APEC帮助越南促进体制改革

22:30 |

越南外交部1130日上午在河内举行题为“越南与APEC20年成果及未来走向”会议。与会代表就越南20年来为APEC(亚太经合组织)所作出的贡献、茂物目标的重要性、APEC迎来的新机遇和挑战等问题开展讨论。
前越南政府总理武宽接受记者采访时谈到越南20年前加入APEC的原因强调,越南坚持越南为世界的一部分的对外理念。越南愿意实施开放政策,积极加入国际经济组织。
20年前,越南实施革新10多年,经济增长速度较高,年均增速约8%。但是国内市场的发展空间缺乏,因此,越南明确了扩大市场的目标。而APEC当时是世界上巨大市场之一。此外,当时,美国与越南建立外交关系,对越南的制裁终于结束,同时越南又加入了东盟并与各国建立关系。这是越南加入APEC的适当时候。
武宽先生表示,加入APEC后,曾经作为一个被孤立的国家的越南能与许多大型经济体合作。与此同时,APEC70%经济体是越南贸易和投资来源地。加入APEC帮助越南促进体制改革,通过APEC国内企业有跟人摩擦的机会。
武宽先生认为,保护主义、多极化趋势与单极化倾向之间的斗争是国际合作面临的问题。中美贸易战等各国间贸易冲突也受到关注。
Đọc thêm...

APEC thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam

22:00 |

 Tại Hội nghị "Việt Nam và APEC: 20 năm qua và chặng đường sắp tới" do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 30/11 tại Hà Nội, các diễn giả, đại biểu tham dự đã chia sẻ nhiều ý kiến về thành tựu, những đóng góp của APEC trong chặng đường 20 năm, tầm quan trọng của việc thực hiện các Mục tiêu Bogor; cơ hội và thách thức mới đối với Diễn đàn APEC...
Đề cập tới lý do Việt Nam quyết định gia nhập APEC 20 năm trước, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định, triết lý đối ngoại của Việt Nam là luôn coi mình là một bộ phận của thế giới. Việt Nam sẵn sàng thi hành chính sách mở cửa, sẵn sàng gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xác định chính sách ngoại giao của Việt Nam là coi châu Á là anh em, các nước lớn là bạn bè. “Đây là triết lý cơ bản để Việt Nam hội nhập quốc tế và tham gia APEC”, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, vào thời điểm cuối những năm 90, khi Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới hơn 10 năm, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khá cao, bình quân khoảng 8%. Trong khi đó thị trường trong nước với dân số đông nhưng thu nhập hạn chế nên không có thị trường để phát triển. Vì thế, các cơ quan chức năng xác định phải tìm mọi cách mở rộng thị trường và APEC là một trong những thị trường lớn của thế giới.
Ngoài ra, cuối thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa phát triển rất mạnh, Việt Nam đã chọn con đường đi theo xu hướng này. Cũng tại thời điểm đó, chính sách bao vây cấm vận chấm dứt với việc Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Việt Nam gia nhập ASEAN, phát triển quan hệ với các nước khác. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để Việt Nam gia nhập APEC.
Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, sau khi gia nhập APEC, vị thế của Việt Nam thay đổi hẳn, từ nước bị bao vây, cô lập, mới hội nhập với khu vực trở thành hội nhập liên khu vực trong đó có nhiều nền kinh tế lớn. Bên cạnh đó, các nền kinh tế trong APEC chiếm 70% thương mại và đầu tư của Việt Nam, đây là nguồn hỗ trợ mạnh mẽ cho đổi mới của Việt Nam. Việc tham gia APEC thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam; thông qua APEC, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội, có sân chơi để tập dượt một cách thực tế.
Đánh giá về chặng đường sắp tới, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ, cọ xát giữa xu hướng đơn cực và đa cực là những vấn đề đặt ra trong hợp tác quốc tế. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước, đặc biệt giữa Mỹ - Trung Quốc cũng cần được quan tâm. Bên cạnh đó, theo ông Vũ Khoan, sự cọ xát chủ nghĩa đa phương và đơn phương ngày càng nhiều; việc xuất hiện sáng kiến mới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương... cần được làm rõ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến APEC.
Đọc thêm...

50年后的东盟:回顾与前进

21:00 |

“东盟50年历程与越南”座谈会1130日在河内举行。越南外交部副部长、越南东盟高官代表团团长阮国勇,原政府副总理武宽,东盟、东亚、澳大利亚和越南经济专家和研究家与会。
阮国勇在致开幕词时指出,2018年是东盟走过50年行程后走上新道路的第一年。半个世纪以来,东盟取得了不少令人鼓舞的成就。东南亚地区从战争、冲突走向了和平、稳定。并迎来前所未有的繁荣。东盟为地区的和平发挥重要作用。这是东盟最大和最重要的价值。
期间举行东盟50年历程、越南与东盟的50年历程等讨论会。
Đọc thêm...

ASEAN chặng đường sau 50 năm: Nhìn lại và bước tiếp

20:30 |

Tọa đàm “ASEAN chặng đường sau 50 năm và Việt Nam” do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức diễn ra chiều 30/11 tại Hà Nội. Tham dự có Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu ASEAN, Đông Á, Australia và Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, trưởng SOM ASEAN Việt Nam nêu rõ: 2018 là năm đầu tiên ASEAN bước vào chặng đường mới sau 50 năm. Nửa thế kỷ qua, ASEAN đã đạt nhiều thành tựu không thể phủ nhận. ASEAN đã biến Đông Nam Á từ khu vực của chiến tranh, xung đột trở thành khu vực hòa bình, ổn định. Chưa bao giờ Đông Nam Á thịnh vượng như ngày nay và ASEAN đóng vai trò quan trọng, là chất xúc tác cho hòa bình của khu vực. Đây là giá trị lớn nhất, quan trọng nhất của ASEAN.
Nhấn mạnh đến chặng đường 50 năm tiếp theo của ASEAN, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định: "Chặng đường 50 năm tiếp theo của ASEAN chắc chắn không hề bằng phẳng. Đó là cộng đồng non trẻ mới thành lập 3 năm. Liệu ASEAN có giữ được sự đoàn kết, có đáp ứng được những nền tảng lợi ích của các quốc gia trong khu vực. Hy vọng buổi tọa đàm hôm nay sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về chặng đường phát triển của ASEAN sau 50 tồn tại các cơ hội và thách thức, qua đó xác định hướng đi toeeps theo thời gian tới. Với Việt Nam, tọa đàm là bước chuẩn bị quan trọng để Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN năm 2020, xây dựng tầm nhìn đối ngoại trong giai đoạn mới."
Trong khuôn khổ tọa đàm diễn ra các phiên thảo luận “Chặng đường tiếp theo của ASEAN sau 50 năm” và “Việt Nam trong chặng đường sau 50 năm của ASEAN”. Các diễn giả Việt Nam và ASEAN thảo luaajdn các nội dung ASEAN trong các biến động mới của tình hình khu vực và quốc tế; Thực hiện thành công Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025; Nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và vị thế quốc tế của ASEAN; Vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Đọc thêm...

维护越老特殊团结关系

20:00 |

这些日子,跟老挝一样,越南也正举行多项活动,庆祝老挝人民民主共和国国庆43周年。43年前的122日,老挝开启了建设今天的和平、独立、民主、统一、繁荣的国家新纪元。越老两国在因双方关系不断发展,成果丰硕而高兴的同时,也正不断加强合作,共同谋求更伟大的发展成就。
43年来,尽管世界和地区局势复杂变化,但越南和老挝两国历代领导人和人民精心培育的伟大友谊、特殊团结、全面合作关系依然不断发展,成为两国的无价之宝,两国生存和发展的规律,也是各自国家革命取得胜利的决定性因素。
现代国际关系中罕见的特殊友好关系
可以说,在现代国际关系史上,像越老这样亲密、团结的关系是罕见的。本着真情实意、深刻理解、兄弟情义、“帮助朋友也是帮助自己”的精神,越老两党、两国和两国人民在争取民族独立的斗争中一直并肩前行。
老挝曾以自己的土地帮助越南建设沿着长山山脉的“胡志明小道”。越南从而得以于19754月解放南方,统一国家。而越南的胜利也为老挝革命于当年12月取得胜利,成立老挝人民民主共和国打下前提。这些伟大的胜利是两个民族特殊团结、始终如一、纯洁无私关系的证明。
越共中央总书记、国家主席阮富仲表示:“我们完全可以为越老两个民族罕见、特殊关系的形成与发展历程而感到自豪。因为,这一关系充分反映了两国人民互相团结,互相帮助打击共同敌人,建设两国平等、自主、友好、合作、互惠关系的深切愿望。这是全面、牢固、贯穿两国所有历史阶段的关系。”
继承上述宝贵财富,越老关系目前正步入更密切、更全面的阶段。双方互相帮助建设经济、文化、科技全面发展,国防安全得到保障的和平、独立、民主的国家。取个例子,经济方面,为协助老挝发展经济,越南为老挝投资开发河静省永昂港创造便利条件。
前越南外交部副部长邓庭贵表示:“不临海是一个劣势。通过越南是老挝走向大海的最短途径。在两国领导人关心促进老挝与越南海岸线交通对接的同时,越南通过一个海港为老挝走向大海创造便利条件具有重要意义。这是最短的途径,将对老挝经济发挥辐射作用。”
继续维护和培育越老关系
《越老友好合作条约》签署40多年来,特别是在两国开启革新事业后,世界和地区局势复杂变化给两国融入国际进程带来不少困难和挑战,但,凭借上述特殊关系的优良传统,两国关系不断得到加强和扩大,在发展道路上继续取得更大、更有质量、更有效的胜利。
目前,在维持高层频繁互访的同时,两国继续加大宣传力度,教育各阶层人民特别是年轻一代,使其深入了解“越老关系永远是两国的无价之宝,是两个民族建设、保卫和发展国家不可缺少的行囊”。
庆祝老挝国庆43周年,越方对老方强劲发展感到高兴。这也是两国回顾合作历程,为今后的发展道路指明方向的机会,为两国乃至本地区的繁荣与幸福做出贡献。
Đọc thêm...

Tiếp tục gìn giữ quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào

19:00 |

Những ngày này, cùng với Lào, tại Việt Nam đang diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 43 năm Quốc khánh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (02/12/1975 – 02/12/2018). Ngày này 43 năm trước đã mở ra kỷ nguyên mới xây dựng một đất nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng như ngày nay.
Vui mừng trước những thành quả phát triển của cả hai nước, Việt Nam và Lào đang không ngừng vun đắp mối quan hệ đặc biệt, cùng nhau hợp tác chặt chẽ để đạt được những thành tựu phát triển mới to lớn hơn nữa.
43 năm qua, dù tình hình thế giới, khu vực có biến đổi phức tạp nhưng mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam mà các thế hệ lãnh đạo cùng nhân dân hai nước dày công vun đắp, tiếp tục phát triển, trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc, là quy luật tồn tại, phát triển, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng mỗi nước ngày nay.
Mối tình hữu nghị đặc biệt, hiếm có trong quan hệ quốc tế hiện đại
Có thể khẳng định trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, hiếm có mối quan hệ nào khăng khít, gắn bó như quan hệ Việt Nam-Lào. Với thiện chí chân tình, thông cảm nhau sâu sắc trên tình đồng chí anh em, giúp bạn là tự giúp mình, Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc.
Lào đã từng dành phần đất của mình để giúp Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh,” “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975 và tạo điều kiện cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn, thiết lập nên nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ngày 2/12/1975. Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử trọng đại đó là minh chứng cho tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt, thuỷ chung, trong sáng giữa hai dân tộc.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh: "Chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc. Bởi lẽ, đó là mối quan hệ thể hiện ước vọng tha thiết của nhân dân hai nước là đoàn kết giúp nhau chống kẻ thù chung, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa hai quốc gia. Đó là mối quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững mang tính xuyên suốt trong các giai đoạn lịch sử, các chặng đường."
Kế thừa di sản quý báu đó, hiện nay, quan hệ Việt Nam-Lào bước vào giai đoạn mới chặt chẽ hơn, toàn diện hơn, giúp nhau xây dựng đất nước hoà bình, độc lập, dân chủ với nền kinh tế, văn hoá, khoa học phát triển; giữ vững quốc phòng-an ninh. Để giúp bạn phát triển kinh tế thuận lợi, Việt Nam tạo điều kiện để Lào đầu tư và khai thác cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Nguyên thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đặng Đình Quý cho biết: "Một nước không có biển thì có một hạn chế rất lớn là con đường ra biển. Vì thế con đường ra biển từ Việt Nam là con đường ngắn nhất. Cùng với sự quan tâm của lãnh đạo hai nước đối với vấn đề kết nối giao thông theo chiều ngang giữa Lào với bờ biển của Việt Nam thì việc có một cảng biển mà Việt Nam đang hỗ trợ đã tạo cho Lào một hành lang rất quan trọng, một con đường ra biển ngắn nhất, tạo nên hiệu ứng phát triển với Lào, không chỉ hành lang từ bờ biển Việt Nam vào Lào mà cả cho phát triển chung trong đất Lào.
Tiếp tục gìn giữ, vun đắp mối quan hệ Việt - Lào
Trải qua hơn 40 năm thực hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (ký năm 1977), nhất là từ khi hai nước thực hiện công cuộc đổi mới, trong tình hình hội nhập với nhiều biến động, nhiều khó khăn và thách thức do tác động của tình hình thế giới và khu vực, nhưng với truyền thống tốt đẹp của mối quan hệ đặc biệt, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường, mở rộng, tiếp tục giành được những thắng lợi to lớn hơn, chất lượng và hiệu quả cao hơn.
Hiện nay, cùng với việc duy trì thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, hai nước tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, cho thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc: Quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào-Việt Nam mãi mãi là tài sản vô giá, là hành trang không thể thiếu của hai dân tộc trên con đường xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Kỷ niệm 43 năm Quốc khánh nước CHDCND Lào, Việt Nam vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ của nước bạn. Đồng thời đây cũng là dịp để hai nước cùng nhìn lại những chặng đường hợp tác đã qua, cùng nhau đặt ra những mục tiêu mới cho chặng đường sắp tới, vì hạnh phúc, phồn vinh ở mỗi nước cũng như khu vực.
Đọc thêm...

以“海洋色彩”为主题的2019国家旅游年在庆和省芽庄市举行

17:35 |

以“海洋色彩”为主题的2019国家旅游年将在庆和省芽庄市举行。
据此,2019国家旅游年将于今年1231日至明年1231日举行,国家旅游年公布与迎接2019新年仪式为揭幕活动。
2019国家旅游年开幕式将与20195月庆和芽庄海洋节同时举行。
2019国家旅游年的活动将分为由越南文化体育和旅游部与中央各部门联合举行的13项活动、庆和省举行的50项活动和14个省市举行的35项活动等3个内容。
这是庆和省旅游厅厅长陈越忠30日在河内举行的记者会上透露的。
他说 :“活动期间,我们预计将接待到芽庄旅游的630万人次游客。以这样的发展潜力,我们将注重吸引韩国、澳大利亚、加拿大和西欧地区一些国家的游客,力争2019年引进游客700万人次,其中芽庄接待300万人次”。
2019国家旅游年暨庆和芽庄海洋节是庆和省的年度活动,为推介芽庄海洋的魅力和旅游潜力做出贡献。
Đọc thêm...

“Sắc màu của biển” là chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2019

17:35 |

Năm Du lịch quốc gia 2019 được kết hợp với  Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa – hoạt động thường niên của Khánh Hòa góp phần quảng bá tiềm năng du lịch biển đảo.
“Sắc màu của biển” được chọn là chủ đề của Năm Du lịch quốc gia 2019,- Nha Trang, Khánh Hòa. Theo đó, Năm Du lịch quốc gia 2019 sẽ diễn ra từ ngày 31/12/2018 đến ngày 31/12/2019, bắt đầu với lễ công bố kết hợp với chương trình chào đón năm mới 2019.
Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2019 sẽ được kết hợp với sự kiện Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa diễn ra vào tháng 5/2019. Các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia 2019 gồm hàng trăm sự kiện với 3 nhóm gồm: 13 hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tổ chức; 50 hoạt động do tỉnh Khánh Hòa tổ chức và 35 hoạt động hưởng ứng do 14 tỉnh, thành phố tổ chức...Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo giới thiệu Năm Du lịch quốc gia 2019 – Nha Trang, Khánh Hòa diễn ra ngày 30/11 tại Hà Nội.
Tại cuộc họp báo, ông Trần Việt Trung, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Năm nay, chúng tôi dự kiến đón 6,3 triệu lượt khách đến với Nha Trang, Khánh Hòa. Với tiềm năng phát triển như vậy và khả năng thu hút sẽ đưa một số lượt khách ở các thị trường mà chúng tôi đang trọng tâm như Hàn Quốc, Australia, Canada và một số thị trường khu vực Tây Âu để thu hút nhằm đa dạng hóa các lượt khách; phấn đấu năm 2019 sẽ thu hút 7 triệu lượt khách trong đó phấn đấu có 3 triệu lượt khách quốc tế đến Nha Trang, Khánh Hòa”.
Năm Du lịch quốc gia 2019 được kết hợp với  Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa – hoạt động thường niên của Khánh Hòa góp phần quảng bá tiềm năng du lịch biển đảo, vẻ đẹp của vịnh Nha Trang, truyền thống văn hóa lâu đời của xứ trầm hương. Việc kết hợp 2 sự kiện này sẽ góp phần tạo nên Năm Du lịch quốc gia 2019 mang hơi thở, nét đặc trưng riêng có của vùng đất xứ trầm, biển yến, là dịp để các tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế, văn hóa, du lịch.
Đọc thêm...

中美在亚洲的争雄加深了亚洲的分歧

18:46 |

在刚刚结束的东南亚国家联盟峰会和亚太经合组织峰会上,中美两国针锋相对别苗头令亚洲国家感到忐忑不安。与此同时,中美两国在针锋相对的同时也在力图继续保持友好姿态。
美国和中国这两个世界最大的经济体之间的冲突正在动摇地区和睦的基石,使一些国家担心它们将被迫在北京和华盛顿之间选边站。这种局面也给美国总统和中国国家主席习近平达成妥协的前景投下阴影。两位领导人本月即将在阿根廷参加20国集团峰会并会晤。
中美两国的对抗上个星期最先是在新加坡举行的东盟峰会显露。代表特朗普总统出席峰会的彭斯副总统宣告,东亚地区“容不得帝国和侵略”。这种说法显然是暗指中国在有争议的南中国海的扩张。
美中两国之间的这种不合后来转移到在巴布亚新几内亚举行的亚太经合组织APEC一年一度的峰会上。今年的峰会是APEC将近30年来第一次没能就一项最后联合声明达成一致。中国显然是抗拒美国要求联合声明中包含反对不公平贸易做法的强硬措辞。
美联社的新闻分析说,大部分国家不愿意在美中争雄中选边站,以为它们从这种争夺中获得好处。他们或者是获得经济上的好处,或者是获得军事上的好处,或者使既得到经济也得到军事的好处。但亚洲国家也担心中国的强大军力,因此认为美国在亚洲地区的存在是一种好的抗衡。
在地区峰会结束后,两架美国B-52轰炸机星期一飞跃南中国海。美国太平洋空军表示,这是一次“例行的训练飞行”。但是,星期三,美国航空母舰里根号在香港停靠。这被认为是一个友好姿态。这样的停靠需要北京的批准。
Đọc thêm...

Châu Á - Thái Bình Dương: Giữa hai chiến tuyến

18:39 |

Đối đầu ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả cạnh tranh địa chính trị, đang khiến các nước châu Á - Thái Bình Dương bị mắc kẹt. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 diễn ra tại Papua New Guinea không ra được Tuyên bố chung.
Con tin của hai “người khổng lồ”
Đây là lần đầu tiên trong 29 năm kể từ khi Diễn đàn thành lập, các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC không đưa ra được Tuyên bố chung kết thúc Hội nghị, do bất đồng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại. Thay vào đó, Thủ tướng nước chủ nhà Peter O’Neill ra Tuyên bố Chủ tịch nhằm tổng kết 2 ngày họp. Tại cuộc họp báo sau khi bế mạc Hội nghị, giải thích lý do Hội nghị Cấp cao APEC 2018 không đưa ra Tuyên bố chung, Thủ tướng Peter O’Neil cho biết: “Bạn biết đấy, có đến hai người khổng lồ trong phòng”.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea Rimbink Pato, xung đột về tầm nhìn khiến các thành viên không thể thống nhất dự thảo Tuyên bố chung, nhất là khi Trung Quốc và Mỹ hé lộ những tham vọng cạnh tranh tầm ảnh hưởng trong khu vực, đồng thời không có dấu hiệu giải quyết chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trước đó, Hội nghị Cấp cao APEC đã chứng kiến cuộc đấu khẩu nảy lửa giữa các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sử dụng bài phát biểu tại Diễn đàn để công kích chính sách thương mại của nhau.
Điều đáng nói là ngay cả khi Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 26 đã khép lại, tranh cãi giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn không ngừng, khi cả Trung Quốc và Mỹ đổ lỗi cho bên còn lại. Trong tuyên bố được đăng trên trang mạng chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đầu tuần, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho rằng, thất bại của các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC không nhất trí được Tuyên bố chung là do một số nền kinh tế muốn áp đặt chủ nghĩa bảo hộ và lập trường đơn phương trong dự thảo văn kiện này. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Naeuert khẳng định, Mỹ hoàn toàn sẵn sàng đồng thuận về dự thảo tuyên bố của APEC, nhất trí thúc đẩy thương mại tự do và công bằng. “Thật không may là không phải tất cả các nền kinh tế đều ủng hộ lập trường này” - bà Naeuert cho biết.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung căng thẳng, Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 26 không chỉ bị biến thành vũ đài khẩu chiến, mà còn trở thành “con tin” trong cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo báo South China Morning Post, nguyên nhân khiến Hội nghị Cấp cao APEC tại Papua New Guinea không ra được Tuyên bố chung bắt nguồn từ một câu trong dự thảo Tuyên bố chung, đề cập cụm từ “những hành vi thương mại thiếu công bằng”. Cụm từ này hay được Mỹ sử dụng để viện dẫn lý do cho cuộc chiến áp thuế mà Washington khơi mào với Bắc Kinh kể từ đầu năm. Trung Quốc không đồng tình với ngôn từ được sử dụng ở phần kết luận của dự thảo Tuyên bố chung, trong khi 20 nền kinh tế khác đều ủng hộ bản dự thảo.
APEC lựa chọn hướng đi
Giới quan sát ngoại giao cho rằng, không khí căng thẳng tại Hội nghị Cấp cao APEC vừa qua không chỉ phản ánh cuộc chiến thương mại đang leo thang Mỹ - Trung Quốc, mà cả sự đối đầu địa chính trị ngày càng tăng giữa hai cường quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở thành tâm điểm khi Phó Tổng thống Pence nói rằng, Mỹ sẽ mang đến “lựa chọn tốt hơn” cho các quốc gia trong khu vực và công bố kế hoạch cùng với các đồng minh chủ chốt ở Thái Bình Dương đầu tư xây dựng mạng lưới điện trị giá 1,7 tỷ USD tại Papua New Guinea. Đây là một trong những bước đi đầu tiên của kế hoạch đối phó với ảnh hưởng kinh tế và chính trị của sáng kiến Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ còn phối hợp với Australia tái phát triển một căn cứ hải quân và tổ chức cuộc họp của “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, với mục tiêu kiềm chế sức mạnh kinh tế - quân sự của Trung Quốc ngày càng lớn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Đầu tháng 11 vừa qua, cựu Bộ Trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson đã cảnh báo nguy cơ “tấm rèm sắt về kinh tế” chia rẽ thế giới, nếu Mỹ và Trung Quốc không thể thu hẹp bất đồng chiến lược. Điều này có thể khiến hai nền kinh tế lớn nhất từ chối trao đổi công nghệ, vốn và đầu tư, đảo ngược những thành tựu kéo dài hàng thập kỷ qua từ việc toàn cầu hóa. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 diễn ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhắc lại mối lo ngại trên và cho rằng, căng thẳng giữa Mỹ -Trung Quốc đang leo thang đến mức độ mới mà một ngày nào đó Đông Nam Á sẽ phải “chọn bên này hoặc bên kia”.
Theo giới phân tích, những nền kinh tế nhỏ hơn tại châu Á - Thái Bình Dương từ lâu đã tìm cách cân bằng quan hệ với mỗi quốc gia, nhằm gặt hái lợi ích từ trao đổi thương mại với Trung Quốc, trong khi dựa vào ảnh hưởng của Mỹ để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã đặt ra tình huống khó xử, khi mà các quốc gia sẽ phải lựa chọn hợp tác với bên nào. Trong khi đó, rào cản thuế quan của Mỹ cũng đang gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản phẩm đã được thiết lập trong khu vực này. Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hệ thống thương mại đa phương đối mặt với mối đe dọa hiện hữu từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, APEC phải củng cố đoàn kết và khẳng định vai trò lãnh đạo trong thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn.
Trước những nghi ngại cho rằng, cạnh tranh Mỹ - Trung gây chia rẽ các nước châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam - chủ nhà đăng cai Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 - đã khẳng định, các nước thành viên tin tưởng APEC vẫn là một diễn đàn quan trọng, có quy mô lớn nhất ở khu vực. Theo Phó Phát ngôn viên Nguyễn Phương Trà, việc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 26 không ra được Tuyên bố chung là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, Hội nghị cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, triển khai cam kết của các lãnh đạo cấp cao tại Tuần lễ cấp cao APEC năm 2017, trong đó có các vấn đề như là kết nối kinh tế toàn diện, thúc đẩy kinh tế số hay tăng trưởng bền vững và bao trùm. Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước thành viên đóng góp vào tiến trình hợp tác kinh tế của APEC, để cơ chế này có thể đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực, đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu.
Đọc thêm...

浅谈习近平的菲律宾之行

17:29 |

中国国家主席习近平周二(1119)抵达菲律宾。这项行程格外受到关注。在北京和华盛顿争夺太平洋主导权时,美国传统盟友菲律宾的态度成了关键。
这是中国领导人13年后的正式国事访问,马尼拉方面表示,习近平访菲两天后将签署两年前杜特尔特访京时承诺的重大基础设施项目投资协议。
菲律宾总统杜特尔特(Rodrigo Duterte)热情欢迎习近平。他搁置了国际法庭2016年的关键裁决。该裁决宣称北京对东海的主张毫无根据。
资源丰富的东海是贸易价值数十亿的关键过境路线,马尼拉与北京曾因东海争议关系紧张。随着中国承诺提供菲律宾240亿美元的贷款和投资,杜特尔特态度软化。不过批评者说,这些贷款和投资只有一小部分已经实现,杜特尔特是被骗了。
真牛肉还是画大饼?
菲律宾分析师希盖里安( Richard Heydarian)表示,中国的承诺让马尼拉低调处理东海争议,但杜特尔特算盘打错了。他告诉法新社,“这背后有地缘政治计算。 如果杜特尔特已经一直在给中国任何想要的东西,中国还有什么好急的?”
菲律宾预算部长迪奥诺( Benjamin Diokno )上周承认,投资延误的原因是因为中国不熟悉菲律宾的招标程序。他也希望事情能加速发展。他说:“中国国家元首访菲,会让北京负责的团队感受到压力。”
菲律宾谘询公司PSA商业情报总监怀亚特 (Gregory Wyatt)则表示,大型投资项目在菲律宾面临许多障碍,如通行权问题、监管机构批准和政治异议。他说:“外国投资已经开始进行,但基础设施贷款还没有。”
他表示,中国投资者将资金投入到在线游戏、房地产、服务提供商和现有菲律宾公司的股份中,而不是大规模的基础设施或制造业。他也强调虽然政府支持的是基础建设投资,但这并不意味著每个官员、当地政治人物和民众都热情响应。
中国外交部长王毅上个月访问马尼拉期间表示,去年前6个月,中国在菲律宾的投资增长了5倍多。去年共增长了67%。他也说,双向贸易在这两个时期都较往年多了10%。
中美菲三角关系
杜特尔特2016年上台后,中菲关系加温。两国成为合作夥伴。撇开菲律宾与美国之间长达百年的联系,杜特尔特向中国贸易和投资招手。他宣称,菲律宾不再只是顺从美,甚至称前美国总统奥巴马是“妓女的儿子”。美国总统特朗普上台后,对杜特尔特造成数千人死亡的反毒品镇压批评减缓,美菲关系才逐渐回暖。
Đọc thêm...

Thấy gì qua chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Philippines?

17:28 |

Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines sau chuyến đi của ông Tập Cận Bình vừa qua được ví như "cầu vồng sau mưa". Thực tế quan hệ có diễn ra như vậy?
Trong một sự kiện thiếu vắng cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không thể hiện được vai trò và tầm ảnh hưởng của một cường quốc châu Á. APEC năm 2018 đã không thể ra được tuyên bố chung, với bất đồng về tầm nhìn giữa các nước, đặc biệt là Washington và Bắc Kinh.
Do đó, chuyến công du Manila đầu tiên sau 13 năm của một lãnh đạo Trung Quốc và gặp gỡ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là cơ hội không thể tốt hơn để Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Đông Nam Á.
Ngay khi vừa đáp xuống sân bay quốc tế Ninoy Aquino, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành nhiều lời khen có cánh cho phía Philippines, ca ngợi quan hệ song phương đang diễn biến tốt đẹp như “cầu vồng sau mưa” dưới thời Tổng thống Duterte và mong muốn rằng cầu vồng ấy sẽ tiếp tục mở rộng sau chuyến thăm.
Khi mưa tạnh bão tan
Dù không đề cập trong bài phát biểu, song chẳng mấy khó khăn để nhận ra cơn mưa mà Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc tới chính là quan hệ Manila – Bắc Kinh dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino III. Nhưng dưới thời Tổng thống Duterte, quan hệ hai nước đã hồi sinh mạnh mẽ, hợp tác kinh tế được mở rộng, căng thẳng chính trị trước đó dần xóa nhòa.
Sau khi nắm quyền, ông Duterte đã sớm công du Bắc Kinh và ký kết hàng loạt dự án đầu tư trị giá 24 tỷ USD. Kể từ đó, thương mại song phương đã liên tục tăng trưởng, đạt 50 tỷ USD năm 2017. Trung Quốc chiếm tới 15,3% thị trường xuất khẩu và là đối tác lớn nhất của Philippines. Theo Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong vòng hai năm, nước này đã thu mua hơn 900 tấn chuối, dứa và xoài các loại, mang về cho ngành nông nghiệp Philippines ít nhất 1,5 tỷ USD.
Hai tuần trước chuyến thăm của ông Tập, Tập đoàn viễn thông Trung Quốc China Telecom thông báo sẽ thiết lập chi nhánh tại Manila. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng tuyên bố đã liên kết với 13 ngân hàng Philippines để xây dựng một cộng đồng sử dụng tiền Nhân dân tệ giữa hai nước, đưa đồng nội tệ của Trung Quốc vào danh sách dự trữ ngân sách của Philippines.
Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiếp tục mở rộng những hợp tác kinh tế này. Ông Duterte và ông Tập cũng đã nhất trí năng tầm quan hệ lên hợp tác chiến lược toàn diện. Ngày 20/11, hai bên đã chứng kiến việc ký kết 29 văn kiện từ hợp tác trong giáo dục, văn hóa và phát triển khu công nghiệp cho đến hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác nông nghiệp và lập các quy trình vệ sinh cho việc vận chuyển các sản phẩm dừa.
 Bên lề hội đàm với ông Duterte, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng gặp gỡ lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Philippines. Bắc Kinh đang tìm kiếm sự ủng hộ cho chiến lược Vành đai, con đường và Manila là một mắt xích quan trọng.
Bữa ăn không miễn phí
Tuy nhiên, để đạt được lợi ích thông qua hợp tác kinh tế, Philippines sẽ phải đánh đổi không ít thứ. Giáo sư Jay Batongbacal tại Trường Luật thuộc Đại học Philippines cho rằng chính sách đối ngoại của ông Duterte kể từ năm 2016 chưa mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt.
Theo New York Times, chỉ có 4/38 dự án mà Trung Quốc cam kết năm 2016 đã được triển khai. Thêm vào đó, việc tham gia vào các dự án Vành đai, Con đường, vay nợ với lãi suất 2 – 3% từ Trung Quốc, cao gấp 12 lần so với khoản vay tương tự từ Nhật Bản, có thể khiến Manila rơi vào bẫy nợ. Ngoài ra, tại Philippines, các nhà thầu Trung Quốc tập trung xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng hơn là hợp tác cùng các công ty địa phương và cải thiện đời sống người dân sở tại. Do đó, việc Bắc Kinh đầu tư vào đây sẽ không mang lại nhiều lợi ích như Manila kỳ vọng.
Đáng ngại hơn, phụ thuộc về kinh tế có thể mang đến hệ lụy về chính trị. Kể từ khi nắm quyền và mở rộng hợp tác kinh tế với Trung Quốc, ông Duterte đã mềm mỏng hơn so với người tiền nhiệm trong nhiều vấn đề có thể gây tranh cãi giữa hai nước, dù chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chủ quyền quốc gia của Philippines. Một trong số đó là ông Duterte và ông Tập Cận Bình tiến tới ký kết khai thác dầu khí chung tại vùng Biển Tây Philippines.
Do đó, ngay cả khi tiếp tục dành sự ủng hộ lớn cho Tổng thống Duterte, công chúng Philippines vẫn thận trọng về chính sách đối ngoại của ông với Trung Quốc. Cuộc khảo sát hồi tháng Chín cho thấy họ vẫn “rất tin tưởng” vào Washington, song với Bắc Kinh thì không. Điều này có thể ảnh hưởng tới uy tín của nhà lãnh đạo Philippines, khi mà chính sách đối ngoại của ông chưa có dấu hiệu đổi hướng thời gian tới.
Trước tình hình đó, ngày 20/11, Người Phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo đã trấn an dư luận khi khẳng định ông Duterte là nhà ngoại giao thận trọng và không chùn bước trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, hiện thực hóa cam kết này là không dễ dàng và nhà lãnh đạo Philippines cần chứng tỏ khả năng, cân bằng giữa hợp tác kinh tế và duy trì tự chủ về chính trị.
Đọc thêm...

洪森称不会违宪允许外国在柬建立军事基地

16:26 |

柬埔寨首相洪森1119日星期一就引发外界关注的有关中国在柬埔寨建立海军基地的报道表示,柬埔寨永远不会有外国的军事基地。
据路透社报道,作为中国坚定盟友的洪森,在内阁会议上谈到外国在柬埔寨建立海军基地的问题时表示,宪法规定柬埔寨不允许境内有外国军事基地,柬埔寨也不需要违宪。
洪森还称,柬埔寨不需要外国军队去跟谁开战,不需要像过去那样让外国军队在境内打仗,也不允许柬埔寨成为意识形态和武器试验的场所。
此前,亚洲时报(Asia Times)15日发表题为“柬埔寨处于新冷战中心”的报道,称中国自2017年以来一直游说柬埔寨在泰国湾的国公省深水港可以用作海军基地。
报道还表示,中国可能的海军基地被认为是在国公省价值38亿美元的开发项目七星海旅游度假特区。2008年,中国优联集团获得99年租约,开发这个旅游度假特区,其中包括医疗中心、公寓、度假村和酒店、生产设施、深水港和国际机场。
报道引述外交来源和分析人士称,计划中的深水港大到足够可以容纳中国的护卫舰、驱逐舰以及其他舰只。
柬埔寨国防部17日发布通告,否认中国在柬埔寨国公省建立海军基地,强调柬埔寨不会卷入中国和美国“新冷战”的漩涡。
Đọc thêm...

Thủ tướng Hun Sen bác khả năng Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại Campuchia

16:25 |

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gửi thư cho Thủ tướng Hun Sen bày tỏ lo ngại trước thông tin Trung Quốc mở căn cứ hải quân tại Campuchia.
ABS CBN News ngày 19/11 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định không cho phép bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ vương quốc Chùa tháp, gạt bỏ những lo ngại của Hoa Kỳ về một căn cứ hải quân Trung Quốc có thể hiện diện tại Campuchia.
Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD cho vay và đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại Campuchia, giúp quốc gia này phát triển nhanh chóng. Đổi lại, Campuchia trở thành "đồng minh trung thành" của Trung Quốc.
Tin đồn về một căn cứ hải quân Trung Quốc đang được xây dựng trên bờ biển Tây Nam Campuchia trên Vịnh Thái Lan, cho phép Trung Quốc tiếp cận dễ dàng với Biển Đông, đang lan truyền.
Trong một bình luận phát sóng trực tiếp, chia sẻ công khai trên tài khoản Facebook của mình, Thủ tướng Hun Sen cho biết:
"Tôi đã nhận được một lá thư từ ngài Mike Pence, Phó Tổng thống Mỹ, bày tỏ về những lo ngại sẽ có một căn cứ hải quân Trung Quốc ở Campuchia.
Hiến pháp Campuchia cấm sự hiện diện của quân đội hoặc căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình, cho dù đó là lực lượng hải quân, lục quân hay không quân.
Tôi sẽ trả lời bức thư của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence để giúp ông hiểu rõ điều này, chúng tôi coi tất cả các nước đều là bạn bè."
Ông cho rằng các tin đồn về căn cứ quân sự Trung Quốc ở Campuchia là thông tin bóp méo sự thật.
Một số cuộc huấn luyện quân sự chung giữa Trung Quốc và Campuchia đã diễn ra từ tháng Sáu nam nay, Bắc Kinh hứa sẽ cung cấp 100 triệu USD giúp Campuchia hiện đại hóa lực lượng quân đội.
Đọc thêm...

“从海洋岛屿角度来看越南风土人情”图片展在莫斯科举行

08:01 |

1122日至25日,旅居俄罗斯越南人以及关注越南的研究家、外国朋友有机会参观由越南信息传媒部同越南驻俄罗斯大使馆、河内-莫斯科多功能文化贸易中心和酒店(Incentra)联合举行“从海洋岛屿角度来看越南风土人情”图片展。
越南海岸长达3260公里,海域面积达100多万平方公里,占东海面积的29%,共有3000个岛礁,其中包括长沙和黄沙两个群岛。下龙湾被联合国教科文组织(UNESCO)承认为世界自然遗产。越南拥有美丽的海洋和岛屿,丰富的自然资源,充满潜力,海洋经济,特色的海洋岛屿文化,特别是确立和行使对海洋岛屿主权的历史。
该图片展分为海洋——越南人生存空间、在新闻媒体的角度下的越南、越俄友谊之情和越南精髓等五个主题,其中许多作品是由越南通讯社和《越南画报》提供的。
此外,参观者还能观看越南民族的邮票、越南旅游地图、《从海洋角度来看越南风土人情》书籍、《越南之路》 画册和越南新闻产品等作品。
值得一提的是该展会还展示题为“越南历史”的20张绘画作品,描述从泾阳王朝到越南社会主义共和国的形成、建设、发展与保护主权的过程。
在开幕式上发言时,越南驻俄罗斯大使馆临时代办阮琼梅强调,4000年来,越南人一直铭记海洋、岛屿对越南主权、经济利益和历史的重要性。她希望该展会有利于俄罗斯了解越南人民历史、文化和传统以及越南的美丽,同时加强两国人民的互相理解,扩大两国全面战略伙伴关系,促进两国的旅游合作。
越南信息与传媒部基层信息局局长阮文造表示,此次展会是向国际朋友、旅居俄罗斯越南人推介越南风土人情的宣传活动,越南希望通过该展会展出的图片来介绍越南的潜力尤其是海洋岛屿的旅游潜力,同时呼吁越南侨胞为建国事业做出积极贡献。
俄罗斯卫星通讯社(Sputnik)越语部门记者Aleksey Sunnenberg相信展会将为提升赴越南旅游的俄罗斯游客人数做出贡献。

Đọc thêm...

Đưa biển và hải đảo Tổ quốc đến với kiều bào tại Liên bang Nga

08:00 |

Từ ngày 22-25/11, kiều bào ta tại Nga cũng như những người nghiên cứu về Việt Nam, hoặc đơn giản là quan tâm đến đất nước châu Á xa xôi vốn nổi danh với “rừng vàng, biển bạc” có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước tại Triển lãm ảnh và tư liệu “Việt Nam đất nước, con người-Nhìn từ biển, đảo,”  do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, Trung tâm thương mại đa chức năng “Hà Nội-Moskva” tổ chức.
Việt Nam là quốc gia nằm trải dài bên bờ biển hơn 3.260 km, không gian biển rộng hơn 1 triệu km2, chiếm 29% diện tích Biển Đông, với gần 3.000 đảo lớn, nhỏ; trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vịnh Hạ Long của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. “Quốc gia biển Việt Nam” đồng nghĩa với môi trường và cảnh quan biển, đảo tuyệt đẹp; Tài nguyên biển, đảo phong phú; Nền kinh tế biển nhiều tiềm năng; Nền văn hóa biển, đảo đặc sắc và nhất là lịch sử làm chủ và thực thi chủ quyền biển, đảo lâu đời.
Triển lãm ảnh với 5 chủ đề: Biển - Không gian sinh tồn của cộng đồng người Việt Nam; Sống với biển, đảo; Việt Nam qua góc nhìn báo chí; Thắm tình hữu nghị Việt–Nga; Tinh hoa Việt Nam. Hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, với con người thân thiện hiện lên trọn vẹn qua góc nhìn báo chí, nghệ thuật và du lịch.
Ngoài 5 chủ đề chính, đến với triển lãm, người xem còn được giới thiệu những tranh tem về Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Bản đồ du lịch Việt Nam; Sách “Việt Nam đất nước con người-Nhìn từ biển, đảo”; Sách ảnh “Những nẻo đường Việt Nam” và một số sản phẩm báo chí Việt Nam.
Bên cạnh đó, Triển lãm còn trưng bày 20 bức tranh vẽ với chủ đề "Lược sử Việt Nam". Nội dung tranh vẽ tóm tắt quá trình hình thành, xây dựng, phát triển và bảo vệ chủ quyền của đất nước Việt Nam qua từng thời kì, từ thời Kinh Dương Vương cho đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Tham tán, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga Nguyễn Quỳnh Mai nhấn mạnh vai trò quan trọng của biển, đảo đối với chủ quyền, lợi ích kinh tế và lịch sử của Việt Nam đã, đang và sẽ được mỗi người dân nước Việt ghi nhớ khắc sâu suốt hơn 4.000 năm lịch sử, với bạn bè quốc tế. Bà hy vọng triển lãm sẽ giúp người Nga biết nhiều hơn về lịch sử, văn hóa và truyền thống của nhân dân Việt Nam, về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người Việt Nam và người Nga, và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, trong đó có việc gia tăng dòng chảy du lịch Nga đến Việt Nam.
Phát biểu với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Văn Tạo, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết Triển lãm là một hoạt động tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, cũng như công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc, học tập tại Liên bang Nga. Thông qua hình ảnh tư liệu về đất nước, con người, về phong tục tập quán, đặc biệt hình ảnh về biển đảo Việt Nam, muốn giới thiệu tiềm năng phong phú của đất nước, trong đó có tiềm năng du lịch biển đảo. Phát huy được tối đa tiềm năng ấy trong bước đường đổi mới và hội nhập mạnh mẽ cần phải có sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó có cộng đồng kiều bào, và như vậy Triển lãm cũng là lời kêu gọi gián tiếp chung tay tích cực hơn nữa đóng góp xây dựng đất nước gửi đến kiều bảo.
Chị Trần Thanh Vân, Hội trưởng Hội Phụ nữ Trung tâm “Hà Nội-Moskva” chia sẻ: “Được xem hình ảnh về quê hương đất nước ấm áp trong khi Nga đã bước vào mùa Đông giá rét thì kiều bào chúng tôi rất xúc động. Đây là lần đầu tiên Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm nơi chúng tôi sống. Chúng tôi luôn vui mừng trước mỗi hoạt động quảng bá cho quê hương, vui mừng chứng kiến những thành công của đất nước và tự hào giới thiệu đến bạn bè.”
Triển lãm thu hút không ít người Nga có hoạt động liên quan đến Việt Nam, nghiên cứu Việt Nam. Với những người đã chọn Việt Nam làm nghiệp như nhà báo Aleksey Sunnenberg-Ban tiếng Việt, Đài Sputnik-mỗi hình ảnh về từng vùng đất, nếp sống của con người Việt Nam hiện diện trong triển lãm cũng là kho tư liệu vô cùng quý báu. Anh tin rằng Triển lãm sẽ góp phần khiến dòng khách du lịch Nga tới Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng trong năm tới đây.
Triển lãm ảnh và tư liệu “Việt Nam đất nước, con người-Nhìn từ biển, đảo” được tổ chức tại Moskva trước thềm năm chéo Việt Nam và Nga (năm Việt Nam tại Liên bang Nga và năm Liên bang Nga tại Việt Nam). Sau khi kết thúc, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trao tặng lại toàn bộ ảnh, tư liệu trưng bày ở Triển lãm cho Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền trên toàn nước Nga./.

Đọc thêm...

Hot (焦点)