Home » biendao
Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tây Sa và Nam Sa) chưa bao giờ xuất hiện trong chính sử Trung Quốc
Mấy chục năm
nay, người Trung Quốc đã đưa ra một lượng lớn sách vở, tư liệu và sử liệu để chứng
minh rằng từ đời Hán 2000 năm trước, người Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo
Tây Sa và Nam Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) và cho rằng sự
phát hiện hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa
của Trung Quốc cổ đại đã đủ chứng minh Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ
không thể chối cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Sau khi phát hiện Nam Sa,
chậm nhất là đời Đường - Tống tới nay, người Trung Quốc đã luôn tiến hành các
hoạt động sản xuất như đánh bắt, trồng trọt trên quần đảo này và vùng biển phụ
cận; hàng năm đều nộp thuế cho chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc cũng thực hiện
quản lý đối với quần đảo Tây Sa và Nam
Sa thể hiện ở một loạt hành vi chính phủ liên tục và có hiệu lực. Từ đời Đường
Trinh Nguyên đến nay, Trung Quốc đã đưa quần đảo Tây Sa và Nam Sa vào lãnh thổ của mình, đến đời Minh - Thanh
thì điều này càng được làm rõ.
Để làm sáng
tỏ vấn đề trên, bài viết này sẽ rà soát những bộ chính sử của Trung Quốc như Tiền
Hán thư, Đường thư, Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Khâm định Đại Thanh hội điển
đồ để xem quần đảo Tây Sa và Nam Sa
(Hoàng Sa và Trường Sa) có được đề cập đến không và đề cập như thế nào trong
chính sử Trung Quốc từ Tiền Hán cho đến cuối đời Thanh. Những sách và tài liệu
khác, không thuộc chính sử, không nằm trong phạm vi nghiên cứu của bài viết
này.
1. Tiền Hán
thư (76 – 84) :
Tiền Hán thư
là bộ sử của nhà Tiền Hán (206 TCN) do Ban Cố (32-92) đời Đông Hán (25-220) soạn
vào những năm Kiến Sơ (76-83) đời Chương Đế (76-88).
Vào thời kỳ
này, có thể nói rằng theo chính sử người Trung Quốc chưa biết gì về các quần đảo
ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Những ghi chép trong bộ Tiền Hán thư chỉ nhắc
đến đảo Hải Nam. Đoạn này được ghi chép như sau :
“Từ (huyện)
Từ Văn (quận) Hợp phố đi vào biển ở phía Nam, được đại châu (đảo lớn), Đông,
Tây, Nam, Bắc vuông ngàn dặm. Năm đầu niên hiệu Nguyên Phong (110 TCN) đời Vũ Đế
(140-87 TCN) lấy làm quận Đảm Nhĩ, Châu Nhai. Dân đều mặc vải như vỏ chăn khoét
giữa chùm qua đầu khi mặc. Đàn ông cày ruộng, trồng lúa, đay, gai, đàn bà trồng
dâu nuôi tằm, dệt lụa. Không có ngựa và hổ, dân có 5 gia súc, trên núi có nai,
hoãng. Binh thì dùng giáo, mộc, đao, cung, nỏ, tên tre hoặc mũi bằng xương. Ban
đầu là quận huyện, quan lại là người Trung Quốc phần nhiều nhũng nhiễu, nên
(dân) mấy năm một lần chống lại. Đời Nguyên Đế (48-33 TCN) bèn bãi bỏ.”
Như vậy, Tiền
Hán thư chỉ nhắc đến đảo Hải Nam và sự kiện chinh phục đảo Hải Nam năm 110 TCN
của Nhà Hán. Sự kiện chinh phục đảo Hải Nam chứng tỏ đảo này không phải thuộc
nhà Hán. Người dân bản xứ được nhắc đến ở đây là các tộc người đã đứng dậy chống
lại ách đô hộ của Nhà Hán, buộc quân Hán xâm lược phải rời bỏ đảo vào thời gian
đó.
2. Đường thư
(1060) :
Đường thư là
bộ sử nhà Đường (608-907) do Âu Dương Tu (1007-1072) biên soạn trong những năm
1054-1060. Trong bộ Đường thư này, có hai đoạn liên quan đến địa lý hành chính
của đảo Hải Nam.
Đoạn thứ nhất
về sự kiện xảy ra năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên. Đoạn này viết như sau :
“Tháng 10,
Lĩnh Nam tiết độ sứ (thống đốc) Lý Phục lấy lại Quỳnh Châu” (Quyển 7, bản kỷ, tờ
71).
Về sự kiện
thống đốc đạo Lĩnh Nam (nay là Quảng Đông, Quảng Tây) đem quân lấy lại đảo Hải
Nam năm Trinh Nguyên thứ 5 (789), sau 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo
này (từ năm 666 – theo Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc sử đời Tống, quyển 167, tờ
11a-11b), một số học giả Trung Quốc đã xuyên tạc là “các đảo Nam Hải từ năm thứ
5 niên hiệu Trinh Nguyên nhà Đường đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc
(Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên, 1988, trang 33) hoặc
quần đảo Trường Sa (Nam Sa) đã được “sáp nhập vào phủ Quỳnh Châu năm thứ 5 niên
hiệu Trinh Nguyên đời Đường” (Phan Thạch Anh, bài biết đăng trên Tạp chí
Window, Hồng Kông, ngày 3 tháng 9 năm 1993).
Đoạn thứ hai
viết về quy chế hành chính đảo Hải Nam, cụ thể như sau :
“Nhai Châu,
Quỳnh Sơn quận : Phủ đô đốc đặt năm thứ 5 niên hiệu Trinh Quán (631) tại huyện
Quỳnh Sơn, tách từ Nhai Châu. Từ niên hiệu Càn Phong (666-668) về sau bị mất
vào người Man trong sơn động. Năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên (789) Lĩnh Nam
tiết độ sứ Lý Phục đánh dẹp, lấy lại được. Đồ cống có vàng. Gồm 649 hộ, 5 huyện
là Quỳnh Sơn, Lâm Cao, Tăng Khẩu, Lạc Hội, Nhan La.
Chấn Châu,
Diên Đức quận : vốn là quận Lâm Chấn, còn gọi là Ninh Viễn quận. Năm đầu Thiên
Bảo (742) đổi tên. Đồ cống có vàng, đĩa mây ngũ sắc, vải kẻ, đồ ăn. Gồm 819 hộ,
2821 khẩu, huyện là Ninh Viễn, Diên Đức, Cát Dương, Lâm Xuyên, Lạc Đồn.
Đảm Châu,
Xương Hoá quận : vốn là quận Đảm Nhĩ, lỵ sở quận Châu Nhai đời Tuỳ (581-618).
Năm đầu Thiên Bảo (742) đổi tên. Đồ cống có vàng, đường, hương liệu. Gồm 3390 hộ,
5 huyện là Nghĩa Luân, Xương Hoá, Cảm Ân, Lạc Trường, Phú La.
Vạn An Châu,
Vạn An quận : đặt vào năm Long Sóc thứ 3 (662) với (huyện) Vạn An thuộc Nhai
Châu. Năm Khai Nguyên thứ 9 (721) dời lỵ sở đến huyện Lăng Thuỷ. Năm Chí Đức thứ
2 (757) đổi là quận Vạn Toàn. Năm đầu Trinh Nguyên (785) lại lấy Vạn Toàn làm lỵ
sở. Sau lấy lại tên cũ. Đồ cống có vàng, bạc. Gồm 2997 hộ, 4 huyện là Vạn An,
Lăng Thuỷ, Phú Vân, Bác Liêu” (Quyển 43 thượng, tờ 3b-4a).
Qua Đường
thư, người ta biết được rằng đảo Hải Nam được chia làm 5 đơn vị hành chính và
tên từng đơn vị hành chính này. Đường thư không chép bất kỳ nơi nào, ngoài các
vùng đất trên đảo Hải Nam, thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
3. Tống sử :
Tống sử là bộ
sử của nhà Tống (960-1297) do Tôgtoha, đại thần (thừa tướng) nhà Nguyên soạn
năm Chí Chính thứ 3 (1343).
Chương (Dư địa
chí), phần chép về địa lý hành chính đảo Hải Nam được chép như sau :
“Quỳnh Sơn hạ,
Quỳnh Sơn quận, Tĩnh Hải quân tiết độ sứ : Năm Đại quan thứ 1 (1107), đặt Trấn
Châu ở Di động Lê Mẫu Sơn, cho quân ngạch là Tĩnh Hải. Năm Chính Hoà thứ 1
(111), bỏ Trấn Châu và ngạch quân, trở lại như cũ. Gồm 8963 hộ. Cống vàng, cau,
có 4 huyện là Quỳnh Sơn, Văn Xương, Lâm Cao, Lạc Hội.
Nam Ninh
quân : Xương Hoá quân cũ, vốn là Đảm Châu, Năm Hy Ninh thứ 6 (1073) bỏ châu đặt
làm quân. Năm Thiệu Hưng thứ 6 (1136) bỏ 3 quân Xương Hoá, Vạn An, Cát Dương, đổi
làm huyện lệ vào Quỳnh Châu. Năm thứ 13 (1143) làm quân sứ. Năm thứ 14 (1144) lại
làm quân, trả lại các huyện cũ cho quân này. Về sau đổi ra tên hiện nay. Năm
Nguyên Phong cống vàng, gồm huyện Nghi Luân, Xương Hoá, Cảm Ân.
Vạn An Quân
: Châu Vạn an, Quận Vạn An cũ. Năm Hy Ninh thứ 7 (1084) đổi là quân. Năm Thiệu
Hưng thứ 6 (1136) bỏ quân đổi làm huyện Vạn Ninh, do quân sứ kiêm tri huyện, lệ
vào Quỳnh Châu. Năm thứ 13 (1143) lại đổi làm quân. Năm Nguyên Phong có 270 hộ,
cống bạc, gồm hai huyện Vạn Ninh, Lăng Thuỷ.
Cát Dương
quân : vốn là Châu Nhai quận, tức Nhai Châu. Năm Hy Ninh thứ 6 (1083), đổi làm
quân. Năm Thiệu Hưng thứ 6 (1136) bỏ quân đổi làm huyện Ninh Viễn. Năm thứ 13
(1143) trở lại như cũ. Sau đổi tên là Cát Dương quân. Năm Nguyên Phong có 251 hộ,
cống cao lương, gừng, có 2 chấn Lâm Xuyên, Đằng Kiều, gồm 2 huyện Ninh Viễn,
Cát Dương” (quyển 90, tờ 6a, 6b).
Như vậy, qua
sử của nhà Tống liên quan đến cương vực phía Nam của Trung Quốc, chúng ta biết
được rừng đảo Hải Nam thời kỳ đó có 4 đơn vị hành chính cấp châu và quân. Quân
trong thời kỳ này là đơn vị hành chính cấp châu (trên cấp huyện). Chúng ta cũng
biết rằng không có đơn vị hành chính nào trên đảo Hải Nam có “Thiên lý Trường
Sa” hay “Vạn lý Thạch Đường”.
4. Nguyên sử
:
Nguyên sử, sử
nhà Nguyên (1206-1368) do Tống Liêm (1310-1381), là Hàn lâm học sĩ Á trung đại
phu, kiêm tu quốc sử nhà Minh soạn theo chỉ dụ của vua Minh năm Hồng Vũ thứ 2
(1369).
Trong Nguyên
Sử, phần “Dư địa chí” chép như sau về cương vực cực Nam của Trung Quốc thời kỳ
đó :
“Hải Bắc, Hải
Nam đạo tuyên uý ty :
Càn Ninh
quân dân an phủ ty : Đời Đường lấy Quỳnh Sơn thuộc Nhai Châu đặt Quỳnh Châu, lại
gọi là Quỳnh Sơn quận, nhà Tống là Quỳnh Quản an phủ đô giám. Đời Nguyên, năm
Chí Nguyên thứ 15 (1278) đổi làm Càn Ninh quân an phủ ty, gồm 75.837 hộ
1.128.184 khẩu, lãnh 7 huyện Quỳnh Sơn, Trừng Mại, Lâm Cao, Văn Xương, Lạc Hội,
Hội Đồng, Định An.
Nam Ninh
Quân : nhà Đường đổi Đảm Châu thành Xương Hoá quân, nhà Tống đổi làm Nam Ninh quận.
Năm Chí Nguyên 15 (1278) nhà Nguyên lệ vào Bắc Hải Nam Hải đạo tuyên uý ty, gồm
9.627 hộ, 23,652 khẩu, lãnh 3 huyện Nghi Luân, Xương Hoá, Cảm Ân.
Vạn An quân
: nhà Đường là Vạn An Châu, nhà Tống đổi làm quân. Năm Chí Nguyên 15 (178) lệ Bắc
Hải Nam Hải đạo tuyên uý ty gồm 5.341 hộ, 8.686 khẩu, lãnh 2 huyện Vạn An Lăng
Thuỷ.
Cát Dương
quân : Nhà Đường là Chấn Châu, nhà Tống đổi làm Nhai Châu lại làm Châu Nhai
quân, lại đổi làm Cát Dương quân. Nhà Nguyên thu phục vào đời Chí Nguyên
(1335-1340), lệ Bắc Hải Nam Hải đạo tuyên uý ty, gồm 1.439 hộ, 5.735 khẩu, lãnh
1 huyện là Ninh Viễn” (quyển 63, tờ 9b).
Như vậy, phần
Dư địa chí trong Nguyên sử cho thấy rõ lãnh thổ Trung Quốc đời Nguyên, cực Nam
chỉ đến đảo Hải Nam, không bao gồm bất kỳ quần đảo nào ở Biển Đông.
Trong Nguyên
sử, có hai sự kiện được người Trung Quốc trích dẫn làm bằng chứng là Trung Quốc
đã quản lý và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà
họ gọi là Tây Sa và Nam Sa), đó là : việc quan trắc thiên văn của Quách Thủ Kính
năm 1279; và cuộc xâm lược Giava (thuộc Indonesia ngày nay).
Về việc quan
trắc thiên văn của Quách Thủ Kính năm 1279, Nguyên sử chép rằng Chí Nguyên thứ
16 (1279), Quách Thủ Kính tâu với vua Nguyên :
“Những năm
Khai Nguyên (713-743) nhà Đường ra lệnh cho Nam Cung nói về đo bóng (mặt trời),
trong sách có nói gồm 13 nơi. Nay, cương vũ lớn hơn đời Đường, nếu không từ nơi
xa trắc nghiệm sẽ không biết sự khác nhau giờ phút nhật nguyệt thực, sự khác
nhau về dài ngắn của ngày đêm, sự khác nhau về chuyển động cao thấp của mặt trời,
mặt trăng và các vì sao. Trước mắt, người đi trắc nghiệm ít, có thể Nam Bắc trước,
dưng nêu thẳng đứng đo bóng mặt trời. Nhà vua y lời tâu bèn đặt Giám hầu quan
114 người, chia ngả lên đường, Đông đến Cao Ly, Tây đến Điền Trì, Nam quá Chu
Nhai, Bắc đến Thiết Lặc, trắc nghiệm bốn biển gồm 27 nơi. Năm thứ 17 (1280) lịch
mới làm xong. Thủ Kính cùng bọn bề tôi tâu rằng, bọn thần trộm nghe công việc của
đế vương không gì trọng bằng có lịch. Từ Hoàng Đế, hướng về mặt trời được ra
quyết sách, vua Nghiêu dùng tháng nhuận định bốn mùa thành (một) năm. Vua Thuấn
tại Tuyền Cơ Ngọc Hàng để yên bảy chính, cho đến Tam đại lịch không định pháp.
Từ đời Chu đến Tần nhuận dư kế tiếp. Tây Hán tạo lịch Tam Thống. Sau 120 năm
không phải khởi đầu. Đông Hán tạo lịch Tứ phân. Bảy mươi năm nghi thức mới đầy
đủ. Lại 121 năm Lưu Hồng tạo lịch Càn Tương, mới biết mặt trăng đi có chậm có
nhanh ...” (đoạn tiếp theo Nguyên sử chép về việc làm lịch ở các đời sau và nêu
lên các hiện tượng về thiên văn trong quyển 164, tờ 4b-7a).
Về kết quả
trắc nghiệm thiên văn năm 1279, Nguyên sử chép :
“Trắc nghiệm
bốn biển :
Nam Hải, điểm
Bắc cực 15o, Hạ chí, bóng (mặt trời) ở phía Nam cột dài 1 thước, 6 phân (trên
30 cm), ngày 54 khắc, đêm 46 khắc.
Hoàng Nhạc
điểm Bắc cực 25o, Hạ chí, mặt trời đỉnh cột, không bóng; ngày 56 khắc, đêm 44
khắc.
Ngục Đài, điểm
Bắc cực 35o, Hạ chí bóng dài 1 thước 4 tấc 8 phân (trên 45 cm), ngày 60 khắc,
đêm 40 khắc.
Hoà Lâm, điểm
Bắc cực 45o, Hạ chí bóng dài 3 thước 2 tấc 4 phân (trên 100 cm), ngày 64 khắc,
đêm 36 khắc.
Thiết Lặc,
điểm Bắc cực 65o, Hạ chí bóng dài 6 thước 7 tấc 8 phân (trên 160 cm), ngày 75
khắc, đêm 30 khắc.
Bắc Hải, điểm
Bắc cực 65 độ, Hạ chí bóng dài 6 thước 7 tấc 8 phân (270 cm), ngày 82 khắc, đêm
18 khắc.
...................
Cao Ly, điểm
Bắc cực 38o,
...................
Quỳnh Châu,
điểm cực Bắc 19o (sử chép tất cả 27 nơi), (quyển 48, tờ 7a-7b).
Qua ghi chép
về việc Quách Thủ Kính quan trắc thiên văn trong Nguyên sử, chúng ta có thể rút
ra một số nhận xét :
- Một là, hoạt
động quan trắc thiên văn là hoạt động khoa học về thiên văn để có tài liệu làm
“lịch mới”, không liên quan gì đến việc hoạt động xác lập chủ quyền hay thực
thi chủ quyền.
- Hai là,
các điểm mà Quách Thủ Kính và đồng sự quan trắc nằm ở cả trong và ngoài giới hạn
lãnh thổ của Trung Quốc đời Nguyên, trong đó “Nam Hải” là biển Đông, “Bắc Hải”
là Bắc Băng Dương, “Thiết Lặc” nay thuộc vùng Xi-bi-ri Liên bang Nga, “Cao Ly”
nay là Triều Tiên.
- Ba là, việc
ông Hàn Chấn Hoa lấy hoạt động đo đạc quan trắc thiên văn ở Nam Hải để coi đó là chứng cứ khẳng định chủ quyền là
không xác đáng. Dựa vào điểm đo đạc ở Nam Hải tại 15o, học giả Hàn Chấn Hoa cho
rằng điểm đo đạc thiên văn đời Nguyên 15o (Bắc Cực), tương đương 14o47’ vĩ độ Bắc
ngày nay. Vì vậy, “vị trí điểm đo đạc thiên văn đời Nguyên là trên quần đảo Tây
Sa ngày nay” và cho rằng “đây là loại hành động hành sử chủ quyền của Chính phủ
Trung Quốc”. Từ đó, ông Hàng Chấn Hoa kết luận rằng: “cương vực đời Nguyên bao
gồm cả các đảo Nam Hải” (Hàn Chấn Hoa, Ngã Quốc Nam Hải chư đảo hội biên, 1988,
trang 9, 46-47). Ở đây có một số điểm làm cho lập luận của ông Hàn Chấn Hoa
không thể đứng vững. Thứ nhất, trong thời kỳ này, nguyên sử đã chép rõ cực Nam
giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Đại Nguyên nhất thống chí
cũng chép : cương vực Trung Quốc đời Nguyên không vượt quá đảo Hải Nam, phía Bắc
không vượt quá sa mạc Gô-bi. Thứ hai, không thể suy luận người Trung Quốc đo đạc
khoa học ở đâu thì lãnh thổ đó thuộc về Trung Quốc. Rõ ràng là Triều Tiên, Biển
Đông, Bắc Băng Dương, Xi-bi-ri không nằm trong cương vực lãnh thổ Trung Quốc.
Dù người Trung Quốc có đo đặc quan trắc thiên văn ở đây thì cũng không thể biến
Triều Tiên, Biển Đông, Bắc Băng Dương, Xi-bi-ri thành lãnh thổ Trung Quốc.
Về cuộc xâm
lược Gia-va thất bại của Sử Bật năm Chí Nguyên thứ 29 (1293), Nguyên sử chép rằng
:
“Yeheimishi
(tên một viên tướng Mông Cổ) cùng bọn Cao Hưng đi đánh Gia-va. Vua phán rằng
Yeheimishi thông thạo đường biển lo mọi việc về biển. Còn việc binh thì giao
cho Sử Bật, cho Bật giữ chức Phúc Kiến đẳng sứ hành trung thư tỉnh, Bình chương
chính sự, thống lãnh quân mà xuất chinh (quyển 17, tờ 6a).
“Năm thứ 29
(1292) (Sử Bật) nhận chức Vinh lộc đại phu, Phúc Kiến đẳng xứ hành trung thư tỉnh,
Bình chương chính sự đi đánh Gia-va, lấy Yeheimishi, Cao Hưng làm phó, được cấp
kim phù 150, lụa tiền mỗi thứ đều 200 để thưởng kẻ có công. Tháng 12, Bật mang
5000 quân hội chư quân, xuất phát từ Tuyền Châu, gió to sóng cả, thuyền chòng
chành, quân sĩ mấy ngày không ăn được, qua Thất Châu Dương, Vạn lý Thạch Đường,
đến (hải) giới Giao Chỉ, Chiêm Thành. Tháng Giêng năm sau (1293) đến đảo Đông Đổng,
Tây Đổng, Ngưu Kỳ Dữ, đi vào đại dương mêng mông đóng quân tại các đảo
Ganlanyu, Kalimatan, Goulan, đẵn gỗ đóng xuồng để đi vào Gia-va...”.
Sau khi mô tả
diễn biến cuộc chiến giữa quân Nguyên và quân Gia-va, Nguyên sử chép rằng, trên
đường về Bật bị hàng tướng Gia-va làm phản, đánh lại quân Nguyên. Sử Bật phải
“chặn phía sau, vừa đánh vừa đi, 300 dặm mới lên được thuyền, đi 68 ngày mới về
đến Tuyền Châu, quân sĩ chết hơn 3000 người”.
Vua Nguyên
thấy tổn thất quá nặng nên phạt Sử Bật bằng “đánh 17 trượng, tịch thu một phần
ba gia sản” (quyển 162, tờ 7a-7b).
Qua ghi chép
trong Nguyên sử về sự kiện này, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét rất đáng
chú ý :
- Một là, cuộc
hành quân của Sử Bật là nhằm mục đích Gia-va, không thể coi đó là cuộc “tuần
phòng” quần đảo Nam Sa (Trường Sa) như học giả Trung Quốc khẳng định trong bài
viết “Quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc”, đăng trên Tạp chí Window, xuất
bản tại Hồng Kông, ngày 3 tháng 9 năm 1993.
- Hai là,
tuyến đường mà Sử Bật đi được mô tả trong Nguyên sử bám sát đất liền, không hề
qua quần đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Sa. Từ Tuyền Châu (bờ biển Phúc Kiến,
đoàn quân đi qua “Thất Châu Dương” tức là vùng biển Đông Nam đảo Hải Nam mà
phía Đông là quần đảo Hoàng Sa ngày nay mà người Trung Quốc xưa gọi là “Vạn lý
Thạch đường”, sau đó qua vùng Cù lao Thu – Hòn Hải ngày nay mà thời đó người
Trung Quốc gọi là “Đông Đổng”, “Tây Đổng” rồi đi thẳng xuống vùng biển Gia-va,
tạm dừng trên cụm đảo “Kalimata” để chuẩn bị tiến vào Gia-va. Rõ ràng, tuyến đường
đó còn cách xa quần đảo Trường Sa vài trăm km. Không có bất kỳ chi tiết nào nào
đoàn quân của Sử Bật đã qua quần đảo này càng không thể nói là Sử Bật đã “tuần
phòng quần đảo Nam Sa”.

- Mọi hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vô giá trị
- 越南努力促进海洋经济跨产业集群快速和可持续发展
- Phát triển nhanh và bền vững các cụm liên kết ngành kinh tế biển
- 越南为联合国国际法委员会作出积极贡献
- Việt Nam đóng góp tích cực tại Uỷ ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc
- 为共同的未来保护海洋
- Bảo vệ đại dương vì tương lai chung
- 越南承诺促进蓝海可持续发展
- Việt Nam khẳng định cam kết phát triển đại dương xanh, bền vững
- 第八次海洋对话:越南承诺遵守和促进《联合国海洋法公约》
- Đối thoại biển lần thứ 8: Thúc đẩy hợp tác biển tại Đông Nam Á
- 必须对“绿色宪章”持有正确的看法
Hot (焦点)
-
胡志明是二十世纪越南革命杰出的马克思主义思想家。他老人家的思想是马克思列宁主义在符合越南的条件和历史背景基础上的运用、发展与创新,体现着时代精神及现代与当代世界的运动与发展趋势。 1 、胡志明思想、道德、风格体系的道德榜样。他老人家的思想合成了越南革命及革命之路的战略策...
-
为维护国家海岛主权,越南历代封建王朝都着重投资建设强大的水军力量。越南丁、李、陈、黎、阮等王朝的水军力量不断得到加强和完善。这支水军为捍卫祖国事业作出了巨大贡献,在各个阶段留下了历史烙印。 至今还收藏的古籍显示,越南历代封建王朝早已对黄沙群岛和长沙群岛确立主权、实施...
-
1954 年《日内瓦协议》签署之后,越南暂时被分成南北两方不同政治制度的政体。据此,越南北纬 17 度以南的领土(包括黄沙、长沙两群岛)由越南共和国政府管辖。根据《协议》规定,法国殖民者被迫撤离越南之后,西贡政权立即派遣海军力量接管黄沙、长沙两群岛并对其行使主权。与此同时,...
-
(VOVWORLD) - 越南伟大领袖胡志明主席的思想、道德、作风、革命生涯是越南全党、全民学习和实践胡志明道德榜样的生动和具有说服力的楷模。至今,越南开展学习和实践胡志明道德榜样运动已有 8 年并取得多项重要结果。 胡志明主席在其革命生涯中牺牲个人利益,为祖国和人...
-
越南的黄沙群岛位于东海(中国称南海)北边,处于北纬 15°45′ 至 17°15′ 、东经 110° 至 113° ,距越南广义省李山岛约 120 海里。黄沙群岛由 37 多个岛、洲、礁和沙滩组成,分为西面和东面两个群岛。东面为安永群岛(中国称宣德群岛),由 12 个岛、洲...
-
数十年来,中国人拿出大量书籍、资料和史料,企图证明从两千年前的汉朝起,中国人就发现了西沙和南沙(即越南的黄沙群岛和长沙群岛),从而说古代中国发现西沙南沙群岛就足够证明中国对西沙和南沙的不可争议的领土主权。据说,中国人最迟于唐宋发现南沙群岛至今,就一直在岛上及其海域从事生产活...
-
越南对黄沙、长沙两座群岛的主权不仅在越南古籍和古文献中有记载,而且还出现在西方航海家和传教士等的书籍、报纸、地图、日记、航路指南等外国资料中。这些资料描述黄沙、长沙“是越南中部海上的一块沙渚…”,这和越南同一历史时期资料和古地图描述的类似。法国 1936 年在印度支那建立的...
-
BDN - 位于东海边国土陆地呈 “S” 字形的越南,无形中拥有沿着国土走向三千公里海岸及依照 1982 年《联合国海洋法公约》从岸边向外延伸的辽阔海域。这意味着从越南 1982 年 11 月确定和公布的垂直基线算起往外延伸 200 海里宽的海域属越南的主权,被称作专属经济...
-
从十六、十七世纪至今,西方国家的轮船日益频繁来往于东海。他们来到这里,不只为了扩大贸易还为了传教和传播西方文化。在来往东海期间,西方航海家和传教士们以当时最现代的技术很详细地描述和绘画黄沙群岛和长沙群岛,以避免这两个群岛的礁石给来往的船舶造成危害。为此,他们很仔细地研究东海...
-
香港媒体最近透露中国在东海划分“新边界线”的海洋研究项目,为“资源研究”创造了条件,北京对这片海域的主权主张“增添了筹码”。这条新边界线是一条与囊括了蕴藏着丰富矿产和能源资源的东海海域九段线相吻合的实线,九段线内的海域就是北京声索主权的那片海域。 从国际法的角度来看实线...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét