为河内旅游业树立礼品品牌

08:52 |

 

为了实施河内市人民委员会于2020930日发布关于在该市开展《至2030年越南旅游发展战略》的行动计划 ,河内市旅游局已采取多项措施。其中,该市正努力为首都树立旅游特色礼品品牌。这被视为具有可行性的发展方向,有效发挥河内各旅游目的地的价值,增加游客停留时间并提升游客消费金额。

河内以拥有1350多个手工艺村的优势被评价为旅游礼品发展潜力巨大的旅游中心。其中许多传统手工艺村因其生产的产品而有名。

河内市旅游协会下属手工艺村-古村-文化村协会代表透露,目前该协会所属的手工艺村有35个,可制作数百种纪念品,满足游客的需求。许多手工艺村已拿到来自欧洲国家和一些亚洲国家的订单。然而,各种传统旅游礼品在国内市场上的吸引力却不够,其竞争力比市场上的大批量生产的产品更低。

河内旅行协会主席、Hanoitourist旅行公司经理冯光胜认为,由于手工艺村与各家旅行社之间仍缺乏对接沟通,因此带游客到手工艺村参观、体验和购买礼品这一活动未能取得良好效果。

VGreen可持续旅游俱乐部副主任兼Pattours旅游公司经理武江边认为,单调的设计和不太有效的促销战略使河内各手工艺村的许多礼品未能满足国内外游客的需求。

文庙-国子监下属文化与科学活动中心主任黎春骄透露,该单位最近举行了礼品设计大赛,今后将继续与各手工村协调配合以制作各种新的产品。

工艺村-古村-文化村协会会长阮文史透露,该协会已经与还剑郡人民委员会、河内旅行协会以及部分遗迹区的管理委员会共商关于建设一个介绍和展示河内各手工艺村的手工艺品、纪念品、礼品等的空间的构想,意在推广首都手工艺村的价值并提高游客的体验价值。该计划需要各手工艺村、各旅游目的地和各家旅行社之间更紧密地配合。

目前,河内旅游局计划已向该市人民委员会提出有关在新冠肺炎疫情得到控制后将举行2021年河内旅游礼品节的想法。

(来源:人民报)

Đọc thêm...

Xây dựng thương hiệu quà tặng cho du lịch Thủ đô

08:51 |

 

Triển khai Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30-9-2020 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố, một trong những giải pháp được Sở Du lịch Hà Nội, các làng nghề, doanh nghiệp du lịch đặt ra là xây dựng thương hiệu quà tặng cho du lịch Thủ đô. Đây được xem là hướng đi khả thi, góp phần phát huy hiệu quả giá trị điểm đến, tăng thời gian lưu trú và số tiền chi tiêu của du khách.

Với hơn 1.350 làng nghề, Hà Nội là trung tâm du lịch được đánh giá có nhiều tiềm năng về phát triển sản phẩm quà tặng. Trong số đó có rất nhiều sản phẩm gắn với tên tuổi của các làng nghề truyền thống, như: Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ); sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín); nón Chuông (huyện Thanh Oai); chuồn chuồn tre Thạch Xá, quạt Chàng Sơn (huyện Thạch Thất)…

Theo Chi hội Làng nghề - làng cổ - làng văn hóa (Hiệp hội Du lịch Hà Nội), hiện có khoảng 35 làng nghề trực thuộc chi hội, có thể làm ra hàng trăm sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch. Nhiều làng nghề nhận được không ít đơn đặt hàng của các nước châu Âu và một số nước châu Á, như: Hàn Quốc, Nhật Bản... Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, những sản phẩm quà tặng truyền thống dành cho khách du lịch lại chưa có sự hấp dẫn, thậm chí chưa đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm công nghiệp đang bày bán tràn lan.

Chi hội trưởng Chi hội Làng nghề - làng cổ - làng văn hóa Nguyễn Văn Sử thông tin, nhiều năm nay, các làng nghề đã có sự liên kết với những điểm đến, như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long… để giới thiệu và bán sản phẩm của các làng nghề cho khách du lịch. “Số lượng sản phẩm làng nghề để làm quà tặng, đồ lưu niệm tại các điểm di tích không nhiều, chủ yếu là đồ sẵn có, ít sản phẩm được thiết kế theo đặc trưng riêng của điểm đến, nên chưa tạo được hiệu quả trong việc thu hút du khách”, ông Nguyễn Văn Sử chia sẻ.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho rằng, việc đưa khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm tại các làng nghề chưa hiệu quả do thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa các làng nghề và các đơn vị lữ hành.

Còn theo Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch bền vững VGreen, Giám đốc Công ty Du lịch Pattours Vũ Giang Biên, mẫu mã đơn điệu cùng với khâu quảng bá hạn chế đã khiến nhiều sản phẩm quà tặng của các làng nghề tại Hà Nội chưa "đánh trúng" được thị hiếu của du khách trong và ngoài nước.

Nhận thấy sản phẩm quà tặng là một trong những yếu tố có thể tăng khả năng chi tiêu, giữ chân du khách lâu dài, nhiều đơn vị đã có hướng đầu tư cho sản phẩm quà tặng, lưu niệm.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng và tới đây sẽ phối hợp với các làng nghề để làm những sản phẩm mới. “Bên cạnh sản phẩm truyền thống của làng nghề, sẽ có thêm sản phẩm quà tặng đặc trưng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, như những vật phẩm dành cho sĩ tử, thể hiện tinh thần hiếu học của người Việt Nam”, ông Lê Xuân Kiêu cho hay.

Còn theo Trưởng ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò Nguyễn Thị Bích Thủy, đơn vị có nhiều sản phẩm quà tặng đặc trưng được làm từ cây bàng trồng tại di tích. “Rất nhiều câu chuyện lịch sử cảm động tại di tích Nhà tù Hỏa Lò gắn bó với cây bàng, nên du khách khá thích thú với những sản phẩm lưu niệm làm từ quả bàng, lá bàng. Ngoài ra, chúng tôi dự kiến phối hợp thêm với các làng nghề để tạo ra sản phẩm quà tặng mới”, bà Nguyễn Thị Bích Thủy chia sẻ.

Bàn thêm về giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm quà tặng, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô, Chi hội trưởng Chi hội Làng nghề - làng cổ - làng văn hóa Nguyễn Văn Sử thông tin, chi hội đã làm việc với UBND quận Hoàn Kiếm, Hội Lữ hành Hà Nội và một số điểm di tích về việc lên ý tưởng hình thành một khu giới thiệu, trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, quà tặng của các làng nghề Hà Nội, nhằm quảng bá tinh hoa làng nghề và tăng tính trải nghiệm cho du khách. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các làng nghề, điểm đến và doanh nghiệp lữ hành trong việc tạo ra những mẫu thiết kế sản phẩm quà tặng độc đáo, phù hợp với đặc trưng điểm đến và tâm lý du khách.

Hiện tại, Sở Du lịch Hà Nội đã có kế hoạch tham mưu với UBND thành phố tổ chức Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2021, khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, phát triển du lịch Thủ đô gắn với hoạt động của các làng nghề là nhiệm vụ xuyên suốt, nhằm xây dựng sản phẩm quà tặng, góp phần định vị thương hiệu du lịch Hà Nội, tăng sức hút với du khách.

(Nguồn: Hà Nội mới)

Đọc thêm...

The Washington Times: Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò trong các vấn đề toàn cầu

07:58 |

 

Tờ The Washington Times của Mỹ vừa đăng bài viết đánh giá cao vai trò của Việt Nam đối với các vấn đề mang tính toàn cầu, nhất là trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021, với hai lần giữ chức Chủ tịch HĐBA LHQ luân phiên trong nhiệm kỳ này.

Bài viết nêu rõ bất chấp sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19, nhất là sự xuất hiện của biến thể Delta, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao thông qua việc đảm nhiệm vai trò tại HĐBA LHQ, cùng khả năng và sự tự tin trong điều phối, trao đổi, đối thoại về các vấn đề quan trọng, cũng như nỗ lực gìn giữ hòa bình.

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Năm 2020, Việt Nam lần thứ hai trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, với số phiếu ủng hộ cao kỷ lục, 192 trên tổng số 193 phiếu.

Bài viết nhấn mạnh vị thế của Việt Nam trong an ninh quốc tế đã được ghi nhận khi đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều năm 2019. Dù hội nghị này không đạt được giải pháp nào về giải trừ mối đe dọa hạt nhân toàn cầu, song Việt Nam đã nổi lên như một nhà kiến tạo hòa bình, có vai trò thích hợp trong ngoại giao hòa giải hoặc hòa giải.

Việt Nam đã thể hiện vai trò kiến tạo hòa bình ngày một lớn, cùng khả năng và sự tự tin ngày một lớn mạnh đối với vai trò hòa giải quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về các vấn đề an ninh khu vực. Với việc áp dụng thành công thể chế thị trường đúng đắn, kinh tế Việt Nam trong hơn 2 thập kỷ qua đã thu được những kết quả ấn tượng.

Không chỉ vậy, các quốc gia thành viên LHQ đã hoan nghênh vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy các cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của dân tộc. Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đưa nước này từ quốc gia có thu nhập thấp lên trung bình, với hơn 40 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn 1993-2014.

Hành trình đưa Việt Nam đến với LHQ còn được thúc đẩy bởi những bước tiến đáng chú ý trong giai đoạn từ năm 1995-1999, trong đó có việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Mỹ, cũng như hợp tác với các nhà tài trợ đa phương, trong đó có Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á. Đặc biệt, Việt Nam đã tận dụng cơ hội khi hội nhập sâu rộng hơn vào hệ thống kinh tế quốc tế, trong đó có việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các nỗ lực gìn giữ hòa bình của LHQ. Theo bài viết, dù trải qua nửa thế kỷ chiến tranh, song Việt Nam đã không lãng phí thời gian, tham gia ủng hộ các sáng kiến của LHQ, vốn nêu bật các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương trong việc giải quyết các xung đột quốc tế thông qua các biện pháp hòa bình. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất khi Việt Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ vào đầu năm 2014 và tích cực tham gia đào tạo nhân lực để tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình như tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

Hơn nữa, Việt Nam còn luôn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Bài viết dẫn tuyên bố của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong thông điệp gửi tới Đại hội đồng LHQ năm 2020, trong đó khẳng định: "Chúng ta có trách nhiệm tiếp tục củng cố và tăng cường sức sống cho tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này trước các thách thức và cơ hội trong thế kỷ 21".

Ngoài ra, trong 3 thập kỷ qua, Việt Nam còn được công nhận là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, luôn ủng hộ các Sáng kiến về biến đổi khí hậu của LHQ cùng các Mục tiêu Phát triển bền vững.

Đọc thêm...

越南日益肯定了其自身在全球事务中的作用

07:10 |

 

美国《华盛顿时报》(The Washington Times)刚刊登了一篇文章,高度评价了越南对全球性问题,尤其是在2020-2021年任期联合国安理会非常任理事国并两次担任联合国安理会轮值主席国岗位上的作用。

文章指出,尽管新冠肺炎疫情再次爆发,尤其是德尔塔(Delta)变异株的出现,但越南的形象通过担任联合国安理会非常任理事国职务,在重要问题中的协调、交流和对话的能力和信心以及在维和行动中所做出的努力等因素使得越南在国际舞台上的地位日益得到提高。

文章强调了越南在国际安全事务中的地位,越南承办了2017年亚太经合组织领导人非正式会议、2019年美朝首脑会晤等。越南在和平缔造的作用日益增强,在东盟的地区安全问题上所起的重要和解作用的能力和信心也不断增强。

越南正在积极参加联合国的维和行动。越南一贯促进多边主义,尊重国际法和联合国宪章。

30年来,越南被公认为国际社会主动、积极、负责任的成员,始终支持联合国的气候变化倡议和可持续发展目标。

Đọc thêm...

越南下定决心解除 “黄牌警告" ,助力打造与国际社会深度融合、可持续发展的渔业

07:46 |

越南政府办公厅刚发布通知,传递政府总理范明正日前在以线上形式召开关于打击非法、不报告和不受制捕捞行为(IUU)及解除欧洲委员会“黄牌警告”的会议上的结论性意见。

通知中明确指出,必须实现到2021年底终结地方渔船在外国水域进行非法捕捞活动的目标。

越南国家打击IUU指导委员会需指示各有关部门、机关和地方采取强有力的配套措施。国防部牵头并与各有关部门、机关以及28个沿海省市人委会密切配合做好渔船进出港管控工作,加强海上,特别是越南和其他国家未划分的重叠海域上的巡逻检查工作。

外交部牵头并配合各有关部门、机关为政府与拥有重叠海域、未划分合法捕捞海域边界的国家制定谈判方案当好参谋助手;主动把握情况,收集相关信息,处置越南违法渔船,加强对被外国抓捕处置的渔民的公民保护工作。

公安部指示严厉查处指引越南渔船和渔民在外国水域非法作业的各黑中介或组织。

农业与农村发展部继续完善法律框架,以切实抓好渔业捕捞管理工作。

继续加强越南与其他国家、地区和国际渔业组织在渔业、打击IUU等方面的国际合作;全面履行越南对其为缔约国的国际渔业协定和公约的义务和承诺。

计划投资部优先动用2021-2025年阶段中期公共投资资金和其他资金投入渔业、渔港基础设施体系、渔港、避风锚地的基础设施以及现代渔业信息管理系统的升级改造工作。

财政部优先拨款支持各部门、机关和地方实施打击IUU任务的行动计划。

交通运输部同农业与农村发展部以及各有关部门、机关严密检查进口到越南的水产品。

劳动荣军与社会部牵头并配合农业与农村发展部制定渔业技能培训计划,引导根据国内和国际劳动法律规定做好渔业劳动力管理工作等。

(来源:人民报)

Đọc thêm...

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm để gỡ “thẻ vàng” của EC

06:44 |

 

Đó là nội dụng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra trong thông báo 245/TB-VPCP ngày 14/9/2021.

Thông báo nêu rõ kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC).

Theo đó, phải thực hiện được mục tiêu đến cuối năm 2021 chấm dứt được tình trạng tàu cá địa phương vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC. Việc này không chỉ vừa đảm bảo lợi ích, sinh kế lâu dài của ngư dân, mà còn bảo vệ uy tín ngành thủy sản Việt Nam và hình ảnh của nước ta trong quan hệ quốc tế.

Trên cơ sở thống nhất với các nội dung được trình bày trong báo cáo của Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ban, bộ, ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương ven biển trong thời gian tới cần đề cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định chỉ đạo các ban, bộ, ngành và địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện tại địa phương.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương ven biển tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất bến, cập bến của tàu cá đảm bảo đúng các quy định của pháp luật; Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, đặc biệt tại các khu vực vùng biển chồng lấn, chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ phương án đàm phán với các quốc gia có vùng biển chồng lấn, chưa phân định để xác định ranh giới khai thác hải sản hợp pháp của tàu cá Việt Nam; tăng cường chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, hồ sơ bằng chứng tại các nước bắt giữ, xử lý tàu cá vi phạm của Việt Nam; kịp thời trao đổi với cơ quan chức năng trong nước kịp thời xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác bảo hộ công dân đối với các ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Bộ Công an chỉ đạo tập trung điều tra, củng cố hồ sơ, khởi tố, xử lý dứt điểm các đường dây môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, khung pháp lý để quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác thủy sản, nâng cao tính răn đe của pháp luật, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU. Đề xuất kịp thời với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU các nội dung, giải pháp, điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác chống khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng”; tham mưu, đề xuất khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân nỗ lực gỡ “thẻ vàng” của EC.

Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan và 28 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương ven biển để tổ chức triển khai, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá, hệ thống thông tin quản lý nghề cá hiện đại, đảm bảo số hóa, kết nối đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nghề cá bền vững, chống khai thác IUU. Trước mắt tập trung tại các trung tâm nghề cá lớn và hệ thống các cảng cá chỉ định phục vụ cho công tác chứng nhận, xác nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản từ khai thác để xuất khẩu.

Khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát hành trình tàu cá; Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý dữ liệu tàu cá qua VMS để xử phạt nghiêm các tàu cá vi phạm khai thác IUU.

Tiếp tục tăng cường tổ chức triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về nghề cá, phòng, chống khai thác IUU giữa Việt Nam và các nước, tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, cam kết của Việt Nam đối với các hiệp định, công ước quốc tế về thủy sản mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia để ngăn chặn, giảm thiểu, loại bỏ khai thác IUU.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn khác để đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng nghề cá, các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, hệ thống thông tin quản lý nghề cá hiện đại, đảm bảo số hóa để phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.

Bộ Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí cho các ban, bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện các nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.

Chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của các Bộ: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, v.v... triển khai thực hiện đúng quy định của Hiệp định Biện pháp Quốc gia có cảng (PSMA) về kiểm soát nguyên liệu sản phẩm thủy sản khai thác nhập khẩu vào Việt Nam.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện, thanh kiểm tra hàng hải sản nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của Hiệp định PSMA.

Bộ Lao động&-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề; hướng dẫn quản lý lao động nghề cá phù hợp với quy định pháp luật lao động trong nước và quốc tế.

Đọc thêm...

越南外交部发言人黎氏秋姮:越南有关部门一直密切关注东海形势发展变化

02:37 |

“越南有关部门一直密切关注东海形势发展变化。越南有充分的历史证据和法理依据证明越南对黄沙和长沙群岛的主权符合国际法。”

越南外交部发言人黎氏秋姮923日下午在以视频形式举行的外交部例行记者会上,就中国南海舰队出动运20Y-20)大型运输机赴越南长沙群岛的围巾环礁(đá Vành Khăn)、渚碧礁(đá Xu Bi)、十字礁(đá Chữ Thập)等岛礁答记者问时如是强调。

 黎氏秋姮表示,中国的上述活动侵犯了越南对长沙群岛的主权,违反国际法,与《关于指导解决越中海上问题基本原则协议》背道而驰,加剧了东海军事化,违背了《东海各方行为宣言》(DOC),破坏了各国在《东海行为准则》(COC)谈判中的努力。

黎氏秋姮重申,越南要求中国尊重越南对黄沙和长沙两个群岛的主权,立即停止并不让类似行为再次发生,尊重国际法和两国领导人在东海问题上所达成的共识,为发展越中全面友好合作关系作出切实、积极和负责的贡献,助力维护东海和平、稳定与合作环境。

黎氏秋姮就学者Bill Hayton公布中国清朝一封信,其中写明黄沙指的是大海,与中国主权毫无关联一事表示,越南有充分的历史证据和法理依据,证明越南对黄沙和长沙两个群岛的主权符合国际法,上述资料在一定程度上证明了这一点。

 
Đọc thêm...

Việt Nam phản đối máy bay Y-20 của Trung Quốc hiện diện ở Trường Sa

01:36 |

 

Tại họp báo thường kỳ ngày 23/9, liên quan đến thông tin Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc điều máy bay vận tải Y-20 tới các đá Vành Khăn, Xu Bi, và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

Các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hoạt động này của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trái với thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, gia tăng quân sự hoá, đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiện nay.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chấm dứt ngay và không tái diễn các hoạt động vi phạm tương tự; tôn trọng luật pháp quốc tế và những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước về vấn đề trên biển, đóng góp thiết thực, tích cực và có trách nhiệm vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác trên Biển Đông.

Liên quan đến việc học giả Bill Hayton công bố bức thư thời nhà Thanh, trong đó viết Hoàng Sa là biển cả, không liên quan đến chủ quyền Trung Quốc, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sơ pháp lý, khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế và tài liệu trên đã góp phần minh chứng thêm cho điều này.

Đọc thêm...

越南保障少数民族地区的人权

01:55 |

 

2019 年以来,越南实施了一项总体计划,以落实越南在联合国人权理事会普遍定期审议机制(UPR)第三轮审议周期中采纳的 13 项建议。这些建议集中于反歧视,保障少数民族的教育、文化、信仰、宗教和社会经济发展等基本权利。

在教育领域的5项建议中,保障受教育权是国家发展政策的基本目标。 越南法律规定,国家优先发展山区、岛屿、少数民族地区和社会经济条件极其困难地区的教育。 公民有权使用其母语、选择交流方式和享有平等学习机会。 国家优先保障少数民族儿童、社会经济条件极其困难地区家庭的儿童享有受教育权利和义务并为此创造便利条件。

目前,越南少数民族地区和山区省份获承认达到5岁幼儿教育普及标准、小学和初中教育普及标准。 全国21个省市的近18.5万名高中学生获得赫蒙语、高棉语、嘉莱语、巴纳语和埃德语等6种少数民族语言的教育。 此外还有华语、泰族语、戈都语、达渥语、莫侬语等六种少数民族语言正在全国多个省市试点教学。

全国各地还大力推动对少数民族地区干部和公务员的民族语言教育。 全国28个省市开办了少数民族寄宿高中,共招收18.5万名学生。 目前,全国54个少数民族当中有51个享有学生和大学生职业培训优先政策,以为祖国家乡的共同发展事业服务。支持和资助少数民族子女的职业培训政策让110万少数民族同胞接受了教育,占800万少数民族劳动者的14%以上。

按照普遍定期审议机制的建议,越南也关心保护和弘扬少数民族文化价值。 据此,越南职能机关将山区和少数民族地区的4处遗迹区列入国家级特殊遗迹区,八处遗迹区列入国家级历史文化遗迹区。国家主席向559名少数民族人士追授民间艺人和优秀艺人称号。 多种少数民族语言和文字得到保护,关注及推广。

越南每年都举行每个民族的文化体育节。迄今,广播和电视覆盖了95%的少数民族乡坊。1.6万个乡级文化邮局得到建设,确保信息畅通无阻,满足少数民族同胞多样化的信息需求。其中民族语言广播电视节目越来越受到关注,无论是语种数量还是播出时间都有所增加。少数民族地区共有100种纸质报纸, 200个网站,18种免费新闻出版物,这有助于提高人民群众的文化享受水平。

越南山区和少数民族地区的卫生网络相当发达,少数民族同胞获得基本医疗服务的机会越来越多,穷人可免费看治病,越南医疗保险按规定得到认真落实。

2021-2030年阶段少数民族地区和山区经济社会发展国家目标计划的宗旨是继续维护、发展和提高人口稀少的少数民族地位,扶贫减贫,改善和提高人民的物质和精神生活条件,逐步缩小地区内少数民族与人口稀少的少数民族之间的发展差距,在贫困地区建设必要基础设施,为建设和保卫祖国事业、为巩固全民大团结力量做出贡献。

(来源:VOV

Đọc thêm...

Việt Nam đảm bảo quyền con người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

01:49 |

 

Kể từ năm 2019 đến nay, Việt Nam đã triển khai kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện 13 khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UPR). Các khuyến nghị này tập trung vào lĩnh vực chống sự phân biệt đối xử, đảm bảo các quyền cơ bản cho người dân tộc thiểu số như giáo dục, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, phát triển kinh tế xã hội.

Trong số 5 khuyến nghị về lĩnh vực giáo dục, bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục là mục tiêu cơ bản trong chính sách phát triển của Nhà nước. Pháp luật Việt Nam quy định nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Công dân có quyền sử dụng nguôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn giao tiếp, bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho con em người dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.... thực hiện quyền và nghĩ vụ học tập của mình. Hiện nay, các tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam đều được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Đã có 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số là Mông, Chăm, Khmer, Gia Rai, Ba Na, Ê đê được dạy cho gần 185 nghìn học sinh phổ thông của 21 tỉnh thành trong cả nước. Còn có 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số khác là Hoa, Thái, Cơ Tu, Tài Ôi, Kako, Mnong đang được dạy thực nghiệm tại nhiều tỉnh thành trong cả nước với hàng trăm lớp và hàng chục nghìn học sinh. Việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số cũng được các địa phương đẩy mạnh.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập ở 28 tỉnh thành với quy mô hơn 185 nghìn học sinh. Hiện đã có 51/53 dân tộc thiểu số có học sinh, sinh viên được ưu tiên đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương. Các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số được khoảng trên 1,1 triệu người, chiếm hơn 14% trên tổng số gần 8 triệu người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động.

Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chương trình, chính sách, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như: chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, chương trình 30A.... Qua các chương trình, dự án đầu tư của Chính phủ, mạng lưới trường, lớp học thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển nhanh, hầu như các xã đều có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, nhiều trung tâm cụm xã có trường trung học phổ thông.

Việt Nam cũng quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, như các khuyến nghị của cơ chế UPR. Theo đó, địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cấp có thẩm quyền công nhận 4 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di tích lịch sử văn hóa. Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng 559 nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú là người dân tộc thiểu số. Công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của nhiều dân tộc thiểu số ngày càng được chú trọng. Hằng năm, Việt Nam đã tổ chức được nhiều ngày hội văn hóa, thể thao của các dân tộc đặc trưng cho từng vùng miền. Đến nay, 95% số xã vùng dân tộc thiểu số được phủ sóng phát thanh truyền hình. 16 nghìn điểm bưu điện văn hóa xã đã được xây dựng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc đa dạng của người dân. Các chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc được chú trọng hơn, tăng cả về số lượng ngôn ngữ và thời lượng phát sóng. Đã có gần 100 tờ báo viết, 200 trang thông tin điện tử cùng với hàng triệu tờ báo/tạp chí của 18 ấn phẩm báo chí cấp không thu tiền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao mức thụ hưởng văn hóa của người dân.

Mạng lưới y tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam khá phát triển nền đồng bào các dân tộc ngày càng có cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, đồng bào nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí và chính sách bảo hiểm y tế được thực hiện đúng quy định. Thành tựu về giảm suy dinh dưỡng trẻ em nhanh, bền vững và giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em của Việt Nam, trong đó có trẻ em vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, đã đảm bảo tiến độ thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 cũng đưa ra mục tiêu và tập trung đầu tư phát triển chăm sóc sức khỏe, phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi một cách toàn diện trong  giai đoạn tới.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tiếp tục nhiệm vụ duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của các dân tộc thiểu số rất ít người, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người với các đồng bào dân tộc thiểu số khác trong vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng miền khó khăn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

(Nguồn: VOV)

Đọc thêm...

越南重申在国际舞台上的积极作用和责任

04:55 |

 

921日,越南国家主席阮春福出席在美国纽约举行的第76届联合国大会高级别会议。在新冠肺炎疫情复杂演变,给全球带来许多挑战的背景下,越南领导人亲自出席今年联合国最大的活动再次肯定了越南在国际社会的作用和地位,是可靠的伙伴、积极和负责任的成员。

越南国家主席阮春福出席联合国大会高级别会议周并发表讲话,体现了越南作为2020-2021年任期联合国安理会非常任理事国在应对全球挑战中的强烈责任感和坚定承诺。

在纽约举行的联合国大会高级别会议周恰逢越南刚刚庆祝正式加入联合国44周年(1977920日),距离越南结束第二个联合国安理会非常任理事国任期还有3个月的时间。此次活动是越南继续为联合国活动做出务实贡献的机会,特别是在国际社会面临诸多挑战的背景下。阮春福出席的活动均围绕应对新冠肺炎疫情、克服疫情后果以及疫后恢复经济社会等三个目标,进而实现2030年可持续发展目标。

阮春福出席本次会议并与联合国最高领导人进行讨论,体现了越南独立自主和开放的外交政策,重视多边外交,将推进与联合国的关系作为重点之一。

加入地球上最大的多边组织44年来,越南为联合国的活动做出日益积极和务实的贡献,这体现了越南作为国际社会负责任成员发挥的作用。越南被联合国和国际社会视为实现千年发展目标的成功典范,是坚决、认真落实2030年可持续发展议程和巴黎气候变化协定的国家。

越南在国际舞台上留下的烙印日益得到肯定。作为2020-2021年任期联合国安理会非常任理事国,越南本着独立、自主、积极、负责、平衡的精神,积极参与联合国安理会的共同工作,并为此做出贡献。为各项谈判进程、寻找解决方案、解决国际社会的共同关切做出务实贡献,促进了与联合国安理会成员国的双边关系,发挥了联合国安理会非常任理事国和2020年东盟轮值主席国的“双重作用”。作为20201月和20214月联合国安理会轮值主席,越南成功举办了多场活动,如联合国宪章公开讨论会、东盟-联合国合作关系会议。

越南还与联合国在抗击新冠肺炎疫情斗争中进行了良好配合,提议将每年1227日定为防范流行病国际日,并得到联合国安理会的批准。

通过为联合国机构做出积极和务实贡献,越南展示了始终积极努力建立信任和对话的国家的承诺,基于《联合国宪章》、国际法为寻找世界冲突的解决方案牵线搭桥。阮春福出席本次会议传递了越南已经、正在并永远是国际社会的主动、积极和负责任成员的信息。

(来源:VOV

Đọc thêm...

Hot (焦点)