应用1982年《联合国海洋法公约》应对海上安全挑战

08:24 |
东盟地区论坛关于应用1982年《联合国海洋法公约》和其他国际法律文件在应对新兴海上挑战的研讨会226日在庆和省芽庄市举行。该研讨会由越南外交部同澳大利亚外交贸易部联合举行,吸引来自东盟地区论坛20余个成员国从事海洋管理的80名官员、专家、学者参加。
该研讨会是继20112014年之后在东盟地区论坛关于海洋安全工作组中期工作框架内举行的关于《海洋法公约》研讨会之后举行的,同时为落实关于东盟地区论坛愿景宣言和2018-2020年阶段海上安全河内行动计划做出的努力。
该研讨会是东盟地区论坛各成员国就有效利用关于海洋,尤其是海洋法公约的各项国际文件来解决当前海洋管理工作中所面临的挑战等措施展开讨论,从而提高对关于海上新的挑战的认识;分享关于实施海洋法公约的实践经验和认识,从而确定东盟地区论坛各成员之间的合作机会。
越南外交部法律及国际条约司司长黎氏雪梅,澳大利亚外交贸易部法律司副司长贾斯汀在研讨会上发表讲话时强调了海洋法公约的重要性。
除了海洋法公约及落实公约的各项协定,包括关于渔船与非法捕捞活动的多边协定、国际劳工组织《海事劳工公约》、保护生物多样性公约、联合国打击跨国犯罪公约、《亚洲地区反海盗和武装劫船合作协定》(RECAAP)等在内的有关海洋管理的其他国际文件之外,东盟各国以及东盟与对话伙伴国之间同时也提出一些倡议,以应对海上安全挑战。
在海上安全正面临气候变化、海平面上升、海洋生物资源开发缺乏可持续、海洋污染等许多挑战的背景下,海洋法公约及有关国际文件被视为有关各方的重要框架,各国政府、政府间国际组织、非政府组织、研究所、企业和人民共同合作保护及可持续利用海洋和海洋生物资源。
此外,在东盟地区和各伙伴国之间仍存在许多海上争端,因此加强海洋保护与管理工作有助于有关各国树立互信,在该地区营造友好氛围,遏制单方面行为和海上冲突的发生,从而有效落实联合国2030年可持续发展目标关于保护和可持续利用海洋及海洋资源以促进可持续发展的第14目标。
研讨会上,与会代表集中就威胁地区海洋安全的传统挑战、海洋法公约以及海洋资源利用及保护工作中的新问题、气候变化、海洋法以及国际和地区合作等四个主题展开讨论。
东盟地区论坛于1994年成立,是东盟10国和东盟伙伴国就和平、安全等问题展开讨论的论坛,其主要目标是树立信任及加强东盟地区的对话。目前,该论坛有27个成员,包括26个国家和欧盟。其中越南和澳大利亚是该论坛的创始成员国。
研讨会于227日结束。

Đọc thêm...

Vận dụng Công ước của Liên hợp quốc trong ứng phó với các thách thức trên biển

06:00 |
Sáng 26-2, Hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về vận dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và các văn kiện pháp lý quốc tế khác trong ứng phó với các thách thức đang nổi trên biển, do Việt Nam và Australia đồng tổ chức, đã khai mạc tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tại hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS 1982 với tư cách là khung pháp lý toàn diện điều chỉnh các quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều quốc gia, bao gồm cả các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, quốc gia không có biển trong việc sử dụng biển và đại dương, khai thác và bảo tồn tài nguyên biển và tăng cường hợp tác biển giữa các quốc gia. Chương trình hội thảo gồm 8 phiên thảo luận, tập trung vào 4 chủ đề: Những thách thức an ninh biển truyền thống trong khu vực; UNCLOS 1982 và các vấn đề nổi lên trong bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên biển; Biến đổi khí hậu và luật biển; Hợp tác quốc tế và khu vực. Hội thảo diễn ra trong hai ngày 26 và 27-2.

Đọc thêm...

“特金会”:展示越南对外政策的良机

21:41 |
(VOVWORLD) - 第二次美朝首脑会晤227日开始在越南河内举行。这是越南展示全方位、多样化,愿做国际社会朋友的对外路线的机会。同时也是越南为朝鲜半岛和平进程发挥斡旋作用的良好机会。
美国和朝鲜领导人选择越南作为会晤举办地表明两国都将越南视为可信赖伙伴,也是对越南奉行平衡和开放外交政策的肯定。越南河内被选为会晤举办地体现了国际社会对越南在世界和地区安全问题上的能力和作用的认可。
发挥好外交斡旋作用
2019年和今后越南外交的优先重点是斡旋外交。作为拥有斡旋及和平经验的国家,越南希望在本次特金会上,以东道主身份,良好发挥斡旋作用,协助会议顺利进行并取得结果。
越南外交部副部长黎怀忠指出:越南体现了自己是国际社会的负责任和积极成员,希望为和平进程做出贡献。这次会晤也体现了我国有关加强参与多边外交,发挥斡旋作用的路线。当年,战争结束后,越南前往日内瓦、巴黎谋求重建印度支那半岛和平。但这次则是一场有关和平的会议在越南举行,正值河内获颁联合国教科文组织致力于和平的城市称号20周年之际
不少国际专家认为,越南在利用第三方和谈以结束战争方面具有经验,同时在多项国际问题上秉持客观和一贯的立场。越南是各方的可信赖伙伴,同时也是与朝鲜和美国有积极关系的少数国家。
中国社会科学院亚太与全球战略研究院中国周边与全球战略研究室主任王俊生表示:"全世界都在关注越南。越南本身其实做得非常好,但这一次更加让世界去瞩目。可以说这是一个非常好的机会来展示自己的形象。之所以朝美选择越南不是意外的。我想一方面,越南与朝鲜、美国都保持友好的关系。和美国的关系虽然曾经一起打过仗,但最后建立外交关系,现在成了伙伴国。我觉得这样的一个关系的发展本身非常成功。从朝鲜的角度来看,朝越关系1950年建交以来,双方发展的比较友好。我想金正恩这次访问越南,也是他就任朝鲜最高领导人之后正式访问对方首都的第二个国家,也是他正式互访的第五次,显得越南毫无疑问他非常重视的。无论是朝鲜还是美国,双方能非常重视越南这样一个角色,所以我想这次越南会在这次特金会的举行做出的贡献举世瞩目。
展现热爱和平的民族形象
历史表明,越南是个热爱和平的民族,但也曾遭受战争摧残并经过和平谈判才争取到真正持久的和平。越南比任何国家都更了解和平的价值并希望为世界和地区和平问题做出贡献。以其作为发展中国家的地位和威望,越南为能被选为第二次特金会和平之约的举办地而感到自豪。通过支持对话的主张,越南一向希望展现贯穿历史,从过去、现在到未来始终热爱和平的民族形象。
为会议营造安全的环境,中立、友善、好客的东道主,以及和睦、热爱和平的民族精神等,塑造了越南为以和平方式实现朝鲜半岛无核化做出积极贡献的国家形象。

Đọc thêm...

Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên: Cơ hội để khẳng định chính sách đối ngoại Việt Nam

20:40 |
(VOV5) - Việc hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Triều Tiên chọn Việt Nam làm địa điểm để gặp gỡ cho thấy cả hai nước đều đánh giá Việt Nam là đối tác tin cậy, là một quốc gia có chính sách đối ngoại cân bằng, rộng mở.
Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ 2 hôm nay bắt đầu diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam tái khẳng định đường lối đối ngoại "đa dạng hóa, đa phương hóa", "làm bạn với tất cả". Hội nghị cũng là dịp để Việt Nam phát huy tốt vai trò ngoại giao hoà giải trong tiến trình hoà bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Việc hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Triều Tiên chọn Việt Nam làm địa điểm để gặp gỡ cho thấy cả hai nước đều đánh giá Việt Nam là đối tác tin cậy, là một quốc gia có chính sách đối ngoại cân bằng, rộng mở. Việc Hà Nội, Việt Nam được chọn là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên cũng chứng tỏ sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế vào năng lực, vai trò của Việt Nam trong vấn đề an ninh và hòa bình của khu vực và thế giới.
Mong muốn làm tốt vai trò ngoại giao hòa giải
Một trong những trọng tâm ưu tiên của ngoại giao Việt Nam năm 2019 cũng như thời gian tới đó là ngoại giao hòa giải. Điều này cũng được ghi nhận trong chỉ thị của Ban bí thư TƯ Đảng CSVN tháng 8/2018. Là quốc gia có kinh nghiệm hòa giải và hòa bình, thông qua Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần này, Việt Nam mong muốn phát huy tốt vai trò hòa giải qua việc đóng vai nước chủ nhà, hỗ trợ Hội nghị diễn ra thuận lợi và đạt kết quả. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung nêu rõ: “Qua đó Việt Nam thế hiện là một quốc gia có trách nhiệm và tích cực trong cộng đồng quốc tế và mong muốn đóng góp vào quá trình hòa bình và cũng thể hiện đường lối của chúng ta là nâng tầm đối ngoại đa phương trong thời gian tới, đóng vai trò hòa giải. Trong nhiều năm khi kết thúc các cuộc xung đột, Việt Nam đã đi các nơi như Geneva, Paris để lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Nhưng lần này một Hội nghị hòa bình lại được tổ chức ngay tại Việt Nam. Trùng hợp là năm nay đúng thời điểm 20 năm Hà nội được UNESCO trao danh hiệu thành phố Vì hòa bình”.
Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, Việt Nam cũng là quốc gia giàu kinh nghiệm trong việc sử dụng bên thứ ba trong hòa đàm kết thúc chiến tranh, đồng thời được đánh giá cao về quan điểm khách quan, nhất quán trong nhiều vấn đề quốc tế. Bản thân Việt Nam là đối tác tin cậy của các bên, đồng thời là một trong số ít các quốc gia có quan hệ tích cực với cả Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Ông Vương Tuấn Sinh, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược láng giềng và toàn cầu thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng: “Lần này cả thế giới hướng về Việt Nam. Có thể nói, đây là cơ hội tốt để Việt Nam quảng bá hình ảnh của mình. Triều Tiên và Mỹ đều chọn Việt Nam không có gì là bất ngờ, bởi Việt Nam có quan hệ hữu hảo với cả Mỹ và Triều Tiên. Giữa Việt Nam và Mỹ từng xảy ra chiến tranh, sau đó hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và giờ thành đối tác của nhau, đó là mối quan hệ hết sức thành công. Với Triều Tiên, quan hệ với Việt Nam phát triển hữu nghị từ năm 1950 khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay. Do vậy, tôi nghĩ, dù là Mỹ hay Triều Tiên, đều rất xem trọng vai trò của Việt Nam. Những đóng góp của Việt Nam với Hội nghị lần này sẽ được cả thế giới quan tâm”.
Khẳng định hình ảnh một dân tộc yêu chuộng hòa bình
Trong suốt quá trình lịch sử, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng cũng từng gánh chịu những cuộc chiến tranh và phải trải qua các cuộc đàm phán hòa bình mới có được một nền hòa bình thực sự bền vững. Hơn ai hết, Việt Nam thấu hiểu giá trị của hòa bình và mong muốn được đóng góp vào vấn đề kiến tạo hòa bình cho khu vực và thế giới. Với vị thế và vóc dáng của một quốc gia tầm trung, Việt Nam vinh dự khi được lựa chọn là “điểm hẹn hoà bình” cho Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai. Thông qua chủ trương ủng hộ đối thoại, Việt Nam luôn mong muốn thể hiện hình ảnh một dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, xuyên suốt từ lịch sử quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Một môi trường an ninh chất lượng cao cho hội nghị, một nước chủ nhà trung lập, thân thiện, hiếu khách, một tinh thần dân tộc hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình… Tất cả những yếu tố này đã và đang tạo nên hình ảnh Việt Nam tích cực thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Đọc thêm...

越南深化与邻国的关系

07:00 |
(VOVWORLD) - 应老挝人民革命党总书记国家主席本扬·沃拉吉和柬埔寨国王西哈莫尼的邀请,越共中央总书记、国家主席阮富仲正对老挝进行正式友好访问并将对柬埔寨进行国事访问。阮富仲此行有助于巩固双方政治互信,推动越南与这两个亲密邻国的全面合作。
阮富仲此次两个邻国之行是以国家主席身份进行的首次访问,旨在强调越南党、国家和人民全面支持老挝国家改革、建设和保卫事业,推动越柬两国的团结、全面合作和提高所有领域的合作效果。
越老强调始终如一的传统友好关系
越共中央总书记、国家主席阮富仲对老挝的正式友好访问是在两国正努力并决心胜利实现各自党的全国代表大会决议的背景下进行的。
在此行中,两国领导人一致同意基于发挥独立自主精神和自立自强意志加强越老全面合作,基于互利平等原则发挥两国的优势和潜力,同时两国互相给予符合越老特殊关系性质的合理优惠和待遇。
特别是两国领导人一致同意在世界和地区局势复杂演变和难以预测的背景下,现在比任何时候都更重要的是两国要紧密配合,及时和有效交换信息,在国际和地区合作框架内互相支持。
老挝人民革命党中央总书记、国家主席本扬·沃拉吉强调:我们代表老挝党、国家和人民再次对兄弟般的越南党、国家和人民在老挝过去的民族独立斗争和现在的建设与保卫国家事业中一向给予及时和有效的帮助表示诚挚感谢。我们强调将继续与兄弟般的越南同志合作,加强和培育越老传统、特殊团结和全面合作关系,使这一几十年来经受了考验的血肉关系不断开花结果。
为证明这一关系日益紧密和有效发展,访老期间,阮富仲与本扬·沃拉吉共同出席两国各部门九项不同领域的合作文件签字仪式。
推动越柬全面合作
225日和26日两天,越共中央总书记、国家主席阮富仲对柬埔寨进行国事访问,在与柬埔寨国王诺罗敦·西哈莫尼和皇太后莫尼列 · 西哈努克( Norodom Monineath Sihanouk )举行会谈前,阮富仲分别探望柬埔寨狄旺僧王(Tep Vong)和布格里僧王(Bour Kry)。此外,阮富仲还分别与柬埔寨首相洪森、国会主席韩桑林(Samdech Heng Samrin)及参议院主席赛宗 (Samdech Say Chhum) 举行会晤。
柬埔寨王家研究院国际关系学院院长金平(Kin Phea)认为,阮富仲此行极具重要,旨在巩固和发展越柬传统关系。他说:柬越关系基于历史,政治、文化和地理位置等得到发展。在世界局势发生变化的背景下,两国仍把睦邻友好、互相帮助和支持的柬越关系放在优先地位。由此,越共中央总书记、国家主席阮富仲对柬埔寨进行的此次访问证明了两国之间的感情日益美好发展。通过此访,我们更坚信这一紧密关系在政治、经济、文化和生活等领域将日益蓬勃发展。
在当前世界和地区局势动荡的背景下,继续巩固和发展越老和越柬关系是越南对外政策的优先方向之一。阮富仲此次老挝和柬埔寨之行定将有助于深化越老和越柬传统友好合作关系。

Đọc thêm...

Việt Nam thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng

06:50 |
(VOV5) -Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang tiến hành chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào và thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia .
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang tiến hành chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào và thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Các chuyến thăm góp phần củng cố sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với 2 quốc gia láng giềng thân thiết.
Chuyến thăm tới 2 quốc gia láng giềng lần này của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước, nhằm khẳng định sự ủng hộ toàn diện của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào, cũng như thúc đẩy sự đoàn kết, hợp tác toàn diện, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực.
Việt Nam-Lào khẳng định quan hệ hữu nghị truyền thống trước sau như một
Chuyến thăm Lào của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc của mỗi Đảng.
Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, đồng thời dành ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đặc biệt, hai nhà lãnh đạo đều thống nhất trong bối cảnh khu vực và quốc tế nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, hơn lúc nào hết cả hai nước cần phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời, hiệu quả, ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith khẳng định: "Một lần nữa chúng tôi xin thay mặt Đảng, nhà nước và nhân dân Lào bày tỏ lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đã luôn dành sự giúp đỡ quý báu, to lớn kịp thời và có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay của nhân dân Lào chúng tôi. Chúng tôi khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác cùng các đồng chí Việt Nam anh em tăng cường và vun đắp truyền thống đoàn kết đặc biệt, và hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam, đã được trải qua thử thách bằng xương máu và thời gian trong nhiều thập kỷ để mãi được bền chặt, đơm hoa kết trái."
Để minh chứng cho sự hợp tác ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith đã chứng kiến Lễ ký kết 9 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành của hai nước trên nhiều lĩnh vực.
Thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia
Trong 2 ngày 25 và 26/2, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia. Trong chuyến thăm hai ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Quốc vương Sihamoni và Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk trước khi có cuộc gặp Vua sư Tep Vong và Vua sãi Bour Kry. Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng có cuộc gặp với Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin và Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Say Chhum.
Tiến sĩ Kin Phea, Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế Campuchia cho rằng đây là chuyến thăm hết sức quan trọng nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống giữa Campuchia và  Việt Nam: "Quan hệ Việt Nam – Campuchia dựa trên 4 nền tảng: Lịch sử, chính trị, văn hóa và vị trí địa lý. Vì vậy khi tình hình thế giới có thay đổi, thì hai nước vẫn phải luôn ưu tiên cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hỗ trợ giúp đỡ và ủng hộ nhau. Do đó chuyến thăm Campuchia lần này của Tổng bí thư, Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng là minh chứng cho tình cảm giữa hai nước đang phát triển ngày càng tốt đẹp. Qua chuyến thăm này, chúng ta càng thêm tin tưởng rằng mối quan hệ chặt chẽ trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ."
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động như hiện nay, tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam với Lào và Campuchia là ưu tiên trong chính sách đối ngoại Việt Nam. Chuyến thăm Lào và Campuchia lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chắc chắn làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống vốn tốt đẹp giữa Việt Nam với Lào, Campuchia.

Đọc thêm...

越南——和平的兴趣源泉

17:00 |
人民军队:近日,越南国内舆论对即将在河内举办的特金峰会给以特别关注,我们为越南作为国际重大政治外交事件的承办国而感到荣誉和自豪。
但是,有些人出于不良动机,对此感到不悦,甚至捏造歪曲论调,降低国家地位,抹黑越南在国际友人心目中的形象。
可笑的是,有的人捏造提出所谓承办特金峰会是服务于越南领导人的个人利益这一论调。事实上,该事件为肯定越南在国际舞台上的作用和地位作出重要贡献。朝鲜核问题与美朝关系是国际关系中最难解开的结子。该事件的承办说明越南对解决各国际热点问题所作出的积极贡献。这同时也是越南民族热爱和平传统与维护和平努力得到增添光彩的良好机会。
在美朝为峰会作出诸多努力的背景下,我们可以希望越南河内首都将为美朝合作、对话新阶段落下烙印。
这同时也是国际观察者、专家学者对该事件的共同认定。埃及地区战略研究中心主席Abdel-Moneim Said在埃及《金字塔周报》(Al-Ahram)上刊登的文章中表示,河内被选为此次会晤的举办地点并不是偶然,其体现美朝领导人对越南的信心,期望越南将成为美朝达成最后协议以及各方取得胜利的地方。
从上述分析可见,所谓特金峰会服务于越南高级领导人的利益这一论调只是捏造的,是缺乏善意和完全错误的,企图抹黑越南领导的威信。以这个浅近目光,这些人怎么能了解该事件的意义已超过一个国家的利益,美朝关系的积极展望将为地区和世界的和平、稳定作出重要贡献。
事实上,越南是特朗普和金正恩的客观选择,体现美朝两国领导对越南的信心。另一方面,其说明越南和美朝两国日趋发展的美好关系。目前,美国是越南头等重要伙伴国之一,而朝鲜是越南的传统友国。在越南共产党的英明领导下,越南面貌已焕然一新,取得了重大发展成就,成为国际友人的可信赖朋友。其已得到各国元首和国际政界已多次肯定,国际新闻界也不惜美言赞扬越南战争后的奇妙变化。国际投资商也将越南视为可带来成功的投资乐土。
预计有2600名国际记者赴越报道特金峰会,深信越南这个名字将密集出现在各国大小报刊。
特金峰会在河内拉开帷幕之前,尤其是美国总统特朗普宣布峰会将在越南召开以后,有关越南与峰会的信息已密集出现在国际报纸上。捷克新闻通讯社(CTK)、《闪电报》(Blesk)、今日网iDNES.cz)和Novinky.cz新闻网等捷克主流媒体都高度评价越南对该事件的作用,强调其对越南的意义,并分析为何越南是被选择的地点。捷克媒体认为,美国和朝鲜选择河内为此次重要事件的举办地点的重要理由之一是越南与华盛顿和平壤拥有良好的友好关系,同时两国均在河内设立大使馆。
捷克日报记者罗曼·亚瑙赫(Roman Janouch)评价说,越南以安全目的地、正处于蓬勃发展势头、国际地位日益提高,近期已成功举办2017年亚太经合组织会议的国家而举世闻名。日本时报也评价,越南是特金峰会的理想选择。越南与美国和朝鲜都有美好的外交关系,拥有有效的安全力量,一向得到外国领导人的高度评价。该报也认为,越南在举办国际事件中,诸如2017年亚太经合组织会议、2018年世界经济论坛等富有经验。
战争的遗产是和平的兴趣是阿拉伯政治分析家Mahmoud Al-AdamAl-Jazeera 网站上有关特金峰会的文章。这位记者认为,美国总统特朗普的专机已给这不共戴天的两个国家带来和平信号。而河内是15年来在亚太地区荣获联合国教科文组织为和平城市奖项的唯一城市,因此和平在河内达成是非常有意义的。
再说,越南一直视为搁置过去、面向未来,奋发向上扩大国际关系,作为各国可信赖的朋友和伙伴的象征的国家,这事件在越南进行意义更重大,美国和朝鲜将解决好对峙,共创和平、合作与发展的未来。
美国外交部朝鲜问题前官员Mintaro Oba评价道,选择越南在逻辑上是很合理的,外交上也可行并具有重要的象征意义。这位前官员强调,越南是成功进行经济改革并正常化与美关系的典范。
上述成就来源于越南共产党独立、自主、和平、合作与发展,多样化、多方化国际关系,积极、主动融入国际社会,越南是世界各国好朋友、可靠伙伴和国际社会负责任成员这一对外路线。
我们深信,第二次特金峰会将取得圆满成功,为美朝两国关系开辟新历史篇章,为地区和世界和平、稳定作出重要贡献。越南继续作为一个和平、和解的目的地而遐迩闻名,为进一步肯定越南的威望、地位和作用作出贡献。在越南不断发展与国运升起的背景下,抹黑越南的歪曲论调只是离谱的声音。

Đọc thêm...

Việt Nam - “nguồn cảm hứng của hòa bình”

16:00 |
QĐND - Dư luận Việt Nam đang dành nhiều sự quan tâm tới cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra trong tuần này tại Hà Nội, với niềm vinh dự và tự hào vì Việt Nam là nước chủ nhà một sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Thế nhưng, ở chiều ngược lại, không rõ vì sao một số người lại tỏ ra kém vui, thậm chí có các hành động xuyên tạc, bôi nhọ uy tín, vị thế đất nước, kích động chống phá hòng làm méo mó hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.
Có lẽ ngạc nhiên nhất là luận điệu, mà thoạt nghe đã thấy ngay sự phi lý, khi biến hiện thực là những lợi ích quốc gia của Việt Nam có được khi đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thành cái gọi là phục vụ lợi ích cá nhân của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Sự thật là sự kiện này càng góp phần khẳng định vai trò và vị thế ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế. Vấn đề hạt nhân Triều Tiên cùng mối quan hệ đối đầu Mỹ-Triều là một trong những “nút thắt” khó gỡ nhất trong quan hệ quốc tế. Việc đăng cai tổ chức sự kiện cho thấy sự tham gia tích cực cùng khả năng của Việt Nam đóng góp giải quyết các vấn đề quốc tế nóng bỏng hiện nay. Đây cũng chính là dịp để truyền thống yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu và luôn nỗ lực để gìn giữ hòa bình của dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thế hệ được tỏa sáng.
Trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên cho thấy nhiều nỗ lực để cuộc gặp đạt được những kết quả mà hai bên mong muốn, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng, nếu cái bắt tay lịch sử ở Singapore đã tạo bước ngoặt quan trọng phá băng mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Triều thì Thủ đô Hà Nội - trái tim của Việt Nam - sẽ là nơi đặt dấu mốc cho một giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ-Triều, với xu thế chủ đạo là hợp tác, đối thoại, cùng nhau nỗ lực vì hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Đó cũng là nhận định chung của các nhà quan sát, học giả quốc tế khi nhìn nhận về sự kiện này. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược khu vực Addel Moneim Said, trên Báo điện tử Al-Ahram và Báo Al-Ahram Weekly của Ai Cập, sau khi đánh giá lại những kết quả tích cực trong lần gặp đầu tiên ở Singapore, đã dự báo về những kết quả tốt đẹp sẽ đạt được tại Việt Nam. Sự kiện này cũng cho thấy Việt Nam được nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tin tưởng, kỳ vọng sẽ là nơi đạt được thỏa thuận cuối cùng và thắng lợi cho các bên.
Đọc những dòng phân tích trên càng thấy rõ luận điệu cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều phục vụ cho lợi ích của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam chỉ là câu chuyện bịa đặt của những người có thái độ thiếu thiện chí, cái nhìn lệch lạc, hòng bôi nhọ uy tín lãnh đạo Việt Nam. Với cái nhìn thiển cận, những kẻ như vậy làm sao hiểu được lợi ích ở đây đã vượt lên cả lợi ích quốc gia, bởi triển vọng tích cực trong quan hệ Mỹ-Triều sẽ đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.
Sự thật là sự lựa chọn Việt Nam một cách khách quan của hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong Un có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Đây là dấu ấn cho niềm tin đối với uy tín của Việt Nam với cả hai quốc gia Mỹ và Triều Tiên. Mặt khác, điều đó cũng cho thấy mối quan hệ tốt đẹp và ngày càng phát triển giữa Việt Nam với hai quốc gia này. Mỹ hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, trong khi Triều Tiên là nước bạn bè quan hệ truyền thống. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã có được diện mạo đổi mới nhanh chóng, đạt được các thành tựu phát triển to lớn, trở thành điểm đến tin cậy của bạn bè quốc tế… Điều này được các nguyên thủ quốc gia, chính khách quốc tế nhiều lần khẳng định trong các cuộc tiếp xúc ngoại giao với các nhà lãnh đạo Việt Nam, với sự tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công và ngày càng phát triển hơn nữa. Giới truyền thông quốc tế không tiếc lời ca ngợi những đổi thay kỳ diệu ở Việt Nam sau chiến tranh. Giới đầu tư quốc tế cũng lựa chọn Việt Nam là một trong những điểm đến ưu tiên mà họ nhìn thấy nhiều cơ sở để tin vào sự thành công…
Hãy xem Singapore, nước chủ nhà đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều năm 2018 đã đạt được những lợi ích như thế nào từ sự kiện này. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã thừa nhận lợi ích quan trọng, đó là “việc lựa chọn (Singapore) nói lên nhiều điều về mối quan hệ của Singapore với các bên, với Mỹ, với Triều Tiên, thể hiện vị thế của chúng ta trên trường quốc tế”.
Với khoảng 2.600 phóng viên quốc tế đến Việt Nam để đưa tin về sự kiện, con số cao hơn ở Singapore năm 2018 (2.500 phóng viên), tin chắc cái tên Việt Nam sẽ đồng loạt xuất hiện với mức độ dày đặc trên các mặt báo lớn nhỏ khắp thế giới, cũng như Singapore vào thời điểm đó năm ngoái. Con số thống kê cho thấy, một ngày trước khi sự kiện chính thức diễn ra, chỉ riêng ở Mỹ, "Singapore" là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. “Singapore ở đâu”, “Múi giờ Singapore”… trở thành mối quan tâm hàng đầu trong nhiều ngày.
Trước thời điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội, nhất là sau khi Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo cuộc gặp sẽ diễn ra ở Việt Nam, những thông tin về dải đất hình chữ S, về sự kiện gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo xuất hiện tràn ngập trên báo chí thế giới. Báo chí Séc đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong công tác đăng cai tổ chức sự kiện, đồng thời nêu bật ý nghĩa của sự kiện đối với Việt Nam cũng như phân tích vì sao Việt Nam được lựa chọn. Truyền thông Séc cho rằng, một trong những lý do quan trọng khiến Mỹ và Triều Tiên nhất trí lựa chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức cuộc gặp, đó là Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Washington cũng như Bình Nhưỡng và hai nước đều có đại sứ quán tại Hà Nội.
Theo nhà báo Roman Janouch của Nhật báo Séc, Việt Nam là điểm đến an toàn và là quốc gia đang trên đà phát triển mạnh mẽ với vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao, nhất là thông qua việc tổ chức thành công các sự kiện quốc tế lớn trong thời gian gần đây, như APEC 2017. Tờ Japan Times của Nhật Bản cũng đánh giá “Việt Nam là một lựa chọn lý tưởng cho cuộc gặp. Việt Nam có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với cả Mỹ và Triều Tiên, có bộ máy an ninh hoạt động rất hiệu quả, luôn được các nhà lãnh đạo nước ngoài đánh giá cao. Tác giả bài viết còn cho rằng, quốc gia này cũng dày dạn kinh nghiệm trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế, trong đó phải kể tới APEC 2017 và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2018 tại Hà Nội…
“Di sản của chiến tranh là nguồn cảm hứng hòa bình” là cách đề cập của nhà phân tích chính trị Arab Mahmoud Al-Adam trong bài viết trên trang mạng Al-Jazeera về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Tác giả cho rằng chiếc chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Donald Trump mang đến những tín hiệu hòa bình giữa hai quốc gia “không đội trời chung”. Sẽ thật có ý nghĩa khi hòa bình đạt được ở Hà Nội, thủ đô duy nhất trong 15 năm qua ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được nhận giải thưởng “Thành phố vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Và càng có ý nghĩa hơn khi ngay tại Việt Nam-đất nước được coi là biểu tượng tuyệt vời của ý chí và nghị lực vươn lên, gác lại quá khứ thù hận, hướng tới tương lai trong quan hệ với Mỹ, để trở thành một quốc gia hội nhập sâu rộng với thế giới, mở rộng quan hệ quốc tế, là bạn và đối tác tin cậy của các nước-Mỹ và Triều Tiên sẽ vượt qua những bất đồng để xây dựng một tương lai hòa bình, hợp tác và phát triển.
Ông Mintaro Oba, cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên đánh giá rằng: “Lựa chọn Việt Nam rất phù hợp về mặt logic, khả thi về mặt ngoại giao và có ý nghĩa biểu tượng quan trọng”. Ông nhấn mạnh tới lý do quan trọng: Việt Nam là hình mẫu về một quốc gia đã tiến hành cải cách kinh tế thành công và bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau chiến tranh.
Đó chính là những thành quả tuyệt vời nhờ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế… được đánh giá là rất thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta tin tưởng rằng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra tại Hà Nội sẽ thành công tốt đẹp, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, góp phần quan trọng cho hòa bình và ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới. Cái tên Việt Nam sẽ còn được thế giới tiếp tục nhắc tới như một điểm đến của hòa bình, hòa giải, góp phần khẳng định uy tín, vai trò và vị thế của Việt Nam. Trong xu thế phát triển không ngừng và vận nước đang lên, những luận điệu xuyên tạc về Việt Nam sẽ mãi chỉ là những tiếng kêu lạc lõng.

Đọc thêm...

岛屿改造:中国的非法行为改变了东海的面貌(第二期)

14:15 |
中国的行为违反了国际法
中国在长沙群岛的大规模争议岛屿的大规模建设已经 深刻地改变 东海 的地理和安全方面。到目前为止,这些岛屿的建设有在海洋之间创造800万平方米的土地,超过其他国家的增加活动,没有减速的迹象。 从海底挖掘出数亿吨沙子和珊瑚,并将其倒入脆弱的珊瑚礁中,这些珊瑚礁是海洋生态系统中极为重要的组成部分。 海洋专家预测,这项工作已造成严重影响,难以扭转环境。
新建和扩建的岛屿将成为基础设施,使中国能够部署其部队,不仅在有争议的长沙群岛实施实际控制,而且大部分东海,侵占专属经济区(EEZ),在任何合理的国际法解释海洋边界,应属于其他国家。 虽然岛屿和专属经济区数十年来一直存在争议,但迄今为止存在着不稳定的平衡,部分原因是因为中国最近的军事基础设施位于数百英里之外。到了北方。 从现在开始,其他国家的国防规划者面临着从这一距离失去安全的未来。
另一个问题是中国是否会利用新建或扩建的岛屿在东海引入新的海事要求。 首先,中国可能要求在Mischief ReefSubi StoneSubi Reef)附近拥有12海里领海或一些模糊的军事警戒区。 这将违反国际社会在这些地区存在的航行和航空旅行自由。 其次,中国可以在新建岛屿周围宣布领海,或在其他国家目前占领的岛屿附近扩建资本。 这将导致与争端中的其他各方发生直接冲突。 第三,新岛屿的建立和扩张可能使中国在争取长沙群岛专属经济区方面更具侵略性。 这将加剧该地区的海上争端。
中国认为,中国在长沙群岛相关岛屿和珊瑚礁的活动完全属于中国的主权,绝对合法。一些分析人士进一步认为,中国不违反任何海事法。 但是,可以证明这些论点在许多方面都不正确。
首先,Fiery ReefJohnson South ReefCuarteron ReefStone BullHuges Reef)和Gaven StoneGaven Reef)都存在争议。 因此,当争端中的一方完全改变其地理位置而无法恢复时,缺乏善意。 如果有一天国际法院有权裁定争议,并且法院裁定这些岛屿属于中国以外的国家,那么对这些珊瑚礁的破坏就是其后果。岛上的建设以一种无法克服的方式损害了国家的利益。
其次,由于Mischief ReefSubi Stone处于涨潮时的自然状态,远离12海里以外的岛屿,国际习惯法不允许任何国家主张主权对他们来说 因此,在这些珊瑚礁岛上的建设活动不能在中国的主权。 此外,中国或任何国家在这些地方对人工岛屿拥有主权是非法的。
第三,联合国海洋法公约UNCLOS)不允许中国在Mischief ReefSubi Stone使用人工岛屿要求12海里的领海或外部专属经济区:仅限人工岛屿享受可延伸至500米的安全区域。
第四,中国违反了海洋法公约192123条关于海洋环境保护的规定,特别是在东海等封闭和半封闭海域。 192条规定国家有义务保护和保护海洋环境,而第123条则要求封闭或半封闭海域周围的国家协调履行其权利和义务。它们是为了保护和保护海洋环境。 当然,长沙群岛的争端各方当然会认为他们并且独自有权建立有争议的岛屿和珊瑚礁,但不能否认所有这些有义务保护和保护东海的海洋环境,这是一个半封闭的海洋,易受环境破坏。
2003年关于马来西亚 - 新加坡关于新加坡增长活动的争议的裁决中,国际海洋法法庭(ITLOS)强迫新加坡不要以可能导致的方式进行增援损害赔偿不能克服马来西亚的利益或严重损害海洋环境,特别是独立专家组的报告。 新加坡遵守了法院的裁决。 相比之下,中国完全忽视了他们对联合国海洋法公约的义务,他们从海底挖掘了数亿吨沙子和珊瑚,倾倒了800万平方米的珊瑚礁,这些珊瑚礁是至关重要的环境。产卵鱼没有经过独立专家的评估,也没有与其他沿海国家协调甚至协商。
第五,长沙群岛的领土争端和海上争端使我们违反了中国的其他联合国海洋法公约。 本公约第74条和第83条要求,在专属经济区或大陆架要求相互冲突的地区,争端各方本着谅解与合作的精神,将尽一切努力。参与临时性的实际安排,并在此过渡时期内,不妨碍或阻碍最终协议的到来。 在2004年针对圭亚那诉苏里南的裁决中,常设仲裁法院(PCA)解释说,该条款意味着争议各方不得单方面对争议地区进行永久性变更。
很难说Mischief Reef是一个有争议的专属经济区,而Subi Stone可能在专属经济区或有争议的扩展大陆架,因此第7483联合国海洋法公约和圭亚那案例 - 苏里南可以在这里明确申请。 在Mischief ReefSubi Stone建造岛屿显然违反了这些条款。
Subi ReefSubi Stone不同,珊瑚礁(Fiery Cross),幽灵(Johnson South),CuarteronHuyGơHughes)和VenGaven)都是天生的在涨潮时或在其他岛屿的12海里范围内躺在水面上。 根据联合国海洋法公约,这些珊瑚礁被领海包围。 因此,岛屿上的岛屿建设发生在领海,这意味着联合国海洋法公约7483条以及圭亚那 - 苏里南案(仅适用于专属经济区和扩展大陆架)的决定似乎无关紧要。 但是,如果你仔细观察,它会有所不同。 众所周知,珊瑚礁是海洋的重要繁殖地,摧毁它们将影响远离这些珊瑚礁的水域中的鱼类。 因此,在珊瑚礁上建造大型岛屿可以对珊瑚礁领海以外的专属经济区产生长期影响。 就长沙群岛而言,专属经济区存在争议,因此第7483联合国海洋法公约和圭亚那 - 苏里南案适用,这意味着导致永久性变化的行动对于专属经济区而言,即使行动本身发生在领海内,也是非法的。
中国在东海的非法活动发生了变化
在中国完成越南长沙群岛的岩石和非法浅滩开垦过程后,它的目的是将这些岩石岛屿和淹没的岛屿变成大型岛屿,包括跑道,港口和军事设施。和其他平民。
中国官员和学者提出了许多理由证明中国的战略举措,包括需要提高东海的搜救能力,改善工作和生活条件。这些实体的中国公民和建立中国雷达和情报系统支持基地的必要性。 中国代表在会议和国际会议上多次抱怨说,批评中国是不公平的,而东海的其他申请人则进行了改革活动。土地创造,中国是最后一个在那里建立跑道的索赔人。
不管是什么原因,中国大规模,前所未有的土地复垦项目将严重影响双方之间的争端和南中国家之间的竞争。 中央捕捞船队得到了中央和地方政府的财政,技术和行政支持,可以利用这些扩大岛屿上的设施来增加时间,扩大捕捞活动的范围。 当中国捕鱼船队进入越南,菲律宾,马来西亚,文莱和印度尼西亚等其他政党的专属经济区并与部队发生冲突时,这将加剧紧张局势并造成对抗。渔船和上述国家的执法。
通过跑道和海港扩建的岛屿可以增强中国的恐吓能力,允许中国迅速和积极地部署军事和准军事船只和飞机。东海东海地区的到来,以防遇到其他索赔人。
简氏防务周刊情报杂志称,这些岛屿上的中国设施旨在迫使其他索赔人放弃他们的主权要求,他控制了长沙的岛屿。其他政党不太可能放弃对长沙现有岛屿的主权和控制权,但这些设施将会加强。中国有能力阻挡越南和菲律宾向长沙控制的岛屿和岩石的供应路线。 中国试图在2014年上半年围攻多云草(第二托马斯浅滩)的中国供应路线,这证明了这一点。
从更优化的角度来看,拥有能够满足中国所有需求的现代化军事和民用设施的大型岛屿将使该国减少攻击岛屿的动力。由其他方控制。
长沙群岛其他索赔人的存在不同,其主要目的是通过建造可以支持岛屿供应的跑道,展示其控制下的岛屿的有效管理。中国不断增强的军事存在旨在加强其部署权力的能力,即使不是对东海的掌控。 东海中国军事基地网络连接海南岛三亚,西部黄沙群岛富林岛,航母无法下沉位于东海中南部长沙群岛的Cross StoneGac Ma StoneChau Vien StoneGaven Stone,以及东部Scarves BeachScarborough Shoal的潜在基地将会增强中国在东海实施防空识别(ADIZ)的能力(成立时)。 继续这个基地也将增加中国的活动能力:骚扰美国在海上和空中的军事行动; 狩猎美国潜艇; 并首次将澳大利亚置于中国战略轰炸机的视野之中; 控制或至少发出威慑信号,阻止从中东到日本,韩国和台湾的重要能源供应路线。
在中国在长沙群岛的非法阴谋,意图和活动之前,越南外交部和其他国家一再反对中国在东海的开垦,增殖和军事活动。 越南肯定有足够的法律依据和历史证据来主张对长沙群岛和黄沙群岛的主权以及对越东海域的合法权利。根据联合国海洋法公约。 中国的行为违背了中国东海宣言DOC)的精神,违背了中中海洋定居基本原则的协议,这是不一致的。两国高级领导人的重要协议已经很好地控制了海上分歧。 中国的行动不利于维护和平,稳定的环境,东海合作和越中关系的良好发展趋势,以及各国的努力。目前的行为准则(COC)谈判。

Đọc thêm...

Hot (焦点)