和平、稳定、合作共同发展是可持续和包容性发展的先决条件

06:13 |

 

在二十国集团(G20)领导人峰会期间,1122日,越南政府总理阮春福在河内以视频方式出席题为“建设一个可持续、包容性和有弹性的未来”的第二阶段会议。

在会议上发表讲话时,阮春福强调,新冠肺炎大流行将全球的发展退后了数十年和将数百万人陷入困境。疾病、灾害、不平等、环境污染、贫穷、数字差距、粮食安全、水资源安全等仍是任何单一国家都无法解决的全球性挑战。为了克服困难、战胜挑战,各国需加强团结、建立互信、诚信合作并分享责任,面向可持续和包容性发展,不让任何国家或任何人掉队。

阮春福呼吁G20国家以及在联合国、世界银行、国际货币基金组织、世贸组织等的合作下积极创建新的开发平台,如数字经济转型、循环经济、绿色增长等,旨在战胜挑战并缩小各国之间的发展差距。

阮春福建议,G20国家向发展中国家提供财政和技术援助,以通过有效参加全球供应链、市场准入和获得优惠贷款等实现可持续发展目标,同时加强关于应对气候变化、环境污染尤其是防止土壤肥力下降、保护珊瑚礁、减少塑料废物和水资源可持续管理等方面的合作。

阮春福强调了越南在开展《巴黎协定》工作中的承诺,努力至2030年通过国内资源减少9%温室气体排放量,若有国际援助的资源将可减少27%温室气体排放量。

阮春福强调,和平、稳定、合作共同发展是可持续和包容性发展的先决条件。只有通过基于法律的多边体系,各国相互尊重、互相理解、加强对话、合作与互相信任来维持国际关系,才能得到这一点。这将是二十国集团、联合国和多边体制在新形势下处理全球问题中发挥作用的重要前提。

2010年以来,越南已5次应邀出席G20领导人峰会。越南政府总理阮春福出席以视频方式举行的G20领导人峰会并发表讲话充分肯定了越南作为2020年东盟轮值主席国为全球的共同问题作出的积极且负责任的贡献。

G201999年成立,由中国、阿根廷、澳大利亚、巴西、加拿大、法国、德国、印度、印度尼西亚、意大利、日本、韩国、墨西哥、俄罗斯、沙特阿拉伯、南非、土耳其、英国、美国以及欧盟等20方组成。

G20成员涵盖面广,代表性强,包含主要发达经济体和新兴市场经济体。G20成员人口占全球的三分之二,国内生产总值占全球的86%,贸易额占全球的75%G20在全球事务中发挥着举足轻重的作用,成为共同应对全球性问题的有效多边机制。


Đọc thêm...

Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững và bao trùm

06:11 |

 

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến, tối 22/11 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có sức chống chịu”.

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 nhấn mạnh dịch COVID-19 đã khiến các nỗ lực giải quyết tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý suy thoái môi trường, phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Các nước tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định, trong đó các nước phát triển huy động 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các nước đang phát triển triển khai Hiệp định.

Các nhà lãnh đạo khẳng định ủng hộ xây dựng “nền kinh tế carbon tuần hoàn”, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch, ổn định, an toàn, bền vững với chi phí hợp lý; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giảm suy thoái đất, bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh lương thực và quản lý bền vững nguồn nước.

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vai trò quan trọng của G20 trong thúc đẩy thực hiện đúng thời hạn Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững; tăng cường hơn nữa trao quyền cho phụ nữ và thanh niên, bao gồm việc nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy phát triển tài chính bao trùm, thu hẹp khoảng cách số.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã kéo lùi thành quả phát triển của thế giới hàng thập kỷ, đẩy hàng chục triệu người rơi vào nghèo đói.

Dịch bệnh, thiên tai, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, đói nghèo, khoảng cách số, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước vẫn là những thách thức toàn cầu mà không riêng một quốc gia nào có thể xử lý được.

Để vượt qua thách thức, các quốc gia cần đoàn kết, xây dựng lòng tin, thực tâm hợp tác và chia sẻ trách nhiệm chung hướng tới phát triển bền vững, bao trùm và không để một quốc gia hay người dân nào bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng kêu gọi G20 cùng với sự hợp tác của Liên Hợp Quốc, WB, IMF, WTO… cần tích cực kiến tạo những nền tảng phát triển mới, như chuyển đổi nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh… để vượt qua thách thức và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước G20 hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp cận thị trường và các nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời đẩy mạnh hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nhất là chống suy giảm chất lượng đất, bảo tồn san hô, giảm rác thải nhựa và quản lý bền vững nguồn nước...

Thủ tướng khẳng định cam kết của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận Paris, nỗ lực giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030 bằng nguồn lực trong nước và có thể giảm tới 27% khi có thêm các nguồn hỗ trợ quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững và bao trùm. Điều này chỉ có được khi quan hệ quốc tế được duy trì thông qua hệ thống đa phương dựa trên luật lệ, các quốc gia cùng tôn trọng, hiểu biết, đối thoại, hợp tác và tin cậy lẫn nhau. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để G20, Liên Hợp Quốc và các thể chế đa phương phát huy vai trò trong xử lý các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh mới.


Đọc thêm...

为了安全与无核武的世界

04:04 |

 

      上周末,联合国正式宣布洪都拉斯已批准《禁止核武器条约》。这样,已有50个国家批准了这项联合国条约,这受到了反核活动人士的欢迎,认为这是确保未来世界安全的基础。

      联合国大会于201777日批准了《禁止核武器条约》,受到122个国家和地区的支持,至今已有84个成员国签署该条约。但是,该条约要生效,需要至少50个成员国批准。

      红十字国际委员会主席彼得•毛雷尔(Petermaurer)发表声明说,《禁止核武器条约》已具备生效的充分条件,这是“人类的胜利,有望带来更安全的未来”。国际废除核武器运动在推特上宣布,洪都拉斯成为批准《禁止核武器条约》的第50个国家,使该条约得以生效,同时也创造了“历史”。

      联合国秘书长古特雷斯强调,自联合国成立以来,消除核武器一直是联合国的优先事项。为了所有人的安全,世界需要走在无核武道路上。

      据分析人士称,在世界上拥有核武器最多的两个国家美国和俄罗斯尚未就两国之间最重要的核武器控制机制《新削减战略武器条约》达成一致的背景下,《禁止核武器条约》具备生效条件是个好消息。

      不仅美俄《新削减战略武器条约》谈判陷入僵局令国际社会感到担忧,而且支持无核武世界的力量也对美国、英国、法国、俄罗斯和中国五个联合国安理会常任理事国尚未加入《禁止核武器条约》感到不安。甚至连日本,迄今世界上唯一遭受原子弹攻击的国家也拒绝加入该条约。1026日,日本内阁官房长官加藤胜信(Katsunobu Kato)宣布,该国将不会加入《禁止核武器条约》。加藤胜信强调,“日本也有消除核武器的目标,但对该条约的切入方式有所不同,因此日本不会加入该条约”。

      此外,朝鲜半岛无核化、伊朗核计划谈判遇阻,也让舆论更加担心人类安全。印度和巴基斯坦等一些核拥有国之间关系一直紧张,因此使用核武器、加强核军备竞赛等潜在危险仍然存在。

      作为一个饱受战争之苦的国家,越南一直主张建立一个无核武器的和平、稳定的世界。这是越南的一贯主张,越南也经常、连续和清晰地表达这个观点。最近,在109日开幕的联合国大会裁军和国际安全委员会(第一委员会)会议上,越南常驻联合国代表团团长邓庭贵大使代表东盟国家发表讲话,强调东盟支持国际社会为防止各种大规模杀伤性武器扩散和裁军所作出的努力;承诺将严格执行联合国安理会关于建立一个无核武世界的决议。邓庭贵大使强调了东盟对核武器的存在及其造成的后果的担忧。东盟认为,彻底消除核武器是唯一解决办法,支持严格实施《不扩散核武器条约》,面向2021年第10次审议大会。


Đọc thêm...

Vì một thế giới an toàn, không có vũ khí hạt nhân

03:01 |

 

Cuối tuần qua, các nỗ lực thúc đẩy hiệu lực của Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) đã đạt được một bước tiến lớn khi Liên hợp quốc chính thức thông báo việc Honduras đã phê chuẩn Hiệp ước, trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn văn kiện, qua đó hội đủ điều kiện cần thiết để TPNW có hiệu lực sau 90 ngày nữa (khoảng tháng 1/2021). Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã lập tức lên tiếng hoan nghênh, coi đây là cơ sở đảm bảo cho một tương lai thế giới an toàn.  

Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 7/7/2017 với 122 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên ủng hộ và đến nay đã có 84 thành viên tham gia ký kết. Tuy nhiên, để có được hiệu lực, Hiệp ước cần phải được ít nhất 50 quốc gia thành viên phê chuẩn. Con số này vẫn dừng lại là 49 cho tới trước khi Honduras phê chuẩn.

Trong một thông cáo, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC Peter Maurer tuyên bố sự kiện TPNW hội đủ điều kiện có hiệu lực là “chiến thắng của nhân loại và hứa hẹn một tương lai an toàn hơn”. Còn trên tài khoản Twitter, tổ chức Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí hạt nhân (ICAN), vốn đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy Liên hợp quốc thông qua TPNW và được trao giải Nobel Hòa bình năm 2017, thông báo rằng Honduras trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn TPNW, kích hoạt hiệp ước có hiệu lực và tạo nên “lịch sử.”

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Gutteres khẳng định giải giáp hạt nhân là ưu tiên của Liên Hợp Quốc kể từ khi thành lập. Vì lợi ích an ninh của tất cả, thế giới cần phải đi chung trên một con đường không có vũ khí hạt nhân. Trước đó, trong một phát biểu ngày 6/8 nhân sự kiện có thêm 3 quốc gia phê chuẩn TPNW, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng nêu rõ "Nguy cơ của việc sử dụng  vũ khí hạt nhân một cách có chủ ý hay vô tình, hoặc do tính toán sai lầm, đang rất cao vì các xu hướng như vậy đang diễn ra". Theo người đứng đầu Liên hợp quốc "cách duy nhất để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ hạt nhân là loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân."

Theo giới phân tích, sự kiện Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân hội đủ điều kiện để có hiệu lực là thông tin tốt lành trong bối cảnh hai quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới là Mỹ và Nga vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận về việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START mới, cơ chế kiểm soát vũ khí hạt nhân quan trọng nhất còn hiệu lực giữa hai nước.

Không chỉ có sự bế tắc trong đàm phán hạt nhân Mỹ - Nga về Hiệp ước START mới khiến thế giới lo lắng, mà các lực lượng ủng hộ một thế giới không vũ khí hạt nhân cũng còn rất bất an trước thực tế rằng 5 quốc gia Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đều chưa tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Thậm chí ngay cả Nhật Bản, quốc gia duy nhất trên thế giới cho đến thời điểm này bị tấn công bằng vũ khí nguyên tử, cũng từ chối tham gia TPNW. Mới nhất, ngày 26/10, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato tuyên bố nước này sẽ không tham gia  TPNW. Ông Kato khẳng định "Nhật Bản có chung mục tiêu với hiệp ước này là loại bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng khác về cách tiếp cận vấn đề, do đó Nhật Bản sẽ không tham gia ký hiệp ước".

Bên cạnh đó, dư luận cũng không khỏi lo ngại cho sự an toàn của nhân loại khi các tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hay đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran liên tục gặp trắc trở, trong khi quan hệ giữa một số quốc gia sỡ hữu hạt nhân như Ấn Độ - Pakistan luôn căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ vũ khí hạt nhân được sử dụng, thúc đẩy chạy đua vũ khí hạt nhân.    

Là quốc gia phải hứng chịu những nỗi đau khủng khiếp của chiến tranh, Việt Nam luôn chủ trương xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, không có vũ khí hạt nhân. Thông điệp thể hiện chủ trương nhất quán của Việt Nam trong vấn đề này luôn được thể hiện thường xuyên, liên tục và rõ ràng. Mới nhất, tại cuộc họp Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1) của Đại hội đồng Liên hợp quốc khai mạc ngày 9/10 vừa qua, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã có phát biểu thay mặt các nước ASEAN, trong đó khẳng định ASEAN ủng hộ các nỗ lực quốc tế về chống phổ biến và giải trừ quân bị các loại  vú khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm hướng tới một thế giới không còn vũ khí hạt nhân.

Đại sứ Đặng Đình Quý nêu bật quan ngại của ASEAN về sự tồn của vũ khí hạt nhân, cũng như hậu quả việc sử dụng loại vũ khí này. ASEAN cho rằng xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là giải pháp duy nhất, ủng hộ việc thực hiện nghiêm túc Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), hướng tới Hội nghị Kiểm điểm NPT lần thứ 10 vào năm 2021.


Đọc thêm...

协调各民族间的利益 巩固民族大团结关系

04:25 |

 

越南是多民族国家,少数民族14百万人,占全国人口的13.8%。各少数民族在51个省463个县的5.453个乡居住,同时也在与中国、老挝和柬埔寨接壤的长近五千公里的边界线分散居住 (主要住在北部山区、中部沿海、西原和西南部地区),是对国家国防安全具有重要意义的“篱笆”。建国卫国历史证明,团结统一是我国民族生存和发展的规律。人民上下一心团结,国家兴盛,民心离散、分裂和疏远,民族就衰亡,内患外敌,面临亡国危机。

我党自从诞生以来一向确定继承和发扬民族大团结是越南革命的战略任务。在党的领导、国家的调控和管理下,社会主义的民族关系得以形成,一贯奉行平等、团结、尊重、互助发展的政策,并在政治、经济、文化、社会、国防、安全等领域上取得了丰硕成就,全民族大团结日趋稳固。但由于各族历史的形成以及民族、宗教之外的因素的影响而民族问题和解决民族问题及民族团结问题需要时间,不可急槽。那就是“为人权斗争”、“各民族的自决权”等思想潮流与民族分裂注意、狭窄民族主义等在世界上一些地方纷纷兴起。该问题已被敌对势力、极端宗教、恐怖分子相互勾结和利用,使民族因素、民族问题、民族矛盾产生新问题,局面更加复杂。

近年来,世界一些地区和国家爆发了多场种族冲突,抢走了数百万人的生命。总体而看,这些民族冲突在一个多民族国家中利益冲突引起的。有的国家由于各大民族通过自己在权力机构中的代表支配物质分配与颁发利己的法律机制,激发各少数民族崛起反抗,声索自己利益,导致利益冲突。在一些国家,各民族的冲突还因为历史问题,加上帝国主义的破坏阴谋。以“一个国家,一个民族”学说,他们挑拨离间,煽动各民族、各国家之间的分裂主义,企图引起各场战争来牟取利益。

对于越南,敌对势力一向想方设法破坏全民族大团结关系,挑拨离间各民族共同体,尤其是离间少数民族同胞和京族同胞,煽动分裂、自治;离间党、国家、制度与各民族的关系。为了实现这一阴谋,他们已经和正在采取狡猾的方式和手段,打着“民主、人权”的招牌,既秘密又“公开化、国际化”,被法律处治时就呼吁外国势力干涉,把民族问题和人权与宗教问题连在一起,加强在少数民族地区发展宗教,企图拉拢少数民族信徒,企图组织内外力量,“国际化”各事件,“宗教化”民族问题,煽动、歪曲“民主”、“人权”问题,机会一到就煽动暴乱颠覆。外部势力的直接后盾助推国内反动分子传播狭窄民族主义、分裂、自治思想,煽动同胞破坏全民族大团结,不择手段对民族问题进行国际化。他们利用生活中的困难,民族、宗教和经济社会发展政策实施过程中的缺点,宣传、煽动反抗情绪,把各民族之间的区别夸大成为矛盾和冲突,企图煽动少数民族对京族人的反抗。利用党、国家的革新开放、信仰宗教自由政策,使用大众通信、因特网、社交网来加强破坏,挑拨离间民族大团结,歪曲、诬告、攻击制度,通过慈善、旅游、合作资助进行非法传道。

一贯奉行全民族大团结战略观点,和谐解决各民族之间的利益问题,这一向是我党和国家领导指导活动中的重要工作。

在一贯、坚持奉行民族平等政策,增强全民族大团结,各民族相互帮助,以便平等、团结、共同发展,根本性问题是正确认识和处理各民族之间的利益关系。其中,要集中于以下领域:

在政治领域,保障各民族的做主权,注重培训、任命少数民族人干部,建设少数民族人干部队伍,确保具备能力担任地方的工作。建设国会、各级人民议会均有各民族成分机构。政府要采取政策让每个少数民族在兄弟民族的帮助下,逐步自管自己民族的工作,旨在实现各民族各方面上的平等。落实好基层民主机制,确保民知、民议、民办、民查、民享,删除各民族之间不平等的风俗和历史遗留的各民族之间的成见。各民族通过祖国阵线、各团体组织来自由表示心思、愿望和意见建议。

在经济领域,在优先为少数民族同胞地区的经济发展、除饥扶贫、新农村建设投入资源的基础上,国家建设符合各地区、各民族的政策。加强动员和鼓励少数民族同胞朝着货物生产方向转换经济机构,将生产与销售连在一起,发挥优势和潜力与文化特色。将定耕定居与可持续发展生机相结合,发展养殖、林业、粮食种植和工业树种植等。国家要投资建设少数民族同胞地区的基础设施,为同胞接近于新科技成就创造便利条件。

在文化、社会领域,采取政策保存和发展各少数民族的语言、物质和非物质文化遗产。尊重少数民族同胞的信仰、宗教和风俗习惯,正确对待各民族之间的区别,妥当处理矛盾和影响民族关系的问题。加强管理和服务工作,依法保障各民族的正当权利。注重提高民智,培养少数民族人才,发展的少数民族青年半工半读学校模式,取消陋俗,提高基层卫生系统质量,加强为少数民族同胞提供卫生服务。

在各民族团结方面,加强宣传、教育各民族大团结意识,弘扬民族精神,以爱国主义为核心,让多数民族和少数民族的思想紧密相连,日趋紧密团结,宣传和动员同胞在党的领导下团结起来,严格执行国家的主张、政策和法律。坚决斗争遏制利用民族、宗教问题来挑拨离间、破坏各民族大团结的活动。

在当前世界局势下,局部战争、武装冲突、民族、宗教冲突与干涉、颠覆、分裂活动在许多地区发生。在国内,敌对势力已经和正在想方设法利用各少数民族同胞的困难来歪曲党和国家的民族政策,挑拨离间全民族大团结,破坏我国人民的建国卫国事业。因此,从中央到基层的整个政治系统要继续巩固全民族大团结,解决好民族问题、宗教问题与各民族之间的利益。

Đọc thêm...

Đoàn kết dân tộc trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các dân tộc

04:11 |

 

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với khoảng 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 13,8% dân số cả nước. Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng, thuộc 51 tỉnh, 463 huyện, 5.453 xã (chủ yếu ở miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Tây Nam Bộ), trên chiều dài gần 5.000km đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia là “phên dậu” có ý nghĩa quan trọng đối với quốc phòng, an ninh của đất nước. Lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, sự đoàn kết thống nhất là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Khi nào nhân dân đoàn kết, “trên dưới một lòng” thì đất nước hưng thịnh, khi nào “lòng người ly tán, chia rẽ và loạn ly” là lúc dân tộc suy vong, thù trong giặc ngoài, có nguy cơ mất nước.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn xác định sứ mệnh kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước đã hình thành quan hệ dân tộc xã hội chủ nghĩa, với chính sách dân tộc nhất quán là “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển” và đạt được những thành tựu quan trọng trên các tĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc đòi hỏi phải có thời gian lâu dài, không thể nóng vội do vấn đề lịch sử, sự khác nhau giữa các dân tộc được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bản sắc văn hóa... Đồng thời, còn bị tác động, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ bên ngoài nhân tố dân tộc, tôn giáo trong môi trường quốc tế hóa ngày càng tăng. Đó là các trào lưu tư tưởng “đấu tranh vì nhân quyền”, “quyền tự quyết của các dân tộc” và chủ nghĩa ly khai dân tộc, dân tộc hẹp hòi,... ngày càng sôi động ở một số khu vực trên thế giới, vấn đề này đã tạo điều kiện để các thế lực ly khai, cực đoan tôn giáo, khủng bố, bạo lực cấu kết và lợi dụng, càng làm cho nhân tố dân tộc, vấn đề dân tộc, mâu thuẫn dân tộc xuất hiện vấn đề mới, cục diện ngày càng phức tạp.

Những năm gần đây, ở nhiều quốc gia, khu vực trên khắp các châu lục đã xảy ra nhiều cuộc xung đột sắc tộc cướp đi hàng triệu người. Xét trên bình diện chung, những xung đột dân tộc nảy sinh là do xung đột về lợi ích trong một quốc gia đa dân tộc. Có quốc gia, xung đột lợi ích xảy ra do các dân tộc lớn thông qua các đại biểu của mình thường giữ vị trí thống trị trong cơ cấu quyền lực, dẫn đến chi phối nhất định đối với những quyết định trong phân phối của cải vật chất và ban hành các quy chế pháp lý có lợi cho mình, làm cho các dân tộc thiểu số bị thiệt thòi buộc họ phải vùng lên đấu tranh đòi lại quyền lợi của mình, ở nhiều quốc gia xung đột giữa các dân tộc xảy ra còn do những vấn đề về lịch sử, cộng thêm âm mưu chống phá của chủ nghĩa đế quốc. Với học thuyết “một quốc gia, một dân tộc”, họ gây ra chia rẽ, xung đột, kích động chủ nghĩa ly khai giữa các dân tộc, giữa các quốc gia, mục đích tạo ra các cuộc chiến tranh để được hưởng lợi ích từ những xung đột, mâu thuẫn đó.

Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ cộng đồng các dân tộc, nhất là chia rẽ đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh, kích động ly khai, tự trị; chia rẽ các dân tộc với Đảng, Nhà nước và chế độ. Để thực hiện âm mưu đó, chúng đã và đang tiến hành nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, với những hoạt động lén lút, núp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, vừa bí mật, vừa “công khai hóa, quốc tế hóa”, kêu gọi bên ngoài can thiệp khi bị xử lý; gắn vấn đề dân tộc với vấn đề nhân quyền và tôn giáo; tăng cường phát triển tôn giáo ở các vùng dân tộc thiểu số để tập hợp quần chúng tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở những vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Ý đồ của chúng là kết hợp tổ chức lực lượng từ bên ngoài với tạo dựng lực lượng ở bên trong gây ảnh hưởng trong các vùng dân tộc, với âm mưu “quốc tế hóa” các sự kiện, “tôn giáo hóa” vấn đề dân tộc, kích động và bóp méo vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” của Việt Nam; khi có thời cơ, thì kích động bạo loạn, lật đổ. Thực tế các “điểm nóng” về chính trị - xã hội xảy ra ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ những năm gần đây cho thấy, sự chỉ đạo, hậu thuẫn trực tiếp của các đối tượng bên ngoài là một yếu tố thúc đẩy bọn phản động trong nước gieo rắc tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị; kích động đồng bào phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện âm mưu quốc tế hóa vấn đề dân tộc bằng nhiều thủ đoạn. Chúng lợi dụng những khó khăn về đời sống và khuyết điểm, thiếu sót trong việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc để tuyên truyền, kích động chống đối, thổi phồng những khác biệt giữa các dân tộc thành các mâu thuẫn, xung đột, nhằm kích động sự chống đối trong người dân tộc thiểu số với người Kinh. Lợi dụng chính sách đổi mới, tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng, Nhà nước; triệt để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội để đẩy mạnh hoạt động chống phá, kích động chia rẽ dân tộc, xuyên tạc, vu cáo, đả kích chế độ, tuyên truyền đạo trái pháp luật núp bóng các hoạt động từ thiện, du lịch, hợp tác, tài trợ cho con em những người theo đạo...

Thực hiện nhất quán quan điểm chiến lược Đại đoàn kết toàn dân tộc, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các dân tộc luôn là công tác quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta. Với mối quan hệ biện chứng giữa công tác dân tộc với công tác tôn giáo và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thế nào để xử lý một cách đúng đắn mối quan hệ dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc cùng đoàn kết, phát triển; chống lại âm mưu đòi ly khai, tự trị đòi hòi phải có chiến lược trong việc thực hiện chính sách dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đây là vấn đề rất quan trọng của quốc gia, liên quan đến sự sống còn của chế độ. Giải quyết hài hòa lợi ích mối quan hệ đó chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được các dân tộc, thúc đẩy xã hội phát triển hài hòa, duy trì thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trên cơ sở thực hiện nhất quán và kiên trì chính sách bình đẳng dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy giúp đỡ nhau giữa các dân tộc để cùng bình đẳng, đoàn kết, phát triển phồn vinh, vấn đề căn bản nhất là nhận thức và xử lý đúng đắn mối quan hệ lợi ích các dân tộc, trong đó, cần tập trung trên các lĩnh vực sau:

Về chính trị: Đảm bảo quyền làm chủ của các dân tộc; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ người dân tộc thiểu số, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ngày càng có khả năng gánh vác nhiều hơn công việc của địa phương. Xây dựng cơ cấu các dân tộc có đủ thành phần tham gia trong Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Chính phủ phải có chính sách để từng dân tộc thiểu số dần tự quản lý mọi công việc của dân tộc mình với sự hỗ trợ của các dân tộc anh em khác, nhằm thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt. Thực hiện tốt Quy chế Dân chủ cơ sở, bảo đảm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”. Xóa bỏ những quy định mang tính bất bình đẳng giữa các dân tộc; tẩy trừ thành kiến giữa các dân tộc do lịch sử để lại. Các dân tộc được tự do bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của mình bằng nhiều hình thức, “kênh” kết nối đa dạng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể để kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

Về kinh tế: Nhà nước cần xây dựng các chính sách phù hợp với từng vùng, miền, từng dân tộc trên cơ sở tăng cường ưu tiên các nguồn lực để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường vận động, khuyến khích đồng bào các dân tộc thiểu số chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có, nét đặc sắc, đặc sản văn hóa. Tổ chức định canh, định cư gắn với nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững theo quy hoạch cụ thể từng vùng, từng tiểu vùng cho phù hợp với phát triển nông nghiệp; phát triển chăn nuôi, nghề rừng, trồng cây lương thực và cây công nghiệp... Nhà nước cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc bao gồm hệ thống “điện, đường, trường, trạm”, tăng cường cho đồng bào tiếp cận với khoa học kỹ thuật...

Về văn hóa - xã hội: Có chính sách bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số; đối xử đúng sự khác nhau giữa các dân tộc, xử lý thỏa đáng mâu thuẫn và vấn đề ảnh hưởng tới quan hệ dân tộc. Tăng cường công tác quản lý và phục vụ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các dân tộc theo pháp luật. Chú trọng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài các dân tộc thiểu số; phát triển loại hình trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm; xóa bỏ các hủ tục; nâng cao chất lượng hệ thống y tế ở cơ sở, đẩy mạnh vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe đồng bào.

Về đoàn kết các dân tộc: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức đại đoàn kết các dân tộc, phát huy tinh thần dân tộc, lấy chủ nghĩa yêu nước là hạt nhân, làm cho tư tưởng dân tộc đa số và dân tộc thiểu số không tách rời nhau, ngày càng đoàn kết, gắn bó sâu sắc; tuyên truyền vận động đồng bào đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ, ly khai, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc của các thế lực thù địch.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, các hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai,... liên tục diễn ra ở nhiều nơi. Ở trong nước, các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách khoét sâu và lợi dụng những khó khăn của đồng bào các dân tộc thiểu số để xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Điều đó đòi hỏi hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương đến cơ sở cần phải tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giải quyết tốt vấn đề dân tộc gắn với vấn đề tôn giáo và lợi ích giữa các dân tộc.


Đọc thêm...

疏通资源 助推增长

01:24 |

 

越南国会刚通过有关2021年经济社会发展计划的决议。其中,基本目标为国内生产总值大约增长6%,人均国内生产总值约为3700美元,居民消费价格指数的平均增速为4%,全要素生产率对经济增长的贡献率为45%47%

在面临双重困难的背景下,尤其是新冠肺炎疫情在世界上复杂演化,实现增长率为6%的目标也是越南的大挑战。

许多国会代表在会议上认为应该下调增长率,这样方能实现此目标。不过,有些国会代表则认为上调增长率是必要的,这样我们就会努力筹集整个政治体系的力量来实现此目标。越南政府称,明年目标定得高是完全有把握的。2020年第三季度越南经济呈现转好势头,其国内生产总值增长2.62%,第二季度仅增长0.39%。加工业、制造业、公共投资等经济增长主要动力已快速复苏,出口继续创历史新高。采购经理人指数连续两个月保持在50分以上,这意味着生产形势转好。在面临前所未有的困难的背景下,越南仍是实现经济正增长的国家之一,预计2020年增长2-3%。世界银行在最新报告中预计2021年越南经济增长6.8%(高增长)或4.5%(低增长)的两个场合。

为新一任政府设定高增长目标也给今后5年经济社会发展计划打造坚实基础。实际上,越南实现突飞猛进的机遇和潜力并不少,诸如自由贸易协定,吸引外国直接投资资金、数字化转型、电子商务、人力资源等等。不过能否抓住和利用好机遇完全取决于企业界乃至国民经济的准备与能力。越南经济依然存在着不足之处和面临着新冠肺炎疫情、自然灾害等挑战。此外,财政赤字率高,银行坏账日趋恶化,农业遭遇中部地区洪涝引起的诸多困难等等。

为了实现经济复苏与高增长和社会保障的目标,经济专家建议,政府应采取针对性措施来激发推动国家发展的动力与潜力,同时加强对基层、预防、公共医疗投资以遏制疫情,主动多措并举应对自然灾害、气候变化,以最大限度减少财产和生命的损失。


Đọc thêm...

Khơi thông các nguồn lực để tăng trưởng

00:21 |

 

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với các chỉ tiêu cơ bản: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%; quy mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45 - 47%...

Trong bối cảnh khó khăn kép, nhất là trước diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, mức tăng trưởng 6% là thách thức. Ngay tại nghị trường, không ít ý kiến băn khoăn cho rằng nên điều chỉnh mục tiêu xuống mức "vừa tầm" để bảo đảm tính khả thi, nhưng cũng có nhiều ý kiến khích lệ đặt mục tiêu tăng trưởng cao là cần thiết để chúng ta nỗ lực phấn đấu bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Theo giải trình của Chính phủ, việc đặt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm tới là có cơ sở, vì dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện từ cuối quý III với mức tăng trưởng GDP 2,62% sau khi chỉ tăng trưởng 0,39% ở quý trước. Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, bao gồm công nghiệp chế biến, chế tạo; đầu tư công đã phục hồi mạnh mẽ; xuất siêu tiếp tục lập kỷ lục mới.

Cùng với đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) vẫn tiếp tục được duy trì mức hơn 50 điểm ở tháng thứ hai liên tiếp, cho thấy có sự cải thiện "sức khỏe" ở lĩnh vực sản xuất. Trong bối cảnh khó khăn được ghi nhận là chưa từng có trong lịch sử, Việt Nam vẫn là một trong số ít nước trên thế giới tăng trưởng dương với tăng trưởng GDP dự kiến cả năm 2020 đạt khoảng 2 - 3%. Trong dự báo mới nhất, Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra hai kịch bản về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 là 6,8% (kịch bản cao) và 4,5% (kịch bản thấp).

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới cũng tạo nền tảng vững chắc cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới. Trong thực tế, Việt Nam có không ít cơ hội và tiềm năng có thể nắm bắt để vươn lên mạnh mẽ, như các hiệp định thương mại tự do, cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế, chuyển đổi số, thương mại điện tử, nguồn nhân lực dồi dào,... Tuy nhiên, việc tận dụng cơ hội đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị và năng lực tiếp nhận của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những bất cập nội tại chưa thể khắc phục và hiện nay càng trở nên thách thức trước tác động của đại dịch Covid-19 và thiên tai. Ðó là tình trạng bội chi ngân sách cao, nợ xấu ngân hàng có xu hướng tăng lên, trụ đỡ nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do tình hình lũ lụt ở miền trung vẫn diễn biến phức tạp…

Để đạt mức tăng trưởng cao, tiến tới phục hồi kinh tế đi cùng với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo cần có giải pháp hiệu quả để khơi thông các nguồn lực và tiềm năng phát triển của đất nước. Ðồng thời ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho y tế cơ sở, y tế dự phòng, y tế cộng đồng để kiểm soát tốt dịch bệnh; có phương án chủ động ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và vật chất.


Đọc thêm...

建立稳定出口市场的机会

05:44 |

 

《区域全面经济伙伴关系协定》(RCEP1115日正式签署。在RCEP15个成员经济体落到实处的时候,该协定将打造出消费者规模为22亿人、GDP26.2万亿美元的市场,成为世界上最具规模自由贸易区。这是越南企业参加与发展区内新供应链并建立稳定、悠久的新出口市场的机会。

Covid-19疫情爆发导致地区乃至世界供应链中断,给全球经济造成影响,加上贸易保护主义抬头的背景下,RCEP的签署标志着越南融入世界经济进程中的重要里程碑,在短期及长期中带来利益。

其一,RCEP在东盟十国及中国、日本、韩国、澳大利亚、新西兰等15个成员国落到实处后将打造出世界上最具规模的自由贸易区。以开放商品、服务、投资等市场的承诺,尤其是原产地规则的协调性(而不是实施东盟与五个国家现行自贸协定中不同原产地规则),加上提升贸易自由化措施,RCEP将助推区内新供应链,越南企业因而有机会参与。

其二,在近几年来世界局势动荡不稳给供应链造成负面影响的背景下,RCEP为越南打造出长期稳定的出口市场。

其三,RCEP落到实处将在贸易、投资、知识产权、电贸、解决争端等方面上构建具有约束力的法律框架,为营造出公平的区域贸易环境做出贡献。

世行等组织的研究报告显示,主动简化行政手续,营造开放营商环境等同各国直接开放市场的措施相比将给越南经济体带来更高价值,为越南成为国际投资商的长期且可靠投资乐土提供便利。

最后,结束谈判进程并签署RCEP有助于提高越南在地区乃至世界舞台上的作用及地位。

融入世界经济跨部门指导委员会办公厅副主任阮山表示,RCEP是东盟与其他伙伴签署的第二份自贸协定,因此经济体面对的挑战及机遇不会明显。然而,总体来看,这是具有战略意义的成果。RCEP给我们带来稳定的亚太地区贸易区。加上CPTPPEVFTA等协定,越南成为与世界上三个最大经济体签署自贸协定的为数不多国家之一。在多边贸易体系呈现下降势头的背景下,这更具意义,有利于我们保持出口市场稳定及与战略伙伴的贸易关系。

据许多行内专家,RCEP生效后将给越南商品施加更大竞争压力,因为区内各经济体拥有许多相同之处,甚至他们的竞争优势比越南更强,而我国商品的质量及附加值都底。特别,中国商品样式丰富、价格便宜给包括农产品、水产品等越南优势产品在内的越南产品带来巨大挑战。

工贸部多边贸易政策司司长梁黄泰表示,实际上,东盟已经与RCEP中各个伙伴签署自贸协定。因此,新协定是朝着促进贸易与投资更加便利化的方向把现行承诺连接起来的框架。RCEP不会给越南提供有关更开放市场的承诺或施加新竞争压力,其主要为企业尤其是中小型企业提供便利。

然而, 参加拥有更高技术水平的成员的自贸协定,对越南来说都是大挑战。工贸部将持续密切跟踪RCEP生效后的进出口情况,旨在在进口商品进行不公平竞争给国内生产活动造成损失的场合下采取符合的贸易防卫措施。

然而,紧迫性工作就是提高越南制品的竞争力,改善越南商品在地区价值链中的地位,增强国内企业的实力。据此,除了政府、各部门机构及各地方采取的配套措施之外,各家企业、协会应积极主动更新有关自贸协定的信息,旨在掌握越南的承诺及所关心的伙伴市场情况。

像其他自贸协定一样,为了彻底挖掘RCEP带来的利益,首先越南企业应仔细研究该协定中的承诺,尤其是与自己经营领域相关的承诺,诸如针对越南及协定签约国商品关税消减路线图,产品原产地规则,服务、投资等领域的市场开放承诺以及有关海关手续规定等。

除了受益之外,国内企业应主动为迎接RCEP带来的不利影响做好准备,其中包括在国内市场上的更大竞争压力。国内企业应主动改变经营思路,把竞争压力化为革新与发展的动力,提高产品质量旨在在国内及国际市场上打造竞争优势。

 

Đọc thêm...

Hot (焦点)