国际民航组织已按照越方要求对三亚非飞行情报区航行地图进行修改

09:03 |
据越南民用航空局的消息,目前,在国际民用航空组织(ICAO)官网上,三亚飞行情报区(FIR)航行地图和相关信息已按照越南的要求修改。2016127日,国际民用航空组织理事会主席已就此问题向越南民航局致函。
122日在国际民用航空组织总部,越南驻加拿大大使馆代表向该组织理事会主席和秘书长提交越南驻加大使馆2016115日发表的立场文件,重申了越南对黄沙和长沙两个群岛的主权;对该组织刊登有关三亚飞行情报区和东海区域航行地图的不合适内容,影响到越南对黄沙和长沙两个群岛的主权等表示抗议,并要求国际民航组织修改三亚非飞行情报区航行地图和相关信息。
越南驻加大使馆代表再次对中国最近在长沙群岛十字礁的试飞活动深表关切,并重申,中方这一行为不但侵犯了越南对长沙群岛的主权,而且还严重违反了国际民航组织在越南胡志明飞行情报区的相关规定。
Đọc thêm...

ICAO sửa lại bản đồ hàng không có chữ "Tam Sa"

09:02 |
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã chỉnh sửa lại bản đồ Hàng không về FIR Tam Á theo đề nghị của Việt Nam do bản đồ này có nội dung ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn thông tin từ Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cho hay, hiện trên trang web của ICAO, bản đồ Hàng không về FIR Tam Á và các thông tin liên quan đã được chỉnh sửa lại theo yêu cầu của phía Việt Nam. Ngày 27/1/2016, Chủ tịch Hội đồng ICAO cũng đã có thư gửi Cục Hàng không dân dụng về vấn đề này.
Trước đó, ngày 22/1/2016, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đã gặp Chủ tịch Hội đồng và Tổng Thư ký Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) tại trụ sở của tổ chức này ở thành phố Montreal, trực tiếp trao Công hàm ngày 15/1/2016 của Đại sứ quán khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đồng thời, đại diện sứ quán cũng phản đối việc tổ chức này đăng tải bản đồ hàng không về FIR Tam Á nói riêng và FIR trong khu vực Biển Đông nói chung với những nội dung không phù hợp và ảnh hưởng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đề nghị ICAO chỉnh sửa lại bản đồ hàng không về FIR Tam Á và các thông tin liên quan cho phù hợp.
Đại diện Đại sứ quán đã một lần nữa bày tỏ quan ngại việc Trung Quốc tiến hành các chuyến bay ra đá Chữ Thập trong thời gian vừa qua đã không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa mà còn vi phạm nghiêm trọng các quy định và chuẩn mực về an toàn bay của ICAO trong khu vực FIR Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý.
Hồi giữa tháng 1/2016, trang mạng chính thức của ICAO đăng bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung “thành phố Tam Sa – Trung Quốc” và có biểu tượng sân bay trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh “Sân bay Vĩnh Thử  - Tam Sa".
Trước vụ việc này, ngày15/1/2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã nêu rõ phản ứng của Việt Nam, nhấn mạnh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Lê Hải Bình cho rằng, việc Trung Quốc mở đường bay ra đá Chữ Thập đã vi phạm các quy định của ICAO về an toàn hàng không. Việt Nam quan ngại sâu sắc trước những sự việc này, đồng thời đề nghị ICAO chỉnh sửa lại bản đồ hàng không về FIR Tam Á cho phù hợp. 
Đọc thêm...

澳大利亚令中国气得咬牙切齿

08:34 |
澳大利亚最高外交官员26日说,针对有争议的东海的国际仲裁案将“一劳永逸地”决定人工岛能否让其所属国拥有领海。该仲裁案遭到中国的抵制。
据美联社126日报道,澳大利亚外长朱莉•毕晓普说,位于荷兰海牙的国际仲裁法庭对于菲律宾提起的仲裁案的判决将是一个“非常重要的”国际原则声明。
她表示,尽管北京声称判决对其没有约束力,但国际仲裁法庭的决定“将受到在该地区有主权声索或有利益的其他所有国家的拥护和支持”。裁决预计将在今年晚些时候作出。
报道称,中国建设了多个人工岛以推动其在东海大范围的领土主张。东海是国际贸易的重要通道。中国表示自己的主张有历史依据,但这使得中国与菲律宾和越南等国家产生了冲突。中国的主张也让更多其他国家对北京的意图感到担忧。
毕晓普在华盛顿的新美国安全中心组织的研讨会上说,这次仲裁将一劳永逸地决定所有关于人工岛能否产生12海里领海的问题,“我们认为从国际法角度来说不能”。
报道称,澳大利亚并不是在东海有主权声索的国家之一,但毕晓普表示,澳大利亚和美国一样支持航行和飞越自由。她回避了澳大利亚作为美国的亲密盟友,是否会像华盛顿一样在中国人工岛附近开展“航行自由”行动的问题。
报道称,毕晓普呼吁东南亚国家和中国建立行为准则来约束东海地区国家的行为——这一倡议在过去几十年里收效甚微。
她说:“我们想看到地区紧张局势降级。我们不希望出现会导致冲突的判断失误。”
Đọc thêm...

TQ lại tức 'nổ đom đóm mắt' vì Australia

08:32 |
“Toà án quốc tế xét xử vụ kiện về Biển Đông mà Trung Quốc tẩy chay sẽ “giải quyết một lần và dứt điểm cho tất cả” về việc liệu những hòn đảo nhân tạo có thuộc vào vùng lãnh hải hay không, một nhà ngoại giao hàng đầu của Australia hôm qua (26/1) đã phát biểu như vậy.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho hay, phán quyết của toà án quốc tế ở The Hague trong vụ kiện mà Philippines đưa lên sẽ “cực kỳ quan trọng” bởi nó được coi là một tuyên bố về nguyên tắc quốc tế.
Bà Bishop nhấn mạnh, mặc dù Bắc Kinh tuyên bố sẽ không bị ràng buộc phải thực thi phán quyết của toà án quốc tế ở the Hague dự kiến diễn ra vào cuối năm nay, quyết định của toà án “vẫn sẽ được thực hiện và được bảo đảm gìn giữ bởi tất cả các nước có chủ quyền và có lợi ích ở khu vực”.
Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng trái phép một loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm phục vụ cho mưu đồ độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này. Tuy nhiên, hành động của Bắc Kinh đã vấp phải phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế nói chung và các nước trong khu vực nói riêng.
“Theo quan điểm của tôi, phiên toà xét xử vụ kiện tại toà án quốc tế sẽ giải quyết một lần và dứt điểm mọi vấn đề liên quan đến việc những đảo nhân tạo có thể tạo ra vùng đệm 12 hải lý hay không. Tôi tin rằng, luật pháp quốc tế không cho phép điều đó”, bà Bishop nhấn mạnh tại một hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm An ninh Mỹ mới – một tổ chức cố vấn ở Washington.
Australia không phải là một bên có tranh chấp ở Biển Đông nhưng Ngoại trưởng Bishop khẳng định, giống như Mỹ, Australia ủng hộ sự tự do hàng hải và tự do bay qua bầu trời khu vực. Bà Bishop không trả lời câu hỏi về việc liệu Australia – một đồng minh thân thiết của Mỹ, có theo chân Washington để tiến hành các hoạt động thể hiện sự tự do hàng hải gần những khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông hay không.
Nhà ngoại giao hàng đầu Australia kêu gọi các nước ASEAN và Trung Quốc đưa ra một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông – một sáng kiến đang đạt được rất ít tiến triển trong quá trình đàm phán suốt hơn 10 năm qua.
Những phát biểu của Ngoại trưởng Australia chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nổi giận bởi nước này phản đối gay gắt việc đưa vấn đề tranh
Đọc thêm...

中国海上丝绸之路的实质

08:12 |
20139月,中共中央总书记、中国国家主席习近平在哈萨克斯坦纳扎尔巴耶夫(Nazarbayev Kazakhstan)大学演讲时,提出所谓“丝绸之路经济带”新的外交政策。他呼吁通过这项创意加强亚欧经济合作,并提出这项创意的五个目标:加强经济合作,改善陆路交通连接联结,促进贸易投资,为货币兑换创造便利条件,促进民间交流。紧接着,中国为此展开了外交斡旋拉拢各国踏入中国轨道。
201410 月,中国国务院总理李克强在文莱第16届东盟-中国峰会上提出建设“21世纪海上丝绸之路” 的建议,据以共同促进航海合作、增强经济联结、进行科学研究、开采海产。
此后几天,习近平又在印尼国会发表讲话,宣称中国支持建设从中国海岸到地中海的“21世纪海上丝绸之路”的创意,并且愿出资“强有力发展航海合作关系”。
习近平在演讲中强调了中国与区域各国历史上的友好交往。他在哈萨克斯坦说,西汉使臣张骞“肩负和平友谊使命”打开了连接东西的大门,建立了丝绸之路。他在印度尼西亚说,明朝郑和留下了“中国与印度尼西亚之间的美好关系”,说什么他提倡建立丝绸之路是为了在全球化的今天恢复这一古老的传统友谊。
回顾历史,我们发现习近平蓄意歪曲历史事实,回避因传播“以华为中”的世界秩序而导致冲突与悲剧的事实。他片面歪曲张骞出使西域的目的。为抵抗西汉王朝的头号敌手,强大的匈奴联盟,西汉王朝派遣张骞前往寻找盟友。西汉的扩张政策把游牧民族匈奴变成汉人的敌对势力。
公元前138年,西汉派张骞沿着匈奴以前的足迹前往中亚寻找《月支》人。但张骞没有完成使命,他被匈奴抓获下狱,后被迫与女匈奴完婚。被关押10年的张骞逃脱后,意识到月支人根本不关心与西汉建立抗击匈奴军事联盟的事情。张骞对西汉朝廷的唯一贡献是呈上一本关于中亚体制与民族的奏折。
与此相同,习近平把郑和描绘成和平与友谊使者也是对历史的歪曲。实际上,从14051433年,郑和七次武装探险大片领土,即今天的印度尼西亚、马来西亚、斯里兰卡和印度是为了分封诸侯,控制印度洋战略走廊。郑和干涉斯里兰卡、印度尼西亚朝廷事务后,将囚徒遣送明朝京都南京。
实际商,永乐皇帝当初派遣郑和下西洋寻找被他篡位的侄子的下落,同时传播中华文化。郑和在探险过程中说服了许多帝王甘当明朝的诸侯,带着供品归服永乐。因为劳民伤财,郑和西洋之行被终止了,而且在群臣的眼中,郑和这等宦官以得到过分的授权。
对中亚,特别是对商道上的要冲地带,西汉也采取这种策略。因此,无论是陆路还是海路根本没有让人们看到像习近平所说的中国人推动和平交流与促进友谊的所谓的丝绸之路。
1877年德国地理学家费迪南德--里希特霍芬(Ferdinand Von Richthofen)使用“丝绸之路”这个术语来指穿过中亚的古老通商之道。从那时起,凡是将中国与外界联接的道路都被称为“丝绸之路”,尽管丝绸不是唯一或交易最多的商品。中国学者毫无根据地滥用这个术语来提高中国在近代区域联接与互动中的地位, 竟然无视外界2000年来对中国社会与经济的影响。
习近平关于“丝绸之路”的观念也许被不接受对史料进行批判性分析与解释的中华人民共和国教育系统灌输了,也许他受与中国古代京都西安距离不远出身家族的影响,或许没有意识到中国外交政策中的中国文化象征主义在国外引起的消极反应,或许他想以中国数十年来累积的经济实力对这项创意坚持到底。
不过一些国家被迷惑了,故意忘掉了历史事实,因经济利益而接受被歪曲的历史事实。我们举两个例子来说明。
第一,2013年斯里兰卡政府接受中国国际旅游协会赠送的一尊郑和镀金像。双方宣称郑和及其探险象征两国在古代的和平贸易往来。郑和改变区域制度、绑架阿拉卡维拉(Alaskawera)国王并像囚犯一样地把他押送南京等许多重要历史情节被忽视了。郑和也在卡恩地(Kandy)掠夺斯里兰卡古老的权利象征著名的佛牙舍利也被忽视了。
二是,对当时印度尼西亚发生的军事冲突,印尼一些报刊赞成习近平的建议,称赞该建议可能给“区域带来巨大的发展机遇”,却忘记了一个历史事实。那就是1407年郑和绑架当地被明朝视为海盗的华人首领陈祖义,改变了苏马特拉(Sumatra)岛的制度。陈祖义在南京被斩首示众后,明朝在当地的利益代表由别人取代。同一年,郑和还干涉爪哇岛上的马加帕希特(Majapahit)王朝的内部事务,削弱了这个东南亚强国。
与其他区域发生的军事冲突一样,目的是开辟中华天子的世界秩序,这样的军事干涉才是由郑和率领各次探险的目的。
中国政府的“丝绸之路”创意以丰厚的货币与投资可能推动一些亚洲和欧洲国家的经济发展,只要他们自愿宣称他们与古老的中国有着历史渊源关系。
中国正展开强劲的外交攻势来争取各国对“丝绸之路”创意的支持,因为该创意的成功将使纳入中国轨道的企图取得重大进展,而且对把习近平提出的“振兴中华之梦”变成事实也极为重要。
从中国最近在东海、华东海的好战行径,我们可以清楚地看到习近平的“丝绸之路”创意不只局限于征服这些国家的经济与政治,而且带着深厚的侵略领土、海岛的色彩。这是中国长期以来追随的“主权在我,搁置争议,共同开发”的主张。因此,有关国家应该醒悟,对习近平的创意提高警惕。
Đọc thêm...

Sự thật về con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

08:10 |
Tháng 9/2013, trong một bài diễn văn tại Đại học Nazarbayev ở Kazakhstan, ông Tập Cận Bình - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa”. Ông Tập kêu gọi hợp tác và phát triển khu vực Á - Âu thông qua sáng kiến mới này, đồng thời nêu ra 5 mục tiêu của sáng kiến này là: tăng cường hợp tác kinh tế; cải thiện kết nối đường bộ; xúc tiến thương mại và đầu tư; tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ; và thúc đẩy sự giao lưu giữa người dân với nhau. Tiếp đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh công tác vận động ngoại giao cho sáng kiến này nhằm lôi kéo các nước đi theo quỹ đạo do Trung Quốc điều hành.
Tháng 10/2014, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 16 được tổ chức ở Brunei, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất việc xây dựng một “Con đường Tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường, và các hoạt động khai thác hải sản.
Vài ngày sau đó, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này và tuyên bố Trung Quốc sẽ đóng góp kinh phí để “phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng “Con đường Tơ lụa trên biển” của thế kỷ 21, kéo dài từ bờ biển Trung Quốc đến Địa Trung Hải.
Trong bài phát biểu của mình, Tập Cận Bình nhấn mạnh mối liên kết hữu nghị trong lịch sử giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. Tại Kazakhstan, ông cho rằng sứ thần Tây Hán Trương Khiên đã “gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị” đồng thời mở ra cánh cửa liên lạc Đông - Tây và thiết lập nên “Con đường Tơ lụa”. Tại Indonesia, ông Tập đã tán dương Đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì đã để lại “những câu chuyện đẹp về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc Trung Hoa và Indonesia”. Với phát biểu này, ông Tập muốn giải thích rằng đề xuất của ông về xây dựng “Con đường tơ lụa” là nhằm hướng đến việc khôi phục lại các mối quan hệ hữu nghị cổ xưa trong một thế giới toàn cầu hóa và hiện đại.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy ông Tập đã cố tình bóp méo sự thực lịch sử, không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực nhằm truyền bá một trật tự thế giới “dĩ Hoa vi Trung” (lấy Trung Quốc làm trung tâm). Ông Tập đã đưa ra một cách phiến diện, méo mó về mục đích chuyến đi của sứ thần Trương Khiên tới các nước được gọi là Tây Vực. Nhà Hán đã phái Trương Khiên đi tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, địch thủ hàng đầu của Đế chế Tây Hán. Với các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những người Hung Nô du mục thành một thực thể bán nhà nước vốn đã luôn đối đầu với các lực lượng người Hán.
Năm 138 trước Công nguyên, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á để tìm người Nguyệt Chi theo hành trình của người Hung Nô trước đó. Tuy nhiên, sứ mệnh của ông Trương Khiên đã thất bại, ông bị người Hung Nô cầm tù và bị ép hôn với một nữ nhân trong tộc. Trốn thoát sau 10 năm bị giam cầm, Trương Khiên nhận ra rằng người Nguyệt Chi không hề quan tâm đến việc thành lập liên minh quân sự (với nhà Hán để chống người Hung Nô). Đóng góp duy nhất của Trương Khiên cho triều đình nhà Hán là biểu tấu về các thể chế và tộc người trong khu vực Trung Á.
Tương tự, Tập Cận Bình vẽ ra hình ảnh của Đô đốc Trịnh Hòa như là một sứ thần của hòa bình và hữu nghị cũng là sự xuyên tạc lịch sử. Trên thực tế, Đô đốc Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 đến năm 1433 tại các vùng lãnh thổ mà hiện nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, và Ấn Độ, nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Trịnh Hòa đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, sau đó đưa tù nhân về Nam Kinh, kinh đô nhà Minh.
Thực tế ban đầu Hoàng đế Vĩnh Lạc phái Trịnh Hòa ra biển Tây là để nhằm truy lùng đứa cháu trai đã bị chính Vĩnh Lạc soán ngôi, đồng thời truyền bá nền văn minh Trung Hoa. Trong quá trình thám hiểm, Trịnh Hòa đã thu phục rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu dưới trướng của Vĩnh Lạc cùng với các vật phẩm triều cống. Các chuyến đi này sau đó đã bị dừng lại vì quá tốn kém, và dưới góc nhìn của các triều thần, một hoạn quan như Trịnh Hòa đã được trao quyền quá mức.
Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật tương tự tại Trung Á, đặc biệt là tại các vị trí chiến lược trên những tuyến đường thương mại. Như vậy, chẳng có tuyến đường bộ hay đường biển nào, gọi chung là Tuyến đường Tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình hoặc thúc đẩy tình hữu nghị thông qua sự hiện diện của Trung Quốc như ông Tập Cận Bình đã nêu trong phát biểu của mình.
Năm 1877, nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen đã sử dụng thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa” để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa xuyên qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa”, cho dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, cũng không phải là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên bất kỳ tuyến đường nào. Các học giả Trung Quốc ra sức sử dụng thuật ngữ này để đề cao vai trò của Trung Quốc trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ. Điều này là kết quả của việc phớt lờ các ảnh hưởng ngoại lai tới xã hội và kinh tế Trung Quốc trong suốt 2000 năm qua.
Có lẽ quan điểm của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa được định hình bởi hệ thống giáo dục của CHND Trung Hoa không chấp nhận việc phân tích phê phán và diễn giải xác đáng các nguồn sử liệu. Có thể Tập Cận Bình chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình xuất thân gần kinh đô Tây An của Trung Quốc cổ đại, hay còn được biết đến trong lịch sử là Trường An, địa danh được sử sách công nhận là điểm khởi đầu của con đường tơ lụa trên bộ; hoặc Tập Cận Bình không nhận thức được những phản ứng tiêu cực mà việc sử dụng chủ nghĩa tượng trưng văn hóa Trung Quốc trong lĩnh vực chính sách đối ngoại đã gây ra ở ngoại quốc; hoặc cũng có thể ông kiên quyết tiến hành sáng kiến này đến cùng, với sức mạnh kinh tế Trung Quốc đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua.
Thế nhưng, một số quốc gia đã bị mê hoặc, họ đã cố tình quên đi sự thật lịch sử vì những lý do kinh tế mà sẵn sàng chấp nhận những câu chuyện lịch sử bị bóp méo. Có thể lấy 2 ví dụ để chứng minh cho điều này.
Một là, năm 2013 Chính phủ Sri Lanka đã tiếp nhận một bức tượng Trịnh Hòa mạ vàng như một món quà từ Hiệp hội Quản lý Du lịch Quốc tế của Trung Quốc. Hai bên tuyên bố rằng Trịnh Hòa và các cuộc thám hiểm của ông đại diện cho những mối quan hệ thương mại và hòa bình cổ xưa giữa Trung Quốc và Sri Lanka. Các chi tiết lịch sử quan trọng đã bị bỏ qua như việc Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ vốn có trong khu vực; bắt cóc quốc vương Alaskawera; áp giải ông này về Nam Kinh như một tù nhân. Trịnh Hòa cũng chiếm đoạt Xá lợi răng Phật nổi tiếng tại Kandy, một biểu tượng xa xưa về chủ quyền của Sri Lanka.
Hai là, xung đột quân sự cũng đã xảy ra ở Indonesia, nhưng một số tờ báo của quốc gia này lại hoan nghênh đề xuất của Tập Cận Bình và ghi nhận rằng các đề xuất này có thể mang lại “những cơ hội to lớn cho sự phát triển của khu vực”. Một thực tế đã không được nhắc tới là vào năm 1407, Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ trên đảo Sumatra bằng cách bắt cóc Trần Tổ Nghĩa, thủ lĩnh địa phương người Trung Quốc bị triều đình nhà Minh coi là cướp biển. Sau khi bị hành hình công khai ở Nam Kinh, Trần Tổ Nghĩa bị thay thế bởi một người đại diện cho lợi ích của triều đình nhà Minh trong khu vực. Cũng năm đó, Trịnh Hòa còn can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Majapahit trên đảo Java, dường như để làm suy yếu cường quốc khu vực này của Đông Nam Á.
Cũng giống như những xung đột diễn ra trong các khu vực khác với cùng một mục đích là mở ra một trật tự thế giới dưới trướng Trung Hoa Thiên tử, những can thiệp quân sự này mới là mục tiêu của các cuộc thám hiểm do Trịnh Hòa dẫn đầu.
Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ Trung Quốc có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia Châu Á và Châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế Trung Quốc cổ đại.
Trung Quốc đang tiến hành cuộc vận động ngoại giao mạnh mẽ để tranh thủ sự ủng hộ của các nước cho sáng kiến này bởi lẽ, sự thành công của sáng kiến này sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong việc quy thuộc theo quỹ đạo do Trung Quốc điều phối. Sự thành công của sáng kiến này cũng hết sức quan trọng đối với việc thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” mà Tập Cận Bình đã đề ra không lâu.
Với những hành động hiếu chiến của Trung Quốc vừa qua ở Biển Đông và biển Hoa Đông, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng sáng kiến “Con đường Tơ lụa” của ông Tập không chỉ bó hẹp trong việc chinh phục các quốc gia liên quan trong lĩnh vực kinh tế, chính trị mà nó mang đậm một màu sắc xâm lược các vùng lãnh thổ, biển đảo theo chủ trương mà Trung Quốc đã theo đuổi bấy lâu nay là “chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”. Vì vậy các quốc gia hãy tỉnh ngộ và cảnh giác với sáng kiến của ông Tập Cận Bình.
Đọc thêm...

国际危机组织:东海主权争议难解难分

07:26 |
国际危机组织(International Crisis Group)发表报告说,东海主权争议的一个关键因素是中国在那一海域扩大独自勘探并阻止其他主权声索国从事活动的能力和意愿日渐增长;尽管北京主张搁置争议共同开发,但由于有关国家担心参与共同开发等于是默认对方拥有主权,共同开发难以推行。
国际危机组织的报告说,越南坚持首先要通过联合国海洋法公约决定有多方声索的海域的主权,然后再决定共同开发的海域;与此同时,中国提出的东海域地图不符合联合国海洋法公约的原则,而中国拒绝澄清其声索的范围和性质。在菲律宾方面,菲律宾法律规定,菲律宾必须拥有石油天然气项目的60%的所有权。
国际危机组织的报告建议,为了保留长期合作的前景、尽力缩小冲突的危险,有关各方应当避免进行单方面的勘探和开发,尤其是在主权归属有激烈争议的帕拉塞尔群岛(即中国所称的西沙群岛、越南所称的黄沙群岛)以及斯普拉特利群岛(即中国所称的南沙群岛)附近从事单方面勘探开发;对中国提出的共同开发的前提条件必须是承认主权在中国,有关国家也可以明确提出法律条件,即参与共同勘探开发并非暗示在主权归属问题上让步。
东海海域被认为蕴藏者丰富的石油和天然气储藏。尽管那里的储藏还没有得到证明,周边国家已经为那里的主权归属问题争得不可开交,而这方面的口舌之争如今越来越经常地演变成力量对抗甚至是冲突。
Đọc thêm...

Tổ chức khủng hoảng quốc tế (ICG): Tranh chấp chủ quyền Biển Đông tiếp tục diễn biễn phức tạp

07:25 |
Tổ chức khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group – ICG) gần đây công bố báo cáo cho rằng, một nhân tố quan trọng gây nên tình trạng căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông là do Trung Quốc tăng cường những hành động cải tạo, thăm dò đơn phương, đồng thời ngăn cản hoạt động của những nước yêu sách chủ quyền khác tại vùng biển này. Tuy Bắc Kinh chủ trương gác tranh chấp cùng khai thác, tuy nhiên do các nước liên quan lo ngại việc tham gia cùng khai thác đồng nghĩa với việc mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc, do đó đề nghị cùng khai thác của Trung Quốc sẽ khó trở thành hiện thực.
Báo cáo của ICG cho biết, lập trường nhất quán của Việt Nam là trước tiên phải thông qua Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS) để xác định chủ quyền vùng biển của các nước có liên quan, sau đó mới xác định vùng biển cùng khai thác. Đồng thời, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp những nguyên tắc được quy định tại UNCLOS, tuy nhiên Trung Quốc trước sau vẫn từ chối giải thích rõ phạm vi và tính chất yêu sách chủ quyền của mình. Về phía Philippines, pháp luật Philippines quy định nước này phải có quyền sở hữu 60 % trong các dự án dầu khí tại vùng biển này.
Báo cáo của ICG cho rằng, để duy trì tương lai hợp tác lâu dài, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xung đột có thể xảy ra, các bên liên quan cần hạn chế tiến hành các hoạt động thăm dò khai thác một cách đơn phương, đặc biệt là tại các vùng có tranh chấp quyết liệt về mặt chủ quyền. Đối với đề nghị cùng khai thác của Trung Quốc, các nước có liên quan cũng phải đưa ra điều kiện rõ ràng về mặt pháp luật, đó là tham gia cùng khai thác không đồng nghĩa với việc mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Biển Đông được cho là có trữ lượng dầu khí rất lớn. Tuy trữ lượng chính xác cho tới nay vẫn chưa được xác định, nhưng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này đã trở thành vấn đề ngày càng căng thẳng, thậm chí có nguy cơ trở thành đối đầu quân sự.
Đọc thêm...

兴奋而骄傲地继续踏上新征程

06:32 |
连日来,在祖国的各地,越南人民兴高采烈地向往着首都河内,跟踪党的第十二次全国代表大会的每一项内容和议程,满怀信心并喜悦迎来大会的圆满成功。
这一重大的政治事件标志着党推动革命前进的征程上又一辉煌的里程碑,成为450多万名党员对大会决议通过的新征程政治任务的巨大骄傲感和神圣而崇高的责任心。
越南全党、全民为大会的成功召开感到骄傲,因为党内团结民主精神和智慧通过1510名与会代表对党和人民高度负责任而严肃的八天工作而得以肯定。大会集中进行了踊跃而民主的讨论,正确评估五年来的重要成果,认真而坦率指出缺陷和不足之处及其原因,为未来几年吸取经验教训。
我们对在世界和区域形势风云变幻、国内经济的缺陷和薄弱之处尚未得到解决的背景下,越南全党、全民和全军仍团结一心,努力奋斗胜利实现党的第十一次全国代表大会决议而感到无比高兴和欣慰。渡过许多困难,国民经济的规模和潜力得以提升,宏观经济基本稳定,通胀得到抑制,增长保持在合理水平。革新增长模式、实现经济结构重组和实施三大战略突破口初步取得了积极结果。教育培训、科学技术、社会文化、医疗卫生迈出了发展步伐。社会保障和人民生活有了明显改善。我国在国际舞台上的地位继续得以提升。党建和政治体系建设取得重要结果。
大会的又一大成功是展开民主、英明、公正、客观的讨论并正确选择了提名和选举十二届中央委员会的200人,其中正式委员180名和候补委员20名,确保三个年龄段的质量、结构、年轻化和继承性等标准。这是确实是代表着党的革命道德品质、政治定力、智慧、能力和力量的最优秀干部,他们被大会赋予了领导全党、全民组织胜利实施大会提出的目标、方向、任务的重任。
我们高兴地迎来大会的成功,肯定五年来在各领域的结果是我国在实行革新30年之后取得的巨大而具有历史意义成就的进一步延续和巩固,而革新是胡志明时代具有革命意义和宏大规模的事业,一个致力于实现民富、国强、民主、公平、文明目标的深刻、全面、彻底的改变过程。
通过十二大,我们党再一次充分认识到,必须更加积极地自我完善,才能肩负起重任,才能克服以下各种缺陷和薄弱之处:革新尚未同步和全面,一些经济社会指标未能达成,到2020年我国基本成为迈向现代化的工业国奋斗目标中的许多指标也尚未实现。教育培训、医疗卫生领域的许多缺陷和薄弱之处克服缓慢。为数不少的干部、党员思想政治、道德、生活方式腐化变质以及官僚主义、腐败、浪费等弊病没有得到消除。
凭借与会代表和大会的严肃、实事求是的精神,我们完全相信,以我们党的革命、科学本质和优越性,那些缺陷和薄弱之处将被消除,让越南共产党永远无愧为越南工人阶级、越南人民、越南民族的政党,继续肩负起继续走革新事业道路、推进工业化现代化、积极主动融入国际社会、助推国家高速可持续发展的历史使命和繁重任务。
未来几年,世界和地区形势继续风云变幻,对我国产生直接的影响,同时带来机遇和挑战。在国内,地位和实力得以提升。我们将充分履行东盟共同体、世贸组织框架内的承诺,加入新一代自贸协定,以更深更广的层次融入国际社会。然而,党指出的四大危机依然存在,特别是经济更远落后于地区的危机。
在大会取得成功的喜悦氛围中,越南全党、全民和全军愿团结一心,决心胜利实现大会提出的总体目标。为了将思想、意志化为切实行动和工作,早日实现党的十二大决议,各党组织、党委、机关、单位比任何时候更要抓紧制定行动计划,具体化大会决议提出的每一项任务。那就是继续革新增长模式,实现经济结构重组,推进工业化现代化与发展知识型经济相结合,完善社会主义定向市场经济发展体制。那就是对教育培训进行全面的根本性革新,发展和提升人力资源质量,特别是优质人力资源等。那就是建设和发展越南文化和越南人,使得越南人有着美好的人格道德、心灵、智慧、能力、创新技巧,提高社会责任和公民义务,实施好社会治理和社会进步公正。
为了肩负起重任、真正成为代表着全民族利益的工人阶级革命先锋队,党要坚决、坚持实施十一届四中全会有关党建工作决议,同推进学习和实践胡志明道德榜样结合起来;注重政治方面的党建工作,坚定民族独立与社会主义目标,坚持革新路线,提高党的智慧本领、领导作用和战斗力,坚决斗争预防和打击腐败、浪费,消除为数不少干部、党员中思想政治、道德、生活方式腐化变质状况,提高党的领导力和战斗力,使之无愧为越南革命一切胜利的领导者、组织者和实践者。
值此之际,我们党感到高兴并诚挚感谢致电祝贺十二大召开、表达对我们党、英雄的越南国家和人民的美好友谊的外国政党、组织和国际友人。
本着“团结、民主、纪律、革新”精神,大会的成功有力鼓舞越南全党、全民和全军万众一心、携手并肩、共同渡过所有困难、挑战,争取机遇,愿把大会成功的精神和气势带到生活中去,推动祖国各地各工作领域的爱国竞赛运动,力争早日将我国建设成为迈向现代化的工业国。
大会的成功鼓舞着我们坚信党的领导,兴奋而骄傲地继续踏上新征程!
Đọc thêm...

Phấn khởi, tự hào, bước tiếp chặng đường mới

06:31 |
Những ngày qua, trên khắp mọi miền đất nước, nhân dân ta náo nức hướng về Thủ đô Hà Nội, dõi theo từng nội dung, chương trình Đại hội lần thứ XII của Đảng; vô cùng tin tưởng, phấn khởi đón chào Đại hội thành công rất tốt đẹp. Sự kiện chính trị trọng đại này ghi thêm một mốc son sáng ngời trên hành trình đưa cách mạng tiến lên của Đảng; là niềm tự hào lớn lao, là trách nhiệm thiêng liêng cao cả của hơn 4,5 triệu đảng viên trước nhiệm vụ chính trị của chặng đường mới mà Đại hội đã quyết nghị thông qua.
Toàn Đảng, toàn dân ta tự hào về thành công của Đại hội, bởi tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ trong Đảng càng được khẳng định qua hơn tám ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao trước Đảng, trước dân của 1.510 đại biểu Đại hội. Đại hội đã tập trung thảo luận sôi nổi, dân chủ, đánh giá đúng những thành quả quan trọng trong năm năm qua; nghiêm túc, thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho những năm tới.
Chúng ta phấn khởi vui mừng, trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; trong nước những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế chưa được giải quyết, nhưng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Vượt qua nhiều khó khăn, quy mô và tiềm lực nền kinh tế được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng duy trì ở mức độ hợp lý. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. Vị thế nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt kết quả quan trọng.
Một thành công lớn của Đại hội nữa là đã thảo luận dân chủ, sáng suốt, công tâm, khách quan, lựa chọn đúng đắn để giới thiệu và bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII gồm 200 đồng chí, trong đó có 180 đồng chí Ủy viên chính thức và 20 đồng chí Ủy viên dự khuyết, bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng, cơ cấu, trẻ hóa và kế thừa của ba độ tuổi. Đây thật sự là những cán bộ ưu tú nhất, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, trí tuệ, năng lực và sức mạnh của Đảng được Đại hội trao cho trọng trách lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ Đại hội đề ra.
Chúng ta vui mừng đón chào thành công của Đại hội, khẳng định kết quả trên các lĩnh vực năm năm qua là sự tiếp nối, làm vững chắc thêm thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà đất nước đạt được sau 30 năm đổi mới - một công cuộc mang tầm vóc và có ý nghĩa cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh, một quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Qua Đại hội XII, thêm một dịp Đảng nhận thức rõ, cần phải tích cực tự hoàn thiện hơn nữa mới ngang tầm nhiệm vụ, mới khắc phục được những hạn chế, yếu kém: Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt; chưa thực hiện được nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế,... chậm được khắc phục. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi.
Với tinh thần nghiêm túc, cầu thị của các đại biểu và Đại hội, chúng ta hoàn toàn tin tưởng, bằng bản chất cách mạng, khoa học và tính ưu việt của Đảng ta, những hạn chế, yếu kém ấy sẽ bị đẩy lùi, để Đảng Cộng sản Việt Nam mãi mãi xứng đáng là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân ta, của dân tộc ta, tiếp tục gánh vác sứ mệnh lịch sử, nhiệm vụ nặng nề, tiếp bước công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến đất nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Trong nước, thế và lực được nâng cao. Chúng ta sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN, WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều. Tuy nhiên, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với khu vực.
Trong niềm vui thành công của Đại hội, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết một lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát mà Đại hội đã đề ra. Hơn bao giờ hết, để biến tư tưởng, ý chí thành hành động, việc làm thiết thực, sớm hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các tổ chức đảng, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị cần sớm xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa từng nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra. Đó là tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,... Đó là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đẹp về nhân cách đạo đức, về tâm hồn, trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo, nâng cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân; thực hiện tốt quản lý xã hội; thực hiện tốt tiến bộ công bằng xã hội.
Để ngang tầm nhiệm vụ, thật sự là đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích toàn dân tộc, Đảng phải kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chú trọng xây dựng Đảng về chính trị; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới; nâng cao bản lĩnh trí tuệ, vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; kiên quyết đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, thật sự là người lãnh đạo, tổ chức, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Nhân dịp này, Đảng ta vui mừng và chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chính đảng, tổ chức, bạn bè quốc tế gửi thư, điện chúc mừng Đại hội XII, biểu thị những tình cảm hữu nghị tốt đẹp đối với Đảng ta, với đất nước và nhân dân Việt Nam Anh hùng.
Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới”, thành công của Đại hội cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta muôn người như một, kề vai, sát cánh, chung sức đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, nguyện mang tinh thần, khí thế thành công của Đại hội vào cuộc sống, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực công tác ở khắp mọi miền Tổ quốc; phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thành công của Đại hội, cổ vũ chúng ta vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn khởi, tự hào, tiếp bước chặng đường mới!
Đọc thêm...

美军高官:中国2020年或控制整个东海

19:51 |
美国军方一位高级官员说,如果中国继续在东海实施军事化,它将能在非战争时期实际控制整个东海。
过去两年来,中国一直在斯普拉特利群岛,也就是它所称的南沙群岛,大规模填海造地,并实施周边国家及其美国所称的军事化行动。
美军太平洋司令部司令哈里斯上将(Admiral Harry Harris) 127日在华盛顿战略与国际研究中心指称,中国在这一主权有争议海域当中的十字火礁(Fiery Reef),也就是中国所称的永暑礁上,正明显采取军事化行动,包括修建深水港等可以用来部署大量军力的设施。
中国2020年前可能在黄岩岛填海造地实施军事化
哈里斯上将警告说,如果填海造岛和军事化行动2020年扩展到斯卡伯勒浅滩,中国将能控制整个东海。
哈里斯上将:“假如他们象修建十字礁和富林岛那样,修建斯卡伯勒浅滩,那么除非爆发战争,他们能完全阻断除美国外所有国家的军事介入,进而控制东海。”
富林岛就是中国所称的永兴岛,是帕拉塞尔群岛、也就是北京所称的黄沙群岛当中的最大岛屿。在1974年的一场海战中,中国从越南手中非法夺取了黄沙群岛,并将这一岛屿建成了军事要地。
斯卡伯勒浅滩也就是北京所称的黄岩岛,距离菲律宾西海岸只有100海里。2012年,中国从菲律宾手中强行夺取了对这一岛礁的控制。
Đọc thêm...

Quan chức quốc phòng Mỹ: Đến năm 2020 Trung Quốc có thể khống chế toàn bộ Biển Đông

19:50 |
Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nếu Trung Quốc tiếp tục tiến hành quân sự hóa các đảo trên Biển Đông, nước này có thể giành quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông trong tương lai không xa.
Hai năm trở lại đây, Trung Quốc đã tiến hành hoạt động bồi đắp đảo quy mô lớn tại quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam, đồng thời tiến hành cả các hoạt động quân sự hóa các đảo, đá.
Thượng tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris ngày 27/1/2016 phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ rằng, Trung Quốc rõ ràng đang tiến hành các hoạt động quân sự hóa trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có hoạt động xây dựng cảng tàu quy mô lớn để phục vụ cho các hoạt động quân sự.
Trước năm 2020, Trung Quốc có thể tiến hành hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo tại bãi cạn Scarborough
Tư lệnh Harry Harris cảnh báo, nếu tới năm 2020 Trung Quốc có thể tiến hành hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo tại bãi cạn Scarborough thì Trung Quốc có thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Tư lệnh Harry Harris nói: Nếu Trung Quốc có thể tiến hành hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo tại bãi cạn Scarborough giống như đã làm tại đá Chữ Thập và đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thì trừ khi chiến tranh xảy ra, nếu không Trung Quốc hoàn toàn có thể ngăn chặn được hoạt động can dự của các nước khác – ngoài Mỹ - và kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam. Năm 1974, Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm trái phép đảo Phú Lâm. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và phản đối mạnh mẽ hành vi phi pháp của Trung Quốc.
 Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) cách bờ biển Philipines 100 hải lý. Năm 2012, Trung Quốc cũng đã giành quyền kiểm soát bãi cạn này từ tay Philippines.
Đọc thêm...

中国东海造岛活动破坏生态系统

19:18 |
卫星图像显示,在有争议的东海,珊瑚礁受到了前所未有的破坏。亚洲多个国家对这处水域提出主权声索,领土及资源争夺正在造成沉重的环境代价。
多年来,东海的过度捕捞掏空了当地鱼类资源。不过,自从2012年以来,有争议的人造岛礁活动对这处重要航道的生态系统造成重创。最近公布的卫星图像显示至少28处珊瑚礁出现人为疤痕。
詹姆斯·库克大学的海洋生物学者特里·休斯教授说:“东海很多相关国家过去或目前修建人工岛,正在造成重大影响。吹沙填海工程使已因捕鱼造成的影响变得更严重了。”
2012年和2015年之间,中国渔民使用连在施工船上的大型外延螺旋桨推进器来砍切珊瑚礁,并且为在斯普拉特利群岛填海造岛做准备。渔民还在海底搜捕巨大的蛤壳,这被当成珠宝和奢侈品,最高可以卖到15万美元。迈阿密大学海洋生物和渔业教授约翰·麦克马努斯说,在珊瑚礁上建岛并不是新鲜事,但中国的建筑工程规模巨大,修建军事基地和飞机跑道等设施,这种破坏程度比以前大得多。
麦克马努斯说:“突然间,问题变得巨大了,大面积的珊瑚礁被埋没。最后,几乎有13平方公里、也就是1300万平方米的珊瑚礁被破坏了,这仅仅是指被埋在这些岛下的珊瑚礁。这实在太让人震惊了。”
中国外交部表示,人造岛是出于民用,比如搜救,但也有国防用途。
中国南海研究院院长吴士存在接受澳大利亚媒体采访时说,中国的海上工程一直本着“绿色建筑精神”,有严格的生态保护措施来指导施工。
但是,世界自然基金会(WWF)的李美华(Samantha Lee)说,任何施工都有破坏珊瑚礁的危险,并且对那些依赖珊瑚礁、而且已经数量剧减的鱼类造成危害。
她说:“如果水中的泥沙浓度过高,会挡住阳光,这将对珊瑚的生长造成不利影响。此外,泥沙浓度过高还会挡住鱼腮。”
麦克马努斯长期以来一直呼吁在这处海域建立和平公园并达成联合资源管理协议,其中包括冻结领土声索的行为准则。他说,这会保护关键的生态系统。
Đọc thêm...

Hot (焦点)