Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự trên biển (2)

09:09 |

Sức mạnh của CASA -212
CASA-212 là máy bay vận tải quân sự đa nhiệm thế hệ thứ 4, được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần thám hải quân, với nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Thiết kế máy bay nhỏ gọn, có sải cánh 20,2m, chiều dài 16,1m, cao 6,5m. Trang bị động cơ tua-bin cánh quạt cho phép máy bay hoạt động với tốc độ bay thấp và có khả năng hoạt động liên tiếp 8 giờ với trần bay 7.800m. Phi hành đoàn bao gồm 2 phi công, 4 nhân viên kỹ thuật, 24 binh sĩ hoặc 12 người bị thương..
CASA-212 có thể đạt tốc độ bay hành trình 360km/giờ, tầm bay đạt 1.800km, trọng tải cất cánh đạt 8,1 tấn. Loại máy bay này có thể hoạt động ở các sân bay dã chiến với thiết kế mô-đun. Đảm bảo cho các nhiệm vụ tuần tra, CASA-212 được trang bị các thiết bị cho tầm kiểm soát 80km và có khả năng tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày, đêm. C212 có thể mang súng máy và rocket để tham gia tấn công trên biển. Mục tiêu chủ yếu của CASA-212 là trinh sát, phát hiện tàu chiến, tàu ngầm của đối phương. Ngoài ra, nó dễ dàng phát hiện các loại tàu khác.
Do được thiết kế để tăng cường khả năng tác chiến, CASA-212 có thể mang theo 500kg vũ khí trên 2 giá treo dưới cánh, 2 ngư lôi chống hạm/ngầm hoặc 2 ống phóng rocket cùng 2 súng máy trên thân máy bay. Ngoài ra, tùy mục đích sử dụng, Việt Nam có thể trang bị thêm radar hoặc thiết bị sonar tìm kiếm tàu ngầm.
CASA-212 có thể hoạt động trong cả điều kiện ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, có thể cất cánh và hạ cánh ở sân bay dã chiến, đường nhựa…
Máy bay CASA-212 được trang bị đồng bộ hệ thống giám sát hàng hải hiện đại MSS-6000 do Thụy Điển sản xuất. Hệ thống giám sát hàng hải MSS-6000 có thể quan sát phát hiện mục tiêu, lưu giữ và truyền hình ảnh sống động về sở chỉ huy. Hiện nay, đã có hơn 20 nước sử dụng hệ thống này. Hệ thống MSS-6000 chứa từ 62 đến 64 lớp phủ bản đồ, mỗi lớp phủ tương ứng với một nhiệm vụ như giám sát tàu cá, tuần tra biên giới, bảo vệ môi trường, cứu hộ, cứu nạn…
Với nhưng ưu điểm vượt trội trên, thực sự C-212 đã cho thấy sự ưu việt của mình để giữ gìn an ninh, hòa bình và bảo vệ vùng lãnh hải của Tổ Quốc và nó cũng giúp cho quân đội Việt Nam có được vị thế không thể xem thường trong khu vực.
Sức mạnh của thủy phi cơ DHC-6
Năm 2010, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 chiếc DHC-6 từ hãng sản xuất máy bay Viking Air – Canada nhằm hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển, hải quân của mình.
Theo nhà sản xuất, DHC-6 Twin Otter Series 400 có độ bền chắc và có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn. Thực hiện tốt cho các nhiệm vụ tuần tra trên biển. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.
Thủy phi cơ được thiết kế khá khoa học với phi hành đoàn từ 01 đến 02 người; DHC-6 Twin Otter có thể chở được 19 hành khách khi có 02 phi công; tốc độ bay tối đa 183 hải lý (210 mph (340 km/h)); tốc độ hành trình 143 hải lý (165 mph (266 km/h).
Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ
Thông số cơ bản: Dài 15,77 m, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 m, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.
Như chúng ta đã biết Việt Nam đã đặt hàng mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga và sẽ hoàn thành bàn giao vào năm 2017 nhưng khả năng phát hiện mục tiêu từ xa là một điểm yếu của tàu ngầm. Khoảng cách này khi sử dụng các sonar thủy âm nằm dưới khoảng 20 km. Với lí do này, thủy phi cơ DHC-6 như một cánh tay nối dài  nâng cao năng lực tác chiến cho các tàu ngầm lớp Kilo .
Việc trang bị thêm 3 máy bay C-212 và 6 thủy phi cơ DHC -6 là một trong những nội dung quan trọng trong  lộ trình xây dựng lực lượng Không quân Hải quân nói riêng và Quân chủng Hải quân nói chung cách mạng, chính quy, hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Đọc thêm...

越南现代化海军和海警力量的装备(二)

09:08 |

    增加巡逻机CASA-212
    CASA-212巡逻机是装备欧洲标准现代技术的第四代多功能军事运输机。飞机结构采用优化设计,翼展为20.2米,飞机长度为16.1米,高度为6.5米。此飞机安装涡轮风扇发动机,因此可以在海上以慢速度连续飞行多小时。CASA-212新型的海上巡逻机的飞行速度可达到360公里/小时,飞行全程可达1800公里。CASA-212新型的海上巡逻机采用组建设计,适合各种野战机场。为了确保完成各种巡逻任务,CASA-212型海上巡逻机的两侧还安装了两部远程探空雷达的MSS-6000设备系统,可视到的距离达80公里。混合式红外成像系统允许日夜观察跟踪目标。CASA-212新型的海上巡逻机的主要任务是侦察和发现对方的战舰、潜艇及其他类型舰艇。
    DHC-6巡逻机的力量
    2010年,为了加强海上巡逻工作,越南已经签署了一份购买6架DHC-6双水獭水陆两用飞机的合同。
    据介绍,越南海军装备的水上飞机为DHC-6“双水獭400”型水上巡逻机由加拿大维京(Viking)公司制造,可以执行多种不同的任务:海上巡逻、运输、搜索和救援,在海面上标记位置。DCH-6配备现代化的航电系统、气象雷达彩色显示器、雷达高度计、集成摄像头、全球定位系统(GPS)、控制系统和Loran-C(罗兰C)海事无线电通信系统。除了内置的电子产品以外,DCH-6可携带外在的辅助设备。DCH-6 400飞机配备两台PT-6A35涡桨发动机 ,平均时速为300公里。气密舱可满足4200米的高空飞行时无需氧气面罩。飞机最大飞行高度为8500米,最大航程1248公里(携带副油箱),正常航程896公里(标准燃油),续航力6小时。
    越南已向俄罗斯订购6艘基洛级潜艇,预计2017年全部交付。但是,远距离发现目标是潜艇固有的弱点。所以,DHC-6巡逻机将会成为基洛级潜艇“延长的手臂”,提高基洛级潜艇的作战能力。
装备CASA-212巡逻机和DHC-6 水上飞机是建设越南海军及海军空军力量革命、正规、现代进程中非常重要的内容之一,以确保在现今形势下完成保卫越南海洋海岛主权的神圣任务。
Đọc thêm...

Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự trên biển (1)

09:06 |

Tình hình Biển Đông hiện vẫn đang trong giai đoạn khá căng thẳng bởi những tuyên bố tham lam và hành động hiếu chiến của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa mưu đồ độc chiếm gần như toàn bộ vùng biển này. Hành động này lập tức thổi bùng sự giận dữ của các quốc gia láng giềng và buộc những nước này phải tăng cường năng lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền của mình. Trong số những quốc gia đang bị Trung Quốc đe dọa, chiến lược phòng thủ của Việt Nam tỏ ra khôn ngoan và hiệu quả hơn cả, đặc biệt là trong công tác hiện đại hóa trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển cũng như hải quân.
Sức mạnh từng bước được nâng tầm, cùng với đó là sự đồng bộ trong trang bị vũ khí chiến lược đã giúp cho quân đội Việt Nam có được vị thế không thể xem thường trong khu vực.
Sự lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng quân đội VN thể hiện rõ trong việc có thể vươn tầm kiểm soát trên biển Đông.
Trong vài năm trở lại đây, lực lượng cảnh sát biển và hải quân đã có những bước tiến đúng hướng và vững chắc,từng bước hiện đại hóa trang thiết bị vũ khí để nâng cao lực chiến đấu đảm bảo giữ vững chủ quyền Tổ quốc trên biển Đông.
Việt Nam có hệ thống radar khá phát triển, ngoài mạng lưới radar hiện có, Việt Nam tiếp tục hiện đại hóa lực lượng radar bằng việc mua sắm thêm thiết bị mới. Cụ thể như hồi đầu tháng 8/2013, VN đã nhập khẩu 20 đài radar RV-01 Vostok-E do Belarus sản xuất và đây cũng là radar hiện đại nhất trong Không quân Việt Nam hiện nay, ngoài ra VN còn nhập hệ thống radar P-35 do Nga sản xuất…Hệ thống radar được phát triển rộng khắp trên cả đất liền lẫn trên biển, hải đảo có nhiệm vụ dò tìm các mục tiêu xâm phạm vùng trời, vùng biển - hải đảo và vùng lãnh thổ Việt Nam để kịp thời thông báo cho các lực lượng phòng vệ như biên phòng, không quân và hải quân ngăn chặn đúng lúc, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống radar còn có nhiệm vụ dẫn đường cho một số loại tên lửa phòng không tiêu diệt mục tiêu bay.
Đối với Việt Nam, lực lượng Hải quân phải bảo vệ chủ quyền lãnh hải và quyền chủ quyền trong khu vực đặc quyền kinh tế, thềm lục địa rộng 200 hải lý, lúc này chỉ là nhiệm vụ của một lực lượng Hải quân ven bờ. Nhưng, bao gồm cả quần đảo Trường Sa, quần đảo cách xa đất liền từ 400 đến 600km là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi chỉ ý chí, quyết tâm và trí tuệ cao.
Nếu như Trung Quốc đang tăng cường nguồn lực để đóng tàu sân bay, chế tạo máy bay tiêm kích hạm, máy bay tiếp dầu trên không…để khắc phục bất lợi về địa lý thì Việt Nam, với thuận lợi về khoảng cách địa lý thì mới đây nhất Việt Nam đã hiện đại hóa máy bay trinh sát và tuần tra của mình bằng cách trang bị thêm cho mình các máy bay tuần thám CASA-212 và thủy phi cơ DHC-6.
Đọc thêm...

越南现代化海军和海警力量的装备(一)

09:05 |

    东海现今局势因中国为了实现独占几乎整个东海海域的图谋已不断发出贪婪的宣布与挑衅的行为而变得日益紧张与复杂。中国的这一举动已点燃了周边国家愤怒之火,并使他们为了保护自己国家主权而不得不加强自己的国防力量。在这些国家之中,越南的国防战略显得最为聪明和有效,特别是在现代化海军和海警力量装备方面。
    国防力量一步步得到加强,加上战略武器装备的不断升级使越南军队在区域内拥有一个不可轻视的位置。
    越南军队力量的快速发展体现在对东海控制能力的不断加强。
    近几年来,越南海军和海警力量已有了正确而稳定的发展,逐步现代化武器装备以提高作战能力,确保国家在东海的领土主权。
    越南的雷达系统相当发展,除了现有的雷达系统,越南将继续购买新设备来现代化自己的雷达系统。具体,2013年8月,越南已经从白俄罗斯采购20台VOSTOK-E斯托克-E型防空雷达,并成为越南空军目前最现代的雷达系统,另外越南还从俄罗斯进口P-35雷达系统。雷达系统在越南陆地和海域海岛上广泛使用,其主要任务是巡逻侵犯越南空域、海域与领土的目标,及时通知,让边防、空军、海军等防卫力量尽快防止、保卫越南的领土。另外,雷达系统还有引路防空导弹消灭飞行目标的作用。
    对越南而言,海军力量需要保卫领海主权和200海里范围内的专属经济区、大陆架的主权权利,这是越南沿海海军力量的任务。然而,越南海洋海岛主权还包括远离陆地400 到600公里的长沙群岛,所以捍卫祖国领土主权的工作将成为不小的挑战,要求越南海军力量有高度的意志和决心。
    在中国为了克服地理劣势正在加强投资力度,制造航空母舰、战斗机、空中加油机等的同时,越南近期也通过装备CASA-212巡逻机 和DHC-6 水上飞机来现代化自己的侦查飞机和巡逻机队伍。
   
Đọc thêm...

Tài liệu chứng minh về chủ quyền biển đảo Việt Nam

08:50 |

    Nằm trong tủ sách Biển – Đảo Việt Nam, cuốn “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” (NXB Giáo dục) của tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã là tài liệu tham khảo hữu ích về biển, đảo.
    “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” có thể xem như thành quả công phu, tâm huyết nhất của ông về đề tài này, sau gần 40 năm chuyên tâm nghiên cứu. Với hiểu biết sâu sắc về lịch sử; kiến thức phong phú; khả năng sử dụng các ngôn ngữ Anh, Pháp, Hán; sự thu thập tỉ mỉ tư liệu trong nhiều năm trời; sự cẩn trọng chính xác của một nhà khoa học lịch sử, và trên hết là thái độ tích cực của một công dân đầy trách nhiệm với đất nước, tác giả đã trao cho người đọc không phải chỉ tác phẩm cung cấp hiểu biết chính xác về biển đảo Tổ quốc mà cả chất men say tràn đầy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
    Công trình này dựa trên nguồn tư liệu phong phú, đa dạng được thu thập ở cả trong và ngoài nước; trong đó có tư liệu từ các văn bản mang tính lịch sử, tính pháp lí cao như châu bản triều Nguyễn, văn bản thực thi chủ quyền của chính quyền Tây Sơn, thư tịch và bản đồ cổ của nhà nước phong kiến Việt Nam, tư liệu và bản đồ cổ của phương Tây, và của chính người Trung Quốc liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nghiên cứu một cách hệ thống các nguồn tài liệu trên, nhất là các tư liệu trước năm 1909 (năm bắt đầu nảy sinh vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa), tiến sĩ Nguyễn Nhã bằng những lập luận sắc bén, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục đã khẳng định chân lý không lay chuyển: từ xa xưa, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc chủ quyền của VN chứ không phải Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Những người đầu tiên khai phá, đặt mốc chủ quyền hai quần đảo trên chính là những công dân VN. Dù trải qua nhiều biến động lịch sử, thay đổi nhà cầm quyền nhưng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ bấy đến nay vẫn nhất quán, không hề suy chuyển, đổi thay. Toàn bộ 6 chương sách với cách sắp xếp khoa học, chứng minh rõ ràng đã dẫn dắt người đọc đi đến chân lý ấy.
    Giáo sư Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng: “Đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, dựa trên những tư liệu phong phú, chứng cứ và lập luận khách quan. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Tôi cũng hi vọng từ cuốn sách này, nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa sẽ được đưa vào trong sách giáo khoa lịch sử các trường phổ thông”.
    Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là tập đầu tiên trong năm 2013 của Tủ sách Biển – Đảo Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức. Các tập còn lại là Hoàng Sa – Trường Sa trong vòng tay tổ quốc (hai tập) và cuốn sách ảnh Hoàng Sa – Trường Sa tuyến đầu Tổ quốc sẽ xuất bản trong thời gian tới.
   
Đọc thêm...

《越南对黄沙和长沙两群岛拥有主权的依据》——海岛主权的珍贵书籍

08:49 |
 
    经过近40年的专心研究《越南对黄沙和长沙两群岛拥有主权的依据》一书可以看做是作者在该主题上成就最突出的一部作品。在对历史的深刻了解、丰富的知识、精通英语、法语、汉语等多种语言的能力和多年仔细收集材料的基础上,加上一名历史学家固有的谨慎性格和一名对祖国富有责任感的公民的积极态度,作者不仅向读者们献出一部提供祖国海岛主权的正确信息的书籍,而且还是作者充满爱国主义和民族精神的一部书籍。
    《越南对黄沙和长沙两群岛拥有主权的依据》一书使用国内外丰富多样的资料来源。其中包括阮朝“ 朱版御批” 、越南西山政府关于行使主权文件、越南历届封建政权留下的古代书籍与地图、西方资料和古地图、甚至还有中国人有关肯定越南对黄沙和长沙两个群岛的主权的材料等具有历史意义和合法性的资料。通过系统地研究上述材料,特别是1909年(开始发生黄沙主权问题的争端)前的材料,阮雅博士以自己严密、尖锐和充满说服力的论点肯定了一个不可动摇的真理:“从古至今黄沙和长沙是属于越南主权而不是中国或者其他任何一个国家或领土”。第一个在这两个群岛上开发和做出领土主权标志的人是越南公民。尽管经历了许多历史变迁和朝代的更替,但是越南对黄沙和长沙的主权还是一致,没有丝毫改变。本书的六章内容以科学的顺序排序方式已引导读者们来到那个真理。
    越南历史科学协会主席潘辉黎教授表示:“这是一部严肃的科学研究项目,参考文献丰富、论据客观缜密。我希望这本书将能够满足人们特别是年轻一代研究和了解海岛主权问题的需求。我希望,通过这本书,有关越南对黄沙和长沙的主权内容将被列入高中学校的历史课程中”。
    《越南对黄沙和长沙两群岛拥有主权的依据》是由越南教育出版社印刷出版的《越南海洋海岛丛书》在2013年的第一集。剩下的《黄沙-长沙在祖国怀抱》(两集)和《黄沙、长沙——祖国的前线》图片集将在未来不久出版。
  是越南教育出版社“越南海洋海岛丛书”中的一册,由罕原阮雅作者所著的《越南对黄沙和长沙两群岛拥有主权的依据》一书是一部有关越南海洋海岛主权的珍贵参考材料。
Đọc thêm...

Khởi động giai đoạn 2 chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”

00:04 |

Sáng 30/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” giai đoạn 2 được công bố, vận động kinh phí đóng góp khoảng 12 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xây dựng trường học trên đảo Sinh Tồn (thuộc huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa).
Quy mô trường học được xây dựng tại đảo Sinh Tồn gồm 5 phòng học, được trang bị các cơ sở vật chất cơ bản; thư viện và phòng giáo vụ; hai phòng lưu trú của giáo viên; khu nhà vệ sinh, bể lưu trữ nước ngọt; tường rào, sân trường và sân chơi thể thao cho học sinh. Dự kiến đến tháng 4/2014 công trình sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng, nhân dịp kỷ niệm 39 năm thống nhất đất nước và chào mừng Ngày Quốc tế lao động 1/5.
Phát biểu tại buổi lễ công bố chương trình giai đoạn hai, bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính - cho biết, việc làm này có ý nghĩa trong việc chăm lo thế hệ trẻ của huyện đảo Trường Sa, cũng chính là đầu tư để gìn giữ và bảo vệ Trường Sa thân yêu của chúng ta. Những kết quả đạt được ở giai đoạn một đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng trong và ngoài nước, đồng lòng hướng về Trường Sa, hướng về những mầm xanh của Tổ quốc, là biểu tượng cao đẹp của lòng yêu nước thiết tha của người dân đất Việt.
Ông Nguyễn Văn Thắng- Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cho biết,lần đầu tiên có một chương trình vận động lớn chăm lo cho học sinh Trường Sa. Đây là ngôi trường có ý nghĩa rất lớn. Từ đây các cháu có điều kiện học tốt hơn. Có ngôi trường này, cha mẹ các cháu yên tâm hơn phục vụ xây dựng huyện đảo.
Chương trình do Quỹ học bổng Vừ A Dính, Báo Pháp luật và Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức nhằm tạo sự quan tâm của xã hội, chăm lo cho các cháu ở vùng biên giới hải đảo; đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa bằng một công trình dân sinh cụ thể, mang ý nghĩa thiết thực và nhân văn.
Giai đoạn một của chương trình, sau nửa năm phát động đã xây dựng một trường học trên đảo Trường Sa Lớn (Khánh Hòa) với số tiền 12 tỷ đồng, được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 21/4. Công trình do UBND huyện đảo Trường Sa làm chủ đầu tư, gồm 6 phòng học (từ mầm non đến lớp 5), thư viện, sân chơi, nhà công vụ cho giáo viên, khu vệ sinh, bể chứa nước ngọt…Chương trình vận động xây trường học trên đảo Trường Sa Lớn đã hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra cả về tiến độ xây dựng và kinh phí vận động, nhận được sự đồng tình mạnh mẽ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Đọc thêm...

启动“关爱长沙学生” 活动计划第二阶段

00:03 |

8月30日在胡志明市,“关爱长沙学生” 活动计划第二阶段正式启动,旨在动员国内外力量捐助120亿越盾左右,为越南庆和省长沙岛县生存岛建设学校。
按原先设计,在越南庆和省长沙岛县生存岛上兴建的学校工程包括幼儿园至小学五年级学生上学的5间教室,另外还包括图书馆、教务室和两间老师公务室、卫生间、淡水池 、校园娱乐场等其他辅助工程。 预计,生存岛上的学校建设项目将于 2014 年 4 月 值纪念越南统一39周年之际完工并投入使用。
越南原国家副主席、“于阿营”(Vừ A Dính)助学基金会主席张美华女士出席仪式,并发表讲话。她表示该活动对关注长沙岛县上孩子们具有重大意义,同时也对保护与发展亲爱长沙做出贡献。“关爱长沙学生” 活动计划第一阶段已在国内外越南同胞群众中造成深远的影响,形成一股为祖国黄沙、为祖国未来献出爱心的凝聚力,是越南民族爱国主义的神圣体现。
庆和省长沙岛县人民议会主席阮文胜先生表示,这是第一次有个关照长沙岛县孩子们的重大活动计划。这所学校具有重大意义,有了这所学校,孩子们将有更好的条件学习,孩子们的家长也安心为长沙岛县的建设作出贡献。
  “关爱长沙学生” 活动计划由“于阿营” 助学基金会、胡志明市《法律报》和胡志明市电视台联合开展,其目的是通过建造一个具有实际与人文意义的民生工程呼吁社会对边疆海盗地区孩子们的关注,同时也对肯定越南在长沙群岛的主权作出贡献。
据了解,“关爱长沙学生” 活动计划第一阶段已在庆和省长沙岛县长沙镇兴建了一所经费共120亿越盾的学校,长沙市镇小学于2013年4月21日正式落成。该工程包括幼儿园至小学五年级学生上学的6间教室,另外还包括图书馆、校园娱乐场、老师公务室、卫生间、淡水池 等。该工程受到国内外爱心组织与认识的热烈关注,并提前完工,投入使用。
Đọc thêm...

Việt Nam thành lập Phi đội thủy phi cơ DHC-6 Việt Nam

19:39 |
  
    Chiều 5/9, tại Hải Phòng, Bộ tham mưu Hải quân đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Khung Phi đội thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân. Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân; Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân cùng đại biểu các cơ quan chức năng Quân chủng Hải quân dự buổi lễ.
   Trước đó, ngày 31/7/2013, Tư lệnh Hải quân đã ký quyết định số 7934/QĐ-BTL thành lập Khung Phi đội thủy phi cơ DHC-6 trực thuộc Bộ tham mưu Hải quân. Theo đó, Khung Phi đội thủy phi cơ DHC-6 có nhiệm vụ tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện, khai thác sử dụng máy bay DHC-6 đảm bảo an toàn tuyệt đối… Đồng thời giao Bộ tham mưu lựa chọn, điều động đủ cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức, sức khỏe và trình độ chuyên môn kỹ thuật theo đúng chuyên ngành đủ sức tiếp nhận, huấn luyện, quản lý, khai thác sử dụng máy bay DHC-6 Không quân Hải quân.
    Phát biểu tại buổi lễ, Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh khẳng định: Cùng với Phi đội máy bay EC-225, việc thành lập Khung Phi đội thủy phi cơ DHC-6 là một trong những nội dung quan trọng trong lộ trình xây dựng lực lượng Không quân Hải quân nói riêng và Quân chủng Hải quân nói chung cách mạng, chính quy, hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Đồng chí Phó tư lệnh Hải quân yêu cầu cán bộ, chiến sỹ, nhân viên Khung Phi đội thủy phi cơ DHC-6 nhanh chóng ổn định tư tưởng, tổ chức, đoàn kết, chủ động khắc phụ khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
    Theo đánh giá của các chuyên gia về máy bay, thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 do công ty Viking của Canada chế tạo, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, cứu hộ cứu nạn, vận tải hàng hóa và hành khách. Thủy phi cơ lưỡng dụng DHC - 6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran - C và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển. Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DHC - 6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên ngoài. Thủy phi cơ DHC - 6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT - 6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ. Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248 km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn và có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.
    Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc thủy phi cơ DHC - 6 vào năm 2010. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải CASA C - 212 từ Tây Ban Nha. Để tăng cường hiệu quả của việc giám sát, tuần tra trên biển, có thông tin nói Việt Nam có thể sẽ mua 6 máy bay săn tàu ngầm P - 3C Orion từ Mỹ để tăng cường khả năng tuần tra hàng hải.
   
Đọc thêm...

越南成立首个水上飞机中队

19:38 |

    9月5日下午,越南人民军海军在海防市举行仪式,宣布成立首个水上飞机中队。越南海军副司令、参谋长范玉明海军中将,海军副司令黎明成以及海军职能部门的代表参加仪式。
    此前,2013年7月31日,海军司令签署了第7934/QD-BTL号决定,建立直属海军总参谋部的DHC-6水上飞机中队。根据该决定,DHC-水上飞机中队负责6DHC-6飞机的所战备训,运营使用的组织和管理工作。另外,海军司令交总参谋部选择,调动具有道德品质、身体健康以专业技术的人员,以确保能够有效地接收,训练,管理,使用DHC-6飞机。
     在仪式上,越南海军副司令、参谋长范玉明中将发表称,成立DHC-6海上飞机中队和成立EC-225直升机飞行中队是建设现代海军的重要步骤,将“完成保卫越南领海和岛屿的任务”。范玉明中将要求DHC-6海上飞机中队队员要团结,克服困难,保证时刻准备着接受和完成升级交给的任务。
    据专家分析,越南海军装备的水上飞机为DHC-6“双水獭400”型水上巡逻机由加拿大维京(Viking)公司制造,可以执行多种不同的任务:海上巡逻、运输、搜索和救援,在海面上标记位置。DCH-6配备现代化的航电系统、气象雷达彩色显示器、雷达高度计、集成摄像头、全球定位系统(GPS)、控制系统和Loran-C(罗兰C)海事无线电通信系统。除了内置的电子产品以外,DCH-6可携带外在的辅助设备。DCH-6 400飞机配备两台PT-6A35涡桨发动机 ,平均时速为300公里。气密舱可满足4200米的高空飞行时无需氧气面罩。飞机最大飞行高度为8500米,最大航程1248公里(携带副油箱),正常航程896公里(标准燃油),续航力6小时。
    2010年,越南已经签署了一份购买6架DHC-6双水獭水陆两用飞机的合同。此外,越南也与西班牙签署一份订购3架CASA C-212海上巡逻机的合同。有消息称,为了加强海上巡逻工作,越南有意向美国引进6架P-3“猎户座”反潜巡逻机。
   
Đọc thêm...

Philippines cáo buộc Trung Quốc xây dựng cấu trúc ở Scarborough

07:51 |
Trong phiên điều trần về ngân sách quốc phòng tại Quốc hội Philippines hôm 3/9, Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Voltaire Gazmin cho hay Trung Quốc dường như đang chuẩn bị xây dựng một cấu trúc nào đó tại Bãi cạn Scarborough. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez hôm 4/9 cho biết qua hình ảnh chụp từ trên cao, họ đã phát hiện khoảng 75 cột bê tông do Trung Quốc dựng lên, nằm rải rác trên một khu vực rộng khoảng 2 hecta ở phía bắc Bãi cạn Scarborough. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 4/9 cho biết, chính phủ nước này sẽ gửi công hàm ngoại giao phản đối việc Trung Quốc xây dựng ở bãi cạn Scarborough. Trả lời phỏng vấn hãng Reuters tại Manila, ông Rosario cho biết: “Chúng tôi cho rằng Trung Quốc đang tìm cách đi trước COC. Bắc Kinh có một chương trình hành động mà họ đang cố gắng hoàn thành trước khi ngồi xuống đàm phán về COC. Nếu Philippines là mục tiêu của Trung Quốc hôm nay thì một quốc gia khác có thể sẽ trở thành mục tiêu ngày mai. Vì vậy điều này cần được xem xét như một vấn đề của khu vực.” Ngày 5/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines ông Raul Hernandez cho biết Đại sứ nước này tại Trung Quốc Erlinda Basilio đã được chỉ thị trở về Manila. Bà Basilio sẽ tham vấn cho các quan chức Chính phủ Philippines về cách đối phó với những hành động của Trung Quốc ở Bãi cạn Scarborough.
Trước việc Philippines cáo buộc Trung Quốc thả các khối bê tông ngoài Bãi cạn Scarborough, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 4/9 tuyên bố: “Những gì Philippines nói không đúng sự thật. Bãi Scarborough là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc. Căn cứ tình hình hiện nay, tàu chính phủ Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động tuần tra thường xuyên ở khu vực này . Đó là quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc.” Ông Hồng cũng tuyên bố: “Nếu Philippines thực sự chú ý và quan tâm tới COC ở Biển Đông thì nên nghiêm túc tuân thủ DOC và tạo như điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán về COC và không gây ra các sự cố”.
Bình luận về sự kiện này, Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, đây rõ ràng là một hành động vi phạm nghiêm trọng tinh thần và nội dung của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002. Trung Quốc đang đi một nước cờ chính trị khá cao tay. Hoạt động xây dựng của Trung Quốc diễn ra trước thềm Hội nghị Quan chức Cấp cao Trung Quốc – ASEAN lần thứ 6 và Hội nghị Nhóm Công tác Chung về Thực thi DOC lần thứ 9 tại Suzhou, tỉnh Jiangsu, dự kiến vào ngày 14-15/9. Có lẽ Trung Quốc chọn thời điểm cho quá trình xây dựng của mình ngay trước thời điểm tổ chức các hội nghị trên. Nếu Philippines phản đối quá gay gắt, Trung Quốc có thể hủy bỏ các cuộc đàm phán và nói rằng Manila đã vi phạm tinh thần của DOC. Hoặc Philippines sẽ không dám phản đối quá gay gắt bởi họ lo ngại rằng việc này sẽ gây ảnh hưởng tới các nước ASEAN, các quốc gia đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào các vòng hội nghị sắp tới. Cho dù cuộc chơi này có diễn ra thế nào đi chăng nữa thì Trung Quốc vẫn sẽ được hưởng lợi do họ đang từng bước khẳng định quyền kiểm soát với Bãi cạn Scarborough.
Đọc thêm...

菲律宾指责中国在斯卡巴洛礁建筑设施

07:50 |

菲律宾国防部长加斯明9月3日宣布称,菲律宾在斯卡巴洛礁上监测到了“混凝土砌块”,称有迹象显示中国正准备在斯卡巴洛礁上“拉开建筑工程的序幕”,并指责称这是中国对南海的新一轮“侵犯行为”。9月4日,菲律宾国防部发言人加尔韦斯称,菲律宾空军上周末在巡逻该区域时,在斯卡巴洛礁北部发现有75块混凝土砌块。菲律宾外长德尔罗萨里奥当天在接受路透社采访时称,菲方将就“混凝土砌块”问题向中国提出抗议。他称,中国在“南海行为准则”问题上正在实施“战略拖延”,并试图在此之前“扩张领土”。菲律宾外长还呼吁东盟国家一起在此问题上对中国施压,“如果说今天中国的目标是菲律宾,明天就会轮到其他国家。所以,应当视其为地区共同的问题”。9月5日,菲外交部发言人赫尔南德斯表示,菲律宾驻华大使艾琳达·巴西里奥已被召回马尼拉,并将就中国在斯卡巴洛礁“开展工程”一事向菲律宾官员建议如何处理和应对”。
针对菲律宾方面的指责,中国外交部发言人洪磊9月4日宣布,菲方所称情况并不属实。斯卡巴洛礁是中国固有领土。根据当前形势,中国政府公务船在斯卡巴洛礁海域保持正常巡航,维护斯卡巴洛礁主权和该海域的秩序。这是中方的正当权益。他还强调,菲方如真的关心“南海行为准则”(COC),就应当以实际行动信守并落实《南海各方行为宣言》(DOC),为商谈“准则”创造必要的条件与环境,而不要无事生非,制造事端。
针对此事件,澳大利亚国防学院卡莱尔·塞耶(Carlyle A.Thayer)教授评论称,中国的此次行动已严重违反了2002年DOC的精神和内容。但不得不承认,这是中国非常高明的一步棋。中国选择在9月14日至15日在中国江苏省苏州市举行的落实《南海各方行为宣言》第六次高官会和第九次联合工作组会议的前夕建造设施,如果马尼拉过于强烈地提出抗议,中国可能会取消会议,并指责马尼拉违反宣言精神。菲律宾也有可能因担心冒犯已为即将举行的这一轮会议投入(时间、金钱和精力)的其他东盟成员国而不敢过于强烈地提出抗议。“无论情况如何发展,中国总能得到好处,因为它在逐渐取得对斯卡巴洛礁的控制”,塞耶强调说。
Đọc thêm...

VAI TRÒ CỦA VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ BIỂN ĐÔNG (2)

07:42 |
Lực lượng hải quân của vua Gia Long được mô tả là “Hạm đội bao gồm những pháo thuyền mang theo từ 16 đến 22 khẩu đại bác. Những thuyền lớn có từ 50 đến 70 mái chèo, những thuyền nhỏ có 40 hoặc 44 mái chéo”.
Đến cuối đời Gia Long, xu thế quân sự hóa và chính quy hóa các đội Hoàng Sa, Bắc Hải ngày càng mạnh theo hướng quy thuộc vào đội Thủy quân. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời vua Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều vua Minh Mệnh.Những nguời chuyên trách công việc ở Hoàng Sa, Trường Sa vẫn chủ yếu tuyển chọn từ những người dân An Vĩnh, Sa Kỳ và đảo Lý Sơn. Phạm vi hoạt động của đội Thủy quân là trên toàn tuyến biển đảo cả Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển đảo khác thuộc chủ quyền của nước Đại Nam (Việt Nam).
Dưới triều vua Minh Mạng thủy quân nhà Nguyễn được tổ chức chặt chẽ và quy củ. Ngoài nhiệm vụ đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ thủy quân nhà Nguyễn còn phải thực thi nhiệm vụ quan trọng đó là cắm mốc, dựng bia chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lực lượng thủy quân nhà Nguyễn được vua Minh Mạng cải tiến, ông định kích thước và kiểu dáng cho từng hạng thuyền làm chuẩn mực để các xưởng thuyền theo các quy thức đó mà đóng. Minh Mạng đã cho đóng một số thuyền máy hơi nước theo kiểu phương Tây và mua một số tàu hơi nước đi biển của phương Tây để tăng cường cho lực lượng phòng thủ biển ở các vị trí then chốt.
Năm Nhâm Ngọ 1822, vua Minh Mạng cho mua một chiếc thuyền bọc đồng của Pháp đặt tên là Điện Dương tức là sấm sét để làm mẫu cho các xưởng đóng thuyền nghiên cứu và đóng theo mẫu thuyền này.
Sách Đại Nam Thực Lục có chép: ”Tháng 6 năm ấy, vua sai Thống chế thủy sư Phan Văn Trường coi đóng thuyền hiệu theo kiểu Tây dương”. Chiếc thuyền bọc đồng đầu tiên hoàn thành được đặt tên là Thụy Long tức điềm lành, sau đó hàng loạt thuyền bọc đồng được đóng thêm chủ yếu là thuyền chiến, một số là thuyền dùng trong các chuyến tuần du trên Biển Đông.
Năm 1836, vua Minh Mạng đã ra lệnh cho Bộ Công đúc 9 đỉnh đồng khổng lồ. Cửu đỉnh được đặt trước Thế miếu nơi thờ tự các nhà vua triều Nguyễn. Điều đáng nói là trên Cửu đỉnh có 153 hình ảnh được khắc đều là những địa danh nổi tiếng của đất nước. Đặc biệt trên Cao Đỉnh hình ảnh Biển Đông dậy sóng được thể hiện một cách tinh tế. Tiếp đó trên Nhân Đỉnh có biển Nam tức Nam Hải, Chương Đỉnh có biển Tây tức Tây Hải. Những hình ảnh về biển đảo trên Cửu đỉnh đã khẳng định quyền làm chủ Biển Đông và giữ vững hải phận của triều đình nhà Nguyễn thủa ấy.
Dưới thời vua Thiệu Trị (1841 – 1846), triều đình nhà Nguyễn phải lo đối phó với quân Xiêm trong cuộc chiến tranh từ năm 1841 đến 1845. Do vậy, trong giai đoạn lịch sử này, triều đình không thể tập trung toàn bộ lực lượng thuỷ quân cho công tác khai thác biển đảo, việc cử người đi Hoàng Sa, Trường Sa nhiều lần bị đình hoãn nhưng hoạt động chủ quyền biển đảo vẫn được duy trì. Trong thời kỳ này có rất nhiều “đơn” xin ra Hoàng Sa, Trường Sa, đích thân vua châu phê vì công việc bận hoặc vì bão gió chưa cho người ra Hoàng Sa, Trường Sa.
Thời kỳ triều đại vua Tự Đức là thời kỳ khó khăn trong lịch sử. Năm 1847 tầu chiến Pháp bắn những phát súng đầu tiên vào tầu thuyền Việt Nam ở ven biển gần Huế. Năm 1858 Pháp và Tây Ban Nha đánh vào cửa biển Đà Nẵng chiếm bán đảo Sơn Trà cuộc chiến xâm lược của Pháp từ biển vào đã mở màn. Lực lượng thuỷ quân của triều đình phải tập trung đối phó với cuộc xâm lược của Pháp nên không còn điều kiện để thường xuyên ra Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng ý thức trách nhiệm về chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ vững.
Đặc biệt, trong giai đoạn Vương triều Nguyễn của vua Thiệu Trị và Tự Đức có rất nhiều Bộ sách của Quốc sử quán triều Nguyễn được hoàn thành, trong đó đều ghi chép khá rõ ràng về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa như: bộ sách Đại Nam Thực lục; Khâm định Đại Nam hội điển; Đại Nam nhất thống chí,; Bộ sách Việt sử cương giám khảo lược ; Khải đồng thuyết ước
Từ đầu thế kỷ XIX với sự ra đời của Vương triều Nguyễn cai quản một vùng lãnh thổ, lãnh hải có nguồn gốc từ 3 quốc gia cổ đại đầu tiên và được tái xác lập và ổn định tính từ năm 1757, quan niệm về Biển Đông đã được hiểu một cách thống nhất là vùng biển rộng dài chạy dọc theo và che chở cho toàn bộ mặt đông của lãnh thổ, tính từ Móng Cái (ở cực Bắc) cho đến mũi Cà Mau (ở cực Nam), mở rộng ra không chỉ toàn bộ các dải đảo ven bờ, mà cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nói một cách khác, quan niệm thống nhất và phổ biến của Việt Nam về Biển Đông như hiện nay, trên thực tế đã được xác lập từ đầu thế kỷ XIX.
 
Đọc thêm...

越南阮朝在东海管理工作上的角色(二)

07:41 |

    嘉龙皇帝的海军力量在别人的描述是:“舰队带着炮船具备了16到22个大炮。大船具有50至70个船桨,小团也具有40至44个船桨”。
    到嘉龙皇帝末期,黄沙队和北海队的军事化和正规化趋势越来越强大定向于归属水军队。各黄沙队和北海队的 活动在嘉龙皇帝时期给长积极和有效,直到XIX世纪的20年代初就合并入明命朝代的水军队。负责黄沙和长沙岛上工作的人主要是在安永、沙琪和李山岛上选择的人。水军的工作范围海岛全线和黄沙、长沙、与属于(越南)大南国主权的海岛。
在明命皇帝时期,阮朝水军的组织非常有条理。除了计量水程、画地图外,阮朝的水军还要在黄沙和长沙执行插标、勘界立碑等重要任务.
    明命皇帝已经对阮朝的水军力量做出改进,他对每种船舰做好尺寸和样式让只船厂按照他的标准来制造船舰。明命让人制造一些西方风格的船舰,并从西方买来蒸汽船旨在加强关键位置上的海防防御。
    1822年,明命皇帝从法国买来一条包铜船起名为“电阳”,意思是雷电,当做船样,让只船厂研究根据这个样本来制造新船。
    在《大南实录》一书中写道:“当年6月份,皇帝派水师潘文长按照西洋的船样来制作传播”。第一条包铜传播的成功制造被起名为“翠龙”意思是“吉兆”,后来一系列的包铜传播被制造,主要是战船,一些传播用来为东海上巡逻工作服务。
    1863年,明命皇帝命令工部铸造9个巨大的铜鼎。九鼎被放在世庙,祭祀越南朝代各位皇帝difang 。值得注意的是,就顶上面有153个影像都是国家著名的地方。在铜鼎的顶面精致地刻上越南东海的景象。
    另外还有南海和西海。铜鼎上的海岛影像就肯定了越南阮朝当时对东海的主权。
在绍治皇帝朝代(1841-1846)的时候,由于在1841至1845年年的战争中,阮朝要操心对付柬埔寨军队,所以这段时间朝廷不能集中全部水军精力在开采海岛财务,派人到黄沙和长沙也多次被暂停。但还维护对东海主权的活动。
    在涂德皇帝朝代是历史上最为困难的时期。1847年在顺化海边附近,法国船舰发射第一炮到越南的船舰上。1858年,法国和西班牙攻击岘港山茶半岛。朝廷 的水军力量要集中应付法国战略,所以没有条件经常派人到黄沙和长沙。不过越南对于黄沙和长沙的主权意识和责任仍然保持。
    特别是在阮朝绍治皇帝的字德皇帝期间,国史已经编写了许多书籍,里面都明确写道越南队黄沙的长沙执行主权的内容如:《大难实录》、《钦定大南会典》、《大南一统志》、《越南历史简略大纲》和《凯同说约》。
    自从19世纪,随着阮朝的成立,源于最初3个古代国家的一个领土区域和领海于1757年已经被设立并得以稳定。东海在人们的观念中是沿着东面领土的海域, 界限为北极的芒街至南极的金瓯,扩大到不只是沿海海岛,而且还包括黄沙和长沙。换句话说,实际上越南对东海的统一和普遍观念自从19世纪已经被设立。
Đọc thêm...

VAI TRÒ CỦA VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ BIỂN ĐÔNG (1)

07:40 |
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, các triều đại phong kiến Việt Nam đều coi trọng và đầu tư nguồn lực xây dựng lực lượng thủy binh hùng mạnh. Lực lượng thủy quân của các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã được hình thành và không ngừng lớn mạnh và hoàn thiện.
Lực lượng thủy binh đó đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giữ gìn đất nước với các dấu ấn lịch sử qua từng giai đoạn.
Các tài liệu còn được lưu giữ đến ngày nay đã khẳng định ít nhất là từ thế kỷ 17, các triều đình phong kiến Việt Nam đã xác lập chủ quyền và quản lý, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời khai thác và làm chủ Biển Đông. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn có chép: “Phía Đông có dải đảo cát nằm ngang (Hoàng Sa đảo) liền với biển xanh làm hào che, phía Tây khống chế vùng Sơn Man có lũy đá dài chồng chất giữ cho vững vàng, phía Nam kề bên tỉnh Bình Định, có sườn núi Bến Đá làm mũi chặn ngang, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh sa có thể làm giới hạn”.
Đặc biệt, dưới triều Nguyễn, lực lượng thủy quân đã được xây dựng với quy mô lớn nhằm bảo vệ hải giới, bởi lúc này con đường tơ lụa trên biển được các nước phương Tây mở rộng và Việt Nam nằm trên con đường đó.
Năm 1802, Nguyễn Ánh (Gia Long) đánh bại Tây Sơn, thiết lập Vương triềuTheo sách Đại Nam thực lục Chính biên ghi chép thì vào năm 1803, nghĩa là chỉ mấy tháng sau khi thành lập Vương triều Nguyễn, vua Gia Long “lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”. Không chỉ có đội Hoàng Sa, ông cho tái lập đội Bắc Hải và năm 1805 cho đặt cả đội Hoàng Sa, Bắc Hải vào trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Đặc biệt liên tục trong các năm 1815, 1816, Gia Long “sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”, triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ.guyễn, cai quản một nước Việt Nam thống nhất, rộng dài và ổn định trọn vẹn như ngày hôm nay. Vua Gia Long đã ra sức phát triển lực lượng thuỷ quân, đóng thuyền buồm, tầu chiến và cử tầu thuyền ra nước ngoài. Vua Gia Long từng lệnh cho Bộ Công tổ chức biên soạn cuốn Duyên hải lục ghi chép độ sâu của thuỷ triều ven biển và cây số đường biển. Một điểm nổi bật trong triều đại vua Gia Long là hoạt động tích cực trong việc thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Hoạt động thực thi chủ quyền của vua Gia Long ở Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ không chỉ được lưu giữ, ghi chép lại trong các bộ sách chính sử của triều đình mà còn được nhiều người phương Tây chứng thực và để cao. Giám mục người Pháp Jean Louis Taberd đã từng nhiều năm truyền giáo ở Trung Kỳ và Nam Kỳ đầu thế kỷ 19 đã ghi nhận trong Tài liệu về địa lý của Cochinchina trong Tạp chí xã hội Châu Á: “năm 1816, vua Gia Long đã cho cắm cờ chính thức giữ chủ quyền ở Hoàng Sa và không có ai tranh giành với ông ta”.
Đọc thêm...

越南阮朝在东海管理工作上的角色(一)

07:39 |

为了捍卫祖国的海岛主权,越南封建时期的各朝代都看重并投资建立强大的水兵力量。在越南丁、李、陈、黎、阮等朝代的水军力量日益强大并得以完善。
经过各历史阶段该水兵力量以许多历史标志对捍卫祖国事业做出不少的贡献。
至今所留下来的资料已经肯定了至少从17世纪,越南封建时期的各朝代已经对黄沙和长沙两个群岛设立主权和管理,同时在岛上进行开采,成为东海的主人。
    在越南阮朝时期的《大南一统志》一书中写道:“东面有黄沙岛与大海相连成为 隔墙,西面有长长的石墙控制山曼(Son Man)区域,南方邻近平定省,有石堤(Ben Da) 山腰挡在中间,北面靠近广南省,有险滩作为界限”。
    特别是在阮朝时期,大规模建设水军力量来捍卫海界,因为当时西方各国扩大海上的丝绸之路而越南也处于丝绸之路的一部分。
    1802年,阮映(嘉龙)打败西山,成立阮王朝,治理一个如今宽长稳定的越南统一国家。嘉龙皇帝已经不断发展水军力量、制造船舶、战船并派船舰到国外。嘉龙皇帝曾经命令工部组织编写《沿海录》,其目的在于记录沿海潮水的深度怒和海路的长度。积极执行对黄沙和长沙的主权是嘉龙皇帝朝代的一个亮点。
    根据《大南实录》正版一书中的记载,1803年阮朝刚成立几个月后,嘉龙皇帝“使用武文福当做沙琪海口看守,命令外籍穆民成立黄沙队”。除了黄沙队外,他还建设北海对,并于1805年他把黄沙队和北海对一同列入长鸵各队的组织机构, 该队伍要负责从东海广平省连续到平顺省的开采和管理工作。特别是在1815、1816年中,嘉龙“派黄沙队巡逻海路,坚决和统一地展开执行有关主权的各项活动。
    对于越南阮朝时期在黄沙和长沙执行主权的各项活动不但被记录并保留在朝廷的史书,而且还收到许多西方人的验证和提高。法国的一位传教士塔伯尔神父(Jean-Louis Taberd)于1837年在他编写的《交趾支那地理考释(Note on theGeography of Cochinchina)》一本亚洲社会杂志中写道:“1816年,嘉龙皇帝在黄沙岛上让人插上旗子,正式标志对该岛拥有主权,并没有人与他争夺。
Đọc thêm...

Đảo Lý Sơn - minh chứng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (2)

12:33 |
Trong khi đó, một hậu duệ của gia tộc họ Nguyễn – ông Nguyễn Từ 75 tuổi tiết lộ: tiền nhân dòng họ Nguyễn trước kia đã mời được người thợ mộc, thợ chạm rất nổi tiếng ở Kim Bồng (Quảng Nam) và cẩn xà cừ từ sâu trong Thừa Thiên Huế ra đảo Lý Sơn làm ròng rã trong hàng năm trời làm được ngôi nhà cổ này.
Sau hơn 200 năm xây dựng gìn giữ và bảo tồn, hiện nay huyện đảo  Lý Sơn đã giữ lại được gần như nguyên vẹn hơn 24 ngôi nhà cổ và nhiều đồ thờ cúng tổ tiên. Những ngôi nhà cổ này là nơi thờ cúng của các gia tộc trên đảo. Hàng năm trên đảo vẫn tổ chức các nghi lễ quan trọng như lễ tế các dân binh, lễ thả thuyền và hình nhân thế mạng, các nghi lễ chánh tế khao lề thế lính Hoàng Sa của các tộc họ ... tri ân công đức tổ tiên, tri ân những hùng binh Hoàng Sa ghi nhận công lao to lớn của các bậc tiền hiền có công trong việc bảo vệ và xác lập chủ quyền trên biển Đông.
Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của Đội Hoàng Sa mà nòng cốt là người dân đảo Lý Sơn có ý nghĩa thiêng liêng, cao quý, sẵn sàng hy sinh, chấp nhận hiểm nguy, tất cả vì sự trường tồn của đất nước. Những nghi lễ này tại đây đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, một lễ thức của nhân dân, vì nhân dân và vì đất nước”.
Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn – ông Phạm Hoàng Linh cho biết: “Nhà cổ Lý Sơn mang đậm phong cách thuần Việt, theo lối kiến trúc miền Trung Trung Bộ. Các hoa văn họa tiết chạm trổ tứ linh đã thể hiện tín ngưỡng tâm linh văn hóa Việt nói chung và Trung Trung Bộ nói riêng”.
Ngoài ra nhà cổ Lý Sơn còn mang sắc thái theo kiểu kiến trúc của cung đình Huế. Ông Linh tự hào nói : “ Nhà cổ ở Lý Sơn được thiết kế độc đáo, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, sóng gió quanh năm trên đảo. Vì vậy những di sản này ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, là bảo tàng sống động gắn với lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”.
Một minh chứng hùng hồn nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam là tại nơi đây người ta còn tìm thấy rất nhiều tài liệu chữ Hán ghi lại chân thực những dấu tích hết sức giá trị đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiêu biểu là tờ lệnh ban hành ngày 15-4 năm Minh Mạng thứ 15, tức là năm Giáp Ngọ 1834, điều động hơn 13 dòng tộc trên đảo Lý Sơn đi Hoàng Sa thi hành nhiệm vụ, được lưu giữ trong ngôi nhà cổ của gia tộc Đặng xã An Hải.
Những ngôi nhà cổ trên đảo thực sự là một bảo tàng sống của dân tộc ta khẳng định chủ quyền của Việt Nam có giá trị về mặt văn hóa rất cao cần được bảo vệ giữ gìn và trùng tu để con cháu đời sau biết đó chính là một trong những nơi từng in dấu chân của các anh hùng trước khi ra biển, hi sinh vì Tổ quốc. Chính vì lý do này TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc sở VH-TT và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết từ năm 2000, ngành văn hóa tỉnh đã tham mưu xây dựng đề án trùng tu và bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử gắn liền với đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hà. Một số di tích đã được trùng tu tôn tạo như đình làng An Vĩnh, tượng đài, nhà trưng bày đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải và một số ngôi mộ gió. Nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều di tích quan trọng chưa được đầu tư trùng tu tái tạo như nhà thờ họ Võ Văn, nhà thờ cai đội Phạm Quang Ảnh….ông Vũ trải lòng.
Ông Vũ còn tiết lộ: “ Chúng tôi vẫn đang chủ trương xây dựng 1 số đề án hạng mục để bảo tồn những ngôi nhà cổ này, đồng thời xin kinh phí xây dựng bảo tàng Hoàng Sa- Trường Sa trên đảo Lý Sơn để thể hiện lòng tự hào tự tôn dân tộc”.
Chúc cho những dự án này sớm được hoàn thành, chúc cho di sản văn hóa trên đảo Lý Sơn mãi trường tồn cùng dân tộc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đọc thêm...

李山岛 – 肯定越南对黄沙群岛与长沙群岛主权的文化遗产 (二)

12:32 |
阮氏家族后裔,今年已经75岁的阮慈先生透露:“阮氏的先贤以前就请了广南省非常有名的木匠到李山岛,要整整一年才能完成这栋宅子。
经过200多年建造与保护,李山岛现在几乎完整地保留了24栋古宅及众多祭祀祖先的工具。这些古宅同时也是各大家族祭祀祖先的地方。每年,李山岛都隆重举各种重大礼仪,缅怀祖先对确立与保卫东海主权作出贡献的公德。
越南文化,体育与旅游部部长黄俊英先生强调:“以李山岛居民为核心的黄沙队的任务具有神圣而高贵的意义。他们为了国家的长存而无畏危险,勇于牺牲。这些礼仪已成为人民非常重要的礼仪,体现了为人民,为祖国勇于牺牲的神圣精神。
李山岛县人民委员会副主席范黄玲表示:“李山岛的古宅具有浓厚的越南中部的建筑风格。古宅中雕刻龙,麟,龟,凤等四灵动物形象体现了越南中部人民及越南人民的文化信仰的特色。同时,李山岛的古宅还具有阮朝宫廷建筑的独特风格。”
另外,李山岛每座古宅犹如一座活博物馆,收藏不少证明越南对黄沙群岛主权的资料、证据,并由岛上居民保存了数百年。例如,1834年明命15年颁布,关于派遣李山岛13大家族的民兵船队赴黄沙岛执勤的敕令就是在安海乡邓氏家族的古宅中找到的。
李山岛古宅具有重要的文化价值,需要进行保护与修正,让子孙后代了解到,这里拥有前人为国贡献,出海前留下的足迹。广义省文化,体育与旅游厅厅长阮登武博士表示:“从2000年起,广义省已制定保护、修正有关兼管北海的黄沙队的历史遗迹的计划。一些遗迹已得到修护,例如安永村村庙,建馆北海的黄沙队纪念馆等。但是仍然还有很多历史遗迹我们没有条件进行保护与修复,例如武氏家族的宗祠,范光影队长祠堂等”,武先生遗憾地表示。
武先生还透露说:“我们正在继续制定修复,保存这些古宅的计划,同时申请经费建造在李山岛上的黄沙- 长沙博物馆,以体现民族的自尊情怀。”
祝愿这些计划早以完成,祝愿李山岛上的文化遗产永世长存,为肯定越南队黄沙群岛与长沙群岛的主权作出贡献。
Đọc thêm...

Đảo Lý Sơn - minh chứng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (1)

12:29 |
Mỗi lần có dịp trở về huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, men theo con đường lởm chởm sỏi đá quanh năm rì rào sóng vỗ, được nhìn lại những ngôi nhà cổ có tuổi thọ lên tới 150 -200 năm tuổi vừa cổ kính vừa uy nghi như mang dáng dấp của đội hùng binh năm xưa vâng lệnh vua vượt sóng ra dựng bia, cắm mốc khẳng định chủ quyền của quốc gia trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi lại như được sống trong những ký ức những câu chuyện lưu truyền về hải đội oai hùng ngày ấy.
Cũng thật vinh dự, tự hào cho người dân Lý Sơn nói riêng hay người dân Việt Nam nói chung khi nơi đây vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 24 ngôi nhà cổ này. Chúng đứng đó sừng sững vẫn uy nghi hiên ngang trước sóng gió, phong ba bão táp, trước cái vô tình của thời gian tựa như những người lính Hoàng Sa Trường Sa thủa ấy đã cống hiến hết mình bảo vệ cho tổ quốc.
Bước vào trong làng, tôi được ông Dương Định là hậu duệ đời thứ 7 thuộc gia tộc Dương Thông Tây xã An Hải, huyện Lý Sơn và đồng thời cũng là chủ nhân của một trong những ngôi nhà cổ này. Mái tóc đã bạc trắng, đôi mắt đã mờ nhòa theo thời gian, nhưng ông vẫn kiềm được nỗi xúc động khi kể cho tôi nghe, ông nói: “ Gần như tất cả những ngôi nhà cổ nơi đây là nhà thờ của các tộc họ như dòng họ Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Lê, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn…những dòng họ này đã sinh sôi đông đúc trên đảo, và khi có giặc ngoại xâm họ đã hợp sức anh dũng chiến đấu lại, rồi khi Tổ quốc cần, họ đã cống hiến những người con ra đi bảo vệ, khai thác biên cương xa xôi trên hải đảo Hoàng Sa. Chính họ là tiền thân của đội hùng binh trước đây”. Ông còn cho biết khi hòn đảo này ở thủa khai sơ, cha ông đi trước đã thuê thợ mua gỗ từ trong đất liền vận chuyển ra đảo dựng nhà theo hướng nhà rường đắp đất.
Đi sâu vào bên trong, những ngôi nhà cổ trên đảo Lý Sơn được các bậc tiền nhân thiết kế thật đặc biệt, có những hệ thống cột kèo được chạm khắc tinh xảo mang hình những con vật thiên liêng cột mang hình rồng, hình chim phụng rồi những bức hoành phi, câu đối được chạm khắc khá tỉ mỉ, công phu. Mái nhà cũng được đắp thêm một lớp đất ở giữa 2 mái  để giảm đi cái nóng khi hè về và tạo ấm áp khi đông sang, chống lại được thời tiết khắc nghiệt của một vùng hải đảo. Do trên đảo thủa ấy không có sẵn những chất liệu như rớm hay cây cau chẻ nhỏ nên chất liệu chủ yếu tạo nên lớp đất trên mái nhà được người xưa làm bằng cây cỏ đế hoặc rơm chuyển từ đất liền ra trộn với đất nơi đây.
“Để giữ được nguyên trạng cấu trúc ngôi nhà cổ của tiền nhân, mỗi năm tôi phải đầu tư hàng chục triệu đồng trung tu, chỉnh trang lại những chỗ hư hỏng. Tôi luôn tự nhắc nhở bản thân là mình con cháu đời sau phải gìn giữ bằng được đình làng cổ này. Bởi đó chính là một trong những nơi từng in dấu chân của các anh hùng trước khi ra biển, hi sinh vì Tổ quốc” – Ông Định tâm sự.
Cụ Võ Hiển Đạt 85 tuổi sống tại thôn Tây, xã An Vĩnh là chủ nhân ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi. Nhà của cụ được làm hoàn toàn bằng gỗ mít, trong nhà có treo rất nhiều các bức hoành phi câu đối để thể hiện công đức của các vị tiên hiền, công đức tổ tiên mở mang, bảo vệ Tổ quốc và thể hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa như bảy vị tiền hiền của các dòng họ Phạm Văn, Phạm Quang, Võ Văn, Lê, Nguyễn, Võ Xuân, Đặng…Gắn bó gần như cả đời mình với ngôi nhà này, vừa là nơi để ở lại cũng là chỗ để thờ cúng tổ tiên và những người con của dòng họ năm xưa đã tham gia đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, cụ đã dành rất nhiều tâm huyết và tiền của để gìn giữ và bảo tồn nguyên vẹn nó. Ngoài ngôi nhà, cụ Đạt còn lưu giữ và bảo tồn được rất nhiều đồ thờ cúng do tổ tiên cha ông để lại. Cụ thổ lộ: “Với tôi, ngôi nhà là báu vật của tiền nhân. Vì thế, tôi luôn nhắc nhở động viên con cháu lưu tâm giữ gìn”.
Tôi được biết ngôi nhà cổ nhất ở Lý Sơn thuộc về ngôi nhà của gia tộc họ Nguyễn được gia tộc này xây dựng cách đây cũng đã hơn 200 năm. Mang sắc thái và kiểu kiến trúc phổ biến như những ngôi nhà cổ khác trên đảo. Trong nhà ba gian đầu được dùng để thờ cúng tổ tiên, hệ thống cột kèo được thiết kế chắc chắn kết chặt với nhau, hàng chục gian cửa gỗ mít bản lồng. Cả ngôi nhà toát ra vẻ vững chãi, uy nghi bệ vệ.
Đọc thêm...

李山岛 – 肯定越南对黄沙群岛与长沙群岛主权的文化遗产 (一)

12:29 |

每当有机会回到广义省李山岛县,走在浪冲两旁的小路上,看到已有200年历史,古老而又雄伟大气,就好像带有当年雄兵海队奉命出海,建牌立碑肯定黄沙与长沙两个群岛主权的影子的古宅子,我就好像沉浸在关于当年应用的海队的神圣回忆当中。
李山岛及越南人民可以为在这里还几乎保存完整已有150年到200年历史的24栋古宅而感到自豪与荣幸。它们常年经受岁月的无情,海洋的风而直立不倒,就好像当年黄沙民兵为了保卫祖国而勇于牺牲,尽情奉献。
走进村里,我找到了住在李山岛县安海乡西村,杨氏家族第七代后裔的杨定先生。他也是李山岛上一座拥有150多年历史的古宅的主人。白发苍苍,眼睛因时间的残酷而有些昏花的他当提起岛上的古宅子时都不禁激动起来。他说:“几乎岛上的所有古宅 都是阮氏,杨氏,张氏,陈氏,黎氏,武氏等各大家族的宗祠。这些家族在几百件前就在岛上休养生息,保卫祖国。而当祖国需要,他们也为祖国在黄沙群岛与长沙群岛确立与行使主权作出贡献。他们就是当年黄沙雄兵海队的前身。”他还表示说,岛上的古宅就是李山岛当年的先贤从陆地购买木料,租用木匠建造而成的。
李山岛的古宅都有精美而特别的建造风格。古宅内有龙形的木柱、屋椽及精雕细琢的匾额、对联。屋顶上,两层瓦之间抹有泥土,以减少阳光辐射,使古宅冬暖夏凉,应对岛上的恶劣天气。在其他地方,古人是用田里的土,与稻草或槟榔树屑混合,涂抹屋顶。而在李山岛,则使用珊瑚粉或从大陆运来的稻草。
“为了完好地保护前人所留下的古宅的原有面貌,每年我都要投入上千万(越吨)来修整破损的地方。 作为古人的后代,我总是提醒自己,我们有责任保存及保护祖先留下的古宅,因为这里拥有着前人为国牺牲前所留下的足迹”,杨定先生说。
住在李山岛县安永乡西村,今年已经85岁的武显达先生也是一栋拥有接近200年历史的古宅的主人。古宅几乎全用菠萝蜜木建成,屋内饰有缅怀前人开垦土地,保卫祖国,开发黄沙与长沙两个群岛功德的匾额和对联。古宅不仅是居住的地方,同时也是祭祀祖先,祭祀当年监管北海的黄沙队成员的地方。武先生几乎一生都住在这栋古宅子,他为了保存完整这栋古宅已付出很多金钱与心血。除了这栋故宅外,武先生还保留了很多祖先留下来的祭祀工具。他透露:“对我来说,这栋古宅是前人所留下的宝物,所以我总是提醒孩子们要好好保留下来。”
据了解,李山岛上最古老的宅子是岛上已经200多年历史的阮氏家族的古宅子。宅子的 桁架系统紧紧地连接在一起,配合上十多扇精雕细琢的菠萝蜜木大门,给宅子带来一种大气磅礴的感觉。
Đọc thêm...

VIỆT NAM CÓ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA (4)

12:10 |

    Sau 1976: Quốc gia thừa kế được công nhận
    Vấn đề ở đây là nếu cho rằng CHXHCNVN là quốc gia phía Bắc vĩ tuyến 17 thụ đắc lãnh thổ của quốc gia phía Nam bằng bạo lực ngày 30/4/1975 thì, với Nghị quyết 2734 (XXV) của LHQ cấm thụ đắc lãnh thổ của quốc gia khác bằng bạo lực, CHXHCNVN sẽ không có chủ quyền hợp pháp với bất cứ vùng lãnh thổ nào phía Nam vĩ tuyến 17, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa. Với quan điểm sai lầm đó thì sau ngày 30/4/1975 tính pháp lý của quốc gia VNCH không còn tồn tại, trong khi CHXHCNVN không được thừa kế chủ quyền, cho nên Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc về một trong những quốc khác đã đòi chủ quyền trước đó. Và với quan điểm sai lầm đó thì không có chính phủ Việt Nam nào trong tương lai, không có quốc gia Việt nào trong tương lai sẽ có chủ quyền đối với hai quần đảo này - trừ khi các quốc gia kia từ bỏ tuyên bố của họ. Vì mỗi chính phủ CHMNVN và chính phủ VNDCCH đều được cộng đồng thế giới công nhận là đại diện hợp pháp của một quốc gia, quyết định của hai chính phủ đó để thống nhất hai quốc gia CHMNVN (vốn được đổi tên từ VNCH) và VNDCCH, qua quá trình pháp lý từ 25/4/1976 đến 2/7/1976, bắt đầu bằng cuộc tổng tuyển cử toàn quốc để bầu ra Quốc hội thống nhất, dẫn đến (a) một quốc gia thống nhất được cộng đồng thế giới công nhận và (b) một chính phủ được công nhận là đại diện cho quốc gia đó. Trên thực tế, sự tồn tại của quốc gia thống nhất đó, và thẩm quyền của chính phủ đó trên toàn bộ lãnh thổ, đã không bị LHQ hay quốc gia nào lên tiếng phản đối. Một năm sau, năm 1977, quốc gia thống nhất, CHXHCNVN, được chấp nhận tham gia LHQ, với chính phủ CHXHCNVN được công nhận là đại diện cho quốc gia đó. Vì thế, trên phương diện luật quốc tế, CHXHCNVN, là quốc gia thừa kế không bị phản đối của hai quốc gia trước, mặc nhiên thừa kế tất cả các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền VNCH/CHMNVN. Trên thực tế, CHXHCNVN cũng tiếp tục kế thừa vai trò của VNCH/CHMNVN trong các hiệp định và các tổ chức quốc tế như WHO, WMO, Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Liên minh bưu chính quốc tế (UPU), UNESCO hoặc IAEA, IMF. Và CHXHCNVN cũng mặc nhiên thừa kế các yêu sách chủ quyền và thềm lục địa của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia. Tương tự, CHXHCNVN mặc nhiên thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa từ NCH/CHMNVN. Không nên nhập nhằng các phương diện
Việc công nhận trên phương diện luật quốc tế về sự cấu thành của CHXHCNVN, theo đó quốc gia này là sự thống nhất của hai quốc gia trước, VNDCCH và VNCH/CHMNVN, sẽ là nền tảng cần thiết cho việc phản biện lập luận của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa. Thế nhưng trên thực tế đã tồn tại một sự nhập nhằng giữa quan điểm trong phạm trù luật quốc tế và các quan điểm khác nhau trong phạm trù chính trị. Sự nhập nhằng đó, cộng với sự mâu thuẫn có thể có giữa quan điểm pháp lý và một số quan điểm chính trị nào đó, có thể sẽ dẫn tới những phát biểu, tuyên bố và hành động trái ngược nhau về tính pháp lý của quốc gia CHXHCNVN. Điều đó làm xói mòn vị trí pháp lý “CHXHCNVN là do hai quốc gia khác biệt thống nhất lại” và sẽ thiệt hại cho Việt Nam trong cuộc tranh biện pháp lý và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa. VNDCCH, VNCH và CHMNVN là quá khứ. Cuộc chiến tranh trước 30/4/1975 cũng là quá khứ. Nước Việt Nam thống nhất và sự vẹn toàn lãnh thổ, bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, là hiện tại và tương lai. Sự vẹn toàn lãnh thổ, bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, phải được dân tộc Việt Nam cho là ưu tiên./.
   
Đọc thêm...

越南继承黄沙群岛与长沙群岛的合法性(四)

12:09 |

    1976年后:得到公认的国家
    这里存在个问题:如果在1975年4月30日,17号纬线北方的越南社会主义共和国通过暴力手段受得17号纬线南方国家的领土,那么根据联合国第2734号决议,越南社会主义共和国并未对17号纬线南方的领土(包括黄沙群岛与长沙群岛)拥有合法的主权。根据这样错误的观点,越南共和国的法律地位并未存在,同时越南社会主义共和国也不能继承对黄山群岛与长沙群岛的主权,所以黄沙、长沙将属于另外已经宣布领土主权的国家。但实际上,由于越南民主共和国与越南南方共和国都得到国际社会公认是两个国家的合法代表,所以两个政府的决定(统一17号纬线南北方两个国家成为唯一的国家)也是合法的。统一过程也符合国际法律:进行全国选举,选出统一的国会;形成一个得到国际社会公认的统一国家;形成一个得到公认是该国家合法代表的政府。越南社会主义共和国的成立与存在并不受到联合国或任何国家的反对,1977年统一的越南社会主义共和国加入联合国,越南社会主义共和国政府得到公认是该国家的合法代表。所以,从国际法律角度而言,越南社会主义共和国是之前两个国家的合法继承国,理所当然继承了之前两国国家的所有领土,包括黄沙群岛与长沙群岛。实际上,越南社会主义共和国也继承了越南共和国/越南南方共和国在国际组织(WTO, ILO, ITU, UPU, UNESCO)和国际协定中的位置。
    总之,国际法律角度而言,越南社会主义共和国成立在统一越南共和国和越南民主共和国的基础上。越南社会主义共和国对以上两个国家的所有权益与义务拥有合法的继承权,所以,越南社会主义共和国对黄沙群岛与长沙群岛的领土主权是毋庸置疑的。
Đọc thêm...

VIỆT NAM CÓ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA (3)

12:07 |
    Trước 1976: Có hai quốc gia
    Vấn đề ở đây là nếu chính phủ VNCH không phải là đại diện của một quốc gia thì những tuyên bố và hành động của chính phủ đó để duy trì chủ quyền sẽ không có giá trị. Theo luật quốc tế, để là một quốc gia, cần có (i) lãnh thổ, (ii) dân cư, (iii) chính phủ, và (iv) khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Phần lớn các nhà luật học viết về tính quốc gia trong trường hợp Việt Nam đều cho rằng VNDCCH và NCH/CHMNVN là hai quốc gia. Tuy Hiệp định Giơnevơ 1954 chỉ chia Việt Nam thành hai vùng tập kết với ranh giới là vĩ tuyến 17, nhưng do các yếu tố thực tế, có thể cho rằng bắt đầu từ một thời điểm nào đó sau Hiệp định, ở Việt Nam có hai quốc gia: quốc gia phía Bắc với tên VNDCCH, và quốc gia phía Nam với tên VNCH. Ranh giới vĩ tuyến 17 trong Hiệp định Giơnevơ 1954 đã trở thành biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia. Mỗi quốc gia có lãnh thổ, nhân dân, chính phủ và quân đội riêng và đều được công nhận bởi nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tới năm 1966, VNCH cũng có tư cách quan sát viên thường trực tại LHQ. Trong một số nghị quyết của LHQ vào năm 1973 cũng đã chỉ rõ VNDCCH là một quốc gia. Khi Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN ra đời năm 1969, Chính phủ VNDCCH công nhận đó là đại diện hợp pháp của quốc gia phía Nam . Trung Quốc cũng công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời là đại diện hợp pháp của miền Nam . Như vậy, không nước nào, kể cả Trung Quốc, và không ai có thể nói rằng chính phủ VNDCCH là chính phủ hợp pháp duy nhất cho toàn bộ Việt Nam . Sau 30/4/1975, khi Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN thay thế chính phủ VNCH, tư cách pháp lý của hai quốc gia ở hai bên vĩ tuyến 17 được củng cố thêm bởi một số thực tế ngoại giao, thí dụ như:
    - Tháng 10/1975, Bộ trưởng Ngoại giao Ôxtrâylia viết có ít nhất 75 nước công nhận cả hai chính phủ VNDCCH và CHMNVN như hai chính phủ của hai quốc gia độc lập. Trong số 75 nước đó bao gồm cả Trung Quốc, và những nước không thuộc khối XHCN như Thụy Điển, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nhật, Anh, Pháp, Bỉ, Canađa, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Italia, Áo, Inđonêxia và Malaixia.
    - Hai quốc gia VNDCCH và CHMNVN đã tham gia hai tổ chức là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) với tư cách là những thành viên độc lập. Cả hai đều có tư cách quan sát viên thường trực riêng biệt ở LHQ. Các văn kiện chính thức của VNDCCH và CHMNVN cũng ghi nhận đó là hai Nhà nước và hai Chính phủ khác biệt. Như vậy, rõ ràng VNDCCH và VNCH/CHMNVN là hai quốc gia khác biệt. Vì thế, VNCH/CHMNVN có thẩm quyền trong việc duy trì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. VNDCCH là bên thứ ba trong tranh chấp và các tuyên bố hay sự im lặng của VNDCCH không ảnh hưởng gì đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của VNCH/CHMNVN.
   
Đọc thêm...

越南继承黄沙群岛与长沙群岛的合法性(三)

12:06 |

这里存在一个问题:如果越南共和国并不是一个国家的代表,那么越南共和国政权在维护黄沙群岛与长沙群岛主权的所有宣布和行为将无效。根据国际法律,一个合法的国家需要具备以下因素:(1)领土、(2)居民、(3)政府、(4)跟其他国家有外交关系的能力。大多数法律学者都认为越南民主共和国与越南共和国/越南南方共和国是两个独立的国家。虽然1954年日内瓦协定只规定把越南分成两个集结地区,界限是17号纬线,但在实际上,可以认为在协定缔结后的某一时候,在越南已经形成两个国家:在北方的越南民主共和国和在南方的越南共和国,17号纬线已成为两个国家实际上的边界。两个国家均有自己的领土、人民、政府、军队,另外都得到很多国家的公认。到1966年,越南共和国成为联合国常务观察员国。在联合国1973年的一些决议中也承认越南民主共和国也是一个独立的国家。当越南南方共和国临时革命政府成立于1969年,越南民主共和国承认其是南方国家的合法政权。所以,没有任何国家(包括中国)可以说越南民主共和国是整个越南的唯一合法政权。从1975430日后,当越南南方共和国临时革命政府代替越南共和国政府,17号纬线南北方两个国家的法律地位更因为一些实际外交实践而得到巩固,例如:
    1 197510月,澳大利亚外交部长发表称,至少有75个国家同时承认越南民主共和国和越南南方共和国是两个独立国家,其中包括中国、瑞典、印度、澳大利亚、日本、英国、法国、比利时、加拿大、丹麦、葡萄牙、意大利、奥地利、印度尼西亚、马来西亚等国家
    2)越南民主共和国和越南南方共和国都以独立的观察员国资格参加了世界卫生组织和世界气象组织。两个国家同时都是联合国观察员国。越南民主共和国和越南南方共和国的正式文件也承认对方是独立的国家。所以,越南共和国/越南南方共和国有权利维持在黄沙群岛与长沙群岛的主权。越南民主共和国是海岛争端中的第三方,越南民主共和国的所有宣布或不表态行为都不会影响到越南共和国/越南南方共和国对长沙群岛与黄沙群岛的主权
     1976年前:有两个国家
Đọc thêm...

VIỆT NAM CÓ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA (2)

12:04 |
Lý do cho nhu cầu này là trong cuộc tranh biện pháp lý và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận về Hoàng Sa, Trường Sa, lập luận “hóc búa” nhất của Trung Quốc có thể được mổ xẻ thành những luận điểm sau:
    - Chính phủ VNDCCH luôn luôn cho rằng mình là chính phủ hợp pháp duy nhất cho toàn bộ Việt Nam. Vì thế, những tuyên bố và hành động của chính phủ VNCH để duy trì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa bị bỏ qua.
    - VNDCCH đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này.
    - CHXHCNVN chỉ là VNDCCH đổi tên, cho nên CHXHCNVN vừa bị ràng buộc bởi sự công nhận của VNDCHH, vừa không được thừa kế danh nghĩa chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH, một chính thể mà VNDCCH cho là bất hợp pháp.
    - Vì vậy, CHXHCNVN không còn cơ sở pháp lý để tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo này với Trung Quốc.
    Nhưng lập luận của Trung Quốc là cố tình diễn giải sai luật quốc tế sao cho có lợi cho họ. Căn cứ vào luật quốc tế, lập luận sau là chuẩn xác hơn:
    - Trên phương diện luật quốc tế, cho đến năm 1976, hai bên vĩ tuyến 17 là hai quốc gia khác biệt với nhau. Quốc gia phía Bắc có tên VNDCCH và không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Quốc gia phía Nam, trước 30/4/1975 có tên VNCH, sau đó có tên Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN), có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Vì vậy, các tuyên bố hay sự im lặng của VNDCCH không ảnh hưởng gì đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của VNCH/CHMNVN.
    - Khi Chính phủ VNCH sụp đổ ngày 30/4/1975 và Chính phủ CHMNVN lên thay thế và đổi tên “VNCH” thành “CHMNVN” thì đó chỉ là một sự thay đổi chính phủ và đổi tên của quốc gia phía Nam vĩ tuyến 17. Quốc gia với tên CHMNVN sau 30/4/1975 chính là quốc gia với tên VNCH trước đó, và mặc nhiên có đầy đủ chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
    - Sau quá trình pháp lý để thống nhất từ 25/4/1976 đến 2/7/1976, CHMNVN (trước đó có tên VNCH) và VNDCCH thống nhất thành một quốc gia và ngày 2/7/1976 đổi tên thành CHXHCNVN.
    - CHXHCNVN có quyền thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.
    - Trên lý thuyết, giả sử như VNDCCH đã từng tạo ra nghĩa vụ ràng buộc nào đó cho bản thân mình, dù dĩ nhiên không phải cho VNCH/CHMNVN, thì CHXHCNVN sẽ phải thừa kế nghĩa vụ đó. Trên thực tế, các tuyên bố của VNDCCH không hội tụ các điều kiện của nguyên tắc estoppel (một quốc gia không có quyền nói hoặc hành động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hành động trước kia) cho nên các tuyên bố đó không tạo ra nghĩa vụ ràng buộc gì cho VNDCCH, và CHXHCNVN có quyền chọn chỉ thừa kế danh nghĩa chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.
    - Vì vậy, nước Việt Nam ngày nay hoàn toàn có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Đọc thêm...

越南继承黄沙群岛与长沙群岛的合法性(二)

12:03 |
 
在与中国对黄沙群岛与长沙群岛的主权争端中,中国提出最为辣手的论据包括以下几个内容:
    其一,越南民主共和国政府一直宣布是整个越南唯一的合法政府,所以越南共和国政府肯定对黄沙群岛与长沙群岛的领土主权的宣布与行为是不无效的。其二,越南民主共和国已承认中国对两个群岛的领土主权。其三,越南社会主义共和国只是由越南民主共和国改名而来,所以一边被越南民主共和国对中国在两个群岛的领土主权的公认所约束,一边对越南共和国在黄沙群岛与长沙群岛的主权并不拥有继承权。其四,综合以上论据,越南社会主义共和国并没有跟中国争夺两个群岛的领土主权的法律基础。
    但中国的这观点已经理解错误了国际法律,以便对他们有利。根据国际法律,应当这样解释:
    其一,从国际法律方面而言,直到1976年,17号纬线的南北方是两个独立的国家。北边的国家是越南民主共和国,对黄沙群岛与长沙群岛并不拥有领土主权。南边的国家,在1975430日之前相继是越南共和国和越南南方共和国,拥有对黄沙群岛和长沙群岛的主权。所以,越南民主共和国的所有宣布或未表态行为并不影响到越南共和国/越南南方共和国对黄沙群岛与长沙群岛的领土主权。
    其二,当越南共和国政权倒台于1975430日,越南南方共和国政权接手,把国号从“越南共和国”改为“越南南方共和国”时,这只是17号纬线南方国家的正常政权更换与国号更换行为。从1975430日后名为越南南方共和国的国家就是之前的越南共和国的国家,并理所当然拥有对黄沙群岛与长沙群岛的主权。
   其三,从理论方面而言,假如越南民主共和国给自己造成任何义务的话(当然不是给越南共和国/越南南方共和国),那么越南社会主义共和国将要继承这些义务。但是,越南民主共和国的宣布并不具备禁止反言原则(estoppel)所要求的所有条件,所以这些宣布并不能够给越南民主共和国造成任何义务。理所当然,越南社会主义共和国有权利继承越南共和国/越南南方共和国对黄沙群岛与长沙群岛的主权。
Đọc thêm...

VIỆT NAM CÓ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA (1)

12:00 |
Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và bãi ngầm Macclesfield cho thấy tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo này là một cuộc tranh chấp quyết liệt. Ngày 2/7/1976 là ngày hai miền Nam , Bắc Việt Nam thống nhất thành một nước. Bài viết này phân tích tính pháp lý của nước Việt Nam thống nhất và sự hệ trọng của nó đối với cuộc tranh chấp quyết liệt này. Khi trả lời câu hỏi nước Việt Nam là gì, chúng ta sẽ nghĩ về nó dưới nhiều phương diện khác nhau.
Về phương diện lịch sử, văn hóa, dân tộc, có thể cho rằng đất nước Việt Nam bắt đầu từ thời các Vua Hùng, đi qua các thời kỳ An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu v.v., các triều đại sau đó, qua giai đoạn cận đại cho đến tận ngày nay. Phương diện này xem những lần chia cắt đất nước chỉ là nhất thời và nhấn mạnh đến kết quả là đất nước hiện tại là thống nhất.
Trên phương diện chính trị, có quan điểm cho rằng quốc gia ngày nay có tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) chính là quốc gia ra đời ngày 2/9/1945 khi Việt Minh tuyên bố Việt Nam là một nước độc lập với tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Tiếp theo, quan điểm này có thể cho rằng: Từ đó đến nay, từ Bắc tới Nam luôn luôn chỉ có duy nhất một quốc gia Việt Nam, hoặc sau Hiệp định Giơnevơ, VNDCCH trở thành một quốc gia miền Bắc vĩ tuyến 17, nhưng tới 30/4/1975 thì bao gồm cả miền Nam, và sau đó đổi tên thành CHXHCNVN. Tuy nhiên, về phương diện pháp lý, có thể cho rằng CHXHCNVN hiện tại được cấu thành từ hai quốc gia có tên VNDCCH và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), trước đó có tên Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Quan điểm này dựa trên luật quốc tế và sự công nhận của cộng đồng quốc tế, và tách rời khỏi những yếu tố tình cảm, ý thức hệ và các mục đích chính trị. Cách nhìn pháp lý này bị né tránh vì nó liên quan nhiều đến hình thức, thủ tục và pháp lý khô khan, và vì trên thực tế vai trò của nó có vẻ đã là hạn chế trong ứng xử chính trị giữa người Việt với nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có vai trò quan trọng trong việc đối ngoại, đặc biệt là trong việc CHXHCNVN quyết định tiếp nối thế nào đối với những nghĩa vụ và quyền lợi của hai quốc gia trước, bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Phương diện luật quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa, để ủng hộ cho lập luận của mình về Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam phải luôn luôn có nhận định chính xác, phải luôn luôn khẳng định lập trường một cách rõ ràng, nhất quán về “nước CHXHCNVN là gì” trên phương diện này.
Đọc thêm...

越南继承黄沙群岛与长沙群岛的合法性(一)

11:59 |
  
中国宣布成立包括越南的黄沙群岛、长沙群岛在内的三沙市的行为表明,两个群岛的主权争端日益激烈。1976年7月2日是越南南北方统一之日。这篇文章将从国际法律角度分析统一的越南国家继承黄沙群岛与长沙群岛的合法性。
“越南是什么?”。从历史、文化、民族角度而言,可以认为越南国家的开始是雄王时期,经过安阳王、征王时期,之后是李朝、陈朝、黎朝、阮朝等朝代,到了近代与现代时期。从这一角度而言,越南国家的若干次分割只是暂时性的,现在的结果是一个统一的越南国家。从政治角度而言,有观点认为现在名为越南社会主义共和国的国家就是成立于1945年9月2日,名为越南民主共和国的国家。该观点还认为从此以来,越南南北方只存在唯一的统一的越南国家。但是,从法律角度而言,现在的越南社会主义共和国是建立在越南民主共和国与越南共和国两个国家的基础上。该观点建立于国际法律与国际社会公认的基础上,而不是根据感情、意识形态、政治目的等基础。因为各种原因,这种从国际法律基础出发的观点一直被回避。但是,该观点在对外活动中却尤为重要,特别是对越南社会主义共和国怎么处理前期的两个国家的权益与义务继承权的问题,其中包括黄沙群岛与长沙群岛的继承权。为了巩固越南对黄沙群岛与长沙群岛的领土主权的依据,越南要从这一方面认清,明确肯定“越南是什么”的立场。  
Đọc thêm...

Yêu cầu Trung Quốc hủy ngay mẫu tem xâm phạm chủ quyền Việt Nam

08:37 |

Ngày 28.8, Bưu chính Việt Nam đã lên tiếng phản đối Bưu chính Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam qua việc phát hành mẫu tem “Tam Sa Thất Liên Dữ”.
Theo website Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam, việc Bưu chính Trung Quốc phát hành mẫu tem “Tam Sa Thất Liên Dữ” đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc làm này đồng thời cũng không phù hợp với các quy định của Văn kiện Liên minh Bưu chính Thế giới (Điều 8, Công ước).
Bộ Thông tin - Truyền thông khẳng định việc làm trên của phía Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trả lời Thanh Niên Online, bà Nguyễn Thị Bội Lan, Vụ trưởng Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết Cơ quan Bưu chính Việt Nam phản đối hành động nêu trên của Bưu chính Trung Quốc và yêu cầu Bưu chính Trung Quốc tôn trọng sự thật, hủy ngay mẫu tem, phong bì và bưu ảnh in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trước đó vào ngày 19.5, Bưu chính Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông 6 mẫu mang tên “Mỹ lệ Trung Quốc” giới thiệu một số thắng cảnh của nước này. Tuy nhiên, ngoài 5 thắng cảnh nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, còn có 1 thắng cảnh nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
Đó là mẫu tem mang tên "Tam Sa Thất Liên Dữ" (tạm dịch: Nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa). Mẫu tem này thể hiện hình ảnh nhóm 7 đảo thuộc nhóm An Vĩnh ở phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngoài ra, Bưu chính Trung Quốc còn phát hành một phong bì Ngày phát hành đầu tiên (FDC) và một bưu ảnh mang hình ảnh nhóm đảo này.
Tháng 6, Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (TP.HCM) đã phát hiện vụ việc này và có văn bản gửi tới Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Tem Việt Nam kiến nghị về bộ tem bưu chính Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
    Theo Viet Stamp, vào năm 2004, Trung Quốc cũng từng phát hành bộ tem phong cảnh biên giới gồm 10 mẫu, trong đó cũng có 1 mẫu tem có hình ảnh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
   
   
   
Đọc thêm...

越南要求中国销毁侵犯越南领土主权的邮票

08:35 |
8月28日,越南信息传媒部邮政局正式宣布反对中国邮政2013年5月发行的一套普通邮票,其中1枚上面印有属于越南领土主权的黄沙群岛图案。该行为已严重侵犯越南对黄沙群岛的领土主权。越南拥有足够的历史依据与法律依据肯定越南对黄沙和长沙两个群岛的领土主权。
    据了解,2013年5月19日,中国邮政发行了名为“美丽中国”,介绍中国一些风景的一套普通邮票。然而,此套邮票除了介绍中国的5处风景名胜之外,还印有属于越南领土主权的一处风景名胜的图案。名为《三沙七连屿》的第四枚邮票上面印有越南黄沙群岛东北边安永诸岛的7座岛屿的图案。此外,中国邮政还发行印有上述7 座岛屿图案的首日封(FDC)和明信片。2013年6月,越南集邮俱乐部发现了中国的上述行为,并向越南信息传媒部通知了关于中国发行侵犯越南领土主权的邮票的相关情况。
    越南信息传媒部邮政局局长阮氏佩兰女士在接受采访时表示,中国上述行为不仅侵犯越南对黄沙群岛的主权,而且也违反了《万国邮政公约》第8条的规定。越南邮政局反对中方上述行为,并要求中国邮政尊重事实,立即销毁上面印有越南黄沙群岛岛屿图案的邮票、信封和明信片等,不让类似行为再次发生,为巩固与发展越中两国,特别是两国邮政机构的关系作出努力。
    据了解,这并不是第一次中国发行侵犯越南主权的普通邮票。2004年,中国邮政曾发行了名为“边界风景”,共十枚的一套普通邮票,其中也印有越南黄沙群岛的图案。
Đọc thêm...

Triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa - Những bằng chứng lịch sử

10:00 |
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) trưng bày khoảng 150 bản đồ và nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân: “Sử liệu địa dư, phương chí và địa đồ cổ trong kho tàng văn hiến Trung Quốc tính đến cuối đời Thanh chưa từng thể hiện sự xác nhận chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông, ngoài Hải Nam.
Trong khi đó, từ đời nhà Lê của Việt Nam, địa đồ chính thống Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư thời Hồng Đức đã xác định sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa, còn Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ khoảng 1834 - 1840 (thời Minh Mạng) đã ghi nhận các quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc Việt Nam”.
GS - TS Nguyễn Quang Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam) trong ban thẩm định của triển lãm nói rằng với chừng này cứ liệu được chọn lọc và trưng bày công khai, người xem sẽ có đủ cơ sở để tự so sánh, tự tìm hiểu, giúp mỗi người nhận thấy chủ quyền thực sự của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là không thể phủ nhận được.
Với cách tiếp cận mới mẻ, Triển lãm đã nhắc lại lịch sử giữ biển liên tục của Việt Nam từ thời Văn Lang (Âu Lạc), Lâm Ấp (Chămpa) và vương quốc Phù Nam. Sau thời Bắc thuộc, quá trình xác lập lãnh hải càng rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông hoàn thành bộ Hồng Đức bản đồ, trong đó lãnh hải chạy thẳng đến núi Thạch Bi (Khánh Hòa) và biển đảo, lãnh hải khắp Đông hải (Biển Đông). Quá trình xác lập chủ quyền trên biển tiếp nối qua thời các chúa Nguyễn Phúc Nguyên (đầu thế kỷ 17) và Nguyễn Phúc Chu (cuối thế kỷ 17). Đến đầu thế kỷ 18, chủ quyền lãnh hải của Việt Nam xác lập rõ ràng đến Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm các quần đảo trên Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Triển lãm cũng đưa ra nhiều cứ liệu xác tín về quá trình liên tục xác lập chủ quyền của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… (qua các Châu bản triều Nguyễn) cho đến thời kì chế độ Việt Nam cộng hòa, trong đó có tập san Sử địa. Triển lãm tại TP.HCM cũng bổ sung thêm nhiều hiện vật và sử liệu quan trọng mà hai triển lãm trước (ở Hà Tĩnh ngày 2/6/2013 và Hà Nội ngày 19/7/2013) chưa có hoặc chưa được trưng bày.
Một sự thật rõ ràng
Các hiện vật tại Triển lãm cũng cho thấy rằng, mãi đến năm 1909, Trung Quốc lợi dụng tình trạng Pháp thuộc của Việt Nam đã lấn chiếm Hoàng Sa và từ đó xảy ra tranh chấp lâu dài. Thế nhưng, chính các tư liệu xưa của văn hiến Trung Quốc và quốc tế đã gián tiếp cho thấy đây là một vi phạm trắng trợn.
Triển lãm cũng trưng bày bốn cuốn altas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1917, 1919 và 1933, trong đó chính họ cũng không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên, từ cứ liệu cổ đại cho đến hiện đại đều chứng minh rằng: cái gọi là chủ quyền mà Trung Quốc nêu ra đối với Hoàng Sa và Trường là hoàn toàn phi lý.
Trong bài viết tóm lược thành tựu nghiên cứu trong nhiều năm có tên “Sử liệu Trung Quốc viết gì về Hoàng Sa và Trường Sa?”, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân kết luận: “Tóm lại, các địa đồ hành chính Trung Quốc từ thời Dân quốc trở về trước không hề có các quần đảo xa hơn Quỳnh Châu (Hải Nam) ”.
Đọc thêm...

Hot (焦点)