chỉ qua một trong hai
con đường đó. Riêng các nhà văn quân đội trong cuộc chiến tranh biên giới hơn
30 năm trước còn có một con đường khác để đến với Cao Bằng, đó là đường tránh
đèo Giàng, đèo Gió, mà qua đèo Cô-li-a đến huyện Nguyên Bình trước khi đến Cao
Bằng. Những ngày ấy, dù đi theo đường nào đi nữa, từ Hà Nội đến Cao Bằng cũng
phải mất một ngày tròn, từ mờ sáng đến tối mịt mới tới nơi, đó là với điều kiện
ô tô không “trở chứng”, nếu không mất cả hai ngày. Những lần đầu đặt chân lên
Cao Bằng, tôi thấm thía sự xa xôi và cách trở đèo dốc, nhắc lại lời người lính
thú trong ca dao mà lòng thương cảm.
Nhưng rồi khi có thời gian cùng sống với mảnh đất này, trong tôi hiển hiện
một Cao Bằng khác hẳn, không chỉ “gạo trắng nước trong” mà non nước hữu tình,
thật gần gũi và thân thương, nhất là khi đã được về thăm Pác Bó và khu rừng Trần
Hưng Đạo, hai di tích quốc gia đặc biệt. Chúng ta quen gọi về Pác Bó là “về nguồn”.
Vâng, nguồn của dân tộc từ mấy nghìn năm là ở Phong Châu-Phú Thọ; còn nguồn của
cách mạng hơn 70 năm nay nằm ở Pác Bó-Cao Bằng. Đó là nơi mà mùa xuân năm 1941,
sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã về đây-bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện
Hà Quảng và Bác chọn hang Pác Bó, cạnh đầu nguồn suối Lê-nin (tên do Bác đặt) để
tổ chức và lãnh đạo cách mạng. Tôi đã nhiều lần vào hang Pác Bó, nhìn tấm phản
dày Bác kê sát nền đá làm giường, nghe tí tách tiếng nước rơi từ thạch nhũ mà
lòng cảm thương Bác những ngày tháng ấy. Ngay những ngày hè nắng ráo, lòng hang
đã ẩm ướt và lạnh lẽo thì mùa xuân mưa dầm, những đêm ấy Bác ngủ làm sao! Ngày
nay, di tích này được tôn tạo thêm nhiều hạng mục, đặc biệt là khu nhà thờ Bác
Hồ trên đồi cao, khi nào cũng nghi ngút hương khói của những người hành hương về
nguồn, thắp lên với tấm lòng tưởng nhớ và biết ơn. Dòng suối Lê-nin trong biếc
không chỉ làm cho cảnh Pác Bó thêm hữu tình, mà là nguồn nước chính tưới mát ruộng
lúa và cây trồng cả một vùng rộng lớn.
Khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi cách đây 70 năm, ngày 22-12-1944, Đội Việt
Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã
thành lập. Ở nước ta hiện nay, nhiều khu rừng bị xóa sổ, riêng hai khu rừng gắn
bó mật thiết với quân đội và Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn giữ được hầu như
nguyên vẹn khi xưa, đó là khu rừng Trần Hưng Đạo ở Cao Bằng và khu rừng Mường
Phăng ở Điện Biên, một nơi Quân đội ta ra đời, một nơi chứng kiến một “Điện
Biên chấn động địa cầu”, đưa đến việc kết thúc sự can thiệp của thực dân Pháp
trên toàn cõi Đông Dương.
Cao Bằng có nhiều thắng cảnh, với tôi, thác Bản Giốc là thắng cảnh số một.
Tôi biết thác Bản Giốc cách đây chừng 60 năm từ những tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh
nổi tiếng Võ An Ninh. Phía trước màn nước trắng của thác, những người đàn bà
Nùng chiều đi làm nương về, xếp thành hàng một, vai gánh gồng đi trong ánh chiều…
Hát Then là làn điệu quen thuộc của cả vùng Việt Bắc, nhưng chưa thấy ở đâu, những
cô gái duyên dáng áo chàm đen, tay gảy đàn tính say sưa hát như ở nơi đây, mượn
thác nước làm màn và tiếng đàn tính rơi cũng trong veo như tiếng nước nhỏ giọt.
Có lẽ huyện Trùng Khánh là địa phương có nhiều thắng cảnh nhất của Cao Bằng.
Cách thác Bản Giốc không xa là hang Ngườm Ngao, một hang động tuyệt đẹp, có thể
sánh cùng các hang động ở Vịnh Hạ Long, chỉ tiếc rằng ngành du lịch Cao Bằng
chưa quảng bá, khai thác được bao nhiêu, để cho nhiều du khách còn khá xa lạ với
thắng cảnh này.
Về ẩm thực, du khách đến Cao Bằng không thể quên được đặc sản vịt quay, hạt
dẻ Trùng Khánh, rượu Sán Lùng… Ngày nay, người Hà Nội rất mê món này, nhất là
khi ăn lẩu gà, có mấy người biết rằng, hàng trăm năm trước, người Cao Bằng đã
dùng ngải cứu làm món canh hằng ngày, để cho dưới xuôi Lên đến Cao Bằng không sợ
ốm/ Chợ bày ngải cứu bán thay rau! Còn món ăn này thì ngoài Cao Bằng ra, hiện
nay không đâu có được: Đó là món ong non rang hoặc xào măng chua, tôi không chỉ
ăn mà còn được "nhấm nháp" kỷ niệm tuổi thơ của mình…
Trẩy Cao Bằng! Mấy năm gần đây, đường sá được làm mới hoặc sửa sang, mở rộng,
từ Hà Nội lên Cao Bằng thời gian xe chạy đã giảm đi một nửa, chỉ còn lại 6, 7
tiếng đồng hồ. Sáng ăn phở Hà Nội mà trưa đã dùng đặc sản Cao Bằng! Động từ “trẩy”
càng ngày càng thoát xa cái nghĩa mà người lính thú ngày xưa đã dùng, để xích gần
động từ “trẩy hội”. Dân Cao Bằng phóng khoáng và mến khách, nhất là khách miền
xuôi lên thăm, họ “mời quả cả cây, mời rượu cả chum”, họ bảo rằng, đã uống đừng
sợ say, có say đã có đệm dày mời ngủ, lên Cao Bằng là bằng rồi, là hết dốc,
“đèo Giàng, đèo Gió đã lùi xa”, không còn gì đáng lo nữa!
Trẩy Cao Bằng là về cội nguồn của cách mạng, về thăm cái nôi của Quân đội
ta và được chiêm ngưỡng bao danh lam thắng cảnh của một vùng biên cương phía Bắc
sông núi hữu tình.
Hot (焦点)
-
胡志明是二十世纪越南革命杰出的马克思主义思想家。他老人家的思想是马克思列宁主义在符合越南的条件和历史背景基础上的运用、发展与创新,体现着时代精神及现代与当代世界的运动与发展趋势。 1 、胡志明思想、道德、风格体系的道德榜样。他老人家的思想合成了越南革命及革命之路的战略策...
-
为维护国家海岛主权,越南历代封建王朝都着重投资建设强大的水军力量。越南丁、李、陈、黎、阮等王朝的水军力量不断得到加强和完善。这支水军为捍卫祖国事业作出了巨大贡献,在各个阶段留下了历史烙印。 至今还收藏的古籍显示,越南历代封建王朝早已对黄沙群岛和长沙群岛确立主权、实施...
-
1954 年《日内瓦协议》签署之后,越南暂时被分成南北两方不同政治制度的政体。据此,越南北纬 17 度以南的领土(包括黄沙、长沙两群岛)由越南共和国政府管辖。根据《协议》规定,法国殖民者被迫撤离越南之后,西贡政权立即派遣海军力量接管黄沙、长沙两群岛并对其行使主权。与此同时,...
-
(VOVWORLD) - 越南伟大领袖胡志明主席的思想、道德、作风、革命生涯是越南全党、全民学习和实践胡志明道德榜样的生动和具有说服力的楷模。至今,越南开展学习和实践胡志明道德榜样运动已有 8 年并取得多项重要结果。 胡志明主席在其革命生涯中牺牲个人利益,为祖国和人...
-
越南的黄沙群岛位于东海(中国称南海)北边,处于北纬 15°45′ 至 17°15′ 、东经 110° 至 113° ,距越南广义省李山岛约 120 海里。黄沙群岛由 37 多个岛、洲、礁和沙滩组成,分为西面和东面两个群岛。东面为安永群岛(中国称宣德群岛),由 12 个岛、洲...
-
数十年来,中国人拿出大量书籍、资料和史料,企图证明从两千年前的汉朝起,中国人就发现了西沙和南沙(即越南的黄沙群岛和长沙群岛),从而说古代中国发现西沙南沙群岛就足够证明中国对西沙和南沙的不可争议的领土主权。据说,中国人最迟于唐宋发现南沙群岛至今,就一直在岛上及其海域从事生产活...
-
越南对黄沙、长沙两座群岛的主权不仅在越南古籍和古文献中有记载,而且还出现在西方航海家和传教士等的书籍、报纸、地图、日记、航路指南等外国资料中。这些资料描述黄沙、长沙“是越南中部海上的一块沙渚…”,这和越南同一历史时期资料和古地图描述的类似。法国 1936 年在印度支那建立的...
-
BDN - 位于东海边国土陆地呈 “S” 字形的越南,无形中拥有沿着国土走向三千公里海岸及依照 1982 年《联合国海洋法公约》从岸边向外延伸的辽阔海域。这意味着从越南 1982 年 11 月确定和公布的垂直基线算起往外延伸 200 海里宽的海域属越南的主权,被称作专属经济...
-
从十六、十七世纪至今,西方国家的轮船日益频繁来往于东海。他们来到这里,不只为了扩大贸易还为了传教和传播西方文化。在来往东海期间,西方航海家和传教士们以当时最现代的技术很详细地描述和绘画黄沙群岛和长沙群岛,以避免这两个群岛的礁石给来往的船舶造成危害。为此,他们很仔细地研究东海...
-
香港媒体最近透露中国在东海划分“新边界线”的海洋研究项目,为“资源研究”创造了条件,北京对这片海域的主权主张“增添了筹码”。这条新边界线是一条与囊括了蕴藏着丰富矿产和能源资源的东海海域九段线相吻合的实线,九段线内的海域就是北京声索主权的那片海域。 从国际法的角度来看实线...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét