蓝色协议

07:29 |

 

(人民报)第九届世界水论坛在塞内加尔落下帷幕,发表题为“蓝色协议”(Blue Deal)的联合声明,呼吁确保人人获得安全和卫生水源,调动适当的财政资源以及水领域综合治理。

水资源日益稀缺,加强该宝贵资源管理与保护的合作是全球责任,以面向可持续发展。

水是贯穿主题,对落实联合国有关可持续发展和应对气候变化的各项目标作出重要贡献。聚焦全球水安全的世界水论坛还讨论关于气候和大自然保护、能源和食品供应源以及保障安全,减轻社会不平等。水源紧缺和污染正威胁并致使全球主要农业食品系统面临中断,因为农业用水约占全球总用水量的70%。大多数非洲国家耕作用水不足。生活在农业地区的大约 320 万人面临水资源短缺的风险,威胁全球粮食安全和可持续发展。

主题为“水安全促进和平与发展”的第九届世界水论坛希望注入强有力的动力,为因用水稀缺而面对困难的人民改变生活状态和提高生活水平作出务实贡献。

 

联合国粮食及农业组织(FAO)最新报告指出,目前约23亿人生活在经常缺水国家,其中的7.33亿人生活在“高度缺水”和“极度缺水”国家。仅58%非洲人可以获得安全水源。非洲70%-80%的流行病由使用低品质水造成的。而且,气候变化进一步加剧水危机。目前,超过1亿人要直接饮用未处理水或者劣质水。

解决用水紧缺是许多国家的紧迫问题,但是各自国家的处理方式不同,其取决于经济、政治和社会条件。这就解释了拥有大量水资源的并不意味着有高比例的人民可以获得清洁水服务。

在许多国家,气候变化的影响正威胁水资源安全,在非洲西和东地区该情况更加严重。对水利工程投资不足和农业依赖于降雨量情况致使超过100万人在各场长期干旱中面临严重饥饿。

在此背景下,水资源管理中的跨境合作起重要作用,特别是在90% 的降雨量可以储存在各国边境地区的非洲。通过全球倡议分享有关水的数据被视为有利于跟踪气候变化对水循环的影响效果之钥,旨在让各国更好地管理水资源。

专家认为,重点政策措施和更有效运作的机构对保障可持续利用水起重要作用。全民的参与是必要的,以面向水开发和利用的转换。

蓝色协议的目的是促进通过提供适合的法律框架落实所有人的清洁和卫生用水的权利。联合声明呼吁采用同步和可持续的水管理和利用计划来保护水资源和生态体系,保障对气候变化的抵抗能力及人口学压力。管理好水资源不仅是民生问题而且还是实现可持续发展目标的不可缺少因素。(完)

Đọc thêm...

Thỏa thuận xanh

07:07 |

 

Diễn đàn Nước thế giới lần thứ 9 vừa khép lại tại Senegal với tuyên bố mang tên Thỏa thuận xanh (Blue Deal), trong đó kêu gọi bảo đảm tiếp cận nguồn nước và vệ sinh cho mọi người, huy động nguồn tài chính phù hợp và quản trị toàn diện trong lĩnh vực nước.

Nguồn nước ngày càng khan hiếm, việc tăng cường quản lý và hợp tác bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này là trách nhiệm toàn cầu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Nước là chủ đề xuyên suốt, đóng góp quan trọng vào thực hiện các mục tiêu của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu. Diễn đàn thế giới bàn về vấn đề nước cũng là thảo luận về bảo vệ khí hậu và thiên nhiên, các nguồn năng lượng, nguồn cung thực phẩm, cũng như bảo đảm an ninh, giảm bất bình đẳng xã hội. Tình trạng thiếu và ô nhiễm nguồn nước đang đe dọa đẩy các hệ thống thực phẩm nông nghiệp chính trên thế giới đến nguy cơ đứt gãy, bởi nông nghiệp là ngành chiếm khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước ngọt toàn cầu. Hầu hết các nước châu Phi không đủ nước để canh tác. Khoảng 3,2 triệu người sống ở các vùng nông nghiệp đối mặt rủi ro do khan hiếm nước, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu và phát triển bền vững.

Với chủ đề “An ninh nước vì hòa bình và phát triển”, Diễn đàn Nước thế giới lần này muốn tạo động lực hành động mạnh mẽ hơn nhằm góp phần thiết thực hỗ trợ chuyển đổi và nâng cao đời sống của người dân ở những khu vực khó khăn vì khan hiếm nước.

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO)  chỉ ra rằng, khoảng 2,3 tỷ người hiện đang sống ở các quốc gia nguy cơ thiếu nước thường xuyên, trong đó hơn 733 triệu người ở các nước có nguy cơ cao và đặc biệt cao. Chỉ 58% người dân châu Phi có thể tiếp cận nguồn nước an toàn. Việc sử dụng nước chất lượng thấp là nguyên nhân gây ra tới 70%-80% số đợt dịch bệnh tại châu Phi. Trong khi đó, biến đổi khí hậu càng đẩy nguy cơ khủng hoảng nước lên cao. Hơn 100 triệu người hiện phải sử dụng nguồn nước uống trực tiếp chưa qua xử lý, hoặc nước không bảo đảm chất lượng.

Giải quyết tình trạng khan hiếm nước là vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia, song cách xử lý ở mỗi nước rất khác nhau, tùy thuộc điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội. Điều này lý giải nguyên nhân việc sở hữu nhiều nguồn tài nguyên nước không đồng nghĩa việc có tỷ lệ cao người dân được tiếp cận dịch vụ nước sạch.

Ở nhiều quốc gia, tác động của biến đổi khí hậu đang đe dọa an ninh nguồn nước và tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại các khu vực tây và đông châu Phi. Tình trạng thiếu đầu tư vào thủy lợi và nông nghiệp phụ thuộc vào lượng mưa đã khiến hơn một triệu người phải đối mặt nạn đói nghiêm trọng trong các đợt hạn hán kéo dài.

Trong bối cảnh đó, hợp tác xuyên biên giới trong quản lý nguồn nước đóng vai trò thiết yếu, nhất là ở châu Phi, nơi 90% lượng nước mưa có thể được lưu trữ tại các khu vực nằm ở biên giới các nước. Việc chia sẻ những dữ liệu về nước thông qua các sáng kiến toàn cầu được coi là chìa khóa giúp theo dõi hiệu quả tác động của biến đổi khí hậu đối với vòng tuần hoàn nước, giúp các nước quản lý tài nguyên nước.

Theo các chuyên gia, các biện pháp chính sách có trọng tâm và các thể chế hoạt động hiệu quả hơn đóng vai trò quan trọng để bảo đảm sử dụng nước bền vững. Sự tham gia của toàn dân là cần thiết để tiến tới cuộc chuyển đổi trong khai thác và sử dụng nước.

Thỏa thuận xanh nhằm thúc đẩy triển khai quyền sử dụng nước sạch và vệ sinh cho mọi người thông qua việc cung cấp các khung pháp lý phù hợp. Tuyên bố kêu gọi áp dụng các kế hoạch quản lý sử dụng nước đồng bộ và bền vững để bảo vệ nguồn tài nguyên nước và hệ sinh thái, bảo đảm khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu và áp lực về nhân khẩu học. Quản lý tốt nguồn nước không chỉ là vấn đề an sinh xã hội mà còn là nhân tố không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Đọc thêm...

越南始终支持和促进妇女、和平与安全议程

02:05 |

 

(人民报)越南外交部与联合国妇女署(UNWOMEN328日联合举办“妇女、和平与安全国家行动计划:国际经验及对越南的建议”国际研讨会。

此次研讨会举办的目的在于加强越南各部委、行业和组织对世界各国关于“妇女、和平与安全”的国家行动计划的制定和实施过程的了解,从而为越南落实2020-2021 年联合国安理会非常任理事国任期内取得的成就,以及有效履行在性别平等和妇女、和平与安全领域的国际承诺提出合乎的政策建议。

越南外交部部长助理、国际组织司司长杜雄越在研讨会上致开幕词时强调了越南在推动妇女、和平与安全议程方面的一贯政策及其取得的积极成果。

杜雄越司长强调,越南外交部及有关部门与联合国妇女署联合开展有关“妇女、和平与安全”的国家行动计划研究,将开辟新方向,使越南在联合国安理会的倡议得到延续,完善法律框架,充分彰显越南对妇女、和平与安全乃至性别平等领域的坚定承诺。

研讨会上,联合国儿童基金会驻越南办事处代表拉娜•弗劳尔斯(Rana Flowers)高度评价越南在维护和平和保障妇女和女童在冲突和危机中的人道主义援助等方面所发挥的领先作用。她说,越南参加联合国维和行动的75名军官中有15名女军官。她认为,只有妇女和女童充分参与并获得发展机会和平等保护,才能实现和维护和平与安全。

作为一个经历过战争、具有战后重建经验并在促进性别平等和维护妇女权利方面取得诸多成就的国家,越南在多边论坛框架内始终支持和促进有关妇女、和平与安全问题。在2020-2021年联合国安理会非常任理事国任期内,越南于202012月和202111月先后与联合国联合举行了题为“加强妇女在建设和巩固和平中的作用:从承诺到结果”和题为“促进妇女、和平与安全议程:国家行动计划的作用”等国际研讨会。

Đọc thêm...

Củng cố cơ chế thực hiện chương trình về phụ nữ, hòa bình và an ninh

01:03 |

 

Sáng 28/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWOMEN) tổ chức Hội thảo quốc tế về “Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam."

Hội thảo diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của trên 100 đại biểu quốc tế và trong nước.

Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường sự hiểu biết của các bộ, ngành, tổ chức của Việt Nam về quá trình xây dựng, triển khai các Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh trên thế giới, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp cho Việt Nam để triển khai các kết quả dấu ấn đạt được trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2020-2021 cũng như thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bình đẳng giới và phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao), cho biết hội thảo lần này là rất cần thiết để củng cố các cơ chế và khuôn khổ chính sách nhằm thực hiện Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.

Ông Đỗ Hùng Việt cũng nhấn mạnh những chủ trương, chính sách nhất quán và thành tựu tích cực của Việt Nam trong thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh; đặc biệt là thông qua nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2020-2021 và tiến trình hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

“Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh đã được xây dựng và triển khai tại 98 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Không phải là văn bản pháp lý có tính ràng buộc, nhưng các chương trình hành động này giúp gắn kết, định hướng và điều phối các nỗ lực ở cấp quốc gia nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong các tiến trình hòa bình. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu về chương trình hành động quốc gia mở ra hướng đi mới nhằm tiếp nối các sáng kiến của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, phát huy vai trò tích cực và khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và Phụ nữ, Hòa bình và An ninh nói riêng," ông Đỗ Hùng Việt khẳng định.

Ông Đỗ Hùng Việt cho rằng kinh nghiệm, thực tiễn phong phú về xây dựng, triển khai các chương trình hành động quốc gia trên thế giới sẽ giúp gắn kết, định hướng và điều phối các nỗ lực ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong các tiến trình hòa bình, tái thiết và phát triển kinh tế-xã hội.

Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định việc Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành hữu quan của Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tiến hành nghiên cứu về chương trình hành động quốc gia sẽ mở ra hướng đi mới nhằm tiếp nối các sáng kiến của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hoàn thiện khung thể chế và pháp lý, phát huy vai trò tích cực và khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và phụ nữ, hòa bình và an ninh nói riêng.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam và Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), cho rằng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh có thể là một công cụ bổ trợ mạnh mẽ cho những nỗ lực hiện tại của Chính phủ Việt Nam trong tăng cường bảo vệ và trao quyền cho phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo bà Rana Flowers, Chương trình hành động quốc gia sẽ giúp tăng cường sự quan tâm và hành động đối với nhiều nhu cầu an ninh của phụ nữ Việt Nam, bao gồm việc đối phó với những thách thức đang nổi lên như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.

Đánh giá cao vai trò đi đầu của Việt Nam trong gìn giữ hòa bình, đảm bảo hiệu quả việc bảo vệ nhân đạo đối với phụ nữ và trẻ em gái trong xung đột và khủng hoảng, bà Rana Flowers cho biết hiện Việt Nam đã triển khai 75 quân nhân, trong đó có 15 nữ quân nhân đến Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi. Trong tất cả các hoạt động triển khai dự phòng, Việt Nam đã duy trì mức độ tham gia đáng khích lệ của phụ nữ từ 16-20%.

Bà Rana Flowers cho rằng hòa bình và an ninh chỉ có thể có được, duy trì được nếu phụ nữ và trẻ em gái được tham gia đầy đủ, đồng thời tiếp cận các cơ hội về phát triển, nguồn lực và sự bảo vệ theo hướng bình đẳng. Cùng với đó, việc lồng ghép quan điểm bình đẳng giới vào các tiến trình hòa bình là rất quan trọng nhằm đàm phán và đối thoại hoạch định chính sách hiệu quả hơn, tiến tới một thế giới bình đẳng hơn.

Bên cạnh đó, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam, cho biết việc xây dựng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh sẽ giúp Chính phủ Việt Nam xác định các ưu tiên và cơ hội trong tương lai. Đồng thời, đồng bộ hóa các chính sách liên quan và tạo sự gắn kết giữa các chiến lược quốc gia như Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch Hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Bà Elisa Fernandez Saenz khẳng định Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, cùng với các cơ quan Liên hợp quốc khác, sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan trong quá trình này.

Các đại biểu dự hội thảo đã thảo luận một số nội dung về Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh như thúc đẩy triển khai Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của các Chương trình hành động quốc gia; khuyến nghị về khả năng xây dựng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh đối với Việt Nam; các bước triển khai tiếp theo của Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh...

Phụ nữ, Hòa bình và An ninh là vấn đề được nhiều nước quan tâm. Là quốc gia từng trải qua chiến tranh, có nhiều kinh nghiệm trong tái thiết hậu xung đột và có nhiều thành tựu trong thúc đẩy bình đẳng giới, đề cao quyền phụ nữ, Việt Nam luôn ủng hộ và thúc đẩy vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương.

Trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đã phối hợp với Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị quốc tế về "Tăng cường vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình: Từ cam kết tới kết quả" (tháng 12/2020) và Hội thảo quốc tế về "Thúc đẩy triển khai Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của các Chương trình hành động quốc gia" (tháng 11/2021)./.


Đọc thêm...

河内发展独具特色的旅游核心区

03:48 |

 

(人民报)还剑郡被视为河内的中心,其蕴含着千年之地的灵魂,并有着特色的文化遗迹和独特文化。正因如此,还剑郡是游客来到河内时不可错过的目的地。目前,还剑郡正在通过开发历史文化价值,保护传统价值,并促进创新来集中树立拥有别具特色的形象。

还剑郡拥有一系列具有典型烙印的遗迹和目的地,例如还剑湖、玉山祠、河内古街、白马祠、大剧院、越南历史博物馆和大教堂等。还剑郡还有许多工艺街、美食街和专业经营街等,这是发展购物旅游和美食旅游的优势。

还剑郡是河内乃至全国率先开发步行街空间的第一个地方,为居民和游客创造更多夜间娱乐目的地。在高峰期,还剑湖的步行街空间吸引了成千上万居民和游客前来参观。

凭借拥有众多的文化优势,还剑郡正开发这些价值来打造自己的文化和旅游产品。除了还剑湖步行街空间、冯兴壁画街和福新社区艺术之路外,目前,还剑郡正开发红河沿岸冲积层,将其发展成为旅游文化公园,以挖掘红河自然美景的优势,成为吸引游客的旅游目的地。

还剑郡人民委员会副主席阮国桓表示,还剑郡旅游产品开发计划是以发展遗产文化旅游产品为重点,弘扬长安人的悠久文化价值、历史遗迹、物质文化遗产和非物质文化遗产等价值。目前,还剑郡与越南文化遗产协会合作保护、改造和发挥当地物质和非物质文化遗产的价值,既保护祖先留下的遗产,又为居民和游客提供服务。

还剑郡开展提高“越南美食文化”街质量提案和还剑郡美食文化遗产发展与推介提案,打造古街美食和传统地理标志地图等。

在越南全面开放所有旅游活动期间,还剑郡集中促进当地旅游业的发展,吸引游客前来还剑乃至首都河内观光。

随着重新开放步行街,还剑郡动员青年、民防、人民和职能力量共同开展装饰工作和环境卫生大扫除活动,维护社会治安,举止文明优雅。

还剑郡制定旅游活动复苏、发展和安全适应的计划。 除了确保目的地和游客的安全外,还剑郡还继续发展旅游产品多样化,并提高产品质量,加强宣传活动,吸引游客,促进旅游数字化转型,发展人力资源,满足旅游复苏的要求。(完)

Đọc thêm...

Hà Nội phát triển vùng lõi du lịch quận Hoàn Kiếm với bản sắc riêng

02:47 |

 

Là trung tâm của phố thị Thăng Long xưa và nay là trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm được coi là trái tim của Hà Nội, chứa đựng hồn cốt đất ngàn năm với những dấu tích văn hóa đặc sắc và một cốt cách riêng.

Cũng vì thế, Hoàn Kiếm là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi đến Hà Nội. Địa phương này cũng đang tập trung xây dựng một hình ảnh mang bản sắc riêng trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử, vừa bảo tồn các giá trị truyền thống, vừa sáng tạo phù hợp với xu thế chung.

Nhắc đến Hoàn Kiếm là nhắc đến hàng loạt những di tích, điểm đến mang dấu ấn đặc trưng, trong đó phải kể tới Hồ Hoàn Kiếm-đền Ngọc Sơn, Phố cổ Hà Nội, đền Bạch Mã - một trong Tứ trấn Thăng Long, Nhà hát lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Nhà Thờ lớn…

Quận Hoàn Kiếm còn rất nhiều các phố nghề, phố ẩm thực, phố chuyên doanh và là lợi thế phát triển du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực. Nếp sống, nếp sinh hoạt mang đậm cốt cách người Tràng An cũng được coi là di sản văn hóa đặc biệt của nơi này.

Hoàn Kiếm còn tạo ra sự khác biệt khi là địa phương đầu tiên của Hà Nội và cũng là một trong những nơi đi đầu cả nước về xây dựng các không gian đi bộ, tạo cơ hội cho người dân và du khách có thêm điểm vui chơi về đêm.

Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội, tiếp nối không gian đi bộ kết hợp thương mại Hàng Đào-Hàng Giấy, không gian đi bộ thuộc khu bảo tồn cấp 1-Phố cổ Hà Nội, sau này tiếp tục mở rộng không gian đi bộ khu vực phía Nam khu Phố cổ Hà Nội.

Những ngày cao điểm, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm thu hút hàng vạn người dân và du khách tới tham quan.

Sở hữu nhiều lợi thế văn hóa, quận Hoàn Kiếm đang khai thác những giá trị đó tạo sản phẩm văn hóa du lịch riêng. Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố bích họa Phùng Hưng hay con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân chính là những không gian văn hóa sáng tạo mà ở đó, người ta thổi hồn vào các giá trị văn hóa theo một cách rất riêng.

Ngoại trừ không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, hai không gian còn lại đều là địa điểm bị lãng quên nhiều năm trước. Gần đây, nhà 22 Hàng Buồm vốn trước là Hội quán của người Hoa được cải tạo thành không gian sáng tạo phục vụ cho các hoạt động triển lãm, giao lưu văn hóa.

Hiện tại, quận Hoàn Kiếm đang xúc tiến khai thác khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng làm điểm vui chơi, tham quan du lịch hấp dẫn du khách.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn chia sẻ, định hướng phát triển sản phẩm du lịch của quận tập trung vào các sản phẩm du lịch văn hóa di sản, phát huy các giá trị văn hóa lâu đời của người Tràng An, các di tích lịch sử, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Hiện nay, quận Hoàn Kiếm đang phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản vật thể và phi vật thể trên địa bàn, vừa để gìn giữ vốn quý cha ông để lại, vừa phục vụ người dân và khách du lịch.

Quận đẩy nhanh việc triển khai đề án nâng cao chất lượng tuyến phố “Văn hóa ẩm thực Việt Nam” tại phố Tống Duy Tân-ngõ Hàng Bông; Đề án phát triển, quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm; bản đồ chỉ dẫn địa lý về ẩm thực, món ngon, truyền thống phố cổ.

Đồng thời, nghiên cứu triển khai đề án thí điểm phát triển kinh tế ban đêm theo hướng tổ chức xuyên đêm, có phân loại theo mô hình tổ chức (tổ chức ngoài trời và trong nhà, tổ chức trong các không gian đi bộ và các địa bàn khác của quận…)

Trong giai đoạn Việt Nam mở cửa hoàn toàn mọi hoạt động du lịch, quận Hoàn Kiếm tập trung thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn, thu hút khách đến với Hoàn Kiếm và cũng là thu hút khách đến với Thủ đô.

Cùng với việc đưa các không gian đi bộ hoạt động trở lại, quận huy động lực lượng thanh niên, dân phòng, nhân dân các phường cùng lực lượng chức năng trên địa bàn quận chỉnh trang đô thị, dọn vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện ứng xử văn minh, thanh lịch.

Ngay người dân trên địa bàn quận cũng mong chờ những ngày đón khách du lịch trở lại, bởi thực tế, hoạt động của rất đông người dân Hoàn Kiếm đều phụ thuộc của du lịch.

Sau chuỗi ngày tạm dừng đón khách, Khách sạn Golden Silk, phố Hàng Gai đã mở cửa, sẵn sàng đón khách trở lại. Chị Phạm Thị Loan, quản lý sảnh - lễ tân của khách sạn cho biết, khi chưa có dịch, Golden Silk thường kín 90- 95% công suất vào những mùa du lịch nhưng sau đó giảm mạnh. Kể cả thời điểm hết giãn cách, công suất chỉ đạt 5-10%.

Bởi vậy, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn mọi hoạt động du lịch, chị Loan kỳ vọng ngành Du lịch dần hoạt động và phục hồi như trước. Khách sạn đã chuẩn bị mọi điều kiện về buồng phòng, dịch vụ, nhân lực để đón khách quay trở lại.

Chuỗi cửa hàng Tân Mỹ Design cũng trên phố Hàng Gai, vốn nổi tiếng với các sản phẩm thêu truyền thống, có bề dày hơn 50 năm kinh doanh trên “phố tơ lụa” của Hà Nội, chị Nguyễn Thùy Linh, Tổng Giám đốc chuỗi cửa hàng cho biết, trong thời gian qua, dù dịch bệnh nhưng chuỗi cửa hàng vẫn cố gắng duy trì hoạt động, tạo việc làm cho nhân viên.

Trong thời gian đó, chuỗi cửa hàng vẫn sản xuất một số mặt hàng mới, phù hợp với xu thế mới. Thời điểm hiện nay, khi ngành du lịch đã khởi sắc, chị Thùy Linh tin tưởng khách sẽ đông trở lại.

Quận Hoàn Kiếm xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển, thích ứng an toàn trong hoạt động du lịch. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn tại các điểm đến và khách du lịch, quận tiếp tục đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quận còn tăng cường các hoạt động quảng bá, thu hút khách du lịch, chuyển đổi số trong du lịch, hỗ trợ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi du lịch.

Một tín hiệu vui, từ khi đưa các không gian đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hoạt động trở lại, du khách đã đông trở lại, tạo không khí sôi động, nhất là những ngày cuối tuần./.

Đọc thêm...

越南有选择性的招商引资政策发挥积极作用

09:44 |

 

(人民报)尽管全球经济受到新冠肺炎疫情的严重影响,但越南实施的减少数量、提高质量、淘汰小型且低附加值项目的有选择性招商引资政策开始发挥作用。预计2022年越南引进外资方面将具备较多有利因素。越南仍然是外国投资者青睐的安全、潜在投资目的地。

越南计划投资部外国投资局局长杜一黄透露,越南实施的减少数量、提高质量、淘汰小型且低附加值项目的有选择性招商引资政策开始发挥作用。

外国投资者对高污染风险、技术落后领域的投资逐渐下降。越南引进外资金额不断增加,更重要的是优质绿色、使用再生能源项目也越来越多。

值得注意的是,丹麦乐高集团(LEGO)与越南-新加坡工业园(VSIP)签署了一份谅解备忘录,在越南建立新工厂。该工厂设在平阳省,占地面积44公顷,投资额超过10亿美元,预计于2022年下半年动工兴建并于2024年投入运营。按计划,这是乐高第一家碳中和工厂,对太阳能生产进行投资,确保没有环境污染、灰尘和废弃物的污染。

在对越投资的国家当中,新加坡以逾17亿美元的注册资本成为越南第一大投资来源地,占越南引进外资总额的34.2%。韩国排名第二,注册资本14美元,占28.2%,其次为中国、日本等。据评价,这些国家开展采用先进技术并带来高经济效益的项目。

预计2022年越南引进外资将具备较多有利因素。越南将积极推进行政审批制度改革,因此投资手续办理和货物流通将更为便利。全球供应链也在快速复苏,全球消费需求重回增长轨道,这对企业来说是一个提振生产力的契机。

与此同时,预计越南的对外活动将继续活跃,主动将投资促进活动纳入其中。特别是2021年底越南政府总理范明正访问欧洲期间,越南国内外企业合作投资承诺、谅解备忘录和投资总额就达300亿美元。

日本贸易振兴机构驻河内代表处首席代表中岛武雄(Takeo Nakajima)先生表示,近期日本对越的投资资金也开始调整,针对越南境内市场和出口市场的零售项目和服务项目数量有所增加,旨在利用越南所签署的各项自贸协定带来的机会。

除了日本和欧洲企业之外,韩国企业也正计划在越开展新投资业务。美国企业则高度评价越南政府在应对新冠肺炎疫情中所做出的努力。这足以肯定2022年越南依然是备受外国投资者青睐的安全、有潜力的投资目的地。

越南外商投资企业协会副主席阮文全表示,越南凭借其优越的地理位置,以及日益改善的营商投资环境仍可继续挖掘诸多潜力和优势。越南基础设施,特别是交通和能源基础设施建设的配套性更强,将促进外国企业朝着区域多元化和促进出口的方向部署生产网络。

此外,各地方也在积极推动人力资源发展,为迎来发达国家对越投资的高科技项目做好准备。同时进一步改善现行政策,让投资者更加放心在越开展投资业务;加强外国投资者和越南企业之间的沟通协作,从而提高在越投资价值和投资效益。(完)

来源:越通社

Đọc thêm...

Thu hút FDI: Kỳ vọng khởi sắc

08:43 |

 

Trong năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhưng cả năm 2021, vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%. Xuất nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2021 tăng liên tục ở các tháng và trong cả năm. Khu vực ĐTNN xuất siêu gần 28,5 tỷ USD kể cả dầu thô đã bù đắp được phần nhập siêu 25,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước làm cho cả nước xuất siêu 3 tỷ USD trong cả năm 2021.

2 tháng đầu 2022, cho dù nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam theo hướng giảm số lượng, tăng về chất lượng, loại bỏ dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng bắt đầu phát huy tác dụng. Đáng mừng hơn là, năm 2022, được dự báo sẽ thuận lợi cho việc thu hút dòng vốn quốc tế. Và Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, vốn FDI vào Việt Nam, vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đã đạt 769,6 triệu USD, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Số dự án đăng ký mới tăng tới 45,2%, đạt 183 dự án. Tuy nhiên, đầu tư đăng ký mới đạt 631,8 triệu USD, giảm 80,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc vốn đầu tư đăng ký mới 2 tháng đầu năm 2022 giảm mạnh so với cùng kỳ là hoàn toàn dễ hiểu. Đó là bởi hai tháng đầu năm ngoái, nhiều dự án quy mô trên 100 triệu USD đăng ký đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt còn có Dự án Nhiệt điện Ô Môn II, với mức mức đầu tư 1,3 tỷ USD. Trong khi đó, 2 tháng đầu năm 2022, chỉ có một dự án có vốn đầu tư lớn có vốn 136,4 triệu USD.

Điều này khiến trong 2 tháng qua, Việt Nam mới thu hút được gần 5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự sụt giảm này có thể chỉ mang tính thời điểm, khi các dự án quy mô lớn vẫn đang chờ được cấp chứng nhận đầu tư và không ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, sự suy giảm dự án đầu tư mới chủ yếu tập trung vào nhóm quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam theo hướng giảm số lượng, tăng về chất lượng, loại bỏ dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng bắt đầu phát huy tác dụng.

Tỷ lệ vốn FDI vào ngành nghề nguy cơ ô nhiễm cao, công nghệ lạc hậu như dệt nhuộm đã giảm dần. Không chỉ tăng về số lượng, dòng vốn FDI vào Việt Nam còn xuất hiện dự án chất lượng cao, xu hướng xanh, sử dụng năng lượng tái tạo. Tiêu biểu như, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam. Dự án quy mô đầu tư hơn 1 tỷ USD ở khu đất rộng 44 ha, thuộc tỉnh Bình Dương, mang đến 4.000 cơ hội việc làm trong vòng 15 năm tới. Dự kiến, nhà máy được khởi công nửa cuối năm 2022 và hoạt động trong năm 2024.

Theo kế hoạch, đây là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO và có phần đầu tư cho sản xuất năng lượng mặt trời, bảo đảm không bị ô nhiễm môi trường, khói bụi và chất thải. Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, tỉnh sẽ cố gắng mời gọi những dự án xanh đến với địa phương và sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư.

Trong tổng số quốc gia đầu tư vào Việt Nam, Singapore vươn lên dẫn đầu với vốn đăng ký trên 1,7 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam và tăng 59,3% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 1,4 tỷ USD, chiếm 28,2% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản… Đây là những quốc gia được đánh giá có dự án công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế.

Cũng 2 tháng qua, tại Bắc Ninh đã cấp mới cho 16 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 33,8 triệu USD; điều chỉnh vốn cho 22 dự án với số vốn điều chỉnh tăng gần 1,3 tỷ USD. Hiện, Bắc Ninh đang dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 7,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, hai dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (Singapore)," điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD và dự án "Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Goertek)” điều chỉnh tăng thêm gần 306 triệu USD vốn đầu tư tại Khu công nghiệp Quế Võ.

Không chỉ tăng vốn đầu tư dự án mới, nhiều tập đoàn lớn đã và đang mở rộng dự án tại Việt Nam sau khi đạt được nhiều thành công về kinh doanh. Mới đây, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã tới làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và mong muốn nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đầu tư cần thiết. Chỉ cần có một dự án tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng tốc. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào kết quả phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ, cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới./.

Đọc thêm...

与青年携手实现建设雄强国家的渴望

07:50 |

 

在繁盛活跃的2022年青年月氛围之中,全国数百万名团员、青年、共青团和青联干部纷纷参与各领域竞赛,同全民主动安全、灵活地适应并有效控制Covid-19,促进经济社会发展,保护与建设祖国,决心胜利地实现越共十三大决议。

91年来,在党的领导和敬爱的胡伯伯的带领和磨练下,胡志明共青团逐步肯定了其革命定力、坚持对党和民族的忠诚之心,逐渐成为越南青年的先锋力量和政治核心组织以及越南共产党的可靠后备军。胡志明共青团始终坚持与坚定不移实现其在政治体系中的地位、职能及角色,为肯定、维持、弘扬越南年轻人的光辉传统作出贡献。通过由共青团发起的各项运动,代代越南年轻人有机会展示其深厚的爱国情怀、创先争优、愿意勇挑重担并出色地完成被交付的所有任务。

维持与弘扬越南青年、胡志明共青团的光辉传统被历代共青团干部、团员、青年视为自己义务、责任及心中智慧的特殊命令。因此,各级共青团组织一直积极研究并同步地改革活动内容及方式,通过各个革命运动主动探索符合时代发展规律及青少年需求和愿望的新发展方向。

然而,这段时间部分青年出现跟风并挑唆别人追随负面潮流的现象,甚至是不顾一切且消极的自我展示状态。他们有反社会行为,参加破坏社会秩序,尤其是在网络空间的活动。这是革命理想上懈怠松动、政治定力不强、生活上自私自利、奢靡享乐,对国家面临的困难和挑战无动于衷的表现。值得担忧的是,年轻人犯法及陷入社会弊病深渊的现象日益加剧。

农村、山区和少数民族地区青年的职业技能有所转变但不够显著,与地区平均水平还有较大差距。残疾青年、从良青年在生活和工作中仍面临诸多困难。 然而,共青团工作有时候尚未及时掌握青年情况和心思,共青团组织的作用有时候不够突出。很多地方的基层团组织在工作中还陷入被动和形式主义,缺乏毅力和创造力。

面对上述不足、困难和挑战,为了继续肯定其作为青年在追梦路上的“知心人”以及在所有阵线的先锋力量的决心,各级团组织应继续探索、研究,坚持有力创新各种行动计划的内容、政治生活和传统生活形式,使之符合年轻人的需要和心理,给青年带来切实利益。

特别,着力激发越南一代又一代青少年的浓厚爱国情怀、革命先锋、紧密团结、好学勤劳创新的传统。 继续巩固和建设政治思想上强大的团组织,吸引众多青年团员的参与和奉献。

更有效地开发利用互联网、社交网络来集聚、引导和提振青年对共产党所选道路的坚定信念。每一个革命运动和行动计划的具体成效,将为促进团员、青年随时迎接挑战、敢想敢做、率先参与经济社会发展和牢牢捍卫祖国的独立主权的前提。

肩负着带领和引导青年责任的各级党委和政府应有更深刻的认识,信任并支持,关怀并倾听,理解、分享青年面临的困难和障碍,勉励和启发共青团组织和青年加倍奋斗和磨练,充分发挥自己的能力水平和创造力。各部委应同共青团组织密切协调配合,为青年展现能力、自信创业、自我肯定、成为对国家有益的公民创造有利条件、环境和机制,为把国家建设成为富强、繁荣及现代的国家作出重要贡献。

Đọc thêm...

Đồng hành với thanh niên thực hiện khát vọng đất nước hùng cường

07:38 |

 

Hòa chung không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên năm 2022, hàng triệu đoàn viên, thanh niên, cán bộ đoàn, hội trên cả nước đã và đang tích cực thi đua lập thành tích trên mọi lĩnh vực, cùng toàn dân chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng.

91 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, được Bác Hồ kính yêu dìu dắt, rèn luyện, Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã từng bước khẳng định bản lĩnh cách mạng, giữ vững niềm tin sắt son với Ðảng, với dân tộc, dần trở thành lực lượng xung kích, tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam, đội dự bị tin cậy của Ðảng. Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn kiên trì, kiên định thực hiện vị trí, chức năng, vai trò trong hệ thống chính trị, góp phần khẳng định, giữ gìn, phát huy truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam. Qua các phong trào, cuộc vận động do tổ chức Ðoàn phát động, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã có cơ hội thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tiên phong, tình nguyện đảm nhận những việc khó, việc mới, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Việc giữ gìn, phát huy truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn được các thế hệ cán bộ Ðoàn, đoàn viên, thanh niên xem là nghĩa vụ, trách nhiệm và là mệnh lệnh đặc biệt của trái tim và khối óc. Vì vậy, các cấp bộ Ðoàn luôn tích cực nghiên cứu, đổi mới đồng bộ nội dung, phương thức hoạt động; chủ động tìm tòi những hướng đi mới, phù hợp quy luật phát triển của thời đại và nhu cầu, nguyện vọng của thanh thiếu niên thông qua các phong trào hành động cách mạng.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng một số thanh niên a dua, lôi kéo người khác hùa theo những xu hướng, trào lưu tiêu cực, thậm chí bất chấp để thể hiện “cái tôi” một cách lệch lạc, tham gia vào những hành vi chống phá, gây bất ổn trật tự xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng. Ðây là biểu hiện của sự xa rời lý tưởng cách mạng, thiếu vững vàng về bản lĩnh chính trị, thói quen sống ích kỷ, hưởng thụ, vô cảm trước những thử thách, khó khăn của dân tộc. Ðáng lo ngại hơn, tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội trong giới trẻ vẫn ngày một gia tăng...

Trình độ chuyên môn, tay nghề của một số đối tượng thanh niên ở các vùng nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số đã chuyển biến nhưng vẫn còn khoảng cách lớn so với mặt bằng chung. Thanh niên khuyết tật, thanh niên hoàn lương còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống, việc làm. Trong khi đó, công tác đoàn đôi lúc chưa kịp thời bám sát tình hình, tâm tư của thanh niên, vai trò của tổ chức Ðoàn có những lúc còn mờ nhạt, thụ động, Ðoàn thanh niên cấp cơ sở nhiều nơi còn sa vào hình thức, thiếu kiên trì, thiếu sáng tạo.

Trước những hạn chế, khó khăn và thách thức nêu trên, để tiếp tục khẳng định quyết tâm trở thành “người bạn” đặc biệt của tuổi trẻ, lực lượng tiên phong trên mọi mặt trận dưới cờ Ðảng quang vinh, tổ chức Ðoàn các cấp cần tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, kiên trì và quyết liệt hơn trong đổi mới nội dung các chương trình hành động, hình thức sinh hoạt chính trị và sinh hoạt truyền thống theo hướng phù hợp nhu cầu, tâm lý, mang lại lợi ích thiết thực, chính đáng cho tuổi trẻ.

Ðặc biệt, cần tập trung khơi gợi truyền thống yêu nước, xung kích cách mạng, gắn bó, đoàn kết, hiếu học, say mê sáng tạo của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam. Tiếp tục củng cố, xây dựng tổ chức Ðoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt, cống hiến.

Tận dụng tốt hơn nữa thế mạnh của internet, mạng xã hội để tập hợp, định hướng, củng cố niềm tin vững chắc của thanh niên vào con đường mà Ðảng ta đã lựa chọn. Mỗi phong trào cách mạng, chương trình hành động được triển khai sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm sẽ là tiền đề để đoàn viên, thanh niên sẵn sàng đón nhận thử thách, dám nghĩ, dám làm, xung kích phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền Tổ quốc.

Với trách nhiệm dìu dắt, định hướng, các cấp ủy đảng, chính quyền cần nhìn nhận sâu sắc hơn, tin tưởng, tạo điều kiện thuận lợi, thường xuyên quan tâm, lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, khích lệ, gợi mở các vấn đề để tổ chức Ðoàn và thanh niên được phấn đấu, rèn luyện, phát huy tốt nhất năng lực, trình độ và sức sáng tạo. Các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức Ðoàn trong tạo điều kiện, môi trường, cơ chế thông thoáng để thanh niên thể hiện tài năng, tự tin khởi nghiệp, khẳng định bản thân, trở thành những công dân có ích, góp phần quan trọng xây dựng, làm chủ đất nước giàu đẹp, phồn vinh, hiện đại.

Nguồn: https://nhandan.vn

Đọc thêm...

Hot (焦点)