前6个月外商直接投资到位资金增长6.8%

08:22 |

 

据越南计划与投资部公布的数据,截止20216月,外商直接投资(FDI)项目的到位资金约达92.4亿美元,同比增长6.8%。新批注册资金、增资和购买股份总额达152.7亿美元,是2020年同期的97.4%

其中,新批投资项目共804个,同比下降43.3%,注册资金总额达95.5亿美元,同比增长13.2%。增资项目460个,同比下降12.5%;增资总额超过41.2亿美元,同比增长10.6%

外国投资商对18个主要领域进行投资。其中,加工制造业占比最大,投资总额达近69.8亿美元,占注册资金总额的45.7%。电力生产与分配以53.4亿美元的投资总额成为吸引外资的第二大领域,占全国注册资本总额的35%。其后是房地产和批发零售领域,注册资金总额分别达到11.5亿美元和4.76亿美元。

在投资伙伴方面,共有80个国家和地区对越南进行投资。新加坡、日本和韩国等大伙伴的投资额都同比增长。其中,新加坡以56.4亿美元的投资总额成为越南第一大投资来源国,占越南引进外资总额近36.9%,同比增长3.6%。日本以24.4亿美元的投资总额位居第二,占外资总额的近16%,同比增长66.8%

韩国以20.5亿美元的投资总额位居第三,占外资总额的13.4%,同比增长43.6%。其次是中国和中国香港。

越南计划与投资部外国投资局透露,外国投资商对越南56个省市进行投资。其中,隆安省以投资总额达35.7亿美元的投资项目成为全国吸引最多外资的省份,占全国注册资本总额的23.4%。胡志明市吸引投资总额位居全国第二,达逾14.3亿美元,占全国注册资本总额的9.3%。芹苴市以13.2亿美元排名第三,占全国注册资本总额的8.6%。其次是平阳省、海防市和河内市等。

外商投资企业的出口额继续猛增。出口额(含原油)达1160多亿美元,同比增长32.2%,占全国出口总额的74.1%

外商投资企业的进口额超1026亿美元,同比增长38.7%,占全国进口额的64.9%

2021年上半年,外商投资企业贸易顺差(含原油)达134亿美元,国内企业的贸易逆差达149亿美元。


Đọc thêm...

Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong sáu tháng đạt trên 15 tỷ USD

08:00 |

 

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/6/2, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 15,27 tỷ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2020; vốn thực hiện tại dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 9,24 tỷ USD và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, cả nước có 804 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 43,3%), song tổng vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỷ USD (tăng 13,2% so với cùng kỳ). Ngoài ra, có 460 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 12,5%) và tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,12 tỷ USD (tăng 10,6% so với cùng kỳ). Nhà đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia 1.855 lượt góp vốn mua cổ phần (giảm 55%) với tổng giá trị vốn góp đạt gần 1,61 tỷ USD (giảm 54,3% so với cùng kỳ).

Báo cáo cho biết trong 18 ngành lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khu vực công nghiệp chế biến-chế tạo tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Kế đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư 5,34 tỷ USD, chiếm gần 35% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt 1,15 tỷ USD và 476 triệu USD.

Hiện có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,64 tỷ USD, chiếm gần 36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Đứng vị trí thứ hai là Nhật Bản, có tổng vốn đầu tư 2,44 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và tăng 66,8%; Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,05 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư, tăng 43,6% so với cùng kỳ.

Lũy kế đến ngày 20/6, cả nước có 33.787 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 397,89 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 241,1 tỷ USD, bằng 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Trong nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu kể cả dầu thô đạt trên 116 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ, chiếm 74,1% kim ngạch xuất khẩu. Và, xuất khẩu không kể dầu thô là 115,3 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, nhập khẩu của khối ngoại đạt trên 102,6 tỷ USD, tăng 38,7% so cùng kỳ và chiếm 64,9% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Như vậy tính chung trong 6 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài đã xuất siêu 13,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 12,7 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 14,9 tỷ USD./.


Đọc thêm...

再次强调越老团结互信精神

07:29 |

 

老挝人民革命党中央委员会总书记、国家主席通伦·西苏里(Thonglun Sisoulith)和夫人及老挝党和国家高级代表团于628日至29日对越南进行正式友好访问。此访再次强调越南党、国家和人民与老挝党、国家和人民之间的密切团结、互相信任、始终如一的精神。

此次越南之行是通伦·西苏里首次以20212026年任期老挝人民革命党中央委员会总书记、国家主席身份进行的外访。这充分说明了老挝党、国家对与越南党、国家关系的重视。

通伦·西苏里这次访越再次强调了老挝人民革命党继续维护、培育、发扬越老两党、两国和两国人民伟大友谊、特殊团结、全面合作的观点和立场,落实老挝关于维护和发扬越老合作关系的一贯对外路线,同时也是两国特殊关系的生动体现。

虽然世界和地区局势近年来快速变化且复杂难测,但在两党的领导、两国政府的协调下,越老两国主动配合,积极组织落实各项合作协定、协议和计划,并在所有合作领域取得了务实结果。

值得一提的是,在防控新冠肺炎大流行阻击战中,两国积极配合,互相帮助。具体是,两国举行了各部门、各地方之间的视频会议,互相借鉴疫情防控、患者治疗经验。虽然遇到不少困难,资源也有限,但越南各部门、各地方和全国人民依旧向老挝提供帮助,捐赠医疗物资,协助老挝抗击疫情。这不仅有益于老挝防疫工作,而且再次体现了越南党、政府和人民对老挝党、政府和人民尽情尽义的感情。

目前,越老双方都确定,两国合作聚焦加强政治合作,维持并提高两党、两国高层领导及各部门、各地方现有合作机制活动效果,加强国防、安全、外交合作,提高两党、两国和两国人民对老越特殊关系的战略重要性的认识,通过文化交流、民间交流继续开展政治思想教育工作,让两党、两国人民特别是青年一代深刻了解加强老越特殊关系的必要性。

本着上述精神,通伦·西苏里此次越南之行将有助于增进双边关系。森菲特•宏本让表示:“通伦·西苏里将与越共中央总书记、越南国家主席举行会谈,会见越南党、政府、国会高级领导人,就落实两党、两国高层领导达成的协议,促进双边关系取得务实有效结果的措施进一步交换意见。双方将发表联合声明,同时签署6份合作文件,以促进两党、两国政府关系深入发展,为两国人民带来最大利益。”

在世界和地区局势依旧复杂难测的背景下,两党、两国、两国人民现在比任何时候更需要加强合作,同心协力,发挥两国特殊团结、全面合作关系的优势,互相帮助,面向各自国家的发展与繁荣。通伦·西苏里这次对越南进行的访问将继续培育越老两国典范、始终如一、纯洁、特殊的传统友好关系。


Đọc thêm...

Khẳng định tinh thần đoàn kết, gắn bó, tin cậy Việt-Lào

06:26 |

 

Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong 2 ngày 28-29/6/2021. Chuyến thăm khẳng định tinh thần đoàn kết, gắn bó, tin cậy trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Thongloun Sisoulith trên cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhiệm kỳ 2021 - 2026. Điều này thể hiện rõ sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Lào đối với quan hệ với Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Chuyến thăm là sự tái khẳng định quan điểm lập trường của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong việc tiếp tục gìn giữ, vun đắp và phát huy quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Đồng thời, cũng là thực hiện đường lối đối ngoại trước sau như một của Lào trong việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ và sự hợp tác đặc biệt giữa Lào và Việt Nam cũng như thể hiện sự sinh động mối quan hệ đặc biệt hai nước.

Trong thời gian qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, nhưng dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, sự điều hành của hai Chính phủ, hai nước đã chủ động phối hợp và tích cực tổ chức triển khai thực hiện các hiệp định, thỏa thuận, kế hoạch hợp tác và đã đạt được kết quả thực chất trong mọi lĩnh vực.

Đặc biệt, hai nước đã tích cực phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: Tổ chức các cuộc họp trực tuyến giữa các ban, bộ, ngành, địa phương hai nước nhằm chia sẻ những bài học kinh nghiệm phòng chống và điều trị COVID-19. Dù còn nhiều khó khăn và thiếu thốn nhưng chính phủ, các ban, bộ, ngành và nhân dân Việt Nam vẫn hỗ trợ và cung cấp số lượng trang thiết bị y tế cơ bản để giúp Lào phòng chống dịch COVID-19. Điều này không chỉ góp phần quan trọng cho công tác phòng, chống COVID-19 tại Lào, mà một lần nữa còn thể hiện tình cảm hết sức chí tình, chí nghĩa của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào.

Hiện nay, Việt Nam và Lào xác định sự hợp tác của hai nước tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: Tiếp tục tăng cường hợp tác chính trị, giữ gìn và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương của hai nước; Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đối ngoại; Tăng cường và nâng cao nhận thức chung của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước về tầm quan trọng chiến lược của quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam; Duy trì và thúc đẩy công tác giáo dục bồi dưỡng chính trị - tư tưởng thông qua gặp gỡ trao đổi văn hóa, đối ngoại nhân dân để làm cho toàn Đảng, toàn dân, nhất là thế hệ trẻ của hai nước hiểu ý nghĩa và sự cần thiết về việc tăng cường quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam.

Trên tinh thần đó, chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần này của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương, Đại sứ Lào Sengphet Houngboungnuang khẳng định: "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith hội đàm chính thức với người đồng cấp và hội kiến, gặp gỡ với các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam nhằm tiếp tục trao đổi quan điểm và biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương đạt hiệu quả thiết thực theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước của hai nước. Đồng thời, hai bên sẽ có tuyên bố chung và ký kết 6 văn kiện hợp tác nhằm tiếp tục phát huy mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng cũng như hai Chính phủ ngày càng sâu rộng và đạt được lợi ích cao nhất cho nhân dân nước hai chúng ta".

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và khó lường như hiện nay, hơn bao giờ hết, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước xác định càng phải tăng cường thắt chặt hợp tác, chung sức đồng lòng, phát huy mạnh mẽ thế mạnh truyền thống đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau, vì sự phát triển, phồn vinh ở mỗi nước. Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần này của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tiếp tục vun đắp quan hệ truyền thống mẫu mực, thủy chung, trong sáng và đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào.


Đọc thêm...

自贸协定与主动融入的越南地位

09:35 |

 

近几年来,越南在融入世界经济方面上拥有巨大优势,签署了许多自贸协定,建立了许多战略伙伴关系,多家企业的生产经营活动顺应世界大势。

在总结实施革新35周年(1986-2020年阶段)与评估越共十一、十二大决议落实情况的基础上,基于融入尤其是融入世界经济进程所取得的成绩,越共十三大决议明确2021-2030年阶段的核心任务为“主动、积极、全面、深广且有效地融入国际社会。”

越南在1986-2020年阶段35年实施革新进程中取得了令人印象的进展。迄今,我们国家同世界上224个国家及地区建立经贸投资关系,共签署了500多项双边和多边协定,覆盖着许多领域。

特别,回顾自从开放经济并融入世界经济之日至今,越南签署了18项自贸协定。在五年来,越南主动谈判并同各大伙伴签署自贸协定,主要是标准高的新一代自贸协定,诸如:201838日签署及2019114日生效的《跨太平洋伙伴关系全面与进步协定》,于2019630日签署和202081日生效的《越欧自贸协定》及《越欧投资保护协定》,20201229日签署和20215月正式生效的《越英自贸协定》等。

此外,20201115日签署的《区域全面经济伙伴关系协定》(RCEP)被誉为一项超级协定,因为其吸引了东盟十个经济体及其5个伙伴参加,参加的经济体发展程度丰富,经济规模高达2.7万亿美元,占全球GDP30%,营造出全世界最具规模的消费市场(覆盖着22亿人)。

签署与有效落实新型自贸协定显示越南有关积极主动且一贯奉行融入与开放政策的观点。从而肯定越南在国际舞台上的新形象、声誉和地位。

这是我们通过平等参加国际贸易系统有效保护国家利益和国家、经济及人民的最终利益的机会。从以前的世贸、东盟中的AFTA参与者的地位,现在我们正在融入机制中发挥引领作用并把上述多边自贸协定走向成功。正因为如此,越南在国际舞台上的政治地位及影响力得以肯定,并在眼前和长期中给越南带来显著利益。

越南从融入进程中获得的利益日益显著。最明显的是通过谈判、签署与有效实施自贸协定,越南打入出口市场的机会增多,创造更多就业机会,促进经济更加可持续发展。

截至2020年底,14项自贸协定生效,让越南在国际贸易商取得举世瞩目的结果,体现在生动的数据。多年前实施贸易逆差的越南,现在已经实施贸易平衡,甚至从2016-2020年阶段连续实现贸易顺差。

其中,2019年越南的进出口额达5000亿美元。2020年进出口额超过5400亿美元,贸易顺差额为190多亿美元,创历史新高。鉴于上述成果,越南在出口规模及出口能力方面上位居全世界第22,在国际贸易规模上位居第26

在全球贸易动荡不稳、大国政策及贸易保护主义抬头,新冠疫情复杂蔓延给越南乃至世界经济产生消极影响的背景下,上述是值得鼓舞的结果。

吸引外资连续创历史新高。2010-2014年阶段,越南吸引外资年均为200亿美元,实际到位资金约为100亿美元。2016-2020年阶段吸引外资年均为300多亿美元,到位资金也处于高水平。

目前,全国约有80万家大小不同企业,其中外资企业共2万多家。越南有国内企业入围区内排行榜,我国的许多品牌和商品遍布世界,甚至赢得消费者的青睐。越南劳动力获得更好的培训,经过更加平等、公正、文明的融入和竞争环境的考验。

通过谈判、签署与落实包括拥有高标准的新一代自贸协定在内的双边和多边自贸协定,主动融入世界经济,有助于越南明显提升经济和企业的竞争力,特别是提高在包括拓展市场和增强地区乃至全球价值链及供应链参加可能性在内的发展过程中的可持续性。


Đọc thêm...

FTA và vị thế của một Việt Nam chủ động hội nhập

09:22 |

 

Trên cơ sở nhìn lại 35 năm đổi mới (giai đoạn từ năm 1986 - 2020) và đánh giá tổng quát kết quả thực hiện các Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng, với rất nhiều thành tích đạt được của quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2021-2030 là tiếp tục “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả”.

Trên cơ sở đánh giá tổng quát 35 năm đổi mới (giai đoạn 1986-2020) Việt Nam đã có bước tiến ngoạn mục. Đến nay, nước ta đã có quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư với trên 224 nước và vùng lãnh thổ; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực…

Đặc biệt, nhìn lại quá trình từ khi mở cửa hội nhập đến nay, Việt Nam đã ký kết thành công 18 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Chỉ tính riêng giai đoạn 5 năm vừa qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại với các đối tác lớn, chủ yếu là các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - ký kết ngày 8/3/2018, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, hai Hiệp định với Liên minh châu Âu (EU) là Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) được ký kết ngày 30/6/2019 trong đó Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 1/8/2020); Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Vương Quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) ký ngày 29/12/2020 và có hiệu lực tạm thời ngay trong ngày cuối cùng của năm 2020 và chính thức có hiệu lực toàn phần từ tháng 5/2021.

Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP - được ví như một “siêu hiệp định” - bởi sự tham gia của với sự tham gia của 10 nền kinh tế ASEAN và 5 đối tác có đa dạng các nền kinh tế cả trình độ cao, với quy mô 27.000 tỷ USD, tương ứng khoảng 30% tổng GDP toàn cầu, tạo ra một thị trường lớn nhất thế giới với hơn 2,2 tỷ người tiêu dùng) cũng đã được ký kết vào ngày 15/11/2020.

Thông qua việc ký kết và thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) “thế hệ mới” Việt Nam đã thể hiện rất rõ quan điểm “Việt Nam là một quốc gia nhất quán, chủ động, tích cực trong thực thi hội nhập và mở cửa”. Qua đó, khẳng định vai trò, hình ảnh, uy tín và vị thế của một “Việt Nam mới” trên trường quốc tế.

Đây cũng là cơ hội để chúng ta bảo vệ có hiệu quả những lợi ích quốc gia thông qua việc tham gia bình đẳng vào hệ thống thương mại quốc tế cũng như để bảo vệ những lợi ích tối thượng của quốc gia, của nền kinh tế và của nhân dân. Từ chỗ là quốc gia tham gia trong khung khổ hội nhập trước kia như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay AFTA trong ASEAN thì giờ đây chúng ta đã trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt trong các khung khổ hội nhập và đưa các hiệp định thương mại tự do đa biên này đến thành công. Chính vì vậy, vị thế chính trị, uy tín ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế đã được khẳng định và mang lại những lợi ích rất rõ nét cho Việt Nam cả trong trước mắt và dài hạn.

Việt Nam ngày càng có được nhiều lợi thế từ hội nhập. Rõ thấy nhất là thông qua việc đàm phán, ký kết và thực thi có hiệu quả các FTA, Việt Nam đã cải thiện đáng kể việc tiếp cận thị trường xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.

Tính đến cuối năm 2020, với 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực đã cho các kết quả hết sức nổi bật trong hoạt động thương mại quốc tế được định danh bằng những con số thực, đưa Việt Nam từ một nền kinh tế nhập siêu trong suốt nhiều thập niên đã cân bằng được cán cân thương mại và có thặng dư và liên tục xuất siêu trong cả giai đoạn 5 năm 2016-2020.

Trong đó, năm 2019 Việt Nam xác lập tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 500 tỷ USD. Năm 2020 vừa qua tiếp tục ghi nhận kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt qua con số hơn 540 tỷ USD và mức xuất siêu “kỷ lục” với hơn 19 tỷ USD Mỹ. Những con số này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu; đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.

Đây là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, chính sách “nước lớn”, chủ nghĩa bảo hộ ở một số quốc gia và đại dịch covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thế giới cũng như Việt Nam.

Thu hút nguồn vốn FDI cũng liên tục lập những “kỷ lục mới”. Nếu như trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 số vốn FDI đăng ký hàng năm chỉ quanh ngưỡng 20 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 10 tỷ USD, thì trung bình mỗi năm ở giai đoạn 2016-2020, số vốn FDI đạt hơn 30 tỷ USD và tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này cũng ở mức rất cao.

Hiện nay cả nước đã có một cộng đồng doanh nghiệp với khoảng 800.000 doanh nghiệp lớn, nhỏ, trong đó có hơn 20.000 doanh nghiệp FDI. Việt Nam đã có những doanh nghiệp 100% vốn trong nước được xếp hạng trong khu vực và nhiều thương hiệu sản phẩm, hàng hóa của ta được thế giới từ biết đến đã trở nên yêu thích, tin dùng. Đội ngũ lao động Việt Nam cũng được đào tạo bài bản hơn, được rèn luyện trong môi trường cạnh tranh hội nhập bình đẳng, công bằng và văn minh hơn.

Không chỉ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế một cách toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả theo đúng chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như CPTPP hay EVFTA đã giúp cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp Việt Nam được cải thiện rất rõ rệt, đặc biệt là cơ hội để tăng tính bền vững trong phát triển, không chỉ trong phát triển thị trường mà còn định hình khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng của khu vực và toàn cầu./.


Đọc thêm...

英国媒体:越南吸引外资优势明显

07:28 |

 

英国lexology网站近日刊登一篇文章,其中强调,新冠疫情期间,与许多国家相比,越南经济释放更多积极信号,越南吸引外国直接投资优势明显。

文章称,近几年来,自从越南加大市场开放力度和稳步融入国际经济之后,越南已成为外国投资商具有吸引力的投资目的地。2007年加入世贸组织,并与美国、中国、欧洲、日本、韩国等世界各大经济体签署传统贸易协定后,越南已成为《跨太平洋伙伴关系全面及进步协定》(CPTPP)、《区域全面经济伙伴关系协定》(RCEP))等新纪元中世界上最大自由贸易区和全球各自由贸易协定的成员。

越南的全球营商便利度排名从2010年的第91位提升为2019年的第70位。不仅如此,越南已从低技术制造业转向高附加值和高科技、工业 4.0 和数字化转型等新兴经济体的领域。

充分认识到在制造业要保持成本优势的缺陷,越南政府利用第四次工业革命的优势,将着力点放在电子和软件技术等高价值产业上。电子行业是越南发展最快的产业之一。越南电子产品出口额从2015年的473亿美元增加到2020年的960亿美元,占全国出口总额的三分之一。在全球电子产品出口国排名中,越南从 2001 年的第 47 位上升到 2019 年的第 12 位。

越南工贸部数据显示,2021年第一季度,外国直接投资企业占电子产品出口额的95%,这一趋势在未来几年应该不会出现不太的改变。

越南还承诺,通过外国直接投资打造生产价值链,多年来,越南一直为提高工人的技能作出不懈努力。 具体,今年4月,越南与澳大利亚五所大学启动了一个试点项目,为国内大学生提供国外在线课程。 此举使越南走在亚洲在线教育系统的前列。

文章强调,越南在经济和管理方面上所作出的努力将为今后几年越南吸引大量外资作出重要贡献。


Đọc thêm...

Báo Anh: Kinh tế Việt Nam lạc quan, đang có vị thế tốt để thu hút FDI

07:16 |

 

Trang lexology.com ở Vương quốc Anh vừa đăng bài viết khẳng định, nền kinh tế Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu khả quan hơn so với nhiều nước khác trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và đang có vị thế tốt để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo bài viết, trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, kể từ khi tập trung mở cửa thị trường, đồng thời thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại truyền thống khu vực với Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) toàn cầu “kỷ nguyên mới”, hình thành các khối thương mại lớn nhất thế giới hiện nay, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các FTA với Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong xếp hạng mức độ thuận lợi kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã tăng từ vị trí 91/183 năm 2010 lên vị trí 70/190 vào năm 2019. Không chỉ vậy, Việt Nam đã chuyển từ lĩnh vực sản xuất công nghệ thấp sang các lĩnh vực của nền kinh tế mới có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao, công nghiệp 4.0 và chuyển đổi kỹ thuật số.

Hiểu rõ khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất giá rẻ là rất hạn chế, nên Chính phủ Việt Nam đã dồn sức tập trung vào các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử và kỹ thuật phần mềm, tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam. Trong bảng xếp hạng toàn cầu về các nhà xuất khẩu điện tử, Việt Nam đã vươn từ vị trí 47 năm 2001 lên vị trí thứ 12 vào năm 2019.

Việt Nam cũng cam kết gia tăng chuỗi giá trị sản xuất thông qua FDI và đã nỗ lực trong nhiều năm để nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Cụ thể, tháng 4 vừa qua, Việt Nam đã khởi động dự án thí điểm với 5 trường đại học của Australia để cung cấp các khóa học trực tuyến nước ngoài cho sinh viên trong nước. Động thái này đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu ở châu Á về hệ thống giáo dục trực tuyến.

Do đó, bài viết nhận định những nỗ lực về kinh tế và quản lý của Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy FDI đổ vào Việt Nam trong những năm tới.


Đọc thêm...

Hot (焦点)