国际专家谴责中国在东海采取的胁迫行为

18:10 |
中国海洋地质八号调查船进入越南专属经济区的思政滩一事吸引诸多美国学者的高度关注。美国战略与国际研究中心(CSIS)东南亚问题研究专家格雷戈里波林对北京上述非法行为进行谴责,并要求中方停止使地区紧张局势加剧的行为,严格遵守国际法并采取建立信任措施,以避免意外冲突发生。
格雷戈里波林表示,中国正展开一个长期战略,就是采取强制措施代替军事措施,强迫在东海海域发生主权争端的各个国家放弃自己关于主权权利的诉求。在此背景下,格雷戈里波林建议东南亚地区各国要表达自己关于按照国际法维护各国合法权益的观点。他重申,为了呼吁各国发出声音谴责中国在东海执行的非法行为,首先越南、马来西亚和菲律宾要采取有力措施引起国际社会对东海问题的广泛关注。
对于越南来说,格雷戈里波林建议河内要经常在各场外交活动中提出中国的上述非法行为,旨在让中国必须严格遵守国际法。
另外,部分捷克专家的意见认为国际社会应当作出强烈反应以便控制及阻止中国在东海加剧紧张局势且横行霸道的行为。
捷克新闻报国际问题分析专家阿历克斯·什万贝克(Alex Svamberk)认为中国海洋地质八号在多艘海警船的护卫下重返越南在思政滩的专属经济区开展活动是中国在东海采取加剧紧张局势的行为。这体现了中国利用大国的力量实现独吞东海的意图,这也是一个十分危险的信号。
阿历克斯·什万贝克强调,东海对全球经济具有重要意义,这不仅是亚洲,而且也是欧洲和全球的重要国际海上运输航线。中国在东海建造人工岛屿和实施军事化以及在思政滩地区加剧紧张局势等的行为违反了包括1982年《联合国海洋法公约》在内的国际法,对地区和平、稳定与发展造成负面影响。国际社会不承认中国在东海非法建造的人工岛屿。
捷克记者对越南坚决斗争制止中国在海上的横行霸道行为予以高度评价。阿历克斯·什万贝克说,越南在东海问题上并不孤单,由于越南以多样化、多边化国际关系的对外路线将得到国际社会的大力支持,特别是东盟以及在国际舞台上掌握话语权的美国、俄罗斯、日本、澳大利亚、印度、法国和英国等国的支持。
捷克国际关系研究所(IIR)专家Jan Hornat和捷克国际事务协会(AMO)专家瓦克莱夫·库培奇(Vaclav Kopecky)认为,中国过去在东海建造人工岛屿和实施军事化的单方面行为遭到国际社会,特别是美国的强烈反应。
Jan Hornat认为,对欧盟而言,东海不仅在安全和经济方面,而且在打造自由开放海域等方面具有重要的意义。中国牛舌线的主权声索完全没有法律依据。20167,海牙常设仲裁法院(PCA)就菲律宾东海仲裁案作出裁决,其中驳回了中国所谓的九条线的主权声索。对于东海问题,欧盟最关注的是确保法律至上的精神,欧盟并不希望中国单方制定世界规则和控制规则。在全球战略中,欧盟日益重视加强与越南、东盟乃至亚洲地区的密切配合。

Đọc thêm...

Chuyên gia quốc tế chỉ trích hành vi cưỡng ép của Trung Quốc tại Biển Đông

12:08 |
Trước những diễn biến căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng một số tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Gregory B.Poling là Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định rằng Trung Quốc đang triển khai một chiến lược lâu dài và nhất quán nhằm cưỡng ép các quốc gia phải từ bỏ các quyền hợp pháp ở Biển Đông.
Những hành vi của Trung Quốc ngày càng trở nên thách thức khi họ triển khai nhiều tàu hơn tại Biển Đông so với trước đây.
Trong bối cảnh đó, chuyên gia Poling khuyến nghị các nước Đông Nam Á cần phải thể hiện rõ ràng quan điểm trong việc bảo vệ quyền hợp pháp theo Luật pháp quốc tế.
Cùng chung quan điểm với ông Poling, Giáo sư Stein Tonnesson từ Viện Nghiên cứu hòa bình Oslo cũng cho rằng việc Trung Quốc ngăn cản các nước tiến hành các hoạt động hợp pháp tại Biển Đông cũng như can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này là có tính hệ thống. Các nước Đông Nam Á cần nỗ lực đối thoại nhằm hướng tới các giải pháp hợp lý và thực chất hơn.
Giáo sư Kavi Chongkittavorn thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), cho rằng với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, đồng thời bắt đầu nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam có vị trí để thúc đẩy mạnh mẽ đối thoại và đàm phán.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia Séc cho rằng cộng đồng quốc tế cần kiên quyết phản ứng mạnh mẽ để kiềm chế và ngăn chặn các hoạt động leo thang căng thẳng và lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhà báo Alex Svamberg, chuyên gia phân tích các vấn đề an ninh quốc tế thuộc báo Tin tức Séc (Novinky.cz), cho rằng việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng nhiều tàu hải cảnh hộ tống vào EEZ của Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính là hoạt động leo thang căng thẳng tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Điều này cho thấy Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh nước lớn để thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông và đây là tín hiệu hết sức nguy hiểm.
Nhà báo Alex Svamberg nhấn mạnh Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế thế giới vì đây là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng không chỉ đối với châu Á mà còn đối với châu Âu và toàn cầu.
Các hoạt động của Trung Quốc nhằm bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông thời gian qua, cũng như hoạt động leo thang căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, là những hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), gây tác động tiêu cực tới hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Nhà báo Séc đánh giá cao việc Việt Nam kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lấn lướt của Trung Quốc trên thực địa.
Việt Nam không đơn độc trong vấn đề Biển Đông vì với chính sách đối ngoại đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam sẽ có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhất là ASEAN và các nước có vai trò cũng như tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Pháp, Anh,...
Trong khi đó, Jan Hornat, chuyên gia thuộc Viện Quan hệ quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Séc (IIR) và học giả Vaclav Kopecky, chuyên gia nghiên cứu an ninh châu Á thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Séc (AMO), nhận định các hoạt động đơn phương xây dựng, bồi đắp và quân sự hóa của Trung Quốc thời gian qua ở Biển Đông đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ với việc tăng cường các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông (FONOP).
Theo chuyên gia Jan Hornat, Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với Liên minh châu Âu (EU) không chỉ về khía cạnh an ninh và kinh tế mà còn về khía cạnh “vùng biển mở và tự do.”
Khía cạnh trọng nhất mà EU quan tâm trong vấn đề Biển Đông là cần phải đảm bảo tính thượng tôn pháp luật vì EU không muốn Trung Quốc đơn phương tạo ra luật chơi và thống trị luật chơi.
Trong chiến lược toàn cầu của mình, EU ngày càng quan tâm tới việc tăng cường phối hợp và gắn kết với khu vực châu Á, trong đó có ASEAN và Việt Nam./.

Đọc thêm...

欧洲国家对东海局势深表担忧

20:07 |
法国、德国、英国呼吁东海沿岸国家采取措施缓解紧张局势,共同致力于维护东海的和平、安全与稳定。
声明指出,作为《联合国海洋法公约》(UNCLOS)缔约国,法国、德国和英国强调了其对广泛运用《公约》的关注。声明中强调UNCLOS是一个全面的法律框架,对包括东海在内的各海域的所有活动作出规定,为各国、地区乃至世界在海事领域的合作奠定了基础。三国回顾了国际仲裁法庭(PCA)2016712日根据UNCLOS所作出的判决。
法德英三国欢迎东盟成员国与中国正在进行的各场谈判,并希望达成在东海基于规则、合作、高效的、符合UNCLOS规定的一项行为准则。
德国、法国和英国呼吁东海沿岸国家采取措施缓解紧张局势,共同致力于维护和促进地区和平、安全与稳定,其中包括沿海国家在其海域的权利以及东海航行飞越自由与安全。
此前,欧盟828日发表声明,表达其对近期东海局势的观点。
欧盟官方网站上的公告强调,过去几周东海的单方面行动导致紧张局势加剧,对海上安全环境造成了损害,这对区域经济的和平发展造成严重威胁。
欧盟认为,该地区各方都要保持克制,采取具体步骤,恢复现状,遏制地区的军事化。基于国际法,特别是1982年《联合国海洋法公约》通过和平方式解决争端。欧盟强调,当事方也可以以调解或仲裁的方式寻求第三方援助,为解决各方诉求创造便利条件。
欧盟表示,希望各方尽快朝着透明方向完成东海行为准则谈判,使其有效、务实和具有法律约束力。欧盟强调其基于国际法,航行与飞越安全和自由对海洋法律秩序的承诺,给所有国家造福。

Đọc thêm...

Các nước châu Âu lo ngại tình hình Biển Đông

20:05 |
Anh, Pháp và Đức ngày 29-8 khẳng định lo ngại về căng thẳng Biển Đông, sợ tình thế sẽ 'có thể dẫn tới mất an ninh và ổn định trong khu vực'.
“Chúng tôi quan ngại rằng tình hình tại Biển Đông có thể dẫn sự mất an toàn và bất ổn trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia ven biển Đông có những bước đi và biện pháp giảm thiểu căng thẳng, góp phần vào việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực, bao gồm quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển của họ, quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông”, thông cáo chung của 3 nước Anh, Pháp, Đức do Bộ Ngoại giao Anh công bố ngày 29/8 cho biết.
Thông cáo nêu rõ: “Là các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Pháp, Đức và Anh coi trọng việc thực thi công ước trên phạm vi toàn cầu, trong đó tạo ra khuôn khổ pháp lý toàn diện để mọi hoạt động trên đại dương và biển, bao gồm Biển Đông, phải được tiến hành trong khuôn khổ đó, đồng thời đặt ra nền tảng cho hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải”.
Pháp, Đức và Anh cũng “hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử dựa trên luật lệ, mang tính hợp tác và hiệu quả, phù hợp với UNCLOS trên Biển Đông”. 3 nước châu Âu cũng “khuyến khích” các tiến trình nhằm “sớm hoàn tất” Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Trước đó, ngày 28/8, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng thông cáo nêu rõ quan điểm về tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây.
Thông cáo trên trang web chính thức của EU nhấn mạnh "những hành động đơn phương trong các tuần vừa qua trên Biển Đông đã dẫn đến gia tăng căng thẳng và gây tổn hại môi trường an ninh hàng hải, là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển hòa bình kinh tế của khu vực."
Theo EU, tất cả các bên trong khu vực cần kiềm chế, có những bước đi cụ thể hướng tới khôi phục nguyên trạng, kiềm chế quân sự hóa khu vực và giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Thông cáo của EU nhấn mạnh các bên cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của bên thứ ba dưới hình thức hòa giải hoặc trọng tài phân xử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các khiếu nại của mỗi bên.
Cũng trong thông cáo, EU khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ đầy đủ các tiến trình do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dẫn dẫn trong khu vực, nhằm thúc đẩy hơn nữa trật tự khu vực và quốc tế dựa trên các quy tắc, nhằm củng cố hợp tác đa phương, cũng như hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các bên thứ ba.
EU mong muốn các bên sớm hoàn tất theo hướng minh bạch các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và có tính ràng buộc pháp lý.
EU khẳng định cam kết với trật tự pháp lý ở các vùng biển và đại dương dựa trên luật pháp quốc tế, an ninh và hợp tác hàng hải cũng như tự do hàng hải và hàng không vì lợi ích của tất cả các quốc gia./.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam, những quyền của Việt Nam được quy định rõ ràng trong UNCLOS 1982.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đến nay đã yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 ra khỏi EEZ và thềm lục địa Việt Nam.
Dư luận quốc tế lên án hành động của Trung Quốc, cả việc vi phạm chủ quyền Việt Nam lẫn các hành động can thiệp vào việc khai thác dầu khí hợp pháp, lâu dài của Việt Nam.
Trong khi đó lãnh đạo các nước như Úc và Malaysia gần đây trong các chuyến thăm Việt Nam cũng nêu bật tầm quan trọng của UNCLOS và yêu cầu tuân thủ công ước này.

Đọc thêm...

继续推动越南和马来西亚的友好合作关系

08:49 |
应越南政府总理阮春福的邀请,马来西亚总理马哈蒂尔827日至28日两天对越南进行正式访问。马哈蒂尔此访是两国领导人审视和讨论落实所达成的高级别协议的措施的机会,从而建立稳定和有利的框架,巩固越南-马来西亚友好关系,使两国关系进一步务实发展。这是马哈蒂尔总理自20185月上任以来首次访问越南。此访是在两国关系取得许多有利进展的背景下进行的。
越南和马来西亚于1973330日建立外交关系。45年来,两国在政治外交、国防安全、经济、文化等各个领域的合作与友好关系不断得到巩固和发展。
双方保持高层经常性互访和接触。20158月,时任越南政府总理阮晋勇对马来西亚进行正式访问期间,两国发表了战略伙伴关系框架联合声明; 20173月,两国通过了落实战略伙伴关系的行动计划。 2018年,双方联合举办了庆祝两国建交45周年的多项活动。两国积极推动经贸、国防安全、劳务和旅游等领域的合作。两国在包括东盟和联合国在内的国际和地区论坛上有效协调。
作为本地区两个活跃发展的经济体,越南和马来西亚的经济合作正在快速发展,2018年达到115亿美元。在729日吉隆坡举行的越南、马来西亚和各国企业对接研讨会上,越南和马来西亚提出到2025年双边贸易额达250亿美元的目标。目前,马来西亚已成为越南第六大贸易伙伴和第八大投资来源地,投资总额近130亿美元,项目近600个。越南政府一向支持并为马来西亚企业对越南有需求马来西亚有优势的高质量基础设施、能源、高技术、智慧城市等领域投资创造便利条件。
近年来,越南和马来西亚在许多领域进行了有效合作,为推动两国关系深入发展做出了贡献。关于劳务合作,目前约有2.9万名越南合法劳动者在马来西亚工作。教育领域,目前有1000多名越南留学生在马来西亚就读。2018年,越南接待马来西亚游客达54万人次,比2017年增长12.4%。
特别是在石油和天然气合作方面,越南国家石油天然气集团(PetroVietnam)和马来西亚国家石油公司自1991年以来一直在勘探、加工、服务等石油和天然气行业的所有领域开展合作。双方正在开展10个合作项目,日产量约7.2万桶石油。
关于国际和地区合作,两国在包括东盟和联合国在内的国际和地区论坛上相互协调和支持。
显而易见,越南和马来西亚关系一直得到两国领导人的深广推动和精心培育,有助于巩固两国友好与深广合作关系,给两国人民带来实实在在的利益,促进世界和地区的和平与稳定。
访越期间,马哈蒂尔总理将与越南政府总理阮春福举行会谈,礼节性拜会越南高层领导人和进行其他活动。这些活动有助于巩固越马政治互信,为两国关系今后继续迅猛发展注入新动力。

Đọc thêm...

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam-Malaysia

08:28 |
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày 27 và 28/8. Chuyến thăm của Thủ tướng Mahathir là cơ hội để lãnh đạo hai nước rà soát, trao đổi về các biện pháp cụ thể hóa các thỏa thuận cấp cao đã đạt được, tạo khuôn khổ ổn định và thuận lợi, củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam-Malaysia, đưa quan hệ hai nước phát triển thực chất hơn nữa. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Mahathir Mohamad kể từ khi nhậm chức tháng 5/2018. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước có nhiều tiến triển thuận lợi.
Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/3/1973. Trong suốt hơn 45 năm qua, quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên tất cả các lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, quốc phòng-an ninh, kinh tế, văn hóa…
Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao. Hai nước đã ra Tuyên bố chung về khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược nhân chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 8/2015); thông qua Chương trình Hành động triển khai Đối tác Chiến lược (tháng 3/2017). Năm 2018, hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, hợp tác an ninh quốc phòng, lao động, du lịch được thúc đẩy. Hai nước phối hợp hiệu quả tại các diễn đàn khu vực, quốc tế, nhất là ASEAN và Liên hợp quốc.
Là hai nền kinh tế phát triển năng động của khu vực, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Malaysia đang trên đà phát triển nhanh, đạt mốc 11,5 tỷ USD trong năm 2018. Tại hội thảo kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam, Malaysia và các nước diễn ra tại Kuala Lumpur ngày 29/7 vừa qua, Việt Nam và Malaysia đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD vào năm 2025. Hiện nay, Malaysia đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 và nhà đầu tư lớn thứ 8 vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt gần 13 tỷ USD với gần 600 dự án. Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp Malaysia tham gia đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Malaysia có thế mạnh như hạ tầng chất lượng cao, năng lượng, công nghệ cao và đô thị thông minh…
Trong những năm gần đây, Việt Nam và Malaysia đã hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu. Về hợp tác lao động, hiện có khoảng 29.000 lao động hợp pháp Việt Nam tại Malaysia, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản…Ở lĩnh vực giáo dục, hiện đang có khoảng hơn 1.000 lưu học sinh Việt Nam du học tại Malaysia. Năm 2018, khách Malaysia đi du lịch Việt Nam đạt hơn 540 nghìn lượt, tăng 12,4% so với năm 2017.  
Đặc biệt, trong hợp tác dầu khí, Petro Việt Nam và Petronas Malaysia có quan hệ hợp tác từ năm 1991 trên tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí từ tìm kiếm thăm dò đến chế biến, dịch vụ. Hai bên đang triển khai 10 dự án hợp tác với tổng trữ lượng khoảng 72.000 thùng dầu/ngày.
Về hợp tác khu vực và quốc tế, hai nước thường xuyên phối hợp, ủng hộ nhau tại các diễn đàn khu vực, quốc tế nhất là ASEAN và Liên hợp quốc. Hai nước đang phối hợp tốt trong thúc đẩy phát triển Cộng đồng ASEAN.
Có thể thấy, quan hệ giữa Việt Nam - Malaysia luôn được các thế hệ lãnh đạo hai nước không ngừng vun đắp, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác sâu rộng giữa hai nước, đem lại lợi ích, phồn thịnh chung cho nhân dân hai nước vì mục tiêu hòa bình, ổn định cho khu vực và trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Mahathir là cơ hội để lãnh đạo hai nước rà soát, trao đổi về các biện pháp cụ thể hóa các thỏa thuận cấp cao đã đạt được, tạo khuôn khổ ổn định và thuận lợi đưa quan hệ hai nước phát triển thực chất hơn nữa, không chỉ về song phương mà còn trên các diễn đàn khu vực, quốc tế quan trọng mà hai bên là thành viên. Trong thời gian thăm Việt Nam, Thủ tướng Mahathir Mohamad sẽ hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, chào xã giao lãnh đạo cấp cao Việt Nam và một số hoạt động khác. Các hoạt động này chắc chắn góp phần củng cố sự tin cậy chính trị giữa Việt Nam-Malaysia, tạo đà cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Đọc thêm...

美国、日本官员对中国在东海的胁迫活动深表担忧

19:51 |
826日,美国国防部对中国针对越南在东海由来已久的油气钻探活动的强制干涉,以及中国采取违反印度太平洋地区基于原则的国际秩序的系列行径深表担忧。
美国国防部826日发布,中国最近再次干涉越南在东海的油气钻探活动,其直接与中国国防部长魏凤和在香格里拉对话上的承诺中国将坚持走和平发展道路完全相悖。
中国的行动与美国对自由开放的印度太平洋地区的愿景,即在这个地区,所有国家,无论大小,都是不受胁迫的主权国家,能够追求符合国际惯例和规则的经济增长的愿景形成鲜明对比。
美国国防部认为,中国不会通过维持其欺凌手段赢得邻国的信任,也不会赢得国际社会的尊重。中国采取的行动强迫东盟有主权诉求的各方。中国驻扎进攻性军事系统,并执行非法的海事诉求,会对中国可信度产生更多的怀疑。
另外,日本外务大臣河野太郎(Taro Kono)827日强调,该国强烈反对使东海紧张局势升级的所有行为。
回答越通社驻东京记者提出关于许多国家对中国单方面采取严重违反国际法以及越南和其他若干沿海国家主权权利、管辖权,针对越南和其他若干沿海国家在东海由来已久的油气钻探活动的强制干涉等一系列行为深表关切,日本对此有何看法的提问时,日本外务大臣河野太郎表示,东海对日本和许多国家来说是个重要的海运航线,同时直接关涉到地区和平与稳定。包括日本在内的国际社会对东海局势给予高度关注,日本强烈反对使东海紧张局势升级的所有行为。
河野太郎透露,日前在泰国首都曼谷举行的东亚峰会外长会议后,他已对东海严峻形势深表担忧。他认为,国际社会应反对任何国家要改变东海原状的单方面行为以及严重的强制干涉行为。他强调:我建议当事国要在东海上各基地或实体实现非军事化,所有争端必须在国际法,尤其是《联合国海洋法公约》(UNCLOS)的基础上进行解决
日本外务大臣河野太郎强调;我们应继续强调维护东海以及任何一个地方法律至上原则的必要性

Đọc thêm...

Mỹ, Nhật bày tỏ quan ngại về các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông

18:50 |
Ngày 26/8, Bộ Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về "sự can thiệp mang tính cưỡng ép" của Trung Quốc đối với hoạt động khai thác dầu khí đã tồn tại từ lâu của Việt Nam ở Biển Đông, cũng như những hành động liên tục của Trung Quốc vi phạm trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ Trung Quốc gần đây lại tiếp tục can thiệp các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông và điều này mâu thuẫn trực tiếp với những cam kết của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La rằng Trung Quốc sẽ “đi theo con đường phát triển hòa bình.”
Tuyên bố cho biết các hành động của Trung Quốc trái với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia lớn, nhỏ được bảo đảm chủ quyền, không bị ép buộc và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế đã được công nhận.
Theo tuyên bố, Trung Quốc sẽ không giành được lòng tin của các nước láng giềng cũng như sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế bằng việc duy trì chiến thuật "bắt nạt."
Các hành động của Trung Quốc nhằm ép buộc các bên có yêu sách trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), việc xây dựng các hệ thống quân sự tấn công và thực thi yêu sách hàng hải bất hợp pháp làm gia tăng nghi ngờ về uy tín của Trung Quốc.
Trong khi đó, ngày 27/8, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định nước này phản đối bất cứ hành động nào làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Tokyo đề nghị bình luận về việc nhiều nước đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về xu hướng gia tăng căng thẳng trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương có hàng loạt hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, cản trở hoạt động dầu khí hợp pháp và đã được triển khai từ lâu trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và một số quốc gia ven biển khác, Ngoại trưởng Kono cho biết: “Biển Đông là tuyến đường biển quan trọng đối với Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, và có liên quan trực tiếp tới sự ổn định và hòa bình của khu vực. Cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản, quan tâm sâu sắc tới tình hình trên Biển Đông. Nhật Bản phản đối bất cứ hành động của nước nào làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông."
Theo Ngoại trưởng Kono, sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á diễn ra gần đây ở Bangkok (Thái Lan), ông đã nêu quan ngại về tình hình nghiêm trọng ở Biển Đông.
Ông cho rằng cộng đồng quốc tế cần phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và bất cứ hành động nghiêm trọng mang tính cưỡng ép của bất cứ quốc gia nào.
Ông nhấn mạnh: “Tôi đề nghị tất cả các bên liên quan cần phi quân sự hóa các cơ sở hoặc thực thể trên Biển Đông, và bất cứ tranh chấp nào cũng cần phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS)."
Ngoại trưởng Kono nhấn mạnh: “Chúng ta cần tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và bất cứ nơi nào khác”./.

Đọc thêm...

为越澳关系注入新动力并奠定新基础

07:44 |
(VOV) - 澳大利亚总理斯科特·莫里森(Scott Morrison822日对越南进行正式访问。这是他今年5月执政以来首次出访越南。莫里森在两国将双边关系升格为战略伙伴关系后访问越南将为越澳关系注入新动力,奠定新基础。
越澳战略伙伴关系是两国在越南政府总理阮春福去年3月访问澳大利亚时建立的。过去期间,双方积极夯实建立战略伙伴关系声明涉及的所有合作支柱,进而促进两国关系在数量、质量各方面发生积极变化,为提升双边关系做出努力。莫里森在今年5月大选胜出后不久就决定访问越南表明,澳大利亚重视越南乃至越澳关系。
越澳关系中引人注目的是,两国共同利益及互相信任不断增加。两国互访、交流活动特别是高层互访活动频繁。两国经济、贸易和投资关系也取得了重要进展。
经贸关系一直是两国关系的亮点。双边贸易额2018年达近70亿美元,2019年上半年达32亿美元,同比增长8%。澳大利亚现为越南第19大外资来源地,投资总额19亿美元。值得一提的是,越南维纳集团(Vingroup)、TH集团、越捷航空(Vietjet)等私营企业已经初步在澳大利亚开展投资与合作。澳大利亚一直向越南提供金额较大的官方开发援助,为越南改革经济,发展人力资源做出积极贡献。
虽然近些年来取得了长足发展,但越澳合作潜力特别是经济、贸易、投资合作潜力仍然巨大。澳新银行(ANZ)首席经济学家、研究部主管耶特森加(Richard Yetsenga)表示,澳大利亚企业日益关注越南,将越南视为极具吸引力的投资目的地。
他说:越南有很多很有吸引力的因素,如劳动者技能较高,后勤服务符合中等收入人群等。越南经济也有很多机会与各大市场对接,因为越南与世界多国共同加入了100个自贸协定。
如果说经济、贸易合作是两国关系的表面,那么两国密切的政治关系则是两国促进多领域合作,使两国得以为地区和平、稳定等共同目标做出贡献的基石。澳大利亚洛伊国际政策研究所东南亚研究项目负责人布兰德(Ben Bland)认为,澳大利亚和越南都需要互相合作,以加强对地区的影响力和话语权。
他说:越南是澳大利亚的重要伙伴之一,因为越南经济发展较快,越南与澳大利亚有着共同的关注。越南同时也是面对任何问题都有战略考虑的国家。因此,我认为,越南和澳大利亚发展关系的潜力巨大。对澳大利亚来说,越南是在本地区具有关键地位的国家,也是对本地区发挥战略平衡作用的伙伴。
提供新动力的访问
正因如此,除了促进贸易、投资合作等主要目标外,莫里森此次越南之旅也是两国领导人讨论促进双边关系深入发展,增进互信措施的机会,进而面向建设和平、稳定与繁荣的地区。访越前夕接受越通社记者采访时,莫里森强调,澳越关系当前的发展比任何时候更顺利。
莫里森表示,希望早日会见越南政府总理阮春福,以共同讨论两国去年建立的战略伙伴关系内涵。澳大利亚与越南对世界和地区的愿景持有共同的看法。在两国正面对由全球经济造成的不少困难和挑战的背景下,澳大利亚承诺有力推进与越南乃至与东盟的关系特别是贸易与投资合作关系。澳大利亚与包括越南在内的世界各个伙伴国进行的对接在维护两国乃至世界的安全与繁荣中发挥极为重要的作用。
访问越南期间,莫里森及越南领导人关注的问题还包括世界和地区战略安全,其中包括东海航行自由。澳大利亚在本地区具有重要的地位,澳大利亚一直以来也都为地区和平、稳定做出重要贡献。莫里森这次越南之旅被期待将提供新动力,打开新愿景,扩大并深化越澳双边合作关系。

Đọc thêm...

Tạo động lực và nền tảng mới cho quan hệ VN - Australia

06:43 |
(VOV5) - Ngày 22/8, Thủ tướng Australia Scott Morrison bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Scott Morrison kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5/2019. Diễn ra sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Scott Morrison tạo ra động lực và nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Australia được thiết lập trong chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tháng 3/2018. Thời gian qua, hai bên tích cực triển khai tất cả các trụ cột hợp tác đề ra trong Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, mang lại những biến đổi cả về lượng và chất, góp phần nâng tầm quan hệ hai nước. Việc Thủ tướng Scott Morrison quyết định thăm Việt Nam không lâu sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 5/2019 cho thấy Australia coi trọng Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia.
Nét nổi bật trong quan hệ hai nước là sự gia tăng lợi ích tương đồng và tin cậy lẫn nhau, thể hiện qua một loạt các cuộc gặp, chuyến thăm ở các cấp, kể cả Cấp cao giữa hai nước. Đặc biệt, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư đạt nhiều tiến triển quan trọng.
Quan hệ kinh tế - thương mại tiếp tục là điểm sáng trong hợp tác hai nước, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt gần 7 tỉ USD.  Riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Australia hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 19 của Việt Nam với số vốn hơn 1,9 tỉ USD. Một điểm mới, đáng mừng nữa là một số doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam như VinGroup, TH Group, VietJet bước đầu triển khai các dự án hợp tác, đầu tư tại Australia. Viện trợ phát triển (ODA) của Australia cho Việt Nam tiếp tục được duy trì ở mức cao, đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách kinh tế và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Mặc dù đã có sự phát triển vượt bậc trong năm qua, song tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư vẫn còn rất lớn. Theo ông Richard Yetsenga, nhà kinh tế trưởng, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng ANZ (Chief Economist and Heand of Research at ANZ), các doanh nghiệp Australia quan tâm ngày một nhiều hơn đến Việt Nam như là địa điểm đầu tư hấp dẫn:
Việt Nam cũng đang mời chào nhiều cơ hội hấp dẫn như người lao động có kỹ năng, dịch vụ hậu cần phù hợp với những người có thu nhập trung bình. Nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều cơ hội kết nối với các thị trường lớn nhờ việc tham gia hơn 100 thỏa thuận thương mại tự do với nhiều quốc gia khác nhau
Nếu như kinh tế, thương mại là lĩnh vực bề nổi, thì quan hệ chính trị chặt chẽ giữa hai bên vừa là cơ sở để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, vừa giúp hai nước đóng góp vào mục tiêu chung là xây dựng khu vực hòa bình, ổn định. Australia và Việt Nam đều cần hợp tác với nhau để gia tăng ảnh hưởng và tiếng nói chung khu vực: Việt Nam là một đối tác quan trọng bởi các bạn có nền kinh tế phát triển nhanh, hai nước đều có cùng chung mối quan tâm. Việt Nam đồng thời là quốc gia có tính toán chiến lược trước các vấn đề. Vì vậy mà tôi cho rằng Việt Nam và Australia có nhiều tiềm năng để thúc đẩy mối quan hệ. Đối với Australia, Việt Nam là một quốc gia chủ chốt và là đối tác có vai trò cân bằng chiến lược trong khu vực.
Chính vì vậy, bên cạnh mục tiêu chính là thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Scott Morrison còn là cơ hội để lãnh đạo hai nước thảo luận cách thức thúc đẩy quan hệ phát triển theo chiều sâu, gia tăng sự tin cậy để cùng hướng tới một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN trước khi sang Việt Nam, Thủ tướng Australia khẳng định quan hệ với Việt Nam chưa bao giờ thuận lợi hơn hiện tại. Ông mong gặp lại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để thảo luận về mối quan hệ đối tác chiến lược đã thiết lập năm 2018. Australia và Việt Nam cùng chia sẻ tầm nhìn khu vực và thế giới. Trong bối cảnh hai nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của kinh tế toàn cầu, Australi cam kết thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ cùng khu vực ASEAN và Việt Nam, nhất lá trong lĩnh vực hợp tác thương mại và đầu tư. Sự kết nối mạng lưới các bạn bè đối tác trong đó có Việt Nam có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc duy trì an ninh, thịnh vượng đối với người dân hai nước.
Trong chuyến thăm, các vấn đề an ninh chiến lược khu vực và thế giới trong đó có vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông chắc chắn cũng là mối quan tâm chung của Thủ tướng Scott Morrison và lãnh đạo Việt Nam, bởi Australia là quốc gia có vai trò quan trọng, luôn đóng góp cho mục tiêu hòa bình, ổn định ở khu vực. Chuyến thăm của Thủ tướng Scott Morrison được kỳ vọng tạo động lực và triển vọng mới, mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác song phương Việt Nam-Australia.

Đọc thêm...

越南必须推动国际反对中国在思政滩行为的运动

11:00 |
中国海洋地质08号调查船在诸多船舰护送下闯入越南专属经济区和大陆架的思政滩海域进行为期近一个月非法调查,尽管越南坚持通过外交途径进行交涉,公开发表声明表示反对要求中方撤离船舰,至今中国调查船仍不撤走。
令人瞩目的是中国外交部发言人于2019717日(越南2019716日发言之后)及2019726日(越南2019719日与25日各次发言之后)的发言只笼统地说什么建议尊重中国的主权等,她不能提出任何立论来回复越南外交部发言人的提问。分析专家认为原因有二,(i)中国海洋地质08号调查船进入越南依据1982年联合国《海洋法公约》规定的专属经济区及大陆架是明确的。中国完全没有能够驳回越南观点的法律依据。(ii)中国不愿看到越南在国际舆论中把问题闹大而集中在实地上大搞扩建,对越南施加压力。中国害怕越南就像2014年海洋石油981钻井平台侵犯越南中部海域那样大力采取斗争措施(那时越南采取了多次国际记者会、呼吁国际社会的支持等斗争措施)。这是中国的短处,越南应利用来进行斗争维护国家在东海的主权及利益。
2013年,在菲律宾向常设仲裁法院告中国的东海仲裁案之前,没有任何法律依据抵抗中国九段线主张。但是,国际仲裁法院2016712日的裁决使中国九段线主权主张完全无效,也同时合法化了越南在自己的专属经济区开采能源的活动。根据国际常设仲裁法院的裁决,与九段线重叠海域不再被视为争议海域。此裁定博得美国和其它许多国家的支持及拥护。美国、印度、日本、澳大利亚和欧洲各国等都强烈声明要求中国尊重仲裁庭的裁决。
另一个演变,五年来美国及其盟友日益深度干预东海问题,公开发表声明反对中国东海军事化行动,要求中国遵守国际法。美国及其盟友多次在东海进行自由航行,美国甚至派军舰进入中国占据礁石周围12海里的海域执行任务,旨在挑战中国违背国际法的主权主张,实施仲裁庭2016712日的裁定。
越南在国家面积、人口、经济和国防潜力等方面都比不上中国。小的国家需要鼓励维护国际法,因为国际法律和国际准则为弱小国家在国际社会中的存在和发展、抵抗大强国的欺负创造条件。越南一直提倡尊重国际法,这是正确的选择。中国在思政滩寻衅越南一事不仅是威胁、严重侵犯越南主权的行动,而是一种践踏越南争议和国际法的行为。因此,越南必须向国际社会提供更多的有关信息,公开指出中国的违法行为,以便博得国际社会的支持。
看透了中国的本质,具有足够力量和能力遏制北京行为的美国已表态,强烈反对中国侵犯越南思政滩附近海域的行为并要求中国把其船舰撤走。相信继美国之后,其它国家,尤其是一直提倡尊重国际法的西方国家也将声明谴责中国的行为。尽管中国正千方百计改变在东海和本区域的力量对比,欲望推翻基于法律的现状来建立有利于中国和顺从中国规则的新局面。然而,区域和世界各国是不可让中国兑现其图谋。
目前,中国正竭力宣传歪曲事实,为它错误行为辩解。因此,思路相同、对依据现行规则的法律系统拥有强烈信念的大小国家的出路是认识到遵守国际规则的重要性,大力推动宣传来反驳中国的逆向宣传论调,使国际社会正确理解事实,认清中国错误行为及北京的真面目。
20197月底和8月初,东盟各国外长会议、东盟与中日韩外长会议和东盟地区论坛外长会议等一系列会议在泰国首都曼谷举行。这是良好机会让越南争取动员各国发出共同的声音,谴责中国侵蚀越南思政滩的行为,说服东盟国家认清中国在思政滩行为的严重性。思政滩事情不局限于越南与中国的争议,它还牵连到国际秩序的安全,是对本地区和平与稳定的威胁。特别是在有美国、日本、印度和澳大利亚等大国出席的东盟地区论坛中,这是个最适合的场所让各国发声指控中国不可告人的行为。
在动员各国的过程中,越南应强调以下几点:(i)中国海洋地质八号调查船及其护送船舰的活动不仅侵犯了越南专属经济区和大陆架海域而且践踏国际法,威胁区域的和平,稳定与安全。(ii)如果世界各国不表态和设法制止,中国会得寸进尺、迫使东盟国家同意把不让域外国家同东盟国家实行合作或举行联合军事演习这一内容写入《东海行为准则》。
另一方面,越南也要动员美国通过由美国会议参议院近期提出的《南海和东海制裁议案》。总而言之,通过外交途径动员国际社会和利用法理工具等办法是越南最好的自卫选择。为了应对北京在东海行为的办法之中,动员国际社会的支持可说是越南手中比较厉害的武器,这也是中国的短处,越南必须设法利用好。

Đọc thêm...

Hot (焦点)