Home » HD-8
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019
Cần có “diệu pháp” cải hoán tư duy của lãnh đạo TQ trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông (phần 1)
BĐN - Liên tiếp trong các ngày 06 và 07/08/2019, hải quân Trung Quốc lại tung ra lệnh cấm biển để tổ chức diễn tập quân sự ở vùng biển phía đông nam quần đảo Hoàng Sa. Hoạt động trên diễn ra đúng một tuần sau Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 52 (AMM52) vừa diễn ra ở Bangkok, Thailand và nó như một câu trả lời đối với tất cả các thành viên dự hội nghị này liên quan đến những bày tỏ của họ trong Thông cáo chung của hội nghị thể hiện “lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”. Mặc dù Thông cáo chung đã không có một từ nào đả động đến Trung Quốc nhưng ai cũng hiểu rằng kẻ khiến người ta “lo ngại” chính là Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng hiểu điều đó và thế là, sau khi đoàn của Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị tham dự hội nghị trên trở về, sau khi vấp phải sự lên án và không đồng tình của các nước trong và ngoài khu vực về những hành động vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông, Trung Quốc không những không lùi lại mà còn thách thức, đáp trả công luận bằng hành vi “diễu võ giương oai” trên biển. Thực ra, cách làm này của Trung Quốc không có gì mới, bởi họ từ lâu đã toan tính việc dùng sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho ý đồ khống chế Biển Đông.
Còn nhớ, ngay từ năm 1951, sau khi lần đầu tiên chính thức đưa ra đòi hỏi “chủ quyền” đối với Biển Đông, đơn phương vạch đường biên giới trên biển này với tổng diện tích trên 3 triệu km2, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, lãnh đạo Trung Quốc khi đó đã khẳng định: “…nếu không có hải quân lớn mạnh làm hậu thuẫn thì hoạt động kinh tế biển sẽ bị uy hiếp, đấu tranh đối ngoại sẽ mềm yếu, điều tra nghiên cứu khoa học hải dương không được đảm bảo, luật biển khó có thể thực hiện được, bảo vệ quyền lợi biển chỉ là lời nói suông…” và kêu gọi xây dựng một lực lượng hải quân lớn mạnh để đảm bảo “thu hồi lãnh thổ”, đồng thời có khả năng “đẩy” chiến trường của cuộc chiến tranh tương lai “ra xa lãnh thổ Trung Quốc” bằng cách ra ngoài biển. Từ đó đến nay, họ ra sức đầu tư xây dựng tiềm lực cho hải quân cả về phát triển lực lượng, nghệ thuật quân sự cũng như trang bị vũ khí.
Đầu tiên là họ đẩy mạnh điều chỉnh chiến lược hải quân, chuyển lực lượng này từ “phòng ngự bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải” sang “phòng ngự tích cực bảo vệ quyền lợi đại dương” hay “phòng ngự tích cực biển khơi”, từ thế “phòng thủ” sang thế “tấn công”. Nội dung cơ bản của chiến lược “phòng ngự tích cực biển khơi” là xây dựng lực lượng hải quân với 3 mục tiêu chính:
Một là tác chiến ngoài khơi: Lực lượng hải quân Trung Quốc phải có khả năng thực hiện tác chiến độc lập trên biển, kiểm soát toàn bộ lãnh hải của Trung Quốc, thống nhất Đài Loan.
Hai là phục vụ chiến lược biển: Bảo vệ các nguồn lợi kinh tế và hoạt động của các lực lượng khác trên biển, hỗ trợ phòng thủ quốc gia.
Ba là hiện đại hóa lực lượng: Hiện đại hóa trang bị và vũ khí hải quân theo hướng giảm lực lượng chiến đấu thủy lôi, tăng dần lực lượng chiến đấu mặt nước, tập trung vào các tàu khu trục mang tên lửa, tăng tàu ngầm tiến công loại hiện đại để thay thế các loại tàu ngầm cũ, nhanh chóng nghiên cứu, tự chế tạo tàu sân bay.
Hải quân Trung Quốc vạch ra 3 khu vực phòng ngự gồm:
Khu vực “phòng ngự tập trung”: Là khu vực biển kéo dài từ bờ ra xa 150 hải lý (278km). Trong khu vực này, chủ yếu dùng xuồng cao tốc, tàu pháo và tàu tên lửa kết hợp với tên lửa bờ đối hạm để tác chiến.
Khu vực “phòng ngự lớp giữa” hay còn gọi là “khu cơ động gần bờ”: Trong phạm vi 150 - 300 hải lý (278 - 556km), dùng tàu hộ vệ đa năng và tàu hộ vệ tên lửa, các loại tàu cỡ lớn tập trung binh lực đánh trả tàu đối phương.
Khu vực “tác chiến lớp ngoài”: Từ eo biển Triều Tiên ở phía bắc đến quần đảo Ô-ki-na-oa của Nhật Bản ở phía đông, đến quần đảo Trường Sa ở phía nam, chủ yếu dùng các loại tàu ngầm, máy bay ném bom, máy bay tiêm kích thực hành tác chiến trên biển, trên không, dưới nước.
Với 3 lớp tác chiến tổng thể như trên, Trung Quốc hi vọng sẽ giành được quyền chủ động trên biển.
Năm 2003, trên cơ sở nền kinh tế phát triển nhanh, quốc phòng, an ninh được củng cố, tiềm lực tổng hợp quốc gia không ngừng tăng lên, họ lại đề ra “chiến lược kiểm soát biển ba bước” được mệnh danh bằng cái tên mỹ miều là “chiến lược chuỗi ngọc trai”, chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khống chế trực tiếp vành đai đảo thứ nhất, trong phạm vi từ bờ ra khoảng 500 - 600 hải lý gồm Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải (Biển Đông)…mà Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền”;
Giai đoạn 2: Đến năm 2020, mở rộng kiểm soát ra phạm vi 1500 hải lý;
Giai đoạn 3: Đến năm 2050, sẽ mở rộng phạm vi kiểm soát ra toàn bộ các vùng biển của thế giới.
Sau khi hoàn thành mục tiêu giai đoạn 3, Trung Quốc sẽ trở thành “cường quốc đại dương” và cũng chính thức là một “siêu cường” cạnh tranh ngang ngửa với các “siêu cường” khác trên các lục địa và đại dương. Vì thế, báo cáo của Chính phủ Trung Quốc tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 11 của nước này có đoạn nhấn mạnh: “Kiên trì phát triển quân đội theo hướng thông tin hóa kết hợp với cơ giới hóa. Lực lượng không quân và hải quân tiếp tục được xác định là đột phá trong quá trình hiện đại hóa…”. Thực chất là thuyết phục quốc hội nước này ủng hộ chiến lược 3 giai đoạn trên.
Những năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho phát triển tiềm lực quân sự, tăng nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội, nhất là lực lượng hải quân, không quân và đặc biệt ưu tiên cho hướng Biển Đông. Ngân sách quốc phòng của nước này liên tục tăng ở mức trên 10% hàng năm. Theo đó, ngân sách quốc phòng năm 2005 mới là 33 tỷ USD, đến năm 2010 tăng lên mức 77,9 tỷ USD và đến năm 2015 đã là gần 130 tỷ USD, tính ra, cứ sau mỗi 5 năm, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lại tăng gần gấp đôi.
Hot (焦点)
-
胡志明是二十世纪越南革命杰出的马克思主义思想家。他老人家的思想是马克思列宁主义在符合越南的条件和历史背景基础上的运用、发展与创新,体现着时代精神及现代与当代世界的运动与发展趋势。 1 、胡志明思想、道德、风格体系的道德榜样。他老人家的思想合成了越南革命及革命之路的战略策...
-
为维护国家海岛主权,越南历代封建王朝都着重投资建设强大的水军力量。越南丁、李、陈、黎、阮等王朝的水军力量不断得到加强和完善。这支水军为捍卫祖国事业作出了巨大贡献,在各个阶段留下了历史烙印。 至今还收藏的古籍显示,越南历代封建王朝早已对黄沙群岛和长沙群岛确立主权、实施...
-
1954 年《日内瓦协议》签署之后,越南暂时被分成南北两方不同政治制度的政体。据此,越南北纬 17 度以南的领土(包括黄沙、长沙两群岛)由越南共和国政府管辖。根据《协议》规定,法国殖民者被迫撤离越南之后,西贡政权立即派遣海军力量接管黄沙、长沙两群岛并对其行使主权。与此同时,...
-
(VOVWORLD) - 越南伟大领袖胡志明主席的思想、道德、作风、革命生涯是越南全党、全民学习和实践胡志明道德榜样的生动和具有说服力的楷模。至今,越南开展学习和实践胡志明道德榜样运动已有 8 年并取得多项重要结果。 胡志明主席在其革命生涯中牺牲个人利益,为祖国和人...
-
越南的黄沙群岛位于东海(中国称南海)北边,处于北纬 15°45′ 至 17°15′ 、东经 110° 至 113° ,距越南广义省李山岛约 120 海里。黄沙群岛由 37 多个岛、洲、礁和沙滩组成,分为西面和东面两个群岛。东面为安永群岛(中国称宣德群岛),由 12 个岛、洲...
-
数十年来,中国人拿出大量书籍、资料和史料,企图证明从两千年前的汉朝起,中国人就发现了西沙和南沙(即越南的黄沙群岛和长沙群岛),从而说古代中国发现西沙南沙群岛就足够证明中国对西沙和南沙的不可争议的领土主权。据说,中国人最迟于唐宋发现南沙群岛至今,就一直在岛上及其海域从事生产活...
-
越南对黄沙、长沙两座群岛的主权不仅在越南古籍和古文献中有记载,而且还出现在西方航海家和传教士等的书籍、报纸、地图、日记、航路指南等外国资料中。这些资料描述黄沙、长沙“是越南中部海上的一块沙渚…”,这和越南同一历史时期资料和古地图描述的类似。法国 1936 年在印度支那建立的...
-
BDN - 位于东海边国土陆地呈 “S” 字形的越南,无形中拥有沿着国土走向三千公里海岸及依照 1982 年《联合国海洋法公约》从岸边向外延伸的辽阔海域。这意味着从越南 1982 年 11 月确定和公布的垂直基线算起往外延伸 200 海里宽的海域属越南的主权,被称作专属经济...
-
从十六、十七世纪至今,西方国家的轮船日益频繁来往于东海。他们来到这里,不只为了扩大贸易还为了传教和传播西方文化。在来往东海期间,西方航海家和传教士们以当时最现代的技术很详细地描述和绘画黄沙群岛和长沙群岛,以避免这两个群岛的礁石给来往的船舶造成危害。为此,他们很仔细地研究东海...
-
香港媒体最近透露中国在东海划分“新边界线”的海洋研究项目,为“资源研究”创造了条件,北京对这片海域的主权主张“增添了筹码”。这条新边界线是一条与囊括了蕴藏着丰富矿产和能源资源的东海海域九段线相吻合的实线,九段线内的海域就是北京声索主权的那片海域。 从国际法的角度来看实线...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét