陈公轴博士称:美国与东盟要禁止中国在东海的称霸行为 (第2期)

16:11 |
地区期望奥巴马政府的反应和东盟的团结
习近平的宣布表明了中国在有关美国核心利益问题上的强硬态度。对内而言,那就是网络攻击问题。而对外而言,那就是在东海的扩张步伐。
而且,中国国家主席习近平这次访美的手段也非常高明,大力进攻美国的后院美国的财政界,从此向奥巴马政府施加压力。
习近平选择西雅图作为第一个访问目的地,这并不是毫无考虑的选择。他与General Motors, Amazon, Apple, Disney, Microsoft, Berkshire Hathaway等美国经济巨无霸的领导见面。不要忘了,美国财政界的这些霸主对美国政府政策的影响力非常之大。通过这些在经济领域的霸主向美国政府施加压力不是中国新鲜的手段,在这次访问中,习近平却运用的活灵活现。
在访问美国的第一天,中方代表与美国公司签署了购买300Boeing飞机和在中国建立Boeing 737组装中心的合作协议。另外,虽然是美国的紧密盟国,日本在同中国竞争价值130亿美元的洛杉矶拉斯维拉斯高铁项目中也以失败结局高中。
习近平已向美国企业家承诺,中国将对美国企业实行更加公平的政策。值得注意的是,去年习近平亲自默许迪斯尼在上海出现。
面对美国与中国最重要的30CEO,习近平发出了一种信号:美国与中国的经济贸易合作关系是非常必要的。美国企业需要中国市场,并相信中国改革开放进程。美国企业正希望中国进一步将其市场开放出来。
美国从2009年实施的亚太再平衡战略的成败与否在很大程度上取决于美国在同习近平会谈中有关东海问题的解决方式。
奥巴马总统的观点和发言已经非常明确了。但只有说话就不够,美国还需要行动。
鉴于中国的强硬态度,如果美国想继续保持在亚太地区的主导地位,奥巴马应该接受五角大楼和美国参议院军务委员会提出的建议。
另一方面,有关东海问题的其他国家需要进一步看清中国的扩张野心,以及自己在中国成为地区霸主后所要面对的危机。不要让东海周边国家的渔民到东海捕捞时还需要中国方面的允许。而如果想实现这个目标,需要各国对维护东海的和平稳定,反对中国在东海的非法行为做出统一的声音。中国最怕的就是世界各国的团结。

总之,中国一带一路倡议以及海上丝绸之路只是中国实现控制东海目的的手段之一而已。如果盲目追随这个倡议,让东海实现独占东海意图的话,各国很容易成为中国的新型诸侯国,全面依赖于中国。
Đọc thêm...

Ts Trần Công Trục: Mỹ và ASEAN cần ngăn chặn Trung Quốc xưng hùng xưng bá ở Biển Đông (Phần 2)

16:10 |
Khu vực trông cậy vào phản ứng của ông Obama và đoàn kết của ASEAN
Phát biểu của ông Tập Cận Bình cho thấy thái độ cứng rắn không thay đổi, thậm chí còn hung hăng hơn trước trong các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia cốt lõi của Hoa Kỳ. Về đối nội, đó là những cuộc tấn công mạng nguy hiểm và dai dẳng không dứt, về đối ngoại là leo thang bành trướng ở Biển Đông.
Hơn nữa thủ đoạn của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần này lại đánh thẳng vào sân sau của chính giới Mỹ - giới kinh tế tài phiệt Hoa Kỳ để gây sức ép lên ông Obama.
Không phải ngẫu nhiên ông Tập Cận Bình lựa chọn Seatle làm điểm dừng chân đầu tiên, gặp gỡ các chủ doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ và thế giới như lãnh đạo các doanh nghiệp General Motors, Amazon, Apple, Disney, Microsoft, Berkshire Hathaway...và các chính khách thân Hoa, có công rất lớn trong việc giúp Bắc Kinh vận động hành lang ở Hoa Kỳ như cựu Ngoại trưởng Henry Kisinger.
Giới doanh nghiệp và tài phiệt hàng đầu nước Mỹ có ảnh hưởng rất lớn tới những quyết sách đối nội cũng như đối ngoại của Nhà Trắng. Vận động hành lang nhằm vào đối tượng này không phải thủ đoạn mới mà đã được Trung Quốc sử dụng từ lâu. Nhưng trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình nó càng trở lên nổi bật.
Trong ngày đầu tiên tới Mỹ, phái đoàn tháp tùng ông Tập Cận Bình đã ký kết hợp đồng mua 300 chiếc máy bay Boeing và mở một trung tâm hoàn thiện dòng máy bay Boeing 737 tại Trung Quốc. Mặc dù là đồng minh thân thiết, Nhật Bản đã thất bại trước Trung Quốc trong việc giành gói thầu xây dựng đường sắt cao tốc nối Los Angeles với Las Vegas tổng trị giá gần 13 tỉ USD.
Tập Cận Bình đã cam kết với các chủ doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ trong ngày hôm qua rằng Bắc Kinh sẽ đối xử công bằng với họ. Ông Bình lưu ý, năm ngoái chính ông đã "bỏ phiếu" ủng hộ Disney mở chi nhánh tại Thượng Hải.
Trước 30 CEO hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc, Tập Cận Bình nhấn mạnh thông điệp cốt lõi của chuyến thăm này là quan hệ thương mại giữa 2 nước là cần thiết. Các doanh nghiệp Mỹ cần Trung Quốc và nên tin tưởng ông trong việc thúc đẩy cải cách. Giới doanh nhân Mỹ đang rất kỳ vọng Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong nhiều lĩnh vực hơn nữa.
Thành hay bại của chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương mà chính quyền Tổng thống Barack Obama theo đuổi từ năm 2009 đến nay và đã nhiều lần cam kết trước các đồng minh, đối tác của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc rất lớn vào cách ông Obama giải quyết vấn đề Biển Đông trong cuộc họp thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình.
Quan điểm và lời nói của ông chủ Nhà Trắng đã khá rõ ràng. Nhưng nói không chưa đủ, Mỹ cần phải hành động.
Trước thái độ cứng rắn không xuống thang của Trung Quốc ở Biển Đông, nếu Mỹ muốn tiếp tục duy trì vị thế, vai trò của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có lẽ ông Obama nên tính đến các giải pháp mà Lầu Năm Góc và Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ đề xuất để bảo vệ luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông.
Mặt khác, các bên liên quan và khu vực cũng cần nhận rõ hơn nữa bản chất hành động và chiến lược bành trướng của Trung Quốc cũng như những nguy cơ chính mình sẽ phải đối mặt một khi Bắc Kinh xưng bá trong khu vực, biến các nước láng giềng thành "chư hầu kiểu mới", lập chốt thu tô ở Biển Đông. Đừng để ngư dân các nước ven Biển Đông muốn ra ngư trường truyền thống của nước mình đánh bắt phải xin phép và nộp tô cho Trung Quốc.
Muốn vậy, cần có tiếng nói thống nhất của khu vực về việc bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông, lên án bất kỳ hành vi nào làm phương hại hoặc đe dọa đến nó. Trung Quốc ngán nhất là khu vực và quốc tế đoàn kết lại, bởi bẻ từng chiếc đũa thì dễ, bẻ cả bó đũa thì khó vô cùng.

Chiến lược "Một vành đai, một con đường" hay "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" mà Trung Quốc vẽ ra với 400 tỉ USD chỉ là đòn ru ngủ khu vực, dễ bề thực hiện âm mưu kiểm soát Biển Đông mà thôi. Để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, xưng hùng khu vực, trông chờ vào nó, các nước sẽ dễ biến thành "chư hầu kiểu mới" lệ thuộc vào Trung Quốc.
Đọc thêm...

陈公轴博士称:美国与东盟要禁止中国在东海的称霸行为 (第1期)

16:09 |
就有关中国国家主席习近平对美国进行国事访问以及习近平对东海问题所发表的意见,越南前政府边界委员会主任陈公轴向越南教育电子报发送一篇评论文章,下面是详细内容:
不要设想习近平会对东海争端问题的立场有所改变
在访美之前,习近平接受《华尔街日报》的书面采访,其中习近平有提到所谓中国无可争辩的主权的越南长沙群岛 。习近平对这一问题并没有什么新论点,跟之前中国官员所说的论点没什么两样。
不过,唯一一点值得一提的是,这是首次中国最高首脑在对美进行正式访问期间,正式对东海-长沙以及在东海人造岛进行兴建和加强军事实力等问题发表意见。
当中国最高首脑公开肯定,中国自古至今对东海与长沙群岛拥有主权时,美国华裔裴敏表示,习近平已用中国的信誉和个人的名誉来赌这场在东海的扩张行为。
习近平已忽略了在东南亚地区与东海有关国家的担忧,忽略了美国总统奥巴马希望中国禁止在东海的扩张行为、破坏国际法律和秩序、以及在东海的和平稳定状态的呼吁。
中南海也忽略了世界舆论和奥巴马总统对于要求中国解释在南海九段U型线的法律依据。中国各位官员领导的
这样不仅导致越南、菲律宾、文莱、台湾等受直接影响的国家感到担忧,要设法对付中国,而且就算是东盟其他成员国也不能对中国的花言巧语抱有太大的希望,特别是那些正在对中国海上丝绸之路倡议做白日梦的国家。
一旦中国完成在东海人工岛上的军事化活动,东海以及马六甲海峡将完全在中国的控制范围之内。到那时,不仅东海以及周边国家安全受到严重威胁,而且日本、韩国、美国、印度经过该海域的贸易船只也需要遵守中国的规定。如果这种情况发生,美国实际上已经被打出东亚地区了。
Đọc thêm...

Ts Trần Công Trục: Mỹ và ASEAN cần ngăn chặn Trung Quốc xưng hùng xưng bá ở Biển Đông (Phần 1)

16:07 |
Xung quanh chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những phát biểu của ông về vấn đề Biển Đông, Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông về vấn đề này. Sau đây là nội dung bài viết:
Không nên ảo tưởng Tập Cận Bình sẽ xuống thang ở Biển Đông
Trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, ông Tập Cận Bình có trả lời phỏng vấn độc quyền tờ The Wall Street Journal bằng văn bản, trong đó đề cập đến cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi" của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lập luận của ông Bình không có gì mới, không có gì khác so với những gì các thuộc cấp của mình vẫn nói lâu nay.
Chỉ có điều, đây là lần đầu tiên chính ông Tập Cận Bình, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc chính thức lên tiếng phát ngôn về vấn đề Biển Đông - Trường Sa và hoạt động bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông trong bối cảnh đặc biệt - thăm chính thức Hoa Kỳ.
Khi một nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc công khai khẳng định trước dư luận quốc tế về cái gọi là "chủ quyền từ cổ đại" của họ với Biển Đông và Trường Sa, thì đúng như giáo sư người Mỹ gốc Hoa Bùi Mẫn Hân nhận xét, Tập Cận Bình đã đánh cược uy tín quốc gia lẫn danh dự cá nhân của mình vào canh bạc bành trướng Biển Đông này.
Ông Tập Cận Bình đã phủ đầu tất cả. Từ những quan ngại lo lắng của các bên liên quan ở Biển Đông, khu vực Đông Nam Á cho đến kêu gọi của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc Trung Quốc hãy ngừng các hoạt động cưỡng chế, thay đổi hiện trạng, phá vỡ luật pháp và trật tự quốc tế cũng như hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Trung Nam Hải cũng phớt lờ yêu cầu của công luận và chính cá nhân Tổng thống Obama về việc làm rõ đường lưỡi bò vô lý. Thái độ cứng rắn, bất chấp tất cả của các nhà lãnh đạo Trung Quốc không chỉ thể hiện bằng phát biểu cứng rắn như ông Tập Cận Bình đã nói, mà còn bằng các hành động leo thang ngoài thực địa vơi 3 đường băng quân sự dài trên 3000 mét ở Trường Sa.
Như vậy không chỉ các bên liên quan trực tiếp như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cảm thấy lo ngại và phải tìm cách đối phó, mà ngay cả các nước khác trong khối ASEAN cũng đừng nên ảo tưởng vào những lời hứa hão của Trung Quốc về việc kiềm chế, xuống thang ở Biển Đông, đặc biệt là những nước nào đang trông chờ vào "củ cà rốt" mang tên "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" với 400 tỉ USD.
Một khi 3 đường băng quân sự Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp đi vào hoạt động, tàu chiến, tên lửa, radar, máy bay chiến đấu được họ kéo ra bố trí ở Trường Sa thì cả Biển Đông và eo biển Malacca sẽ nằm trong vòng kiểm soát hoàn toàn của Trung Quốc.

Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực.
Đọc thêm...

中国“一带一路”战略面对困境

16:35 |
泰国《The Nation》的评论员Suthichai Yoon 924日发表称,中国在今年的中国 东盟博览会上已大力宣传其“一带一路”战略。中国国务院副总理张高丽就该战略向东盟国家提出6个建议,并强调称中国与东盟应“同舟共济,互利共赢”。
但是,张高丽的6点建议却无法解决中国与东盟关系中另一个至关重要的问题:如果中国与东盟在一个问题上达成共识,但在其它问题上出现分歧应怎么解决?东盟10个国家对习近平的“一路一带”战略的反应也各不相同。
Suthichai Yoon援引令一名观察人士的话称,“到目前为止,我并未听到任何公开支持中国“海上丝绸之路”战略的声音。我所看到的是中国与一些东盟成员国关系中战略互信的缺失。”
另一位观察人士表示,“另一个挑战在于如何让中国与东盟在一个多变机制中共同合作,而不是一个双边合作机制。中国更希望与东盟成员国建立双边的合作机制,但大部分东盟成员国却希望建立多变合作机制”。
同样参与今年中国 东盟博览会的《The Korea Herald》记者Chon Shi-yong 924日评论称,可以将东盟成员国分为3大类型。第一组是完全支持中国海上丝绸之路计划的国家,其中包括泰国、老挝和柬埔寨。第二组包括那些支持该倡议,但仍保持一些关碍态度,其中包括新加坡、马来西亚、印尼和文莱。第三组对中国倡议的真正利益保持谨慎态度,其中包括菲律宾、越南和缅甸。
中国曾多次公开表示不追求霸权政策,主张“和平崛起”。但张高丽在博览会上所发表的“中国坚决维护其领土主权,海上权益和国家安全”的言论令周边国家感到不安。
张高丽副总理重申了中国 “通过与直接有关国家在尊重历史事实和国际法律基础上进行协商,和平解决争议” 一贯言论。但问题在于中国仍坚持与周边国家进行双边谈判,同时要求其他国家尊重其“历史主权”,即由中国伪造出来的历史而不是根据国际法律规定。
不要被中国的宣传所迷惑
有关上述问题,Mercator中国研究院的Moritz Rudolf分析员924日在《The Diplomat》杂志上评论称,中国“一带一路”战略正面对困境。这与中国领导人所宣传的完全不一样。
中国国家主席习近平于20139月在访问哈萨克斯坦时提出了“丝绸之路经济带”,一个月后他又提出了“海上丝绸之路”计划。这也是中国国家领导人近两年来大力宣传的计划。但是,中国所面对的局面已完全不一样了。中国国内经济正受到困境,中国需要出钱稳定其国内经济。中国外汇储蓄在8月份已大量缩水。也正以此,中国的一些国外投资项目已受到严重的阻碍。
另外,在“一带一路”计划基础上,习近平提出了“命运共同体”的概念,但却无法说服其周边国家对中国的警惕态度。中国承诺合作共赢,但其他国家却相信大量的利益将流入中国。中国在东海的霸道行为也严重破坏了其他国家对中国的信任。

在其分析的结论中,Moritz Rudolf认为其他国家不应该被中国的花言巧语所迷惑。任何与中国的合作项目首先应从可行的经济利益出发,而不是嘴上好听的花言巧语。
Đọc thêm...

Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc đứng trước nguy cơ thất bại

16:34 |
Suthichai Yoon, một nhà bình luận của tờ The Nation Thái Lan ngày 24/9 cho biết, Bắc Kinh đã chính thức tung ra hoạt động quảng bá sáng kiến "Một vành đai, một con đường" tại triển lãm Trung Quốc - ASEAN (EXPO) tại Nam Ninh vừa qua. Phó Thủ tướng nước này ông Trương Cao Lệ mở màn với trích dẫn câu ngạn ngữ Trung Quốc, đại ý nói rằng anh em đồng tâm sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng lớn.
Tuy nhiên đề xuất 6 điểm của ông Trương Cao Lệ trong việc quảng bá "sáng kiến" này của ông Tập Cận Bình đã thất bại trong việc giải quyết một khía cạnh khác không kém phần quan trọng trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN: Điều gì sẽ xảy ra khi "anh em" chia sẻ chung một mục đích, nhưng lại bất đồng trong các vấn đề khác? Phản ứng từ 10 nước thành viên ASEAN với "sáng kiến" của ông Tập Cận Bình rất khác nhau.
Một nhà bình luận tại diễn đàn này nói với Suthichai Yoon: "Tôi đã không thấy hoặc nghe nói bất kỳ thành viên ASEAN nào sắp công khai hỗ trợ ý tưởng Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 cho đến nay. Những gì tôi thấy là một sự thâm hụt niềm tin trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số thành viên ASEAN về vấn đề Biển Đông".
Rõ ràng Trương Cao Lệ nhận thức được sự nghi ngờ kéo dài của một số thành viên ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines xung quanh ý định tổng thể của Trung Quốc trong khu vực. Ông Lệ hứa sẽ phát triển quan hệ với ASEAN theo cái ông gọi là các nguyên tắc hữu nghị, chân thành, cùng có lợi và mang tính toàn diện.
Một nhà bình luận khác tham dự EXPO lần thứ 11 nói: "Thách thức khác đặt ra là làm sao Trung Quốc và các nước ASEAN có thể làm việc trên một cơ chế đa phương chứ không phải một cách tiếp cận song phương để cho tất cả các nước có thể thu được lợi ích tối đa từ ý tưởng chung. Trung Quốc thích một thỏa thuận song phương, nhưng hầu hết các thành viên ASEAN sẽ muốn làm việc với Trung Quốc bằng cơ chế đa phương".
Chon Shi-yong, biên tập viên của tờ The Korea Herald tham dự EXPO 11 ngày 24/9 bình luận, có thể chia ASEAN thành 3 nhóm theo thái độ của các nước với "sáng kiến" của Tập Cận Bình. Nhóm sẵn sàng ủng hộ đầy đủ gồm Thái Lan, Lào và Campuchia. Nhóm cơ bản hỗ trợ nhưng vẫn quan tâm lo ngại về một trật tự mới mà Trung Quốc là trung tâm, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia và Brunei.
Nhóm thứ 3 cảm thấy không thuyết phục về lợi ích thực sự trong động thái này của Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Philippines và Myanmar. Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố với các nước láng giềng là Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" và không theo đuổi chính sách bá quyền nước lớn.
Nhưng những tuyên bố công khai của ông Trương Cao Lệ rằng "Trung Quốc kiên quyết giữ vững chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải, an ninh quốc gia của mình" khiến các nước lo ngại, đặc biệt là những hành vi leo thang của Trung Quốc đang công khai diễn ra trên Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế.
Ông Lệ lại nhắc lại luận điệu cũ, rằng Bắc Kinh cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình "với các nước liên quan trực tiếp" thông qua tham vấn trên cơ sở "tôn trọng lịch sử" và luật pháp quốc tế. Vấn đề vẫn là đàm phán tay đôi với từng nước, vấn đề vẫn là "chủ quyền lịch sử", tức một thứ lịch sử do Trung Quốc nhào nặn ra chứ không phải các nguyên tắc của công pháp quốc tế.
Đừng lóa mắt vì chiến thuật quảng bá của Trung Quốc
Xung quanh động thái này của Bắc Kinh, Moritz Rudolf từ Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ngày 24/9 bình luận trên The Diplomat, sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của ông Tập Cận Bình có nguy cơ thất bại, bất chấp chiến dịch quảng bá quy mô lớn mà Bắc Kinh đang tung ra. Thực tế khác xa so với những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc hùng biện.
"Sáng kiến" này được ông Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Kazakhstan tháng 9/2013, một tháng sau ông Bình lại đưa ra "sáng kiến" gọi là "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" khi sang thăm Indonesia. Trong hầu hết các diễn đàn ngoại giao cũng như khi công du nước ngoài, Tập Cận Bình đều thúc đẩy quảng bá cho "sáng kiến" này của mình để mở rộng ảnh hưởng kinh tế, chính trị của Trung Quốc tại châu Á và châu Âu.
Nhưng thời kỳ Trung Quốc tìm kiếm lợi nhuận kinh tế từ các khoản đầu tư mang động cơ chính trị đã qua lâu rồi. Bắc Kinh đã có ý định đầu tư hơn 900 tỉ USD trong việc mở rộng cơ sở hạ tầng tại châu Âu, châu Á. Tuy nhiên đến nay Trung Quốc cần tiền để ổn định nền kinh tế và thị trường tài chính đang trì trệ. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 8 vừa qua.
Chính vì những khó khăn tài chính mà một số dự án đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng ở nước ngoài đã đi vào bế tắc. Ví dụ đường ống dẫn dầu và khí đốt được gọi là Năng lượng Siberia mà Trung Quốc và Nga ký kết tháng 5 năm ngoái đang có nguy cơ treo vô thời hạn. Số phận đường ông dẫn khí đốt Altai kết nối phía Tây Siberia với Trung Quốc cũng có chung số phận.
Ở mức độ cơ bản hơn, Trung Quốc đang có một bước tiến kinh tế ngược, thay vì đặt trọng tâm nhiều hơn vào nhu cầu trong nước, Bắc Kinh đang suy đoán về thị trường xuất khẩu mới vào địa bàn không ổn định như Pakistan. Trung Quốc xuất khẩu công suất dư thừa của các doanh nghiệp nhà nước ra nước ngoài, bằng cách này lãnh đạo Trung Quốc đang cản trở khả năng của chính mình để vượt qua khủng hoảng.
Tập Cận Bình còn đưa ra ý tưởng xây dựng "cộng đồng chung vận mệnh", tuy nhiên ông không thể truyền đạt nội hàm của khẩu hiệu này là gì và thất bại trong việc thuyết phục các quốc gia khác về tính hấp dẫn trong ý tưởng của mình.
Trong khi Tập Cận Bình cam kết hợp tác hai bên cùng thắng, nhưng chiến thắng lớn nhất sẽ thuộc về Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc vừa là chủ đầu tư, đồng thời còn là kiến trúc sư, chủ thầu thi công các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài mà họ cho vay (thậm chí công nhân làm việc đơn giản nhất trong các dự án này cũng từ Trung Quốc).

Mặt khác Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trong chính sách đối ngoại, nhất là ở Biển Đông. Bởi vậy các nước nên kiềm chế và không nên để mình bị lóa mắt bởi chiến dịch PR này của Bắc Kinh. Mọi dự án hợp tác với Trung Quốc chỉ nên xem xét khi nó thực sự khả thi về mặt kinh tế.
Đọc thêm...

印尼加强军事力量,旨在应对东海的潜在威胁

15:57 |
925日接受《The Jakarta Post》采访时,印尼海军力量发言人Muhammad Zainuddin宣布称,印尼已向俄罗斯提出购买2艘基洛级潜艇的要求。这是印尼加强其军事力量计划中的一部分。
印尼国防部长Ryamizard Ryacudu确认了该信息,同时强调称该计划完全符合Joko Widodo国防力量现代化的战略。
观察人士认为印尼上述动态是意料之中的。基洛级潜艇具备有效地防御能力,价格合理,同时,购买俄罗斯基洛级潜艇也让印尼有机会加强与俄罗斯的国防合作。
目前印尼海军拥有2艘由德国生产的Type-029级潜艇。但是,观察人士认为,这两艘从1960年生产的潜艇已经不能满足印尼保护海上权益的需求。
印尼以前还曾经拥有12艘由前苏联生产的Whisket级潜艇。但是,自从上世界90年代末,这些潜艇已经被停止服役。
如果这装买卖能够顺利实现的话,加上3艘从韩国购买的潜艇,印尼将拥有共7艘潜艇。
之前,印尼国防部长Ryamizard Ryacudu发表称,印尼将扩大在Natuna 群岛上军事基地的码头和飞机跑道。他同时表示,印尼将派遣更多战斗机到该军事基地。
Ryamizard Ryacudu部长强调称,“印尼这样做并不等于希望战争发生。但是,东海临近我们,我们需要为任何情况做准备。印尼拥有足够强大的防御武器,加强防御系统让我们更加放心。”
观察人士认为,印尼国防部长上述表态符合印尼在东海问题中的一贯立场。近几年来,印尼一直担心Natuna群岛将成为中国“九段线”主权主张的下一个目标。
在今年3月访问日本时,印尼总统Joko Widodo指责中国“九段线”主权主张毫无国际法律依据。
从上世纪70年代起,印尼已同时进行外交、法律与安全等方面的一系列动作,旨在反对中国在东海的单方面主权主张。其中,印尼的首要目标是保护其Natuna群岛主权。Natuna群岛临近越南、柬埔寨于马来西亚的海域。这也是印尼最邻近东海的群岛。
中国加强在东海的非法行为令印尼做出日以强硬的回应。201412月,在访问中国期间,印尼武装力量总司令Moeldoko大将宣布,该国将加强在Natuna群岛上的军事力量,以便“应对各种威胁”。
一个月后,印尼陆军力量司令Budiman发表成,印尼计划升级该国军事基地的基础设施,其目标是可以在Natuna军事基地上开展Sukhoi战斗机和Apache AH-64E攻击性直升机的活动。
印尼海军力量参谋长Supandi肯定称,“东海的安全与稳定需要得到维持,我们对此拥有责任,特别是在近期各种潜在威胁正日益增加的背景下”。
之前,印尼已经升级在Pontianak, West KalimantanLanal军事基地,令其成为印尼主要的海军军事基地。
近期,印尼还决定向俄罗斯购买Su-35战斗机替代过于落后的F-5 Tiger战斗飞队。该计划将根据印尼政府的财政能力分阶段实行。目前,一架Su-35战斗机的价格是6500万美元。
印尼上述动态表明,该国已经将东海问题视为该国重要的安全问题之一。加强国防力量是印尼维护其和平与主权计划中的重要部分之一。
Đọc thêm...

Indonesia tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó xung đột Biển Đông

15:56 |
Trả lời phỏng vấn tờ The Jakarta Post ngày 25/9, người phát ngôn Hải quân Indonesia, ông Muhammad Zainuddin cho biết nước này đã chọn mua 02 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, đây là một phần trong kế hoạch chiến lược chuẩn bị cho những năm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu xác nhận thông tin trên và khẳng định kế hoạch này hoàn toàn phù hợp với chiến lược mà Tổng thống Joko Widodo đề ra về việc mua các thiết bị vũ khí mới, thay vì những thiết bị đã qua sử dụng.
Giới quan sát cho rằng quyết định chọn mua tàu ngầm lớp Kilo của Indonesia không có gì ngạc nhiên. Đây là loại tàu ngầm được đánh giá có giá thành hợp lý và khả năng phòng vệ hiệu quả, trong khi thương vụ này cũng mở ra cơ hội tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Indonesia và Nga.
Indonesia hiện chỉ có hai tàu ngầm Type-029 do Đức sản xuất. Tuy nhiên, mẫu tàu ngầm được sản xuất từ những năm 1960 bị đánh giá là không còn đáp ứng được những yêu cầu hiện nay.
Trước đây, Indonesia từng được đánh giá là một trong những nước có hải quân mạnh khi Jakarta từng sở hữu 12 tàu ngầm lớp Whisket do Liên Xô cũ sản xuất. Tuy nhiên, loại tàu ngầm này đã không còn được sử dụng từ cuối những năm 1990.
Nếu thương vụ mua hai tàu ngầm lớp Kilo diễn ra suôn sẻ, cùng với 03 tàu ngầm Hàn Quốc mà Indonesia đã đặt mua, Jakarta sẽ có 07 tàu ngầm trong thời gian tới.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết, nước này sẽ xây dựng cảng và mở rộng các đường băng tại căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna, tạo điều kiện cho nhiều máy bay hơn có thể lưu trú tại đây. Ông Ryamizard cũng cho biết thêm rằng sẽ có thêm nhiều máy bay chiến đấu được điều tới căn cứ quân sự Ranai trên quần đảo này.
Ông Ryamizard nhấn mạnh: “Động thái này của Indonesia không nhằm chuẩn bị cho chiến tranh. Nhưng Biển Đông là khu vực rất gần với Indonesia, chúng tôi cần chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra. Indonesia có các loại vũ khí đủ mạnh và việc tăng cường hệ thống phòng thủ sẽ khiến chúng tôi yên tâm hơn”.
Giới quan sát cho rằng phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia phù hợp với cách tiếp cận chung của nước này đối với những vấn đề vẫn đang tồn tại ở khu vực Biển Đông. Jakarta vẫn luôn lo ngại rằng vùng biển giàu tài nguyên xung quanh quần đảo Natuna sẽ có thể là mục tiêu tiếp theo của yêu sách "đường 9 đoạn" phi lý do Trung Quốc tự vẽ ra.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng 3 đã chỉ trích rằng yêu sách “đường 9 đoạn”, còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông không có căn cứ nào về mặt pháp lý quốc tế. 
Từ thập niên 1990, Indonesia đã thực thi chính sách phối hợp ngoại giao, pháp lý và các biện pháp đảm bảo an ninh nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc. Trong đó, ưu tiên hàng đầu của Indonesia là bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Natuna.
Đảo Natuna nằm tại vùng biển giáp lãnh hải của Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Malaysia. Đây cũng là đảo của Indonesia nằm gần Biển Đông nhất.
Việc Trung Quốc ngày càng gia tăng hoạt động trái với luật pháp quốc tế ở Biển Đông đã khiến Indonesia hành động thẳng thắn và quyết liệt hơn để đối phó.
Hồi tháng 2/2014, trong chuyến thăm Trung Quốc, Tổng Tư lệnh Quân đội Indonesia, Đại tướng Moeldoko, tuyên bố nước này sẽ bổ sung thêm lực lượng quân đội ở vùng biển quanh quần đảo Natuna để “đối phó với các mối đe dọa”.
Trong phát biểu một tháng sau đó, Tư lệnh Lục quân Indonesia, tướng Budiman cho biết Jakarta sẽ nâng cấp cơ sở vật chất tại các căn cứ quân sự nhằm mục tiêu lâu dài là triển khai các máy bay chiến đấu Sukhoi và 4 trực thăng tấn công Apache AH-64E tại quần đảo Natuna.
Hiện chính phủ của Tổng thống Joko Widodo vẫn đang tiếp tục tập trung vào mục tiêu khẳng định chủ quyền, coi đó là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Indonesia. Minh chứng rõ ràng nhất là Natuna đã được coi như địa điểm tiềm năng để xây dựng một căn cứ quân sự mới, nhằm đối phó với các mối đe dọa mà Jakarta cho rằng "không chỉ từ Trung Quốc".
Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, ông Supandi khẳng định: “An ninh và ổn định trên Biển Đông cần được duy trì và chúng ta có trách nhiệm trong việc này, đặc biệt là khi các mối đe dọa ngày càng tăng trong thời gian gần đây”.
Trước đó, Indonesia đã nâng cấp căn cứ hải quân Lanal tại Pontianak, West Kalimantan để trở thành căn cứ hải quân chính, cũng nhằm đề phòng các rủi ro xung đột tương tự có thể xảy ra ở Biển Đông.
Bên cạch bổ sung các hệ thống vũ khí cho đảo Natuna, Bộ Quốc phòng Indonesia cũng đang bắt đầu kiểm tra tính sẵn sàng hoạt động của các hệ thống vũ khí trong tất cả các đơn vị của hải-lục-không quân. Đích thân Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo đã đưa ra lệnh này để kiểm tra các hệ thống vũ khí.
Indonesia mới đây đã quyết định mua các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga để thay thế phi đội chiến đấu cơ già nua F-5 Tiger. Việc mua Su-35 sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào khả năng tài chính của chính phủ. Giá hiện thời của mỗi chiếc Su-35 là 65 triệu USD.
Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard cho hay, bên cạnh mua Su-35, Indonesia cũng lên kế hoạch mua các máy bay Boeing và trực thăng Chinook của Mỹ.

Những động thái trên của Indonesia cho thấy nước này đã coi vấn đề Biển Đông là một trong những thách thức an ninh cần được quan tâm. Các nỗ lực tăng cường an ninh là một phần trong kế hoạch nhằm bảo vệ hòa bình và chủ quyền của Indonesia. 
Đọc thêm...

Hot (焦点)