越南该如何应对中国在东海的威胁

07:22 |

2020421日举行的例行记者会上,中国外交部发言人耿爽在提及越南向联合国递交有关东海问题的照会时道出了充斥“火药味”的言辞。他说,今年三月底以来,越南接连向联合国递交多份照会,一再宣称其对南海(越南的东海)的非法主张,妄图否定中国在南海的主权及权力。
值得注意的是,耿爽先生421日的发言中公然宣称“中国将采取一切必要措施,坚定维护在南海的主权和权益”。分析专家认为“采取一切必要措施”这一词组充满着威胁的含义。从此可见,北京当局在东海争议问题上不会放弃使用军事手段的可能性。
仅在四天之内,这是第二次中国影射提及会“使用武力”的。此前的417日,中国在递交联合国秘书长反对越南的照会写道“中国坚决要求越南把所有力量和设备撤出它在长沙群岛非法侵略和占领的岛礁”。
在全世界各国正全力以赴抗击武汉肺炎疫情的背景下,中国很可能在东海采取新的冒险行动,因为过去中国曾利用越南及本区域其他国家遇到困难的时候就动用武力侵占东海上的岛礁(1974年侵占全部黄沙群岛,1988年和1995年侵占长沙群岛的一些岛礁)。
众多意见认为,面对中国对越南向长沙和东海上一些高脚屋提供补给的线路进行封锁阻拦的情况下,越南必须提高警惕(特别是中国填海扩建人工岛,把人工岛军事化,把十字礁建成挡道越南西南海的军事前哨)。因此,越南该如何应对和阻止北京当局的扩张霸权主义行为?
首先,越南必须守住实地岛礁的主权。当前越南正管辖长沙群岛的21个岛礁和在越南专属经济区及大陆架设起的高脚屋系统。越南必定要守住这些位置。不然就遭到很大的威胁。
在通过和平外交途径和基于1982年《联合国海洋法公约》维护岛礁的主权和海域的主权权利及管辖权中,越南必须同步采取以下的措施:
第一、越南要继续向联合国递交反对中国的照会。这是为今后的法律斗争和在国际与区域论坛揭穿北京当局真面目做好准备的重要一步。
越南也必须动员马来西亚和菲律宾等直接相关国家一起递交函件,反对中国在东海的主权声索和不法行为。一个多月以来,中国在东海的所作所为严重侵犯了上述两个国家的利益。诸如,中国军舰向菲律宾海军船舰照射激光灯;中国出动海洋地质8号考察船与众多的海警船及海上民兵船进犯和骚扰马来西亚的海上油气作业活动等。中国公布成立西沙(黄沙)和南沙(长沙)两个行政区;给东海上的80个岛礁和海底地理实体命名以及417日的照会都与马来西亚和菲律宾直接相关。可喜的是这两个东盟国家都发声谴责北京当局的嚣张行为。然而,谴责不够强硬。这需要越--菲三国在发声反对中国当局的傲慢和扩张霸权主义行为中必须密切协调。
第二、2020年越南是东盟轮值主席国,越南应该利用这一契机同东盟其他成员国磋商联名发表有关东海局势的联合声明。越南必须与东海主权争议直接相关的马来西亚和菲律宾密切合作,争取印尼和新加坡的同情以便曾强东盟国家在东海问题上的共同声音和团结一致。令人开心的事,印尼是东盟大家庭中的大国最近已公开表示对东海紧张局势的演变的担忧。
在今年四月底举行的东盟-美国外交部长在线会议上,美国国务卿强烈谴责中国趁着武汉肺炎大疫情蔓延之际大力推动在东海的挑衅活动,肯定将站在东盟国家一边,共同阻止中国的扩张主义图谋和欺凌邻国的行为,支持东海沿海国家在自己合法的海域勘探和开采资源。越南必须在东盟框架内的会议,东盟地区论坛(ARF)和东亚峰会(EAS)等会议争取美国的同情,让东海问题成为各次会议和论坛的重要议题。
第三、2020-2021年越南是联合国安理会非常任理事国,越南要争取这个好机会把东海议题列入联合国各次会议讨论的内容,呼吁国际社会其他国家发出支持的声音。武汉肺炎疫情肆虐酿成全球“大排华”的心理,尤其是在欧洲国家,因为中国一开始试图掩盖疫情,散发虚假信息,导致疫情扩散蔓延,使整个欧洲头昏脑胀。更甚的是,中国正利用疫情扩散之际大批量出口次品卫生设备和口罩,大搞投机牟利。这是一个大好机会,让越南可以呼吁和争取世界各国在东海问题上站在越南正义的一边。
第四、如果中国继续进行挑衅和欺凌,越南应该效仿菲律宾2013年的做法,把中国告上按照1982年《联合国海洋法公约》附件七成立的国际常设仲裁法庭。当前越南对中国的提告比当时的菲律宾顺利得多,因为常设仲裁庭2016712日的裁决已驳斥了中国所谓《九段线》,并确定长沙群岛所属的岛礁没有专属经济区和大陆架而只有最多领海12海里,这已成为极其重要的案例。再说,越南当前起诉中国将博得国际社会更强力的支持。
第五、武汉肺炎疫情的冲击造成了高科技零部件生产厂家迁出中国的浪潮。美国和日本正领先鼓励和协助在中国部分企业迁出中国回流本土。为了把产品供应链迁离中国,美国计划通过美---印等“四国集团”,再邀请韩国和新西兰进行的对话成立“兴旺经济网”。
随后,美国制定计划把药品,食品,卫生设备和高端电子设备等重要的供应链迅速迁离中国。越南应该积极参加“兴旺经济网”,在重组全球供应链中发挥自己的作用。这有助于增强越南经济实力来发展海军力量,牢牢捍卫越南海岛边疆主权。
另一方面,越南在全球供应链中扮演着重要的角色以及同“四国集团”建立的密切合作关系将有利于提高越南在国际和区域的威望,使中国想对越南动用武力只是白天做梦而已。
武汉肺炎疫情的肆虐构成了越南必须应对的新挑战。但从另一角度来看,如果越南能够抓住重组供应链的契机的话,越南就可以大力发展和提高综合国力,抵制和粉粹北京当局在东海推行的扩张霸权主义政策。

Đọc thêm...

Việt Nam cần làm gì để ứng phó với sự đe dọa của TQ ở Biển Đông?

07:12 |

Trong cuộc họp báo ngày 21/4/2020, ông Cảnh Sảng - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra những lời lẽ dọa dẫm “dùng vũ lực” ở Biển Đông khi đề cập đến động thái Việt Nam gửi công hàm lên Liên hợp quốc về vấn đề Biển Đông. Ông ta nói rằng kể từ cuối tháng 3, Việt Nam đã gửi một số công hàm tới Liên hợp quốc “liên tiếp tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp” tại Biển Đông” và “cố phủ nhận chủ quyền và các quyền của Trung Quốc” ở vùng biển này.
Điểm đáng lưu ý là trong tuyên bố hôm 21/4 nói trên, ông Cảnh Sảng ngỗ ngược nhấn mạnh “Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Nam Hải (tức Biển Đông)”. Một số nhà phân tích nhận định rằng cụm từ “mọi biện pháp cần thiết” có hàm ý đe dọa. Qua đấy có thể thấy rõ việc Bắc Kinh không loại từ khả năng sử dụng biện pháp quân sự.
Chỉ trong vòng 4 ngày, đây là lần thứ hai Trung Quốc nói bóng gió đến việc sử dụng vũ lực. Trước đó, công hàm ngày 17/4 gửi đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc để phản đối Việt Nam đã có đoạn viết: “Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp” ở quần đảo Trường Sa.
Trong bối cảnh cả thế giới đang gồng mình ứng phó với đại dịch Covid-19, rất có thể Trung Quốc sẽ có hành động phiêu lưu mới ở Biển Đông vì trong quá khứ Bắc Kinh đã tận dụng những lúc mà Việt Nam hay các nước trong khu vực có khó khăn để tiến hành xâm lược các đảo, đá ở Biển Đông (quần đảo Hoàng Sa năm 1974, một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 và 1995).
Có những ý kiến cho rằng, Việt Nam phải cảnh giác trước việc Trung Quốc bao vây, chặn đường tiếp tế của Việt Nam ra Trường Sa hoặc các nhà giàn (đặc biệt, Trung Quốc đã bồi đắp, mở rộng, quân sự hóa, biến đá Chữ Thập thành đồn điền quân sự án ngữ ngay sườn phía Tây Nam biển Việt Nam). Vậy Việt Nam cần làm gì để ứng phó với sự bành trướng của Bắc Kinh?
Trước hết, Việt Nam cần giữ vững được trên thực địa. Hiện Việt Nam đang quản lý, kiểm soát 21 thực thể ở Trường Sa và có hệ thống nhà giàn trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và phải kiên quyết giữ cho bằng được những vị trí này. Nếu không thì sẽ bị đe dọa rất lớn.
Trong các biện pháp ngoại giao hòa bình để giữ vững chủ quyền đối với các đảo, đá và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam cần triển khai đồng bộ các biện pháp dưới đây
Một là, Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm lên Liên hợp quốc phản đối Trung Quốc. Đây cũng là bước chuẩn bị cho đấu tranh pháp lý và tại các diễn đàn quốc tế, khu vực.
Việt Nam cũng cần tranh thủ vận động các nước liên quan trực tiếp như Malaysia, Philippines cùng gửi công hàm phản đối yêu sách và hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong hơn một tháng qua, những hành vi của Trung Quốc đối với Biển Đông đã xâm phạm nghiêm đến lợi ích của hai nước này. Chẳng hạn như việc tàu chiến Trung Quốc chĩa laser vào tàu hải quân Philippines hay việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 cùng nhiều tàu hải cảnh, tàu dân quân biển xâm lấn quấy phá hoạt động dầu khí của Malaysia.
Việc Trung Quốc công bố lập 2 đơn vị hành chính “quận Tây Sa (Hoàng Sa)” và “quận Nam Sa (Trường Sa)”; đặt tên 80 thực thể ở Biển Đông và cả công hàm ngày 17/4 đều liên quan trực tiếp đến Malaysia và Philippines. Điều đáng mừng là cả hai nước này đã đều lên tiếng chỉ trích hành vi hung hăng của Bắc Kinh. Tuy nhiên chưa đủ mạnh mẽ, cần có sự phối hợp giữa 3 nước trong việc lên tiếng phản đối sự hung hăng, bành trướng của Trung Quốc.
Hai là, năm 2020 Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam nên tận dụng vị thế này để làm việc cùng các thành viên khác trong ASEAN đưa ra một tuyên bố chung liên quan đến tình hình Biển Đông. Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Malaysia, Philippines là hai nước liên quan trực tiếp đến các tranh chấp Biển Đông, tranh thủ Indonesia và Singapore để tăng cường sự nhất trí trong ASEAN trên vấn đề Biển Đông. Điều đáng mừng là Indonesia, một nước lớn trong ASEAN, vừa qua đã lên tiếng công khai bày tỏ quan ngại trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông.
Tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Mỹ cuối tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ đã lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc lợi dụng đại dịch Covid-19 đẩy mạnh các hoạt động gây hấn ở Biển Đông, khẳng định sẽ đứng về phía các nước ASEAN để ngăn chặn sự bành trướng và các hành vi bắt nạt láng giềng của Trung Quốc, ủng hộ các nước ven Biển Đông khai thác tài nguyên trong vùng biển hợp pháp của mình. Việt Nam cần tranh thủ Mỹ tại các cuộc họp trong khuôn khổ ASEAN, diễn đàn an ninh khu vực (ARF) và diễn đàn Đông Á (EAS) để vấn đề Biển Đông trở thành một nội dung quan trọng của các diễn đàn này.
Ba là, năm 2020 - 2021, Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam cần tranh thủ đưa nội dung Biển Đông vào các cuộc họp của Liên hợp quốc, kêu gọi sự lên tiếng của các nước khác trong cộng đồng quốc tế.
Đại dịch Covid-19 tạo ra tâm lý “bài Trung Quốc” trên toàn cầu, nhất là tại các nước châu Âu bởi việc Trung Quốc che giấu thông tin dịch bệnh đã làm cho cả châu Âu phải lao đao, hơn nữa Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để trục lợi qua các thiết bị y tế, khẩu trang kém chất lượng. Đây là cơ hội để Việt Nam tranh thủ các nước đứng về phía chính nghĩa của Việt Nam trên vấn đề Biển Đông.
Bốn là, Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 như Philippines đã làm năm 2013 nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn. Việt Nam khởi kiện lúc này thuận lợi hơn Philippines rất nhiều bởi lẽ phán quyết ngày 12/7/2016 đã bác bỏ “đường lưỡi bò” và xác định các cấu trúc thuộc Trường Sa không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng mà chỉ có tối đa lãnh hải 12 hải lý, đã trở thành án lệ hết sức quan trọng. Hơn nữa, ở thời điểm hiện nay, việc Việt Nam khởi kiện Trung Quốc sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của cộng đồng quốc tế.
Năm là, đại dịch Covid-19 tạo ra một cuộc chuyển dịch mạnh mẽ các nhà máy sản xuất linh kiện kỹ thuật cao từ Trung Quốc. Mỹ, Nhật đang đi đầu trong việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyến dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Để chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập “Mạng kinh tế thịnh vượng” bằng việc tổ chức cuộc đối thoại giữa nhóm “Bộ tứ”, gồm Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ và mời thêm Hàn Quốc, New Zealand và Việt Nam.
Theo đó, các chuỗi cung ứng quan trọng như nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm, các thiết bị y tế, thiết bị điện tử kỹ thuật cao… được Mỹ lên kế hoạch cần phải nhanh chóng chuyển rời khỏi Trung Quốc. Việt Nam nên tranh thủ tham gia mạnh mẽ vào “Mạng kinh tế thịnh vượng” nhằm giữ vai trò trong việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này sẽ giúp Việt Nam tăng cường tiềm lực kinh tế để có thể phát triển lực lượng hải quân bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
Mặt khác, việc Việt Nam có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và có quan hệ hợp tác mật thiết với nhóm “Bộ tứ” sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế quốc tế và khu vực, khiến Trung Quốc khó có thể gây hấn hay sử dụng vũ lực đối với Việt Nam, kể cả ở Biển Đông.
Đại dịch Covid-19 tạo ra những thách thức mới mà Việt Nam phải ứng phó, song xét ở một góc độ khác, nếu Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội của tái cơ cấu chuỗi cung ứng thì có thể phát triển nâng cao tiềm lực quốc gia, chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đọc thêm...

警惕中国设立东海防空识别区

07:59 |

BDN-防空识别区被视为由一个国家自行设立的空域,任何航空器飞过该区域时必须接受这个国家的识别、确定位置及监控。防空识别区不同于国家领空,但由于设立国家的要求,它被视为与国防安全区域并行存在的区域。这种防空识别区实际上是冷战的产物,并且存在至今。除美国外,印度、日本、挪威、巴基斯坦、韩国、英国、中国和台湾都设立了防空识别区。
目前还没有调整这个问题的国际协议或国际规制,各国设立防空识别区还未受到明文规定的法规的禁止或允许,所以设立防空识别区的国家主要由自己说了算。必须强调指出,防空识别区可能包括该国领空之外的空域或范围(可能覆盖专属经济区上空),但不能用来为扩大领空的行为辩解。
与国际海洋法中的《陆地统治海洋》原则类似,防空识别区的范围必须与设立国的领土具有符合逻辑的联系。这意味着,一个国家若没有防空识别区下面领土主权的依据,则不能任意宣布把国际空域的某个区域置于自己的控制之下。因此,防空识别区不能设立在争议土地上空。这样做只会引发与相关国家领土主权争端的紧张气氛与冲突。
美国火奴鲁鲁(Honolulu)亚太安全研究中心的安全专家亚历山大-武维(Alexander L.Vuving2016725日在美国国家利益(The National Interest)杂志发表文章说,2013年,就在中国国防部宣布设立华东海防空识别区的当天,国防部发言人声称:“中国做好准备工作之后将在适当时间设立其它防空识别区”。由此至今,中国国防部和外交部在历次正式讲话中一直放出北京不排除设立东海防空识别区的风声,并且反复强调这是中国作为主权国家拥有的权力。再者,与中国军队亲近的消息灵通人士时不时与外媒记者说,中国计划随时准备设立东海防空识别区。
2017年初,中国国防大学著名战略家梁芳公开呼吁中国人民解放军设立东海防空识别区。这种公开的讲话旨在威胁中国的对手,但北京设立东海防空识别区信息并不是空穴来风。
这里首先提出的问题是防空识别区有什么功能让北京这样热衷于它?了解情况之后才知道,防识区除军事功能之外还有政治、外交和法理功能。据此:
一、防空识别区是一种预警“机制”。这是美国首次在冷战时期设立防空识别区的原始目的,旨在防止苏联出其不意的空中打击危机。今天北京担忧的是美国的间谍行为多于美国和东海周边国家的意外打击。若中国想减少美国在其沿海一带的监视活动的话,那么防空识别区的可操作性要比正式声明来得重要得多,因为华盛顿已经公开表明不承认和不接受中国设立防空识别区的立场。
二、防空识别区是一个禁止介入的区域。也就是说设立防空识别区可以构成禁止外国航空器进入特定区域的法理依据。中国设立的华东海防空识别区要求过境国际空域的没有朝着中国领土飞行的外国飞机也要向中国发出通知。
三、防空识别区具有主权斗争的功能。防空识别区虽然不是领土主张,但它可用于实现主权权力和管理领土空域的方式。外国航空器接受和服从管控被视为公认防空识别区划设国正对一片领土实施主权。
四、防空识别区是讨价还价的“筹码”。也就是说它可加强划设国与其他国家对弈中的地位。例如,中国设立华东海防空识别区后加强了北京与日本钓鱼岛主权争夺中的地位。它还有利于中国战机与日本战机争夺钓鱼岛上空的法理依据,扩大了争议范围,不限于钓鱼岛周围海域还包括岛上空域。华东海防识区有助于中国形成地区新现状。
五、防空识别区被视为发出信息的“设备”。一个国家宣布设立防空识别区旨在发出某种重要信息。接受这个信息的可能是国内或国外机构。在国际反对之下设立防空识别区可能是在释出“决心”或“气愤”之信号,并间接地发出会对此前给他造成损失的国家采取制裁措的信号。设立防空识别区也可能是在发出这个国家所拥有能力的信号。发出关于决心、愤然或实施能力等信息可能有阻止外部国家不对本国采取冒犯行为的作用。
关于这个功能,防空识别区在合作层面是否具有安抚他国的信号?一些观察界认为,中国把华东海防空识别区“当作吸引注意力的工具而不是侵略工具使用”。不过,国际的反应表明只有“傻瓜”才使用防空识别区来发出合作信号。
六、防空识别区有“威慑”功能,也就是说设立防空识别区具有威慑他国的作用,告诫他们不要做设防识区国家不希望看到的事情。
第二个问题是中国设立东海防空识别区的目的是什么?它将带来什么后果?201661日的华南早报报道说,中国正在加快设立东海防空识别区的步伐,其范围覆盖黄沙群岛富林岛和被中国使用武力非法侵占的越南长沙群岛的七个礁滩。中国国防部表示,设立防空识别区隶属于地区安全条件,特别是美国在东海的军事存在和美国与各邻国的外交关系。分析界认为,若中国设立东海防空识别区,那么:
第一、这表明北京无视国际法,随时准备在东海采取强硬行动来强化中国在东海的主权。中国国防部曾宣称,中国有权设立东海防空识别区并且强调:“若美军继续挑战中国东海主权,北京将有设立东海防识区的良好机会”。这种论调极其横蛮,因为从国际法来讲,中国完全没有声索东海主权的权力,更没有支撑此声索的法理依据。与此同时,越南一直明确、一贯地根据国际法关于实际占有领土规则重申越南对黄沙群岛和长沙群岛的不可争辩的主权。这就是说若北京设立覆盖黄沙群岛和长沙群岛的东海防空识别区就是非法行为,并且严重侵犯越南的领土主权。
中国准备设立东海防空识别区一事只是中国重申其东海非法主权阴谋的精心策划的步骤,是中国无视地区和世界各国航海航空自由合法权益的行动。中国想通过此举向世界发出国际社会必须接受中国式的东海主权声索信号。这也是中国企图改变东海现状的伎俩,就像中国201311月声索钓鱼岛主权时的所作所为如出一辙。
第二、严重影响东海上空的航权,威胁越南和东南亚地区在这片海域的航空安全与自由,置地区航空活动于中国的控制之下。由于单方设立防空识别区,设立国将要求飞越该防空识别区的航空器服从其管制,如事先通知飞行计划,安装二次雷达应答机以建立双向识别,通报其位置,服从其管理机构的指令。更重要的是接受处置措施,如接受中国军机的识别或离开该空域,或接受中国规定的其他处置措施。
另一方面,中国在东海扩建实体和非法军事存在可能导致地区的正常航空活动遭到中国的监控和阻挠。这是中国“独吞”和“垄断”东海空域控制权阴谋的组成部分。20157月,中国要求老挝航空公司班机飞越华东海时必须申报的事件,很可能在民航机频繁出入的东海上空重新上演,若北京划设东海防识区的话。
第三个问题是中国设立东海防空识别区的可能性。北京于201311月宣布设立华东海防识区至今,舆论一直关注北京是否设立东海防识区的问题。若设立的话会在什么时候设立,其范围覆盖哪些空间。
审理菲律宾提告中国东海仲裁案的常设仲裁庭2016年作出裁决后,当时的中国外交部副部长宣称必要时北京将设立东海防空识别区。此后,中国国防部发言人杨宇军公然宣称,中国“有权在自己的海域设立防识区”。此前, 中国驻菲律宾前大使马克卿说:“北京有权设立东海防识区”。2020518日出版的聚焦台湾杂志援引台湾负责军事战役与计划的叶国辉中将的话说,目前没有中国设立东海防空识别区的迹象。不过,2020年5月4日的台湾媒体报道说,台湾国防部确认中国正在计划设立东海防空识别区。
这是来自中国的信息,美国议会美中经济安全评估委员会最近说,中国可能先后设立(非法的)黄沙群岛和长沙群岛防空识别区。优先设立黄沙群岛及其周围海域防识区。等到军事力量强大起来后将设立覆盖长沙群岛的第二个东海防识区。20157月21日,美国前参议员约翰-麦凯恩(John McCain)在华盛顿哈德逊(Hudson Institute)研究所发表讲话时说,中国在越南的长沙群岛完成人造岛扩建后设立东海防识区以巩固囊括几乎整个东海海域的无理的《九段线》主权主张。
值得注意的是,美国战略与国际研究中心(CSIS)专家理查德-海德里恩(Richard Heydarian)说,“中国正接近设立东海防识区时间点”。他是在中国在越南长沙群岛非法扩建的十字礁、围巾环礁和渚碧礁人造岛上部署反舰和防控巡航导弹的背景下说这番话的。2020年5月,一架H-6K型战略轰炸机在越南的黄沙群岛富林岛非法建设的2000米跑道进行起降演习。中国在东海部署战略轰炸机和导弹引起了人们对中国设立东海防识区的忧虑。他认为,“中国正设立东海防识区框架以便建立长期监控区域”和“我们正在接近中国设立东海防识区的时间点”。
正当全世界忙于防控新冠肺炎疫情的时候,自2020年初至今,中国在东海肆意倒行逆施引起了地区内外国家的忧虑,美国被迫加强遏制中国的军事力量,正出现中国设立东海防识区的动态。因此,不排除北京悍然划定东海防识区的可能性,因为这是北京完全控制东海意图的如意算盘中的一个步骤。因此,地区内外国家必须提高警惕,主动采取“提醒”中国止步的措施,告诫中国不要蓄意设立东海防识区。因为这样做将把区域内外国家与中国推向比新冠肺炎疫情更危险的“战斗”。

Đọc thêm...

Cảnh giác với việc TQ thiết lập Vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông

07:49 |

BDN-Vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone, viết tắt là ADIZ) được hiểu là phạm vi một vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi phương tiện bay khi bay qua vùng này phải được nhận diện, xác định vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với vùng trời lãnh thổ quốc gia (không phận), nhưng do những đòi hỏi của quốc gia thiết lập, nó được coi như khu vực tồn tại song hành với khu vực an ninh quốc phòng. Một vùng nhận diện phòng không như thế thực chất là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Ngoài Mỹ, có Ấn Độ, Nhật Bản, Na Uy, Pakistan, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc và Đài Loan đã thiết lập ADIZ.
Hiện nay, không có một thỏa thuận hay định chế quốc tế nào điều chỉnh vấn đề này, các quốc gia không bị điều luật nào cấm hoặc cho phép một cách rõ ràng về việc thiết lập một ADIZ như vậy. Do đó, các quốc gia thiết lập ADIZ chủ yếu dựa vào những lập luận của riêng mình để giải thích cho việc thiết lập chúng. Cần phải nhấn mạnh rằng, các ADIZ có thể bao gồm những khu vực, phạm vi nằm ngoài lãnh thổ vùng trời của các quốc gia (có thể bao trùm lên vùng trời phía trên vùng đặc quyền kinh tế), và chúng không thể được dùng để bào chữa cho việc mở rộng lãnh thổ vùng trời.
Tương tự như nguyên tắc “đất thống trị biển” trong luật biển quốc tế, phạm vi ADIZ phải có sự gắn kết logic với lãnh thổ của quốc gia tuyên bố. Điều đó có nghĩa một quốc gia không thể mặc nhiên tuyên bố một khu vực vùng trời quốc tế nào đó đặt dưới sự kiểm soát của mình nếu không có cơ sở chứng minh chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ bên dưới nó. Cũng chính vì lý do đó, những ADIZ như vậy không thể được thiết lập trên những vùng lãnh thổ đang có tranh chấp vì sẽ tạo ra căng thẳng, xung đột về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia liên quan.
Ông Alexander L.Vuving - chuyên gia trong lĩnh vực an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương ở Honolulu/Mỹ, trong bài viết đăng trên tờ The National Interest/Mỹ ngày 25/7/2016 cho biết, năm 2013, ngay trong ngày Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông, Phát ngôn viên Bộ này đã công khai tuyên bố: “Trung Quốc sẽ thiết lập các ADIZ khác vào thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất việc chuẩn bị”. Kể từ đó, trong những phát ngôn chính thức, cả Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Họ còn lặp đi, lặp lại rằng đó là quyền của Trung Quốc như một quốc gia có chủ quyền. Thêm vào đó, những nguồn tin thân cận với Quân đội Trung Quốc thỉnh thoảng lại nói với các nhà báo nước ngoài rằng, Trung Quốc đã có kế hoạch và đã sẵn sàng áp đặt ADIZ ở Biển Đông.
Đầu năm 2017, đại tá Liang Fang, một chiến lược gia nổi tiếng ở Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã công khai kêu gọi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Những phát ngôn công khai này có thể chỉ để răn đe các đối thủ của Trung Quốc, nhưng khả năng Bắc Kinh thành lập ADIZ ở Biển Đông không phải là không có thật.
Như vậy, câu hỏi đầu tiên đặt ra ở đây là ADIZ có chức năng gì mà Trung Quốc lại “hăm hở” với nó đến thế. Tìm hiểu vấn đề này mới thấy, vượt ra ngoài lĩnh vực quân sự, ADIZ còn có thể thực hiện các chức năng chính trị, ngoại giao và pháp lý đối với quốc gia. Theo đó:
Một là, ADIZ như một “cơ chế” cảnh báo sớm. Đây vốn là mục đích nguyên thuỷ của ADIZ khi Mỹ lần đầu tiên tạo ra nó trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhằm làm giảm nguy cơ bị Liên Xô bất ngờ tiến công trên không. Bắc Kinh ngày nay thì quan ngại về các hoạt động gián điệp của Mỹ hơn là một cuộc tiến công bất ngờ từ Mỹ hay từ các nước láng giềng trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc muốn giảm hoạt động giám sát của Mỹ dọc bờ biển của họ, thì năng lực thực thi ADIZ sẽ quan trọng hơn là một lời tuyên bố chính thức, vì Washington đã công khai lập trường không công nhận cũng như không chấp nhận ADIZ của Trung Quốc.
Hai là, ADIZ như một khu vực cấm xâm nhập, nghĩa là việc thiết lập ADIZ có thể cung cấp cơ sở pháp lý để không cho máy bay nước ngoài bay vào những khu vực nhất định. ADIZ mà Trung Quốc thiết lập ở biển Hoa Đông thậm chí còn đòi hỏi máy bay nước ngoài khi quá cảnh ở không phận quốc tế và không hướng về lãnh thổ Trung Quốc vẫn phải thông báo với họ.
Ba là, ADIZ với chức năng đánh dấu chủ quyền. Mặc dù ADIZ không phải là một yêu sách lãnh thổ, nhưng nó có thể được sử dụng để thực hiện một số hình thức của quyền chủ quyền và quản lý vùng trời trên một vùng lãnh thổ. Sự chấp nhận hay phục tùng của máy bay nước ngoài sau đó có thể được hiểu như là sự công nhận rằng, quốc gia sở hữu ADIZ đang thực thi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ.
Bốn là, ADIZ như một “con bài” để mặc cả, nghĩa là nó có thể làm mạnh thêm vị thế của quốc gia đã tuyên bố thiết lập nó trong “bàn cờ” với các quốc gia khác. Ví dụ, việc Trung Quốc thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông đã củng cố vị thế của Bắc Kinh khi đối diện với Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nó còn giúp Trung Quốc một cơ sở pháp lý để cho những máy bay chiến đấu của họ tranh giành vùng trời trên quần đảo này với máy bay của Nhật Bản và mở rộng khu vực tranh chấp thực tế không chỉ giới hạn ở những vùng nước lân cận quần đảo, mà còn cả không phận phía trên quần đảo. ADIZ ở biển Hoa Đông còn giúp Trung Quốc tạo ra hiện trạng mới trong khu vực.
Năm là, ADIZ được coi như một “thiết bị” phát tín hiệu. Một quốc gia có thể tuyên bố lập ADIZ nhằm phát đi tín hiệu về một điều gì đó quan trọng. Khán giả của tín hiệu này có thể ở trong nước hoặc quốc tế hoặc cả hai. Việc công bố lập ADIZ trong sự phản đối của quốc tế có thể là phát tín hiệu thể hiện sự quyết tâm; cũng có thể là tín hiệu của một sự tức giận và vì vậy, một cách gián tiếp, nó phát đi tín hiệu về khả năng sẽ giáng đòn trừng phạt nhằm phản ứng lại một sự kiện trước đó đã gây tổn thương cho quốc gia tuyên bố thiết lập ADIZ. Việc thi hành một ADIZ cũng có thể là phát tín hiệu về năng lực của quốc gia đó. Các yếu tố quyết tâm, giận dữ và năng lực thực thi có thể có tác dụng ngăn cản các quốc gia bên ngoài không làm gì xúc phạm đến quốc gia đó.
Liên quan đến chức năng này, liệu một ADIZ có thể được sử dụng như một tín hiệu trấn an các quốc gia khác về mong muốn hợp tác hay không? Một số nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc đã cố gắng sử dụng ADIZ ở biển Hoa Đông “như một công cụ để thu hút sự chú ý chứ không phải là công cụ xâm lược”. Tuy nhiên, phản ứng quốc tế cho thấy chỉ có “kẻ ngốc” mới sử dụng ADIZ để phát tín hiệu hợp tác.
Sáu là, ADIZ với chức năng răn đe, tức là việc thiết lập ADIZ sẽ có tác dụng răn đe các quốc gia khác không được làm những điều mà quốc gia tuyên bố thiết lập ADIZ không mong muốn.
Câu hỏi thứ hai đặt ra là thiết lập ADIZ ở Biển Đông, Trung Quốc muốn gì và hậu quả sẽ ra sao? Ngày 01/6/2016, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng/Hong Kong cho biết, Trung Quốc đang xúc tiến thành lập ADIZ ở Biển Đông, có phạm vi bao trùm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và bảy đá ở quần đảo Trường Sa, tất cả đều thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép. Đáng chú ý, theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, việc thiết lập ADIZ phụ thuộc vào các điều kiện an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự hiện diện quân sự của Mỹ cũng như quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. Giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông thì:
Thứ nhất, nó chứng tỏ Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế, sẵn sàng hành động mạnh hơn ở Biển Đông để áp đặt chủ quyền. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng tuyên bố, nước này có quyền lập ADIZ ở Biển Đông và lớn tiếng cho rằng, “nếu Quân đội Mỹ tiếp tục thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ có cơ hội tốt để tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông”. Đây là một tuyên bố ngang ngược, bởi lẽ về mặt pháp lý quốc tế, Trung Quốc hoàn toàn không có quyền tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ” và không có cơ sở pháp lý quốc tế để chứng minh điều đó tại phần lớn Biển Đông. Trong khi đó, Việt Nam luôn khẳng định một cách rõ ràng, nhất quán về chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo những nguyên tắc của luật pháp quốc tế về chiếm hữu thực sự lãnh thổ. Điều đó có nghĩa là nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông có phạm vi bao trùm lên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì đó là hành động bất hợp pháp, đồng thời xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Việc Trung Quốc tuyên bố sẽ thiết lập ADIZ ở Biển Đông cho thấy, đây là bước đi có tính toán trong việc khẳng định chủ quyền phi pháp của nước này tại Biển Đông; là hành động thể hiện sự phớt lờ các quyền hợp pháp của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về tự do hàng hải, hàng không. Qua đây, nó cũng cho thấy Trung Quốc muốn chuyển tải thông điệp với thế giới rằng, cộng đồng quốc tế sẽ phải chấp nhận yêu sách “chủ quyền” của nước này theo cách mà họ muốn. Đây cũng là một “toan tính” nhằm thay đổi nguyên trạng Biển Đông, giống như cách mà Trung Quốc đã làm trên biển Hoa Đông vào tháng 11/2013 để khẳng định “chủ quyền” đối với quần đảo Senkaku/ĐiếuNgư.
Thứ hai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do hàng không trên vùng trời Biển Đông, đe dọa an toàn và tự do hàng không trên vùng biển này không chỉ đối với Việt Nam, mà còn cả khu vực Đông Nam Á; đặt hoạt động hàng không ở khu vực trong vòng kiểm soát của Trung Quốc. Do ADIZ được thiết lập một cách đơn phương, nên quốc gia tuyên bố ADIZ sẽ đưa ra các yêu cầu bắt buộc với các phương tiện bay khi bay qua khu vực này, như phải gửi trước kế hoạch bay; thiết lập sự nhận dạng hai chiều bằng việc lắp đặt các thiết bị nhận dạng radar thứ cấp; phương tiện bay phải được nhận dạng, thông báo vị trí; thiết lập kiểm soát bằng cơ chế thông báo tại các điểm báo cáo bắt buộc... Quan trọng hơn là phải chịu những biện pháp chế tài như có thể bị buộc nhận dạng bởi các máy bay quân sự của Trung Quốc hoặc buộc phải rời khỏi khu vực và chịu những biện pháp chế tài khác do Trung Quốc đưa ra.
Mặt khác, việc Trung Quốc hiện diện quân sự trên các thực thể bồi đắp trái phép tại Biển Đông dẫn đến khả năng hoạt động hàng không bình thường tại khu vực này sẽ bị kiểm soát và cản trở bởi chính Trung Quốc. Đây là bước tiếp theo trong ý đồ “độc chiếm”, “độc quyền” kiểm soát vùng trời trên Biển Đông vốn phải được đảm bảo tự do, an ninh tuyệt đối cho hoạt động hàng hải, hàng không. Sự kiện hồi tháng 7/2015, Trung Quốc yêu cầu máy bay của hãng hàng không Lào bay trên biển Hoa Đông phải khai báo hoàn toàn có thể sẽ lặp lại tại Biển Đông, nơi mà các hoạt động hàng không dân dụng diễn ra khá nhộn nhịp, nếu như Bắc Kinh thiết lập ADIZ tại khu vực này.
Câu hỏi thứ ba đặt ra là về khả năng Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ADIZ tại biển Hoa Đông tháng 11/2013, từ đó đến nay, dư luận thường xuyên quan tâm là liệu Trung Quốc có thiết lập ADIZ ở Biển Đông không và nếu có thì khi nào, với kích thước, phạm vi ra sao?
Năm 2016, ngay sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực quốc tế về Luật Biển (PCA) về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa hai nước ở Biển Đông, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó đã tuyên bố, Bắc Kinh sẵn sàng thiết lập ADIZ ở Biển Đông nếu thấy cần thiết. Sau tuyên bố này, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cũng ngang nhiên cho rằng, Bắc Kinh “có quyền thiết lập một ADIZ trong vùng biển của Trung Quốc”. Trước đó, cựu Đại sứ Trung Quốc ở Philippines Mã Khắc Khanh tuyên bố, Bắc Kinh có quyền lập ADIZ ở Biển Đông. Gần đây, tờ báo Focus Taiwan của Đài Loan ra ngày 18/5/2020 dẫn thông tin từ Trung tướng Ye Gou-huei - Phụ trách các chiến dịch quân sự và kế hoạch tại Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết, không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ tuyên bố thiết lập ADIZ vào lúc này. Tuy nhiên, trước đó, ngày 04/5/2020, cũng báo Taiwan đưa tin, Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận việc Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập một ADIZ ở Biển Đông.
Đó là những thông tin từ phía Trung Quốc, còn về phía Mỹ, Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung thuộc Quốc hội Mỹ gần đây cho rằng, Trung Quốc có thể lần lượt lập ra hai ADIZ (bất hợp pháp) ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó, ưu tiên lập ADIZ ở quần đảo Hoàng Sa và vùng biển xung quanh, sau đó chờ cho đến khi năng lực quân sự mạnh lên, Trung Quốc sẽ lập ra ADIZ thứ hai ở Biển Đông, bao trùm lên quần đảo Trường Sa. Ngày 21/7/2015, phát biểu tại Viện nghiên cứu Hudson ở Washington/Mỹ, cựu Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng, động thái tiếp theo của Trung Quốc sau khi hoàn tất xây dựng những đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là lập ADIZ ở Biển Đông để củng cố tuyên bố chủ quyền “đường chín khúc” phi lý bao trùm gần như cả Biển Đông.
Đáng chú ý, gần đây, ông Richard Heydarian - chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ đã nhận định rằng, “Trung Quốc đang tiến gần tới việc tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông”. Nhận định của ông Heydarian được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc bị cáo buộc triển khai tên lửa hành trình chống hạm và phòng không trên đảo nhân tạo xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồng thời, đầu tháng 5/2020, một máy bay chiến lược H-6K đã diễn tập cất hạ cánh trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đã xây dựng phi pháp một đường băng dài khoảng 2.000m. Việc Bắc Kinh triển khai tên lửa hay máy bay ném bom chiến lược đến Biển Đông đang làm dấy lên lo ngại về việc họ sẽ thiết lập ADIZ tại khu vực này. Ông Richard Heydarian cho rằng: “Trung Quốc đang phát triển khung xương của ADIZ trên Biển Đông, nhằm đạt được khả năng áp đặt một vùng kiểm soát trong lâu dài” và “chúng ta đang ngày càng tới gần thời điểm Trung Quốc sẽ tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông”.
Giữa lúc hầu như cả thế giới đang tập trung đối phó với đại dịch Covid-19, thì từ đầu năm 2020 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động ngang ngược và vô lối ở Biển Đông, khiến cho các nước trong và ngoài khu vực rất quan ngại, Mỹ buộc phải gia tăng lực lượng quân sự để “kiềm chế”, xuất hiện nhiều yếu tố cho sự ra đời một ADIZ từ phía Trung Quốc. Chính vì thế, không loại trừ khả năng Bắc Kinh “liều lĩnh” thiết lập một ADIZ ở Biển Đông bởi đây là việc làm đã được họ tính toán trong các bước đi nhằm thực hiện mưu đồ kiểm soát hoàn toàn Biển Đông. Vì thế, các nước trong và ngoài khu vực cần nêu cao cảnh giác, chủ động có các giải pháp đi trước nhằm “cảnh tỉnh” hoặc ngăn chặn Trung Quốc sớm dừng lại, không nên cố tình thiết lập ADIZ tại Biển Đông, vì như thế sẽ đẩy các nước trong, ngoài khu vực và Trung Quốc vào một “trận chiến” còn nguy hiểm hơn Covid-19.

Đọc thêm...

提升东盟的合作性与主动性

07:31 |

(人民报)第36届东盟峰会以视频方式召开。作为2020年东盟主席,越南政府总理阮春福主持开幕式、全体会议、关于数字时代女性赋能的特别会议,东盟各国领导人与东盟议会联盟大会、东盟青年代表、东盟工商咨询理事会之间的对话。越南国会主席、第41届东盟议会联盟大会主席阮氏金银代表越南在关于数字时代女性赋能的特别会议上发表讲话,并同越南国会常务副主席、东盟议会联盟大会越南代表团团长丛氏放一同出席东盟各国领导人与东盟议会联盟大会之间的对话。此外,东盟政治安全、经济、社会文化等支柱的部长级和高级官员的相关筹备会议已经陆续召开。
36届东盟峰会是越南与东盟各成员国一起,继续交换意见并探讨建设共同体、巩固团结一致、强化协作互助、提高合作成效等举措,重点部署2020年优先事项和倡议,提升东盟在应对包括新冠肺炎疫情在内的当前区域和国际挑战的主动性等的契机。
发扬“齐心协力与主动适应”精神,作为东盟主席国,越南引领东盟有效应对新冠肺炎疫情,主持召开多场发挥积极作用的视频会议,助力保持东盟的合作之势,包括东盟和东盟与中日韩抗击新冠肺炎疫情领导人特别会议,东盟和东盟与欧盟、美国、俄罗斯等伙伴之间的外长会等。这些活动对国内和国际舆论产生了积极的传播效应,彰显了主席国积极主动的作用。
作为2020年东盟轮值主席国,早在任期开始时,越南积极主动凝聚东盟共识,协调东盟共同努力,旨在巩固团结一致、齐心协力、协作互助,提升东盟在应对包括新冠肺炎疫情在内的当前区域和国际挑战中的合作性、主动性,有效发扬“齐心协力与主动适应”精神。
在新冠肺炎疫情在全球,包括所有东盟国家爆发蔓延的背景下,越南保证实施了自己在2020东盟主席年提出的优先事项和倡议,同时积极实施近期召开的应对新冠肺炎疫情会议的成果,特别是东盟和东盟与中日韩抗击新冠肺炎疫情领导人特别会议成果、《关于共同应对新冠肺炎疫情的东盟主席声明》,旨在防止疫情蔓延扩散并减少疫情带来的负面影响。
除了开幕式和全体会议,第36届东盟峰会框架下还设有各场特别会议和对话等。其中,关于数字时代女性赋能的特别会议是越南提出的倡议,旨在肯定东盟领导人在推进性别平等和提升妇女在共同体建设过程中的作用等承诺。该活动也旨在纪念关于促进妇女权利的《北京宣言》和《北京行动纲领》通过25周年。
在东盟各国领导人与东盟议会联盟大会之间的对话上,东盟领导人和东盟议会联盟大会代表将探讨强化两个组织在面向民众、造福民众的东盟共同体建设中的协调联动。在东盟各国领导人与东盟青年代表的对话上,东盟各国领导人将同各成员国推荐的东盟青年代表围绕推进青年参与共同体建设等议题展开对话。会上,青年代表还向东盟各国领导人提交一份关于青年的声明。
在东盟各国领导人与东盟工商咨询理事会之间的对话上,东盟工商咨询理事会代表将提请东盟领导审议企业界关于推进企业参与、加大地区和国际贸易投资自由化便利化力度的各项倡议。
我们相信,在阮春福总理主持下召开的第36届东盟峰会将取得圆满成功。凭着共同努力和高度团结一致,东盟各国领导人将通过关于第36届东盟峰会成果的主席声明、关于齐心协力与主动适应的东盟愿景声明以及东盟关于变革之中的工作环境下人力资源开发的声明,同时确认其他多项成果文件。
36届东盟峰会的成功将成为重要的里程碑,为积极助力树立一个齐心协力、灵活且主动适应的东盟形象注入强大的动力。

Đọc thêm...

Hot (焦点)