要求有关各国尊重越南在东海上的主权、主权权利和管辖权

05:20 |

 

越南外交部发言人黎氏秋姮129日就中国全国人大常委会于2021122日通过《中华人民共和国海警法》一事答记者问时指出:

任何国家在颁发并落实关于海洋的法律文件时都有义务遵守其作为缔约国的国际法和国际条约、特别是1982年《联合国海洋法公约》。越南拥有足够的历史证据和法律依据,足以证明越南对黄沙和长沙两座群岛拥有符合国际法的主权;对符合1982年《联合国海洋法公约》的各海域拥有主权、主权权利和管辖权;越南将坚定不移采取符合国际法的系列措施来保护上述合法权益。

越南要求有关各国尊重越南在东海上的主权、主权权利和管辖权;同时善意地履行国际法义务、1982年《联合国海洋法公约》;不采取任何进一步加剧该区域紧张局势的行动;对树立互信、维护和平稳定环境、维护和加强国际海洋秩序、守护东海地区航行安全与自由做出积极贡献等。


Đọc thêm...

Phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc thông qua Luật Cảnh sát biển

03:18 |

Ngày 29/1, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 22/1/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật Cảnh sát biển nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

Trong việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó.

Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, có trách nhiệm thực thi một cách thiện chí luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, không có hành động làm gia tăng căng thẳng, tích cực đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông./.

Đọc thêm...

坚定雄强目标和渴望

02:46 |

 

          越共十三大正在河内举行。这项重大事件是国家和民族发展史上的重要里程碑,全体越南人面向建国100年和越南共产党成立100年树立新的心态和新的抱负。

          九十年来,在越南共产党的领导下,越南国家和人民取得的成果充分肯定了越南共产党、胡志明主席和越南人民所选择的社会主义发展道路是完全正确并符合人类发展规律的。因此,坚定和创新是整个越南民族在共产党的指引下在下一发展阶段需要继续坚持的。

          越南共产党举行的每次大会都在推动国家发展方面留下了革新、发展和新视野的烙印。作为国家航船的舵手,越南共产党已经形成,正在讨论并将就推动越南进入新发展阶段的大方向达成一致。其中包括革新事业实施35年、1991年纲领实施30年、2011年纲领(补充和发展版)实施10年和2011-2020年阶段经济社会发展战略;到2030年(越南共产党成立100周年)的目标和方向,到2045年(越南民主共和国-今越南社会主义共和国成立100周年)国家发展愿景等。正如越共中央总书记国家主席阮富仲所说的,这一愿景用五个字来描述就是“坚定和创新”。阮富仲同时强调,全党、全民和全军的一贯指导思想是 坚持和创造性地运用和发展马列主义和胡志明思想;坚持民族独立和社会主义目标;坚定党的革新路线,建设和保卫越南社会主义祖国。

          在越共十三大的关键词中,“渴望”成为了新亮点。这是越南共产党文件中首次多次提及“渴望”一词。这个渴望是来自于实践。越南经历过三个战略发展阶段。第一个阶段是1991年至2000年,党领导国家度过经济危机,经济年均增长百分之7.56。第二个阶段是党领导国家脱离中等偏下收入国家行列。第三个阶段是党领导全民为建设现代化工业国家积蓄力量。在2021-2030年阶段,以上述三个阶段所取得的成功,现在是越南共产党和越南人民树立快速和可持续发展渴望的时候了。 在经济领域,增长模式朝着从主要向广度发展转为向广度和深度合理发展,现在正基于科学技术,革新创新和数字化转型朝着深度、快速和可持续方向发展。

          实践表明,有关国家革新和发展的建议一向得到越南共产党重视,过去35年的实践也是越南国家革新和发展的连续历程 。回顾革新35年、1991年纲领实施30年的历程、革新路线、社会主义和越南社会主义发展道路等理论日益清晰并逐步得到现实化。越南国家从来没有像现在这样的潜力,地位和声誉。这是全党、全民和全军战胜各种困难和挑战,满怀自豪继续走在全面协调发展的道路上,推动国家快速和可持续发展的动力和重要力量。

          在整个发展过程中,越南共产党良好把握和协调“坚定与革新”的关系,创新运用马列主义辩证法:坚定中要有创新,而创新要坚定基于符合国家实践、革新、融入和发展进程的要求。在越共十三大上,越南共产党仍继续革新思维和视野,继续确定推动国家在坚定与革新,坚定马列主义和胡志明思想,并运用于越南实践的基础上蓬勃发展的战略方向。在党的领导下,越南全民正团结奋斗把越南建设成为和平、统一、独立、民主、富强的国家,为世界革命事业作出应有贡献。


Đọc thêm...

Kiên định mục tiêu và khát vọng hùng cường

00:53 |

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng cộng sản Việt Nam đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Sự kiện trọng đại này đánh dấu một chặng đường quan trọng của đất nước, dân tộc và cũng là thời điểm để muôn người Việt Nam xác định một tâm thế mới, khát vọng mới khi hướng về cột mốc 100 năm thành lập nước và 100 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Những thành tựu đất nước và dân tộc có được dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hơn 90 năm qua đủ để khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của nhân loại. Do đó, kiên định và sáng tạo là cách mà toàn dân tộc Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục thực thi trong chặng đường sắp tới.

Mỗi lần Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức đại hội đều gắn với một dấu ấn đổi mới, phát triển, một tầm nhìn mới để đưa đất nước phát triển hơn. Với tư cách là người dẫn đường chỉ lối cho con tàu đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng, đang luận bàn và sẽ đi đến thống nhất những định hướng lớn về con đường đưa đất nước Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Đó là tầm nhìn tổng kết 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), 10 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011 (bổ sung, phát triển) và xa hơn tầm nhìn phát triển đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam), đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam)...

Tầm nhìn này, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khái quát trong 5 chữ “ Kiên định và sáng tạo”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đồng thời nhấn mạnh: Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ, là nền tảng vững chắc của Đảng cộng sản Việt Nam và không ai được phép được ngả nghiêng, dao động.

Trong những từ khóa của Đại hội lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam, một nét rất mới nổi lên lần này nằm ở hai chữ “khát vọng”. Đây dường như là lần đầu tiên trong một văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, từ “khát vọng” được đề cập nhiều đến như vậy, ngay từ tiêu đề Đại hội: “... phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước...”. Những khát vọng này xuất phát từ thực tế, Việt Nam đã trải qua 3 thời kỳ phát triển chiến lược. Lần thứ nhất là giai đoạn 1991-2000, Đảng lãnh đạo đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế bình quân 7,56%/năm.

Lần thứ hai, Đảng lãnh đạo đưa đất nước ra khỏi nước có thu nhập trung bình thấp. Lần thứ ba, Đảng lãnh đạo, dẫn dắt toàn dân tạo tiền đề xây dựng đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong giai đoạn 2021-2030 tới, trên cơ sở thành công của 3 giai đoạn chiến lược đó, giờ là lúc Đảng và nhân dân Việt Nam hướng tới khát vọng phát triển nhanh và bền vững hơn. Riêng ở góc độ kinh tế, Việt Nam đã đi qua thời kỳ phát triển theo chiều rộng, rồi cả chiều rộng và chiều sâu, để bây giờ phát triển theo hướng tập trung vào chiều sâu, phát triển nhanh và bền vững dựa vào khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. 3 đột phá chiến lược mà Đảng cộng sản Việt Nam đang đặt ra, gồm: Thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực được xác định từ Đại hội lần thứ XII của Đảng nay sẽ tiếp tục được thực hiện với nội hàm mới, sâu sắc hơn.

Thực tiễn đó cho thấy, những kiến nghị, khuyến nghị đổi mới, phát triển đất nước Việt Nam luôn được Đảng cộng sản Việt Nam trân trọng và thực tiễn suốt hơn 35 năm qua cũng là hành trình 35 năm liên tục Việt Nam đổi mới và phát triển. Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng được xác định rõ hơn và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Trong suốt chặng đường phát triển những năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã  nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo phương pháp biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Kiên định phải gắn liền với sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định phù hợp với thực tiễn, với yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước”. Tại Đại hội lần thứ XIII này, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, tiếp tục đề ra được những phương hướng chiến lược thúc đẩy đất nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở kiên định và đổi mới, kiên định Chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam. Cùng với sự dẫn dắt của Đảng, toàn dân Việt Nam đang đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.


Đọc thêm...

略谈重叠海域

08:14 |

 

重叠海域是两个或多个国家在国际法律包括1982年联合国海洋法公约的基础上同时提出索求的海域。重叠海域通常是海岸相邻或相向的国家因各国的海岸距离不足以让各国在海域不重复的基础上确定本国的最大宽度而出现的。各国的海岸相邻或相向,造成内水、领海、专属经济区和大陆架和重叠海域,其中专属经济区和大陆架面积较大,因此出现重叠海域的可能性较大。尚未得到谈判和划分的重叠海域被归为海洋争端,有关国家应采取措施妥善解决。这种争端是由于采用1982年联合国海洋法公约的条款及其相关解释所造成的。这种争端在全世界范围内地缘政治和地缘经济出现革命性变化的趋势下形成的。

自从1982年联合国海洋法公约问世之后,大约有36%的海洋面积已经确定主权、主权权利和管辖权。目前世界海洋有416处存在海洋争端和大陆架争端,其中东南亚地区有15处存在海洋争端。上述争端不包括某国不按《公约》规定或者故意篡改解读《公约》条款所造成的主权索求。《公约》明确规定:各国就重叠海域进行划分谈判的过程中,如若未能达成一致,各方可通过协商寻求临时的方案,在重叠海域划定共同开发区,但只能用于重叠的专属经济区和大陆架,其他重叠海域不能采用。临时方案不影响划分谈判的最后结果。

越南与中国和泰国的海洋划分基本稳定,但与一些国家的海洋划分较为复杂,有待坚持谈判协商加以解决。越南与柬埔寨签订了关于历史性水域的协议,领海、专属经济区和大陆架的划分有待通过谈判加以解决。越南与马来西亚因在泰国湾的大陆架界限超过200海里而造成重叠海域,双方协议共同开发。越南与印度尼西亚签订了大陆架划分协议,目前正在谈判解决专属经济区划分问题。

如此看来,为了划分海域,减少重叠海域面积,各国应进一步努力,在1982年联合国海洋法公约的基础上,通过谈判解决问题。在海洋界限未能划分的情况下,各方应通过和平谈判和协商,在重叠海域进行共同开发,避免因本国的政治利益和经济利益,不顾他国的利益,不遵守国际法律,导致冲突,影响地区的和平与稳定。


Đọc thêm...

Vài nét về vùng biển chồng lấn

05:42 |

 

Vùng biển chồng lấn là một khu vực biển mà hai hay nhiều quốc gia đều có yêu sách hợp pháp theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982. Vùng biển chồng lấn thường xuất hiện giữa các quốc gia có bờ biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau, nhưng khoảng cách giữa bờ biển các nước này không đủ để mỗi nước xác lập chiều rộng tối đa cho các vùng biển của mình mà không chồng lấn lên nhau. Tùy theo khoảng cách bờ biển của các nước nằm đối diện hay kế cận nhau đã tạo ra vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa chồng lấn; trong đó, do vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa có diện tích rộng hơn, nên khả năng xuất hiện vùng biển chồng lấn sẽ nhiều hơn. Tình trạng chồng lấn khi chưa được các bên liên quan tiến hành đàm phán, phân định ranh giới rõ ràng thì được xếp vào loại tranh chấp biển cần giải quyết giữa các quốc gia ven biển có liên quan. Loại tranh chấp này có nguyên nhân xuất phát từ việc giải thích và áp dụng các quy định của Công ước Luật biển năm 1982. Đây là loại tranh chấp được hình thành trong xu hướng thay đổi có tính chất cách mạng về địa chính trị, địa kinh tế trên phạm vi toàn thế giới.

Hiện nay, có khoảng 36% diện tích biển và đại dương đã có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia biển kể từ khi Công ước Luật biển năm 1982 ra đời, còn khoảng 416 tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định; trong đó, khu vực Đông Nam Á có khoảng 15 tranh chấp. Tất nhiên trong các tranh chấp trên, người ta không tính đến tranh chấp được tạo thành bởi yêu sách không dựa vào các quy định, hoặc cố tình giải thích sai Công ước phục vụ cho tham vọng của quốc gia. Công ước cũng quy định rõ: Trong khi đàm phán hoạch định vùng biển chồng lấn, nếu chưa thống nhất được phương án cuối cùng, các bên có thể sử dụng giải pháp thỏa thuận, dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn “hợp tác khai thác chung” vùng biển chồng lấn, nhưng chỉ áp dụng giải pháp này cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, còn các vùng chồng lấn khác không áp dụng. Các giải pháp mang tính tạm thời không ảnh hưởng đến kết quả đàm phán hoạch định cuối cùng.

Đối với nước ta, việc phân định biển với Trung Quốc và Thái Lan cơ bản ổn định, nhưng còn một số nước trong khu vực diễn biến tương đối phức tạp, cần kiên trì đàm phán, thương lượng, giải quyết. Trong đó, chúng ta đang có nhiều vùng biển chồng lấn với các nước. Với Campuchia, chúng ta đã ký được Hiệp định về Vùng nước lịch sử, việc phân định về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đang tiếp tục được giải quyết. Việt Nam và Malaixia đang tồn tại vùng biển chồng lấn về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý trong khu vực Vịnh Thái Lan hai nước thỏa thuận cùng khai thác. Với Indonexia, ta đã ký được Hiệp định phân định thềm lục địa, đang tiếp tục đàm phán giải quyết ranh giới vùng đặc quyền kinh tế, v.v.

Như vậy, để phân định ranh giới biển, giảm bớt các vùng biển chồng lấn, đòi hỏi các nước liên quan phải nỗ lực, tích cực đàm phán, giải quyết trên cơ sở Công ước Luật biển năm 1982. Trong điều kiện chưa ký được các hiệp định phân định ranh giới biển, các bên cần thương lượng, giải quyết bằng biện pháp hòa bình; thỏa thuận cùng khai thác chung trong vùng biển chồng lấn, tránh các hành động tranh chấp đơn phương vì mục đích chính trị, kinh tế của quốc gia, dân tộc mình, mà bỏ qua lợi ích của các nước, không tuân thủ luật pháp quốc tế, dẫn đến xung đột, ảnh hưởng an ninh, an toàn vùng biển, đảo và nền hòa bình khu vực.


Đọc thêm...

越共十三大:河内注重现代化和配套基础设施建设

08:15 |

 

127日,越南共产党第十三次全国代表大会进入第三天。上午,与会代表集中讨论各文件草案。河内市委副书记阮文锋在大会上发表讲话时表示,近年来,首都经济已摆脱衰退,保持连续增长势头,增长处于高位,经济结构朝着积极方向转型,日益肯定全国经济中心的作用。

河内面积尽仅占1%,人口占8.5%,但河内GDP贡献率达16%以上,预算收入占18.5%。社会保障工作成效显著,人均收入达约5420美元,医疗保险参保率达90.1%。文化、教育培训、科技继续事业继续发展并取得许多重要成果。河内市率先完成遗迹清点、评估、分类和非物质文化遗产保护工作的地方,遗迹和非物质文化遗产数量分别为5922处和1793处。投入文化发展的资金比上任期增加30%

河内本着作为各国首都和城市的可信赖朋友和伙伴的方针不断扩大对外交往。目前,河内已同各国逾100座城市和首都简历友好合作关系。

河内建党整党工作有创新。城市党部已率先认真落实各项中央决议。河内党委已确定到2025年的目标是朝着绿色城市、智慧和现代城市、在国内和地区具有较高竞争力的方向推进首都快速可持续发展;基本完成人均GRDP83008500美元。到2023年是全球互联、具有国际竞争力、人均GRDP3.6万美元的城市。

为了成功实现上述目标,首都河内已提出2020-20255大方向和核心任务、3大突破口和主要任务和措施。特别城市继续推进整党建党工作,廉洁、强大、模范、机构精简、高效运行的政治系统。

3大突破口中,首都河内优先加快现代化、配套的经济和社会基础设施系统建设,建设典型工程和带有首都特色的景观工程。

与此同时,河内推进完善体制、机制和政策,加强组织开展法律执行工作,提高社会治理和城市管理能力,基本完成电子政务建设,走向数字政府,发展人力资源尤其是优质人力资源、社会管理人员、经济管理人员,文化和旅游领域人资源等。


Đọc thêm...

Phấn đấu xây dựng Hà Nội trở thành Thủ đô “Xanh - Thông minh - Hiện đại”

07:13 |

 

Sáng 27-1, trong chương trình làm việc tại phiên thảo luận ở hội trường, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội đã trình bày tham luận với chủ đề: “Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, Hà Nội là Thủ đô - trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 20 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW và Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII và khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, 12 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương; các tỉnh, thành phố trong nước và bạn bè quốc tế, với tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất cao, tranh thủ thuận lợi, thời cơ, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, Hà Nội đã có nhiều đổi thay nhanh chóng, kinh tế Thủ đô đã vượt qua suy thoái, liên tục tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng khẳng định vai trò trung tâm lớn về kinh tế của cả nước.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền quân và dân Thủ đô đã triển khai kịp thời, thực hiện có hiệu quả 8 chương trình công tác lớn toàn khóa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, kết quả đạt được là quan trọng, khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật. Trong đó, kinh tế Thủ đô tiếp tục được cơ cấu lại, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm, tăng trưởng khá, cao hơn bình quân chung cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Do đó, mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp hơn 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng khang trang. Nhiều công trình, dự án kinh tế, xã hội quy mô lớn, hiện đại đã được hoàn thành. Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông, trật tự, kỷ cương đô thị có chuyển biến tích cực. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành quả quan trọng. Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 5.922 di tích, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Chi đầu tư phát triển văn hóa tăng 30% so với nhiệm kỳ trước.

Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở với phương châm là bạn, là đối tác tin cậy của các thủ đô, thành phố của các nước, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thành phố, thủ đô của các nước. Trong đó, đã ký thỏa thuận hợp tác với hơn 60 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ...

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nhiều đổi mới. Đảng bộ thành phố đã gương mẫu, đi đầu thực hiện nghiêm túc, sáng tạo các nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Nghị quyết Trung ương 6, 7 (khóa XII) gắn với việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đạt kết quả toàn diện, quan trọng... 

Phó bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, nhìn lại chặng đường đã qua, vui mừng trước những thành tựu và tiến bộ đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội không tự mãn, luôn trăn trở về những việc chưa làm được, những yếu kém, khuyết điểm trong nhiều lĩnh vực. Với tầm nhìn chiến lược rộng mở và quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa Thủ đô, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Thông minh - Hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, để thực hiện thành công những mục tiêu, chỉ tiêu khẳng định vị trí là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội đã đề ra 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020 - 2025. Cụ thể, TP Hà Nội sẽ tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; tranh thủ thời cơ từ hội nhập quốc tế, những thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội với bảo vệ tài nguyên, môi trường; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị, dân cư; xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô vững mạnh, toàn diện, ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.

Bên cạnh đó, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung vào 3 khâu đột phá, gồm: Ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực ngành văn hóa, du lịch…

Trong thời gian tới, TP Hà Nội mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, sự quan tâm giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương đến địa phương, bàn bè trong và ngoài nước. Đặc biệt, Hà Nội đề nghị Quốc hội sớm thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô nhằm tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững.

“Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tin tưởng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng, sự tập trung đầu tư về mọi mặt của Nhà nước, sự hỗ trợ và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bộ, ban, ngành và bạn bè trong nước và quốc tế, cùng với tinh thần gương mẫu, Hà Nội luôn xác định trách nhiệm cao trong việc chủ động nhận thức, tiên phong thực hiện, vận dụng sáng tạo, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, chủ động đổi mới sáng tạo, khai thác tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới Thủ đô; từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát huy các tiềm năng thế mạnh, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để “Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” đúng với vị thế, vai trò gương mẫu của Thủ đô, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”, từ đó góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết.


Đọc thêm...

政府副总理兼外长范平明以视频形式出席东盟外长非正式会议

04:20 |

 

应文莱外交部第二部长艾瑞万(Dato Erywan Pehin Yusof)的邀请,越南政府副总理兼外交部部长范平明21日已率领越南代表团以视频形式出席东盟外交部长非正式会议。这是按东盟惯例举行的首个活动,旨在对2021年内各定向和优先事项进行讨论和就共同关心的国际和地区问题交换意见。

会议上,各国高度评价和祝贺越南成功担任2020年东盟轮值主席国职务,引领东盟保持对话、合作,及时和有效应对前所未有的困难和挑战。会议一致同意东盟需努力有效开展各优先事项、倡议和计划。各国强调支持“我们关心、我们准备、我们繁荣”的主题。

值此之际,文莱提出2021年东盟合作优先和倡议。在地区和世界局势复杂多变的情况下,会议一致同意东盟需优先巩固团结和沟通,加强经济互联互通,促进内部贸易和投资,促进对接和可持续发展以及完善总体计划,充分利用第四次工业革命的成果等。东盟高度重视多边机制,将其视为解决地区和世界在面临的困难和挑战的最适合方式。

在对外关系,东盟将继续努力发展和深化与各对话伙伴的关系。会议还一致同意东盟需保持和提高其核心作用等。

就共同关心的国际和地区问题交换意见时,会议一致同意东盟继续面临许多挑战,其中包括恐怖、海盗、网络安全、气候变化、人口贩卖、贩毒和东海紧张局势等。关于东海问题,各位外长重申了维持东海和平、稳定、安全、航行与飞越安全和自由的重要性。各位外长继续强调了保持克制、不军事化的原则,遵守国际法和海洋法公约,要求认真落实《东海各方行为宣言》和努力达成高效、有效力和符合于国际法,其中包括1982年《联合国海洋法公约》的《东海行为准则》(COC)。

范平明在会议上发表讲话时强调将通文莱和东盟各国保持密切配合,有效实现2021年东盟年内所提出的各目标和优先事项。

在世界和地区继续面临许多困难和不稳定的背景下,范平明强调,东盟需努力开展2020年内达成的各成果和倡议,其中包括应对新冠肺炎疫情,越南建议东盟使用东盟应对新冠肺炎疫情基金来购买疫苗和必要医疗物资,眼前是优先提供给防疫一线医务人员和容易受损害的人群;同时尽早偷鱼运行地区医疗物资储备库和成立东盟公共卫生和应急中心(ACPHEED)。

关于东盟共同体建设,范平明建议各国尽早完毕东盟宪章实施情况报告,研究、开展2025年东盟共同体愿景执行情况中期评估过程中各结果和建议,同时着手制定2025年后东盟愿景。在新冠肺炎疫情对经济社会产生消极影响的情况下,范平明建议东盟需技术优先合作缩小发展差距和促进次区域发展。作为2021年东盟一体化倡议工作组主席,越南将举行关于缩小次区域之间发展差距,促进可持续复苏和公正发展的东盟对话会。范平明还一致同意东盟需在确保团结、统一和核心作用的基础上继续加强与外部对话伙伴的关系。

关于东海问题,范平明在涉及近期复杂局势时强调,为东盟和平与稳定做出贡献是地区各国的责任。为了实现该目标,东盟需发挥责任意识和统一声音,高度重视多年来的基本原则和共同立场,特别是法律至上原则,遵守包括1982年《联合国海洋法公约》等的国际法。越南将同各国认真遵守《东海各方行为宣言》(DOC),同东盟和中国尽早达成有效力、高效和符合于包括1982年《联合国海洋法公约》在内的国际法的《东海行为准则》(COC)。

会议结束时,2021年东盟轮值主席国文莱已代表东盟各国发表新闻公报,回顾在会议上所讨论的主要内容。


Đọc thêm...

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN theo hình thức trực tuyến

03:48 |

 

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Erywan Pehin Yusof, ngày 21/1/2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) trực tuyến. Cùng tham dự Hội nghị có Ngoại trưởng các nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN.

Đây là hoạt động đầu tiên theo thông lệ ASEAN nhằm thảo luận định hướng, ưu tiên cả năm của ASEAN và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Tại Hội nghị, các nước đánh giá cao và chúc mừng Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, dẫn dắt ASEAN duy trì đối thoại, hợp tác và ứng phó kịp thời, hiệu quả với những khó khăn, thách thức chưa từng có.

Hội nghị nhất trí ASEAN cần nỗ lực triển khai hiệu quả các ưu tiên, sáng kiến và chương trình hợp tác đã thoả thuận, trong đó có tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng, ứng phó với COVID-19.

Các nước khẳng định ủng hộ chủ đề “Chúng ta quan tâm, Chúng ta chuẩn bị, Chúng ta thịnh vượng” ("We Care, We Prepare, We Prosper”).

Nhân dịp này, Chủ tịch Brunei đề xuất các ưu tiên, sáng kiến cho hợp tác ASEAN năm 2021, trong đó có xây dựng cách tiếp cận tổng thể của ASEAN thúc đẩy hợp tác đa phương, xây dựng cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ, ứng phó với các tình huống khẩn cấp và thảm họa, chăm sóc sức khỏe tinh thần của người dân, khuyến khích vai trò và sự tham gia, đóng góp của thanh niên cho hoà bình và thịnh vượng chung.

Trước những biến động và phát triển phức tạp trong tình hình thế giới và khu vực, Hội nghị nhất trí ASEAN cần ưu tiên củng cố đoàn kết, gắn kết, tăng cường liên kết kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối, phát triển bền vững và kết nối, cũng như hoàn thiện kế hoạch tổng thể nhằm tận dụng các thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0...

ASEAN đề cao các cơ chế đa phương, coi đây là phương thức phù hợp nhất để giải quyết những khó khăn, thách thức mà cả thế giới và khu vực đang phải đối mặt.

Trong quan hệ đối ngoại, ASEAN sẽ tiếp tục nỗ lực phát triển và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác đi đôi với mở rộng một cách phù hợp quan hệ với các đối tác mới.

Hội nghị cũng nhất trí ASEAN cần duy trì và nâng cao hơn nữa vai trò trung tâm, nhất là trong quá trình xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, dựa trên các khuôn khổ, tiến trình do ASEAN thành lập và dẫn dắt, trong đó có tiến trình ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và ADMM+.

Trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, Hội nghị nhất trí ASEAN tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có nạn khủng bố, cướp biển, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, buôn bán người, ma tuý, cũng như những diễn biến căng thẳng, phức tạp tại một số điểm nóng ở khu vực như Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên.

Về tình hình Biển Đông, các Bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Trước tình hình phức tạp thời gian qua với những vụ việc nghiêm trọng làm xói mòn lòng tin, phương hại tới hòa bình, an ninh, các Bộ trưởng tiếp tục nhấn mạnh nguyên tắc kiềm chế, không quân sự hóa, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển, cũng như yêu cầu thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông(COC) hiệu quả và hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982.        

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cám ơn sự hợp tác và hỗ trợ của các nước đã dành cho Việt Nam để hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020, khẳng định sẽ ủng hộ và hợp tác chặt chẽ với Brunei và các nước ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu, ưu tiên đề ra cho Năm ASEAN 2021.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh ASEAN cần nỗ lực triển khai hiệu quả những kết quả, sáng kiến đã thỏa thuận trong năm 2020; trong đó, về ứng phó với COVID-19, Việt Nam đề xuất ASEAN sử dụng Quỹ ASEAN về Ứng phó COVID-19 để mua vắcxin và các vật tư y tế thiết yếu, trước mắt ưu tiên cung cấp cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu và những nhóm dân số dễ bị tổn thương; đồng thời sớm đưa vào hoạt động Kho dự phòng vật tư y tế khu vực (RRMS) cũng như thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED).

Về xây dựng Cộng đồng, Phó Thủ tướng đề nghị các nước sớm hoàn tất kiểm điểm thực hiện Hiến chương ASEAN cũng như nghiên cứu, triển khai các kết quả, khuyến nghị thu được từ quá trình kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, đồng thời khẩn trương bắt tay xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2025.

Trước những tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội của đại dịch COVID-19, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN cần tiếp tục dành ưu tiên cao cho hợp tác thu hẹp khoảng cách phát triển và phát triển tiểu vùng.

Trong tình hình đó và trên cương vị Chủ tịch Nhóm Đặc trách về Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) năm 2021, Việt Nam sẽ tổ chức Đối thoại ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển trong các Tiểu vùng nhằm thúc đẩy phục hồi bền vững và phát triển công bằng.

Phó Thủ tướng cũng nhất trí ASEAN cần tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ với các đối tác bên ngoài trên cơ sở bảo đảm đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm.

Trao đổi về Biển Đông, đề cập tới những phức tạp thời gian qua, Phó Thủ tướng khẳng định đóng góp cho hòa bình, ổn định trên Biển Đông là trách nhiệm của tất cả các quốc gia trong khu vực.

Để phấn đấu đạt mục tiêu này, ASEAN cần phát huy trách nhiệm, có tiếng nói thống nhất, đề cao các nguyên tắc cơ bản và lập trường chung những năm qua, đặc biệt, cần đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS)1982, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương.

Việt Nam sẽ cùng các nước tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố DOC, cùng ASEAN và Trung Quốc hướng tới sớm đạt được Bộ Quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 .

Kết thúc Hội nghị, Brunei, Chủ tịch ASEAN 2021 đã thay mặt ASEAN ra thông cáo báo chí, điểm lại các nội dung then chốt trao đổi tại Hội nghị./.


Đọc thêm...

Hot (焦点)