Trăm sự phi lý phía sau “bộ cánh tự do tôn giáo”
Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên một số
cá nhân, tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa “người bảo vệ” tự do tôn giáo và
nhân quyền thế giới vẫn tung ra những thông tin thiếu khách quan, những nhận định
sai trái về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Điển hình là gần đây, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF)
công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2021, trong đó nêu tình
hình và kết quả thực hiện tôn giáo của 27 nước và một số thực thể, tổ chức trên
thế giới mà USCIRF đánh giá là có những vi phạm “nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt
nghiêm trọng” để đề xuất Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào “danh sách các nước cần quan
tâm đặc biệt” hoặc “danh sách cần theo dõi đặc biệt” về tự do tôn giáo, từ đó
nhằm áp đặt chế tài với các quốc gia này trong hỗ trợ tài chính và hợp tác trên
một số lĩnh vực.
Trong nội dung báo cáo về Việt Nam, USCIRF đưa ra nhận xét với giọng
điệu đầy kể cả rằng điều kiện tự do tôn giáo của Việt Nam trong năm 2021 không
có gì khác biệt so với năm 2020. Và, thông qua việc đả kích tình hình bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, USCIRF thậm chí còn đòi sửa
đổi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam.
Phải khẳng định rằng, không chỉ riêng báo cáo năm 2021 mà các báo
cáo thường niên của USCIRF đưa ra trong những năm gần đây đều được đánh giá là
chưa chính xác, thiếu thiện chí, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở
nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Thậm chí, ngay cả trong chính giới Mỹ và các
tổ chức nhân quyền ở Mỹ cũng xuất hiện những ý kiến cho rằng, cách tiếp cận của
USCIRF nặng về chỉ trích, không giúp cải thiện tự do tôn giáo trên toàn cầu
đúng với mục đích mà Quốc hội và Chính phủ Mỹ đặt ra.
Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng
tôn giáo, trong đó có cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập và từng được
ví như một “bảo tàng” về tín ngưỡng, tôn giáo của thế giới. Theo thống kê cập
nhật từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời
sống tín ngưỡng và hơn 26,5 triệu tín đồ, chức sắc của các tôn giáo. Tính đến hết
năm 2021 đã có 16 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, trong đó có Phật
giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo...
Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là bảo đảm và
thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, bảo đảm công bằng,
không phân biệt đối xử với các tôn giáo. Việt Nam cũng là một trong số ít quốc
gia trên thế giới có đạo luật về tôn giáo, cụ thể là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định rất rõ các tôn giáo bình đẳng
trước pháp luật, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Đồng thời, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo
đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh
người có công với đất nước và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân
dân. Nhà nước cũng bảo hộ các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và tài sản hợp
pháp của các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm các hành
vi phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, ép buộc, mua chuộc
hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo, xúc phạm tín
ngưỡng, tôn giáo; các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm quốc
phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, xâm phạm
đời sống xã hội cũng như thân thể, tính mạng, sức khỏe của nhân dân... Và việc
xử lý đối với các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo cũng dựa
trên những quy định này.
Quyền tự do tôn giáo là vấn đề có tính lịch sử, nghĩa là phụ thuộc
vào từng thời điểm lịch sử cụ thể ở từng quốc gia, gắn với từng thể chế chính
trị-xã hội và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội cụ thể nhất định. Nói cách khác,
không thể tồn tại một khái niệm về quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng
mà không gắn với một bối cảnh và thực thể nhất định.
Vì lẽ đó, không thể đem giá trị, quan niệm về tự do tôn giáo ở một
quốc gia này để áp dụng hay đo lường, đánh giá mức độ quyền tự do tôn giáo ở một
quốc gia khác. Đặc biệt, trên phương diện quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia,
thể chế chính trị bình đẳng, độc lập thì càng không thể đem tiêu chuẩn về tự do
tôn giáo ở quốc gia này để áp đặt lên một quốc gia khác và buộc quốc gia đó phải
tuân theo.
Đây cũng là những điều mà USCIRF hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào
đang muốn đưa ra những đòi hỏi quá trớn đối với việc bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cần phải học thuộc!
Cần xem lại cách nhìn,
quan niệm về tự do tôn giáo
Những năm gần đây, sự sôi động trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam
được thể hiện ở việc liên tục gia tăng số lượng các cơ sở thờ tự trong tôn giáo
và tín đồ. Bất chấp điều đó, các thế lực thù địch vẫn vu cáo Việt Nam ngăn cản
tự do tôn giáo, không công nhận các tổ chức tôn giáo.
Theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, nếu như năm 1985, số lượng
tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam vào khoảng 14 triệu, thì đến năm 2021 đã tăng
lên hơn 26,5 triệu. Thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam còn được thể hiện qua sự gia tăng số lượng các trường đào tạo chức sắc.
Tính đến tháng 4/2022, các tôn giáo ở Việt Nam có 66 cơ sở đào tạo
chức sắc với 10.000 học viên đang theo học, riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam
có 47 cơ sở đào tạo, trong đó có 4 học viện Phật giáo. Các cơ sở thờ tự cũng được
quan tâm sửa chữa, xây mới. Tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 29.800
cơ sở thờ tự của các tôn giáo, tăng thêm 5.800 cơ sở so với năm 2008.
Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều hệ thống tổ chức giáo hội có tầm hoạt
động quốc tế, đặc biệt là Công giáo, Phật giáo và một số tổ chức tôn giáo có
nguồn gốc nước ngoài du nhập vào Việt Nam, thể hiện thông qua việc mở rộng quan
hệ với các tổ chức tôn giáo các nước và tiến hành các hoạt động thiện nguyện ở
nước ngoài. Chẳng hạn như giữa tháng 6 vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã
tổ chức lễ trao tặng tài trợ, giúp đỡ nhân dân Sri Lanka vượt qua khó khăn do
cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tại đất nước này.
Không chỉ phát triển mạnh mẽ về số lượng, các tổ chức tôn giáo,
tín đồ, chức sắc ở Việt Nam đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng tích cực đối với đời sống,
sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện và đồng
hành với các hoạt động của đất nước, mà những gì diễn ra trong giai đoạn đại dịch
Covid-19 phức tạp là một ví dụ điển hình.
Những con số và ví dụ nói trên một mặt phản ánh sự quan tâm của
Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt
khác khẳng định Việt Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo hay
không; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền
từ nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận.
Thực tế cũng cho thấy, các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam ngày càng
đông và họ được tự do hành lễ dù ở nhà riêng hay nơi thờ tự. Mỗi người Việt Nam
cũng thường có tín ngưỡng riêng, chẳng hạn như thờ cúng tổ tiên, ngày rằm mùng
một thắp hương... nhưng vẫn có thể theo tôn giáo. Ngoài ra, nhiều lễ hội tôn
giáo diễn ra hằng năm không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà đã có sức
lan tỏa lớn trong cộng đồng xã hội, qua đó làm giàu thêm đời sống tinh thần của
nhân dân.
Qua đó để thấy rằng, việc một số cá nhân, tổ chức nước ngoài thường
xuyên bóp méo hoặc có cái nhìn sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
có thể do mưu đồ rắp tâm chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, tôn giáo
và nhân quyền, hoặc cũng có thể do sự khác biệt trong cách nhìn và quan niệm của
họ về vấn đề này.
Can thiệp sâu vào tình hình tự do nhân quyền cũng như tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các quốc gia khác và cố bắt các quốc gia ấy phải mặc “bộ cánh tự do tôn giáo” mang màu sắc phương Tây là điều không thể chấp nhận được. Bộ cánh ấy qua mô tả thì rất mỹ miều và hợp thời, nhưng liệu đã có ai thừa nhận sự chuẩn mực của nó?
Hot (焦点)
-
胡志明是二十世纪越南革命杰出的马克思主义思想家。他老人家的思想是马克思列宁主义在符合越南的条件和历史背景基础上的运用、发展与创新,体现着时代精神及现代与当代世界的运动与发展趋势。 1 、胡志明思想、道德、风格体系的道德榜样。他老人家的思想合成了越南革命及革命之路的战略策...
-
为维护国家海岛主权,越南历代封建王朝都着重投资建设强大的水军力量。越南丁、李、陈、黎、阮等王朝的水军力量不断得到加强和完善。这支水军为捍卫祖国事业作出了巨大贡献,在各个阶段留下了历史烙印。 至今还收藏的古籍显示,越南历代封建王朝早已对黄沙群岛和长沙群岛确立主权、实施...
-
1954 年《日内瓦协议》签署之后,越南暂时被分成南北两方不同政治制度的政体。据此,越南北纬 17 度以南的领土(包括黄沙、长沙两群岛)由越南共和国政府管辖。根据《协议》规定,法国殖民者被迫撤离越南之后,西贡政权立即派遣海军力量接管黄沙、长沙两群岛并对其行使主权。与此同时,...
-
(VOVWORLD) - 越南伟大领袖胡志明主席的思想、道德、作风、革命生涯是越南全党、全民学习和实践胡志明道德榜样的生动和具有说服力的楷模。至今,越南开展学习和实践胡志明道德榜样运动已有 8 年并取得多项重要结果。 胡志明主席在其革命生涯中牺牲个人利益,为祖国和人...
-
越南的黄沙群岛位于东海(中国称南海)北边,处于北纬 15°45′ 至 17°15′ 、东经 110° 至 113° ,距越南广义省李山岛约 120 海里。黄沙群岛由 37 多个岛、洲、礁和沙滩组成,分为西面和东面两个群岛。东面为安永群岛(中国称宣德群岛),由 12 个岛、洲...
-
数十年来,中国人拿出大量书籍、资料和史料,企图证明从两千年前的汉朝起,中国人就发现了西沙和南沙(即越南的黄沙群岛和长沙群岛),从而说古代中国发现西沙南沙群岛就足够证明中国对西沙和南沙的不可争议的领土主权。据说,中国人最迟于唐宋发现南沙群岛至今,就一直在岛上及其海域从事生产活...
-
越南对黄沙、长沙两座群岛的主权不仅在越南古籍和古文献中有记载,而且还出现在西方航海家和传教士等的书籍、报纸、地图、日记、航路指南等外国资料中。这些资料描述黄沙、长沙“是越南中部海上的一块沙渚…”,这和越南同一历史时期资料和古地图描述的类似。法国 1936 年在印度支那建立的...
-
BDN - 位于东海边国土陆地呈 “S” 字形的越南,无形中拥有沿着国土走向三千公里海岸及依照 1982 年《联合国海洋法公约》从岸边向外延伸的辽阔海域。这意味着从越南 1982 年 11 月确定和公布的垂直基线算起往外延伸 200 海里宽的海域属越南的主权,被称作专属经济...
-
从十六、十七世纪至今,西方国家的轮船日益频繁来往于东海。他们来到这里,不只为了扩大贸易还为了传教和传播西方文化。在来往东海期间,西方航海家和传教士们以当时最现代的技术很详细地描述和绘画黄沙群岛和长沙群岛,以避免这两个群岛的礁石给来往的船舶造成危害。为此,他们很仔细地研究东海...
-
香港媒体最近透露中国在东海划分“新边界线”的海洋研究项目,为“资源研究”创造了条件,北京对这片海域的主权主张“增添了筹码”。这条新边界线是一条与囊括了蕴藏着丰富矿产和能源资源的东海海域九段线相吻合的实线,九段线内的海域就是北京声索主权的那片海域。 从国际法的角度来看实线...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét