加强越俄全面战略伙伴关系

06:28 |

 

越南国家主席阮春福自1129日至122日率领越南高级代表团对俄罗斯进行正式访问。这是适值越俄建立外交关系71周年,签署建立战略伙伴关系的联合声明20周年和签署进一步深化全面战略伙伴关系的联合声明10周年的一次访问。

越南与俄罗斯传统友好合作关系有着七十多年的悠久历史。阮春福将俄罗斯选为担任国家主席职务后出访的首批国家之一充分说明了越南党、国家和人民对越俄关系,以及对越南的亲密朋友——俄总统普京个人的高度重视。

有效、务实的合作

最近一段时间,虽然遭受新冠肺炎疫情造成的复杂影响,但越俄两国依旧保持在线接触、高层电话会谈。因此,两国各领域合作关系不断得到推动,并取得了实质性结果,其中石油领域合作依旧是亮点。两国在越俄油气联营公司(Vietsovpetro)的合作将继续延长到2030年。而俄罗斯天然气工业股份公司(Gazprom)、石油公司(Rosneft)及其他公司继续在越南开展多个项目。两国石油企业正考虑将合作扩大至天然气发电、液化气、可再生能源等领域。

俄罗斯驻越大使贝兹德科(G.S.Bezdetko)表示:迄今,越南已经成为俄罗斯在东盟各国中最大的贸易伙伴。2020年的统计数据显示,双边贸易额达57亿美元,比2019年增加15%。今年前9个月,双边贸易额达47亿美元,同比增长16%。去年,俄罗斯继续在越南实施9个新项目,投资总额9.44亿美元。

2016年,越南与俄罗斯为成员的欧亚经济联盟签署的自贸协定正式生效。据越南工贸部统计数据显示,迄今,越南有900多家企业从事对欧亚经济联盟出口。其中,对俄出口增长率持续维持高位,年均增长率约30%

除了经济合作外,俄罗斯也是越南最重要的军事技术合作伙伴。双方也不断加强科技、教育、旅游合作,地方合作及民间交流。曾在前苏联接受过培训的4万名越南干部、专家,以及正在俄罗斯生活、工作和学习的8万名越南人和近5000名越南学生是促进两国关系的重要桥梁。

新冠肺炎疫情爆发初期,越南向俄罗斯捐赠医用口罩和其他一些物资。反过来,俄罗斯也向越南捐赠新冠疫苗、治疗药物和其他医用物资。

俄罗斯十分重视与越南的关系,也重视与越南在其中发挥重要作用的东盟的关系。俄罗斯支持越南关于在国际法、1982年《联合国海洋法公约》(UNCLOS)基础上通过和平方式解决争端,不使用武力或以武力相威胁,全面落实《东海各方行为宣言》(DOC),尽早达成东海行为准则COC)的立场。

开启合作新方向的访问

延续两国合作关系良好发展趋势,越南国家主席阮春福这次访俄具有重要意义,有助于促进现有合资计划落实,同时开启两国合作的新方向。俄罗斯驻越大使贝兹德科表示:俄方希望,两国领导人将在这次访问期间就继续加强和完善两国贸易结构,促进两国传统领域合作,以及液化气、汽车组装、电力、银行、金融等两国有潜力的新领域合作发展的具体方向和措施交换意见。俄方也关心扩大两国国防、安全合作,在俄军校为越南军人进行培训等方面的合作

越俄关系是传统友好、高度互信的关系,经历了时间的考验,并取得了丰硕的成果。越南国家主席此次俄罗斯之旅再次强调越南党、国家和人民对越俄关系的重视,有助于进一步巩固越俄友谊,加强越俄全面战略伙伴关系。

Đọc thêm...

Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

06:18 |

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2021. Đây là chuyến thăm quan trọng đánh dấu 71 năm Việt Nam và Liên Bang Nga thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược và gần 10 năm ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Việt Nam và LB Nga có mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống lâu đời hơn 7 thập niên. Việc chọn Nga là một trong những nước đi thăm đầu tiên trên cương vị mới của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với quan hệ Việt – Nga cũng như với cá nhân Tổng thống V. Putin, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.

Hợp tác hiệu quả, thực chất

Thời gian qua, dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng các cuộc tiếp xúc trực tuyến, điện đàm cấp cao vẫn được duy trì thường xuyên để thúc đẩy hợp tác hai nước. Hợp tác trên tất cả các lĩnh vực được đẩy mạnh và đem về những hiệu quả thực chất, trong đó dầu khí tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro tiếp tục duy trì hợp tác đến năm 2030. Trong khi các Tập đoàn dầu khí lớn của Nga như Gazprom, Rosneft và nhiều doanh nghiệp khác đang triển khai nhiều dự án hợp tác tại Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp dầu khí hai nước đang xem xét, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như điện khí, điện hóa lỏng, năng lượng tái tạo…Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko cho biết:

"Đến nay, Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Nga trong số các quốc gia thành viên ASEAN. Theo kết quả của năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5,7 tỷ USD (tăng 15% so với năm 2019). Trong 9 tháng năm nay, đạt 4,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020. Năm ngoái, 9 dự án mới có vốn đầu tư của Nga đã được đăng ký tại Việt Nam với tổng số vốn lên tới 944 triệu USD.

Với Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước Liên minh Kinh tế Á – Âu có hiệu lực từ năm 2016 mà Nga là thành viên, các doanh nghiệp của Nga rộng cửa xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và các nước ASEAN. Theo số liệu từ Bộ Công Thương Việt Nam, hiện nay có khoảng hơn 900 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu sang Liên minh kinh tế Á-Âu. Trong đó, tốc độ tăng trưởng thương mại với Nga tăng rất cao, 30%/năm.

Bên cạnh hợp tác kinh tế, Nga còn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Hai bên cũng thúc đẩy trong hợp tác về khoa học công nghệ, hợp tác địa phương, hợp tác về giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân. Với 40 nghìn cán bộ, chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô trước đây, 80 nghìn người Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại Nga và khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Liên bang Nga, đã và đang là những cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước. 

Trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã tặng Nga khẩu trang và một số vật tư y tế. Ngược lại, phía Nga đã viện trợ cho Việt Nam nhiều vaccine Sputnik-V và một số thuốc điều trị, vật tư y tế.

Nga hết sức coi trọng quan hệ hợp với song phương với Việt Nam, đồng thời cũng coi trọng quan hệ với ASEAN, tổ chức mà Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Nga ủng hộ lập trường của Việt Nam về giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC).

Chuyến thăm mở ra nhiều hướng hợp tác mới

Trên đà quan hệ hợp tác đang phát triển tốt đẹp như vậy, chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy các chương trình hợp tác hiện có, đồng thời mở ra các hướng hợp tác mới giữa hai nước. Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko cho rằng: "Chúng tôi hy vọng rằng, trong chuyến thăm cấp cao nhất, hai nhà lãnh đạo sẽ trao đổi chi tiết về việc tiếp tục tăng cường và hoàn thiện cơ cấu thương mại giữa hai nước chúng ta, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống và có triển vọng mới, bao gồm cung cấp và sử dụng khí hóa lỏng, lắp ráp ô tô, điện lực, ngân hàng và lĩnh vực tài chính. Chúng tôi quan tâm đến việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đào tạo nghiệp vụ cho các quân nhân Việt Nam tại các trường đại học chuyên ngành của Nga".

Quan hệ giữa Nga và Việt Nam là mối quan hệ mang tính hữu nghị truyền thống và tin cậy, đã vượt qua thử thách của thời gian và đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực. Chuyến thăm Chủ tịch nước Việt Nam tới Nga lần này lại một lần nữa thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với quan hệ Việt – Nga, góp phần củng cố thêm tình hữu nghị và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện tốt đẹp giữa hai đất nước.

Đọc thêm...

走访越南广宁省平辽边远地区

06:17 |

 

(人民报)近年来,提到位于广宁省东北地区的平辽,人们不仅会想到它是少数民族聚居的边远地区,而且还知道这里每年秋天都是游客喜爱的旅游目的地。

每年9 月中旬是前往平辽的最佳时间,这里的风光将为游客带来难忘的体验。

 

平辽是广宁省是一个山区县,位于广宁省的东北部。这片土地给人们留下的最初印象是它的荒野之美。这里山景迷人,居民朴实温和,对人态度友好。

平辽有64个边境界碑,其中最有名的是分散在海拔700多米的巡逻路线上的4个界碑。这条路在长满松树的山丘上蜿蜒。

1305号界碑是来到平辽的游客最难征服,也是最有刺激感的目的地。从该界碑往下看,整个平辽美丽的自然风光和荒野山脉尽收游客眼中。

每年10月底和11月初,平辽美丽的芦苇丛绝对让你一饱眼福,这里的天气特征是清晨寒冷有雾,白天温暖,下午又下起毛毛雨。除了雄伟的瀑布,游客还有机会品尝当地特色菜肴。

据当地人介绍,在各级党委、地方政府和人民的积极参与下,近年来,平辽旅游业发生了翻天覆地的变化。2015年至今,平辽建设了3条旅游线路、7个旅游景点。该县还规划了一些主题性旅游产品。

平辽不仅拥有独特的边陲景观,还具有许多少数民族的文化特色。该县有傣族、瑶族、山泽族、京族和华族等5个主要民族,每个民族都有自己的文化元素,创造了丰富多样的文化特色。此外,平辽还拥有许多具有特殊的非物质文化价值。

目前,平辽各民族文化风貌仍保存较为完整,其成为该边境地区发展体验旅游的宝贵资源。(完)

Đọc thêm...

Về miền biên viễn Bình Liêu

06:06 |

 

Những năm gần đây, nhắc đến Bình Liêu, người ta không chỉ còn nghĩ về một vùng đất biên giới, với 96% đồng bào dân tộc thiểu số mà còn nhắc đến một địa điểm du lịch ưa thích của du khách mỗi độ Thu về.

Đến Bình Liêu vào giữa tháng 9/2020 - thời điểm được xem là đẹp nhất trong năm, vùng đất biên giới này đã mang đến cho chúng tôi những trải nghiệm khó quên.

Bình Liêu là huyện miền núi cao, có vị trí nằm ở khu vực phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc của Bình Liêu giáp với huyện Ninh Minh (Quảng Tây, Trung Quốc); phía Tây giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn), phía Đông giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh) và phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà (Quảng Ninh).

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi với mảnh đất này chính là vẻ đẹp hoang sơ, phong cảnh núi non trùng điệp hữu tình và cuộc sống êm đềm, giản dị, giàu tình người của đồng bào các dân tộc thiểu số. Điều bất ngờ nhất có lẽ là mảnh đất tưởng như bình dị này lại này lại rất giàu tiềm năng du lịch.

Trải nghiệm thú vị của chúng tôi là khám phá cung đường tuần tra biên giới đẹp như tranh và đến thăm những cột mốc linh thiêng. Do có địa hình giáp với Trung Quốc, Bình Liêu có những cột mốc nằm trên cung đường biên giới độc đáo dài gần 50km quanh co, hiểm trở.

Bình Liêu có 64 cột mốc, nhưng chúng tôi chọn khám phá 4 cột mốc nổi bật nhất là 1300, 1302, 1305 và 1327. Những cột mốc này nằm rải rác trên cung đường tuần tra biên giới cao hơn 700m so với mặt nước biển, uốn lượn trên những quả đồi thơm nức mùi nhựa thông.

Trong đó, cột mốc 1305 là đỉnh cao khó chinh phục nhất và là điểm đến kích thích phượt thủ nhất khi đến Bình Liêu. Đường tới cột mốc này vô cùng khó khăn và nguy hiểm.

Chúng tôi phải di chuyển trên những con đường mòn trên đỉnh núi, nối các điểm mốc với nhau và tạo thành gạch nối, hai bên là sườn núi dốc, với gần 2000 bậc thang. Cũng vì địa hình đặc biệt của như thế mà quãng đường này còn được gọi là “sống lưng khủng long”.

Tuy nhiên, khi chinh phục được con đường này, đến cột mốc 1305, chúng tôi được thấy một Bình Liêu thu nhỏ trong tầm mắt, được chiêm ngưỡng toàn cảnh sắc thiên nhiên và vẻ đẹp của rừng núi nơi đây.

Người dân bản địa còn mách chúng tôi rằng, nếu đến Bình Liêu, đặc biệt là tới cột mốc 1305 vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thiên đường cỏ lau đẹp mãn nhãn.

Thời tiết mùa Thu ở Bình Liêu khá thú vị. Sáng sớm thức thức dậy trong bầu không khí se lạnh, sương giăng kín. Ban ngày sẽ được đón nắng ấm, dịu dàng và đến chiều tà lại có mưa phùn nhẹ.

Sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đã góp phần thay đổi diện mạo ngành du lịch Bình Liêu. Kể từ năm 2015 đến nay, Bình Liêu đã xây dựng được 3 tuyến, 7 điểm tham quan du lịch và được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận. Cụ thể, tuyến 1 từ thị trấn Bình Liêu - xã Húc Động - xã Đồng Văn - Cửa khẩu Hoành Mô; tuyến 2 từ trung tâm thị trấn Bình Liêu - xã Lục Hồn - cửa khẩu Hoành Mô - xã Đồng Văn; tuyến 3 từ thị trấn Bình Liêu - đường tuần tra biên giới - cửa khẩu Hoành Mô.

Bảy điểm du lịch trên địa bàn huyện, bao gồm: Thác Khe Vằn, thác Khe Tiền, thác Sông Moóc, đình Lục Nà, chợ trung tâm huyện Bình Liêu, chợ Đồng Văn và Cột mốc số 1317, cửa khẩu Hoành Mô.

Huyện biên giới cũng đã quy hoạch được những nhóm sản phẩm du lịch theo chuyên đề. Nổi bật là: Du lịch khám phá, trải nghiệm bản sắc văn hóa; các ngày lễ hội như lễ hội đình Lục Nà; hội Kiêng gió của dân tộc Dao Thanh Phán; hội hát Soóng cọ (dân tộc Sán Chỉ)...

Không chỉ sở hữu cảnh quan miền biên cương đặc sắc, Bình Liêu còn là địa phương được ken dày bằng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Bình Liêu là huyện đa dân tộc (trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số), với 5 dân tộc chính (dân tộc Tày chiếm 58,4%, dân tộc Dao chiếm 25,6%, dân tộc Sán Chỉ chiếm 15,4%, dân tộc Kinh chiếm 3,7%, dân tộc Hoa chiếm 0,3%). Mỗi dân tộc đều có những yếu tố văn hóa riêng, tạo nên một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng.

Các dân tộc trên địa bàn đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc, được bảo tồn và phát huy như: nghệ thuật diễn xướng Then của dân tộc Tày, hội Soóng cọ của người Sán Chỉ, lễ hội đình Lục Nà hay hội hát Sán cố của người Dao. Đây là tài sản vô giá để Bình Liêu phát triển du lịch cộng đồng gắn với các di tích danh thắng, di tích lịch sử trên địa bàn.

Ngoài ra, Bình Liêu cũng sở hữu những giá trị văn hóa phi vật thể riêng, nổi bật là các lễ hội như Lễ hội đình Lục Nà, Lễ hội Kiêng gió, Hội hát Tháng ba... Trong lễ hội có các trò diễn dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, đánh quay và không thể thiếu các làn điệu then, soóng cọ, sán cố...

Đến thời điểm hiện tại, những nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Bình Liêu được gìn giữ tương đối nguyên vẹn. Đây có thể coi là tài nguyên quý giá để miền biên giới này tiếp đà phát triển du lịch trải nghiệm, khám phá.

Tin tưởng rằng, nếu khai thác đúng cách, Bình Liêu có thể tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đưa vùng đất này trở thành điểm đến của những giá trị văn hóa khác biệt.

Đọc thêm...

越俄友好的深情厚谊

04:14 |

 

(人民报)71年来,越南与俄罗斯的传统友谊、团结和密切关系经历了充满光辉的发展征程,因在许多领域上取得了辉煌的合作成果而刻下了烙印。历经时间的考验和历史的沧桑,越俄全面战略伙伴关系日益发展,成为两国民族的宝贵财富和骄傲。

历经七十年多,越俄紧密关系获得两国历代领导和人民的亲自缔造和精心培育,并建立在宝贵的传统友谊、深厚的信任和相互尊重的坚实基础之上。凭借不懈努力,近段时间,越俄合作关系取得许多成果。两国高层领导人定期沟通,为推动越俄两国在合作道路上迈出坚实步伐注入了强劲的动力。尽管受到新冠肺炎疫情的负面影响,2020 年双边贸易额达近 48.5 亿美元,比 2019 年增长了9%。截至 2021 4 月,俄罗斯在越南开展投资活动的国家和地区中排名第 25 位, 共有144个项目,协议资金总额约9.44亿美元。除经贸外,两国在文化、旅游、教育培训、科技等领域上的双边合作关系取得积极进展。

越南和俄罗斯之间的亲密关系在新冠肺炎疫情的艰难时期得到了明显的体现。疫情带来的困难更拉近了两国政府和人民的距离。疫情发生初期,带有越南团结分担之情的各批口罩和医疗物资被送到了俄罗斯。俄罗斯也向越南提供新冠疫苗、治疗药物。俄罗斯驻越南大使根纳季•贝兹德科认为,新冠肺炎疫情防控阻击战是两国之间的优先合作领域之一,并重申,俄罗斯愿在越俄战略伙伴关系的基础上进一步深化与越南在医疗卫生领域上的合作关系。

提到俄罗斯国家和人民,多代越南人,尤其是有机会在“白桦树之国”生活和学习的人的神圣感情都涌上心头来。 以普希金、列夫·托尔斯泰、陀思妥耶夫斯基等著名作家,俄罗斯庞大文学作品已成为热爱俄罗斯的越南人心中的一座丰碑。 两国的许多作家和翻译家为搭建此文学桥梁做出了巨大贡献。那就是作家兼翻译家黄翠全,他为俄罗斯文学翻译事业而奉献,孜孜不倦地将遥远的“白桦树之国”的诗文带给一代又一代越南人。那就是将民族大诗豪阮攸的《翘传》翻译成俄文的翻译家、优秀教师武世魁和多位其他翻译家,希望广大俄罗斯人民通过《翘传》更加了解越南国家和人民。诸位翻译家、作家以真诚和执着的贡献帮助两国人民通过文学途径而更加密切。

俄罗斯驻越南大使根纳季•贝兹德科强调,越俄合作关系的基础是团结友好的传统,是对彼此的深刻理解。继承七十多年的光辉合作征程,越俄全面战略伙伴关系继续强劲发展,不愧为两国人民有着悠久的友好传统历史的紧密关系。(完)

Đọc thêm...

Thắm tình hữu nghị Việt-Nga

03:10 |

 

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết, gắn bó Việt Nam-Liên bang (LB) Nga đã trải qua một hành trình phát triển đầy vẻ vang trong suốt hơn 71 năm qua, ghi dấu bởi những thành tựu hợp tác rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Vượt qua thử thách của thời gian và những thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga ngày càng phát triển, là tài sản quý giá và là niềm tự hào của cả hai dân tộc.

Trải qua hơn bảy thập niên gắn bó, mối quan hệ Việt Nam-Nga được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp, xây dựng trên nền tảng vững chắc là tình hữu nghị truyền thống quý báu, sự tin cậy sâu sắc và tôn trọng lẫn nhau. Với những nỗ lực bền bỉ, quan hệ hợp tác Việt Nam-Nga đã gặt hái nhiều thành tựu trong thời gian qua. Sự trao đổi thường xuyên giữa các lãnh đạo cấp cao hai nước tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy Việt Nam và Nga tiến những bước dài, vững chắc trên con đường hợp tác. Bất chấp tác động tiêu cực của dịch Covid-19, kim ngạch thương mại song phương năm 2020 đạt gần 4,85 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2019. Tính đến tháng 4/2021, Nga đứng thứ 25 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 144 dự án và tổng số vốn đăng ký khoảng 944 triệu USD. Bên cạnh kinh tế-thương mại, quan hệ hợp tác song phương phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ…

Tình cảm gắn bó thân thiết Việt Nam-Nga được thể hiện rõ nét trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19. Những sóng gió do đại dịch gây ra đã đưa Chính phủ và nhân dân hai nước càng xích lại gần nhau. Ngay khi dịch mới bùng phát, những lô khẩu trang và vật tư y tế mang theo tình đoàn kết, sẻ chia của Việt Nam đã được gửi đến nước bạn Nga. Về phía mình, Nga cũng hỗ trợ Việt Nam những liều vắc-xin ngừa Covid-19, các thuốc điều trị… Cho rằng cuộc chiến chống Covid-19 là một trong những lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa hai nước, Ðại sứ LB Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko (G.Bê-dét-cô) khẳng định, Nga sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế, trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt Nam.

Nhắc đến đất nước và nhân dân Nga, nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là những người từng có cơ hội sống và học tập tại “xứ sở bạch dương”, đều trào dâng một tình cảm thiêng liêng. Nền văn học đồ sộ của nước Nga với những cái tên như Pushkin, Lev Tolstoy, Dostoevsky... đã trở thành tượng đài lớn trong lòng những người Việt Nam yêu mến nước Nga. Nhiều nhà văn, dịch giả của hai nước có cống hiến to lớn giúp xây đắp các cầu nối văn chương này. Ðó là nhà văn, dịch giả Hoàng Thúy Toàn, người dành cuộc đời mình cho sự nghiệp dịch thuật văn học Nga, cần mẫn đưa những áng văn, những vần thơ của “xứ sở bạch dương” xa xôi về với bao thế hệ người dân Việt Nam. Ðó còn là dịch giả, Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi cùng nhiều dịch giả khác đã chuyển ngữ Truyện Kiều của Ðại thi hào dân tộc Nguyễn Du sang tiếng Nga, với niềm mong mỏi đông đảo nhân dân Nga sẽ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam thông qua Truyện Kiều. Với những đóng góp chân thành và bền bỉ, các dịch giả, nhà văn... đã giúp nhân dân hai nước thêm gắn bó với nhau qua con đường thi vị của văn chương.

Ðại sứ LB Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko nhấn mạnh, nền tảng của quan hệ hợp tác Việt Nam-Nga là truyền thống hữu nghị và đoàn kết, cùng sự thấu hiểu sâu sắc dành cho nhau. Tiếp nối chặng đường hợp tác vẻ vang trong hơn bảy thập niên qua, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga tiếp tục phát triển mạnh mẽ, xứng đáng với truyền thống hữu nghị gắn bó lâu đời giữa hai dân tộc.

Đọc thêm...

亚欧首脑会议:促进合作 面向共同繁荣

06:15 |

第十三届亚欧首脑会议(ASEM 13)于 11 25 日至 26 日以视频方式举行。以强化多边主义,促进共同增长为主题的会议讨论了两大洲和世界共同合作、面向繁荣未来的诸多重要议题。

2021年是亚欧会议--把亚欧两大洲各国连接在一起的最大对话机制成立25周年。 经过20多年的发展,亚欧首脑会议成员国

四分之一世纪的发展路径

欧亚合作论坛是应新加坡和法国的倡议并在包括越南在内的东盟各国的积极支持下于19963月成立的。这是亚欧会议成员国元首和政府首脑、欧盟(EU)领导人和东盟秘书处进行对话的非正式论坛。亚欧会议的目标是打造亚欧新型全面伙伴关系,实现更强劲增长加强两大洲人民的相互了解,建立平等伙伴之间的密切对话。亚欧会议在政治安全对话、经济-金融合作、社会文化合作等三大支柱上进行平等对话与合作活动。

走过整整四分之一个世纪,现在,亚欧会议的成员数量比成立之初翻了一番(从26个增加到53个),成为两大洲规模最大的对话与合作机制。 目前,亚欧会议成员人口总数占全球人口的60%、贸易额占55%、旅游收入占75%,国内生产总值占全球的65% 这一特殊对话机制已经并正在为推动本地区乃至全世界面向和平与发展的多层次合作与联动趋势作出重要贡献。

重视面向共同发展和繁荣的合作

在世界形势快速和复杂变化的背景下,亚欧会议成员国一致同意推动亚欧合作,提高活动效果,倡导多边主义,推动亚欧伙伴关系和亚欧会议在形成中的架构中发挥作用。亚欧会议的合作范围日益扩大,注重实现可持续发展目标和应对全球性挑战,特别是应对气候变化、自然灾害、水资源管理、能源安全、粮食安全、网络安全、促进包容性发展、革新创新、扶持中小型企业、提高对第四次工业革命的适应能力、发展人力资源。

在第十三届亚欧首脑会议上,与会各国领导人重点讨论合作、沟通和发展等多项重要议题,如:亚欧合作的成果、挑战和方向; 为了全球和平与稳定重振多边主义; 强化基于规则的多边贸易体制; 可持续和包容的发展和增长; 对接; 气候变化; 地区和全球新生问题等等。特别是会议通过了三份重要文件,其中包括加强多边主义、促进共同增长主席声明;新冠肺炎疫情和经济复苏金边宣言; 连接亚欧会议的合作方向。

亚欧会议的创始成员之一,并为亚欧会议的形成和发展过程做出了许多有效贡献的越南代表团团长,政府总理范明政在会议上发表了重要讲话。其中继续强调亚欧会议在下一阶段合作中的重要作用,并阐述越南对影响世界和地区和平、稳定和发展的重大问题的一贯立场。

 

Đọc thêm...

Hội nghị cấp cao Á-Âu: đề cao hợp tác vì sự thịnh vượng chung

05:23 |

 

Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) lần thứ 13 (ASEM 13) diễn ra trong hai ngày 25-26/11 theo hình thức trực tuyến. Với chủ đề “Củng cố chủ nghĩa đa phương vì tăng trưởng chung”, Hội nghị thảo luận nhiều nghị sự quan trọng liên quan đến tương lai hợp tác vì sự thịnh vượng chung giữa hai châu lục và toàn thế giới.   

Năm 2021 là năm kỷ niệm 25 năm thành lập ASEM, cơ chế đối thoại lớn nhất kết nối các nước châu Á và châu Âu. Sau hai thập kỷ rưỡi hoạt động, vấn đề hợp tác ngày càng được các nước thành viên ASEM coi trọng, nhất là hợp tác về văn hóa-xã hội và phát triển kinh tế.

Chặng đường phát triển ¼ thế kỷ

Diễn đàn hợp tác Á-Âu được thành lập tháng 3/1996 theo sáng kiến của Singapore và Pháp, cùng sự ủng hộ tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam. Đây là diễn đàn đối thoại không chính thức giữa các nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ các nước thành viên ASEM, lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) và Ban Thư ký ASEAN. Mục tiêu của ASEM là tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa  Á – Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn" và “tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”. Các hoạt động đối thoại và hợp tác được ASEM tiến hành đồng đều trên 3 trụ cột chính là Đối thoại chính trị - an ninh; Hợp tác kinh tế - tài chính; Hợp tác xã hội – văn hóa và các lĩnh vực khác.

Sau đúng ¼ thế kỷ, đến nay, ASEM có số thành viên nhiều gấp đôi so với thời điểm thành lập (từ 26 thành viên lên thành 53 thành viên), trở thành cơ chế đối thoại, hợp tác có quy mô lớn nhất giữa hai châu lục. ASEM hiện chiếm khoảng 60% dân số, 55% kim ngạch thương mại, 75% doanh thu du lịch và 65% GDP toàn cầu. Cơ chế đối thoại đặc biệt này đã và đang đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hòa bình và phát triển trong phạm vi khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Coi trọng hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng chung

Trước những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới, các thành viên nhất trí thúc đẩy nâng tầm hợp tác ASEM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đề cao chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy quan hệ đối tác Á – Âu, và vai trò của ASEM trong cục diện đang định hình. Nội hàm hợp tác của ASEM ngày càng được mở rộng, chú trọng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với các thách thức toàn cầu, nhất là ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, quản lý nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng, thúc đẩy phát triển bao trùm, triển khai đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao khả năng thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển nguồn nhân lực…

Tại Hội nghị ASEM 13, các nhà lãnh đạo tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng xoay quanh chủ đề hợp tác, kết nối và phát triển như: Thành tựu, thách thức và định hướng hợp tác ASEM; Tái hồi phục chủ nghĩa đa phương vì hoà bình và ổn định toàn cầu; Củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ; Phát triển và tăng trưởng bền vững, bao trùm; Kết nối; Biến đổi khí hậu; Các vấn đề khu vực và toàn cầu đang nổi lên… Đặc biệt, Hội nghị thông qua 3 văn kiện quan trọng gồm Tuyên bố Chủ tịch về Củng cố chủ nghĩa đa phương vì tăng trưởng chung; Tuyên bố Phnom Penh về Covid-19 và phục hồi kinh tế; Định hướng hợp tác về kết nối ASEM.

Với tư cách trưởng đoàn của một trong những thành viên sáng lập và có nhiều đóng góp hiệu quả trong suốt quá trình hình thành và phát triển của ASEM, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị. Bài phát biểu tiếp tục nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác ASEM trong giai đoạn tới, tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam đối với một số vấn đề lớn ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định cũng như sự phát triển vì thịnh chung của cả khu vực và thế giới.

Đọc thêm...

促进文化价值的可持续发展

03:22 |

 

多年来,建设和发展先进、具有浓郁民族特色、能满足国家可持续发展要求的越南文化一直是越南党和国家的主张。2021 年是越南发展事业重要的里程碑年,因为越共十三大确定了今后若干年发展的主要方向,其中特别强调文化的作用。在这一发展进程中,202111 24 日举行的全国文化会议是落实20212025年阶段文化工作具体方向和重点任务的一步。

越共八届五中全会决议指出,越南文化是越南民族千年劳动创新、坚强斗争捍卫和建设祖国过程取得的成果,是交流和吸收世界文明精华,以不断完善自己的结果。 越南文化塑造了越南的灵魂、气质和本领,为民族的光辉历史增光添彩。

越南全国文化会议

贯穿越南文化建设和发展过程的一个亮点是,越南弘扬历久不衰的传统价值观,在逐步取消陋俗的同时不断吸收和补充人类的文化和文明精华,为越南人民本着真--美价值观全面发展、享有美好生活和培养优良品质做出贡献。 此外,深刻理解和弘扬爱国、自强、自立、仁爱等民族精神,历代越南人民团结一心,克服一切困难和挑战,共同建设更好的生活。

为了激发文化的无限力量,越共十三大决议首次提及文化的软实力概念,同时制定全面发展越南人,建设先进且极具民族特色的越南文化这一大方向,让文化真正成为保卫和发展国家的内生资源和动力。

越共十三大通过的有关文化的指导观点是20202025年任期及之后若干年的重要指针。 为使文化和人民真正成为社会生活中有巨大影响的内力,越共中央书记处于1124日主持召开的贯彻落实越共十三大决议的全国文化会议为落实20212025年阶段文化工作提出主要任务和发展方向并打下了重要里程碑。

与政治、经济、社会处于平等地位,文化已经并将继续成为越南今后发展阶段的重要助推力之一。因此,在越共十三大提出重大发展方向和本次全国文化会议讨论和通过各项任务和措施后,全国各部门、各地方将因地制宜有效和切实开展这些任务和措施,既要保护文化资源,又要妥善开发这种宝贵资源的价值,以服务国家发展事业。其中,越南各级各部门继续关注的主要问题是文化保护和发展方式;把文化产业发展成为经济的新动力;保护、开发和促进文化资源,使之成为可持续发展和融入人类文明的动力。

发展文化,归根结底就是弘扬越南人民的优良传统价值观,其中包括爱国、团结精神和同胞情谊。这些最简单、最可持续的因素将产生民族的力量,这是一种软实力,也是有助于建设日益文明、现代和富有民族色彩的越南文化的极其重要的内生因素。

Đọc thêm...

Hot (焦点)