美国调整国家导弹防御系统的背后 (第二期)

00:50 |
中、美 俄关系因美国此次调整而进一步演变出紧张趋势。在宣布坚强自身军事力量的同时,中国与俄罗斯直接宣布“将联合对付美国的计划”。从逻辑上而言,中 俄联合的宣布并未让人感到特别意外,因为这两个国家都为一个目前自己并未能够对抗的强大对手而需要对方的联合与支持。这样一来,美国调整NMD计划将使亚太地区的局面发生重大变化,形成两个具有对立性的联盟:俄 联盟和美 - 韩联盟。美国加强在日本和关岛的导弹防御将使美国与日本、韩国、菲律宾等盟友国家的关系越发紧密,增加这些国家对美国安全保护伞的依赖性。美国与盟友国防合作的加强也将推动中 俄战略关系,其中北朝鲜也有不正式地参加该联盟的趋势。基本上,新的两级安全局面以更高的对立程度,正在加快定型速度,虽然暂时可以维持战略平衡情况和保持区域稳定,但是如果双方的战略接触程度突然增高可以带来消极的影响。美国 - 日本 - 韩国传统联盟将继续得到巩固,并且可以向菲律宾扩大。俄罗斯 - 中国 北朝鲜将暂时放弃战略的矛盾,以便在区域内共同配合对抗美国 - 日本 - 韩国的联盟。这两个联盟竞争和对立程度的增加将对东北亚的区域安全带来复杂的影响。尽管如此,美国向亚洲调整NMD计划在短期之间或一段时间内不会对亚洲安全带来负面影响的,因为在区域内由大国对抗而导致的紧张局势仍然在可控范围内。美国调整NMD只会对亚洲安全带来长期性的威胁。在此背景下,区域内各国家将继续加强他们之间的合作,寻找同盟、巩固各种关系旨在互相约束,而最后的目的还是对付区域内日益增加的不稳定趋向,在容易发生冲突的各国家之间形成一个超复杂的同盟网络关系。
区域内各国家加强武装力量的趋势给越南在购买新武器、巩固国家国防潜力和加强与俄罗斯、印度的军事技术合作给予便利条件,推动美国和欧盟取消越南武器禁运令,发展国防工业,当区域的安全越来越复杂的情况下确保战略的主动状况。美国和中国在亚太地区的战略竞争以及美国扩大在亚太地区的影响力将是越南加强与美国和美国盟友国家关系的机会,推动地区多方安全机制的形成,帮助解决有关越南利益的问题,特别是东海问题。
 

Đọc thêm...

Đằng sau việc Mỹ tái cấu trúc hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu (Phần II)

00:49 |

Quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ - Nga đã có thêm diễn biến mới căng thẳng hơn ngay sau quyết định tái cấu trúc của Mỹ. Bên cạnh những tuyên bố về tăng cường tiềm lực quân sự, TQ và Nga “thẳng thừng” tuyên bố “sẽ phối hợp nhằm đáp trả” kế hoạch của Mỹ. Xét về mặt lôgic, tuyên bố đẩy mạnh phối hợp của Nga và TQ là có thể hiểu được vì hai nước này đang cảm thấy cần có nhau khi phải đối diện với một mối đe dọa chung mà mỗi nước chưa đủ khả năng để tự đương đầu. Như vậy, việc Mỹ điều chỉnh NMD có dấu hiệu sẽ làm gia tăng khả năng biến đổi cục diện khu vực Châu Á - TBD theo hướng thúc đẩy tập hợp lực lượng mới giữa Mỹ - Nhật - Hàn và Nga - Trung - Triều; hình thành rõ nét hơn hai nhóm đối trọng Nga - Trung và Mỹ - Nhật - Hàn trong khu vực Châu Á - TBD. Việc tăng cường phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản và Guam sẽ thắt chặt thêm quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và sự phụ thuộc của các nước này vào "chiếc ô an ninh” của Mỹ. Sự tăng cường gắn kết quốc phòng giữa Mỹ và các đồng minh trong khu vực sẽ là động lực thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ chính trị chiến lược Trung - Nga vốn đang ở giai đoạn tốt nhất từ trước đến nay do nhu cầu tạo đối trọng cân bằng lực lượng trong khu vực, trong đó Bắc Triều Tiên cũng có thể sẽ tham gia một cách "không chính thức” trong liên minh đối trọng này. Về cơ bản, cục diện an ninh hai cực mới với mức độ đối đầu cao hơn đã bắt đầu gia tăng tốc độ định hình, tuy tạm thời có thể duy trì tình trạng cân bằng chiến lược và giữ ổn định khu vực song sẽ có tác động tiêu cực khi mức độ cọ sát chiến lược giữa hai bên tăng cao một cách tất yếu. Liên minh truyền thống Mỹ - Nhật - Hàn sẽ tiếp tục được củng cố và có thể mở rộng với Philippines. Tập hợp Nga – Trung - Triều sẽ tạm gác một số mâu thuẫn chiến lược để phối hợp phá vỡ liên minh Mỹ - Nhật - Hàn trong khu vực. Cạnh tranh, đối đầu giữa hai tập hợp lực lượng này gia tăng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng, tác động phức tạp hơn đối với an ninh khu vực Đông Bắc Á. Mặc dù vậy, các hệ quả tiềm ẩn đối với an ninh Châu Á của việc Mỹ tái cấu trúc NMD hướng sang Châu Á chưa thể gây ra tác động xấu ngay lập tức trong ngắn hạn, thậm chí là trung hạn do các diễn biến căng thẳng an ninh trong khu vực mà chủ yếu là giữa các nước lớn chưa thể và chưa được phép vượt tầm kiểm soát. Nguy cơ đối với an ninh Châu Á từ việc Mỹ điều chỉnh hệ NMD vẫn mang tính dài hạn. Trong bối cảnh đó, các nước trong khu vực sẽ tiếp tục gia tăng sự liên kết và phối hợp, tìm kiếm đồng minh, củng cố các mối quan hệ nhằm ràng buộc lẫn nhau mà mục đích cuối cùng vẫn là đối phó với xu hướng bất ổn ngày càng tăng trong khu vực, hình thành nên một mạng lưới đan xen chằng chịt các quan hệ đồng minh, đối tác dễ có nguy cơ xảy ra va chạm và xung đột do cọ sát lợi ích gia tăng giữa các nước.

 Xu thế tăng cường vũ trang của các nước trong khu vực là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mua sắm các loại vũ khí mới, củng cố tiềm lực quốc phòng của đất nước, có điều kiện để tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, Ấn Độ, tác động Mỹ và EU dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, đảm bảo sự chủ động chiến lược trong môi trường an ninh ngày càng phức tạp của khu vực. Tiến trình tập hợp lực lượng, kiềm chế lẫn nhau giữa Mỹ và TQ ở khu vực sẽ góp phần gia tăng vị thế địa chiến lược của Việt Nam do nhu cầu tập hợp lực lượng của cả hai nước dẫn tới việc gia tăng điều kiện và cơ hội để Việt Nam tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước đồng minh, đối tác của Mỹ cũng như tranh thủ vai trò của các nước lớn nhằm thúc đẩy hình thành các cơ chế an ninh đa phương ở khu vực để giải quyết các vấn đề liên quan lợi ích của Việt Nam, trong đó có vấn đề Biển Đông./.
Đọc thêm...

美国调整国家导弹防御系统的背后 (第一期)

00:47 |
 

为了实现自己的全球霸主计划,同时保护美国绝对的国家安全,美国不断研究并实行多种措施,其中国家导弹防御系统(NMD)是美国多年酝酿并致力实行的重点计划。NMD的目的不仅在于保护美国国家安全,同时还能帮助保护美国的盟友、扩大美国在全球范围内的影响力、克制美国潜在的对手。

美国早在冷战时期就酝酿NMD计划,其目的是设立一套包括在空中、海上和宇宙中的全球性导弹防御系统,其重心作战对象直指俄罗斯,另外还能提防中国的崛起。美国调整NMD战略标志着美国导弹防御战略中的重要调整,这符合美国在奥巴马第二个统统任期期间新的外交政策,那就是重新调整美国在世界各重点战略区域的力量,加强对亚太地区和中东地区的干预程度,有效地同时解决多个迫切的问题。

虽然美国宣布此次调整国家导弹防御系统的主要原因来自于北朝鲜核武器的威胁,但其实真正的目的是克制美国潜在的对手。实际上,北朝鲜不断通过进行核试验和威胁进攻美国使地区的紧张局势升级的确是美国所关注的问题。但是,美国增加在亚太地区的拦截导弹数量不仅仅是对付北朝鲜强硬的态度和挑衅行为那么简单,而可以视为是一种战略调整。如果仔细分析可以发现,从北朝鲜带来的核导弹威胁并未足够迫使美国调整在全球范围内的防御战略。所以,美国此次加强NMD系统的真正目的在于进一步克制俄罗斯与中国,加强美国在亚太地区的干预程度和作战能力,在北朝鲜和中国的威胁背景下安抚美国的盟友。

近几年,美国的两个最大的竞争对手俄罗斯和中国,特别是中国,不断增加投资力度,加强军事力量。中国的国防预算近几年不断飙升,从2011年的920亿美元到2012年的1040亿美元和2013年的1150亿美元,并且在未来仍然不断增加。这还仅仅是中国正式公布的数据,而国际专家则认为实际的数据还会高出很多。在俄罗斯,普京总统在自己的三个总统任期期间已经通过价值6500亿美元的国防现代化计划,其重点是空军和战略导弹力量,并成立了远东发展部,推动成立东北亚安全合作机制等。在美国宣布把战略重心向亚太地区调整时,中国与俄罗斯的国防合作关系也不断得到加强,中国从俄罗斯购买的军事装备合同已经占俄罗斯军事装备出口总额的15%。两国也加强进行海上联合军演,并表现出共同联合对付美国的趋势。这两个国家的表现给美国在亚太地区的干预造成挑战,迫使美国要通过加强在该地区的军事力量,克制两个日益崛起的潜在对手。

总而言之,如果之前美国为了克制俄罗斯主要在欧洲地区,特别是东欧地区进行部署NMD系统,那么现在因为中国的快速崛起威胁到美国的主导地位,美国已经对NMD计划做出战略调整,把计划中心放在亚太地区。
Đọc thêm...

Đằng sau việc Mỹ tái cấu trúc hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu (Phần I)

00:43 |
 Để thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu và bảo vệ tuyệt đối an ninh quốc gia của mình, nước Mỹ không ngừng nghiên cứu và áp dụng nhiều phương thức và phương tiện khác nhau nhằm đạt được mục tiêu, trong đó Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Quốc gia (NMD) là một trong những kế hoạch trọng điểm mà Mỹ đã ấp ủ và theo đuổi từ nhiều năm qua. Không chỉ nhằm bảo vệ chính an ninh quốc gia của nước Mỹ, NMD còn là phương tiện để Mỹ kiềm chế các đối thủ tiềm tàng, bành trướng ảnh hưởng tại nhiều khu vực và bảo vệ các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới.
 Kế hoạch NMD được phôi thai từ thời Chiến tranh Lạnh nhằm hiện thực hóa tham vọng của Mỹ thiết lập nên một Hệ thống Phòng thủ Tên lửa trên quy mô toàn cầu, kết hợp cả trên không, trên mặt biển và vũ trụ nhằm hướng trọng tâm tác chiến vào Nga và đề phòng Trung Quốc (TQ). Việc Mỹ tái cấu trúc NMD toàn cầu đã đánh dấu một bước điều chỉnh quan trọng trong chiến lược phòng thủ tên lửa của Mỹ, phù hợp với chính sách ngoại giao mới của Chính quyền Obama nhiệm kỳ 2 là ưu tiên cho việc cân bằng lại sự tập trung chú ý đối với các khu vực chiến lược trọng điểm, trong đó tiếp tục tăng cường can dự vào Châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhiều vấn đề cấp bách đòi hỏi phải xử lý cùng một lúc.
Mặc dù lý do chính mà Mỹ nêu ra để biện minh cho lần điều chỉnh chiến lược phòng thủ quan trọng này là Bắc Triều Tiên, song thực chất kế hoạch điều chỉnh trên nhằm vào mục tiêu sâu xa hơn là ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Trên thực tế, việc Bắc Triều Tiên liên tục chủ động đẩy cao mức độ căng thẳng bằng các vụ thử tên lửa, hạt nhân và đe dọa tấn công phủ đầu nước Mỹ cũng là vấn đề gây quan ngại đối với Mỹ. Tuy nhiên, việc Mỹ tăng cường bố trí thêm nhiều tên lửa đánh chặn sang Châu Á có thể được nhìn nhận như một điều chỉnh chiến lược nhằm hướng tới các mục tiêu chính trị lâu dài hơn là chỉ đối phó với những tuyên bố và động thái cứng rắn gần đây của Bắc Triều Tiên. Nếu xem xét một cách riêng rẽ, mối đe dọa từ kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên chưa thể đủ mạnh để buộc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ trên quy mô toàn cầu như vậy. Do đó, bên cạnh lý do về thiếu hụt nguồn lực tài chính và nâng cao hiệu quả về mặt tính năng chiến đấu của hệ thống NMD, việc Mỹ tái cấu trúc hệ thống NMD toàn cầu thực chất là tiếp tục nhằm ngăn chặn TQ và Nga, góp phần đẩy nhanh việc tăng cường năng lực tác chiến cũng như khả năng can dự ở Châu Á - TBD, trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực trước các nguy cơ và mối đe dọa có thể từ Triều Tiên và TQ.
Những năm gần đây, hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ là Nga và TQ đã có nhiều nỗ lực đầu tư, tăng cường tiềm lực quân sự, đặc biệt là TQ. Ngân sách quốc phòng của TQ đã tăng nhanh chưa từng thấy trong những năm qua, từ 92 tỷ USD năm 2011 lên 104 tỷ USD năm 2012 và 115 tỷ USD năm 2013 và dự kiến còn tiếp tục tăng cao hơn nữa. Đó mới chỉ là những con số thống kê chính thức do TQ công bố, trong khi theo giới chuyên gia thì chi phí quốc phòng thực sự của TQ còn cao hơn rất nhiều. Trong khi đó tại Nga, Tổng thống Putin bước vào nhiệm kỳ 3 đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng trị giá 650 tỷ USD đến năm 2020 tập trung cho lực lượng Không quân và Tên lửa chiến lược, thành lập Bộ Phát triển vùngViễn Đông, thúc đẩy thành lập cơ chế hợp tác an ninh Đông Bắc Á… Sau khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm sang Châu Á - TBD, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa TQ và Nga được tăng cường với nhiều hợp đồng mua bán vũ khí và hợp tác kỹ thuật quân sự (chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga), tiến hành nhiều cuộc tập trận chung trên biển và thể hiện quyết tâm chính trị, tăng cường liên kết ở khu vực để đối trọng với Mỹ. Những hoạt động trên của TQ và Nga đặt ra thách thức lớn đối với tham vọng của Mỹ trong việc tăng cường can dự kiểm soát khu vực Châu Á - TBD, buộc Mỹ phải gia tăng hiện diện quân sự thông qua các hoạt động phối hợp với đồng minh ở khu vực nhằm ngăn chặn hai đối thủ tiềm tàng lớn nhất đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ.
Như vậy, nếu như từ trước đến nay Mỹ tập trung đẩy mạnh triển khai NMD ở Châu Âu mà cụ thể là Đông Âu nhằm chĩa mũi nhọn kiềm chế vào Nga thì nay trong bối cảnh TQ đang trỗi dậy mạnh mẽ đe dọa vị thế của Mỹ ở Châu Á - TBD, Mỹ đã có sự điều chỉnh lại hệ thống này theo hướng tăng cường sang Châu Á.

Đọc thêm...

东盟在解决东海问题中的参与 (第二期)

21:35 |
冷战结束前,东盟并没过多地参与到东海问题。其主要原因是因为当时东海争端并未对东盟成员国安全造成直接的、主要的威胁(当时东盟只有6个成员国,分别是文莱、菲律宾、马来西亚、印度尼西亚、新家波和泰国)。这已说明了为何东盟对中国1974年使用武力手段非法侵占越南黄沙群岛和1988年侵占越南长沙群岛的一部分岛屿几乎没有做出任何反应。
20世界90年代起,东盟已经共同努力,建立一些解决在该海域上的冲突,防止紧张局势进一步升级的机制。随着美国在1995Mischief Reef事件中日益明确的态度,东盟在东海问题上的立场也日益明显和团结 19967月,在印度尼西亚雅加达举办的第29届东盟外长会议已赞成了建立和通过东海各方行为准则(COC)的创意。为了推动COC建立进程,20126月,东盟已经对COC的构成要素达成共识,并在柬埔寨金边举办的第45 届东盟外长会议进行讨论和通过。
实际上,1992年东盟关于东海的宣布,2002年东海各方行为宣言,2011DOC落实指导方针,2012COC构成要素等规定以及ARFEASADMM+等多边合作对话机制已经对在东海地区建立互信、推动和平合作做出贡献,并给COC的谈判与签订建立了政治与法律的基础。正因为如此,东盟要以高度的政治责任下定决心,尽早达成COC,其中包括具有法律约束性的严格和具体的规定。为了达到该目标,东盟要把参加解决东海争端问题视为自己的巨大政治责任和战略利益。
总之,参与解决东海争议,防止东海冲突是东盟的责任,同时也是该组织的战略权利。东盟已经对解决东海问题做出不少贡献。现在,东盟需要作出合理、合适的决策和整治行动,推动COC谈判与签订的进程。只有做到这一点,东盟才能证明自己存在的价值,自己在地区新格局中的位置。
Đọc thêm...

Vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông (Phần II)

21:34 |
Sự tham gia của ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông
Tổ chức ASEAN không tham gia nhiều vào Biển Đông trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nguyên nhân chủ yếu vì tranh chấp Biển Đông lúc đó không phải là một mối lo ngại chính hay đe dọa trực tiếp về an ninh của các thành viên tổ chức này (vào thời điểm đó ASEAN mới chỉ có 6 thành viên là  Brunei,Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore và Thái Lan).
Điều này góp phần giải thích tại sao ASEAN hầu như không có phản ứng nào trước việc TQ dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần của quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Cho dù ASEAN không lên án TQ vì những sự kiện này nhưng việc Bắc Kinh sử dụng vũ lực để khẳng định sự có mặt lần đầu tiên của mình ở quần đảo Trường Sa năm 1988 có thể đã gửi một thông điệp đến các thành viên của tổ chức này về một mối đe dọa an ninh tiềm tàng ở Biển Đông.
Từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ XX, ASEAN đã có những nỗ lực tập thể, tạo ra những định chế nhằm hòa giải mâu thuẫn, ngăn ngừa xung đột leo thang tại vùng biển này. Cùng với thái độ rõ ràng của Mỹ liên quan đến sự kiện đảo Vành Khăn, sự đoàn kết và nỗ lực tập thể của ASEAN trong năm 1995 đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 tổ chức tại Jakarta tháng 7/1996 đã tán thành ý tưởng về soạn thảo và thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Để thúc đẩy tiến trình COC, từ cuối tháng 6/2012, ASEAN đã hoàn tất “Tài liệu quan điểm của ASEAN về các thành tố cần có của COC” và sau đó được trình lên Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 tổ chức tại Phnom Penh.
Trên thực tế, các định chế như Tuyên bố ASEAN về Biển Đông năm 1992, DOC năm 2002 và Bản Hướng dẫn thực hiện DOC năm 2011, Tài liệu Quan điểm của ASEAN về các thành tố cần có của COC năm 2012 và các kênh đối thoại và hợp tác an ninh đa phương khác như ARF, EAS, ADMM+… đã góp phần xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác hòa bình, tạo những cơ sở chính trị, pháp lý cho sự ra đời COC, một cơ chế hữu hiệu cho ngăn ngừa xung đột và quản lý khủng hoảng tại vùng biển này trong tương lai. Chính vì vậy, ASEAN hơn lúc nào hết phải có quyết tâm và trách nhiệm chính trị cao để sớm có COC, trong đó có các quy định chặt chẽ, cụ thể mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN cần coi việc tham gia giải quyết tranh chấp Biển Đông là trách nhiệm chính trị lớn và lợi ích chiến lược của Hiệp hội. Nói cách khác, sự gắn kết số phận của các nước thành viên và khẳng định giá trị, chỗ đứng của ASEAN với tư cách là một cộng đồng trong bối cảnh mới phục thuộc sâu sắc vào tính hiệu quả của ASEAN trong giải quyết các mâu thuẫn, xung đột của khu vực, trong đó ngăn ngừa và quản lý xung đột ở Biển Đông là một phép thử có tính bước ngoặt đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng này trong những năm sắp tới.
Nói tóm lại, ngăn ngừa, đi đến quản lý xung đột ở Biển Đông là phạm vi hoạt động địa chính trị, trách nhiệm và quyền lợi của ASEAN. ASEAN đã có những nỗ lực không mệt mỏi trong việc “định chế hóa” về vấn đề Biển Đông. Hơn lúc nào hết, ASEAN cần có những quyết sách và hành động chính trị hợp thời, thúc đẩy tiến trình COC về phía trước. Có như vậy ASEAN mới có lý do để tồn tại và phát triển tiếp theo. Đây là phép thử mới chứng minh tính hiệu quả và màu nhiệm của ASEAN trên con đường tiến tới cộng đồng khu vực vào năm 2015./ .

Đọc thêm...

越南-柬埔寨的睦邻友好关系

21:32 |

应越南政府总理阮晋勇的邀请,柬埔寨政府首相 洪森与夫人从1226日至28日对越南进行正式访问。越南是洪森重新当选柬埔寨政府首相之后的第一个出访的国家。这体现了越南语柬埔寨两国非常友好的关系。

双方表示了进一步深化和推动两国全面友好合作关系未来迈上新台阶的决心。本着这一精神,双方将继续维持两国高层及各部门、行业、地方、人民的互访和接触,增进互相了解。双方同意继续在各领域,特别是防务安全领域保持密切合作,加强打击恐怖主义、跨国犯罪、走私、毒品、人口拐卖等活动中的合作。两位领导特别重申不允许任何敌对势力利用本国领土从事危害对方安全或干涉内政的活动的原则。

有关东海问题,双方同意坚持东盟在《东盟关于东海问题的六条原则》中所明确的立场,重视维护东海和平、稳定,在国际法和1982年《联合国海洋法公约》基础上和平解决各种争端,促进落实《东海各方行为宣言》和早日制定东盟和中国的“东海行为准则”。

在洪森首相访问越南期间,双方也正式签署了《柬埔寨王国与越南社会主义共和国引渡协定》、《越南与柬埔寨20142015年促进贸易协议》、《越南公安部与柬埔寨内政部2014年合作计划》等两国10项合作文件。

值此之际,洪森首相使用越南语与在近35年前曾和柬埔寨人民并肩作战推翻波尔布特种族灭绝政权的700名志愿军和专家进行了亲密谈话。在谈话中,洪森首相强调不管形式如何变化,柬埔寨与越南睦邻友好关系永远都不会改变。历史事实也证明,如果没有越南尽情尽意的援助,柬埔寨将不会从波尔布特种族灭绝政权中获得解放和重生。

Đọc thêm...

Việt Nam – Campuchia: Mối quan hệ láng giềng tốt đẹp

21:30 |

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 26-28/12. Việt Nam là nước đầu tiên Thủ tướng Hun Sen đi thăm sau khi được tái bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ Campuchia. Điều đó cho thấy mối quan hệ hết sức tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.

Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen đã bày tỏ quyết tâm làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Theo đó, hai bên tiếp tục duy trì truyền thống trao đổi các đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội cũng như giữa các bộ, ngành, địa phương và giao lưu nhân dân để gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực, nhất là hợp tác trong lĩnh vực  an ninh - quốc phòng, tăng cường hợp tác ngăn chặn các hoạt động khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu, ma túy... Đặc biệt hai nhà lãnh đạo tái khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh và can thiệp vào công việc nội bộ của nước kia.
 Về vấn đề Biển Đông, hai Thủ tướng nhất trí đề cao lập trường chung của ASEAN như đã nêu trong Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN, coi trọng gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982; thúc đẩy thực hiện Tuyên bố DOC và sớm xây dựng Bộ quy tắc COC giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen, 10 văn kiện hợp tác đã được ký kết như: hiệp định dẫn độ, thỏa thuận thúc đẩy thương mại 2014-2015, hiệp định quá cảnh hàng hóa, kế hoạch hợp tác năm 2014 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Campuchia, 2 bản ghi nhớ giữa công ty Nitrogen Chemicals&Fertilizer Campuchia với tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và tập đoàn Hóa chất Việt Nam về hợp tác trong lĩnh vực phân bón....
Cũng nhân dịp này,  Thủ tướng Hun Sen đã có bài nói chuyện thân mật bằng tiếng Việt trước 700 cựu quân tình nguyện, chuyên gia VN - những người đã từng sát cánh bên ông và dân tộc Campuchia trong cuộc cách mạng chiến đấu lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot cách đây gần 35 năm. Tại buổi nói chuyện này, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh rằng dù bất cứ đổi thay nào diễn ra, quan hệ Campuchia và Việt Nam sẽ mãi không thay đổi. Và lịch sử xác thực rằng, nếu không có sự hỗ trợ tình nguyện của Việt Nam, Campuchia sẽ không được giải phóng và hồi sinh.
Có thể nói rằng ít có mối quan hệ láng giềng nào lại mang đậm tính chất hữu nghị, gắn bó, keo sơn, bền chặt, đậm tình anh em như quan hệ Việt Nam – Campuchia. Một mối quan hệ chí nghĩa, chí tình, vô tư, thủy chung, trong sáng. Có lẽ điều này xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử nhân dân hai nước đã từng trải qua nhiều chặng đường cam go, quyết liệt; cùng kề vai sát cánh, đồng cam, cộng khổ bên nhau tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân, đế quốc. Như chúng ta đã biết năm 1975 chế độ Lon Nol bị lật đổ, Khơme Đỏ lên nắm quyền và tiến hành chính sách diệt chủng tàn khốc, giết hại hàng triệu người dân Campuchia, đẩy dân tộc Campuchia vào thảm họa bị diệt chủng. Trước tình hình đó, đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia , các chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam đã không quản hy sinh, sát cánh cùng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ thần tốc, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, đưa đến thắng lợi ngày 7/1/1979 của Cách mạng Campuchia. Với thắng lợi lịch sử này, nhân dân Campuchia đã khép lại một trang sử đen tối, đau thương của dân tộc mình, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, hoà bình, tự do và phát triển cho đất nước Campuchia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước phát triển lên một giai đoạn mới, gắn bó, tin cậy lẫn nhau. Sau sứ mệnh lịch sử vô tư, trong sáng, nhiều Đoàn chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả của mình đối với nhân dân Campuchia và về nước.
Trong hoạn nạn, Việt Nam và Campuchia luôn sát cánh cùng nhau, chia ngọt sẻ bùi, “tối lửa tắt đèn” đều có nhau. Mối quan hệ này đã được thử thách trong mọi điều kiện hoàn cảnh vẫn vững vàng đi lên. Điều đó cho chúng ta niềm tin sắt son về tương lai hết sức tươi sáng của mối quan hệ Việt Nam – Campuchia giống như lời Thái Thượng hoàng Norodom Shihanouk đã khẳng định nhân dịp tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hữu nghị Campuchia năm 2011 rằng “Campuchia và Việt Nam là hai nước không thể tách rời, mối quan hệ quý báu giữa hai nước cần được phát huy trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước”. Chúng ta luôn tin tưởng và hy vọng tình hữu nghị, tình anh em giữa hai nước Việt Nam và Campuchia mãi bền chặt, ngày càng phát triển trong tương lai./.
Đọc thêm...

东盟在解决东海争端中的重要性 (第一期)

21:25 |
东海是亚太地区最大的海域,平均深度为1464米。据检测,东海拥有非常丰富、高质量的石油资源。
    关于经济与地缘政治:这是一个具有非常重要的地缘政治位置的海域,是世界热闹度排名第二的航海线。黄沙群岛于长沙群岛坐落于东海的中心,具有非常重要的战略位置,从这儿可以控制世界十大主要航海线的其中之五。东海拥有丰富的石油、天然气、硫磺和其他稀少的资源。据菲律宾环境与自然资源厅的研究,该海域占据了世界全部海洋生物种类的三分之一,所以该海域对全球生态系统都具有非常重要的意义。
    关于安全与国防:东海拥有世界十六个最深海峡中的四个:马六甲、lomboksundaombai,非常有利于战略核潜艇迅速地接近进攻目标。长沙群岛附近的深海海域可以建立成上万吨潜艇基地。美国军事专家认为,如果能在长沙群岛附近的海域布置核潜艇的话,可以控制4000公里半径的一个非常宽广的地区。有专家肯定称:“在未来,谁控制了该海域,谁就控制了整个东南亚”。
    所以,东盟对长久地,积极地参加与解决东海争端拥有非常充分的理由。首先,东海属于东南亚地区,该海域的状况将直接影响到东南亚地区各国家的安全。世界上最繁华的海上航线之一的东海大部分被东盟国家所环绕。另外,东海丰富的自然资源与战略意义。所以,维持该地区的安全与稳定不仅对东盟国家非常重要,而对亚太地区以及全世界都非常重要。
    在参加与东海主权争端的67方中,越南、菲律宾、马来西亚、文莱、印度尼西亚等五个国家直接参与争端中。其他国家像新家波、泰国、柬埔寨等也位于东海海岸线上,对东海的航行自由和国防安全都直接受到影响。缅甸虽然不属于东海海岸线上,但东海仍然是该国和太平洋海岸上各国交流合作最便利的海上航线。甚至已没有海域的老挝也直接受利于东海。
    这样一来,东海争端升级化不仅直接影响到东盟的各个在东海拥有主权的国家,而且还使东盟的合作与发展环境恶化,使东盟所有国家受到严重的影响。
    另一个也非常重要的问题就是东盟正在努力于2015年实现东盟共同体的建立,其中包括政治安全共同体(APSC)。在东盟各国家间和东盟同其他区外合作伙伴间建立与分享行为的准则以及探素,设立预防冲突的机制等建立APSC的内容与方式在2004年“建立东盟共同体(ASC)行动计划”和2009APSC总体计划得到明确的规定。这样一来,参与调解矛盾,建立各机制以便巩固互信,防止东海上的冲突是东盟的责任,同时也是东盟的权利。东盟在东海问题中的分裂以及东盟和东盟一些成员国在落实有关东海问题的协定(例如DOCUNCLOS)的犹豫态度以及对建立和落实COC的缓慢,已经和正在落实APSC造成重大障碍。
    另外,积极参与解决东海争议还将帮助东盟维持与巩固自己在促进,连接,建造自己在亚太地区的多边合作机制过程中的中心位置,特别是东盟在ARF、EAS、ADMM+等机制中的位置。这样将加强东盟和东盟成员国各国战略竞争不断增加的地缘政治压力的抵抗力。同时,这样也加强东盟和东盟成员国在区外合作伙伴国家眼中的影响力,把东盟的位置向新的高度发展,成为建造亚太地区和平环境和多边合作机制不可缺少的一个重要因素。
    这样一来,东盟参加解决东海争端将达到两个目标。其一有助于落实APSC。其二,避免东盟以及东盟成员国落入世界各大国家的地缘政治竞争,维持东盟在该地区的中心位置。另外,东盟的参与还帮助各大国,首先是美国和中国,减少在该地区的和平,安全和合作环境做出贡献,有利于保护东盟成员国的国家主权。可以说,东盟参与解决问题不仅是东盟的责任,同时也是该地区的战略利益。
Đọc thêm...

Vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông (Phần I)

21:22 |
Biển Đông là biển lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với độ sâu trung bình là 1.464m. Thềm lục địa Biển Đông có độ sâu trầm tích tới khoảng từ 6.000 - 7000m, thuộc hệ nham thạch có khả năng chứa dầu với tiềm năng lớn và chất lượng cao.
Về kinh tế và địa chính trị: Đây là vùng biển có vị trí địa chính trị quan trọng, là đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa án ngữ ở khu vực trung tâm Biển Đông, có vị trí chiến lược quan trọng và có thể kiểm soát được toàn bộ 5 trong 10 tuyến đường biển chủ yếu của thế giới. Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và nhiều khoáng sản quý hiếm. Theo những nghiên cứu do sở môi trường và các nguồn lợi tự nhiên Philippines, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái của trái đất.
Về An ninh - Quốc phòng: Biển Đông có 4 eo biển: Malacca, Lombok, Sunda và Ombai trong 16 eo biển có mực nước sâu tự nhiên trên thế giới, thuận lợi cho việc triển khai các loại tầu ngầm hạt nhân chiến lược có thể tiếp cận mục tiêu tiến công bất ngờ. Vùng biển sâu xung quanh quần đảo Trường Sa có thể xây dựng thành các căn cứ cho tầu ngầm trọng tải hàng vạn tấn. Các chuyên gia quân sự của Mỹ cho rằng, nếu bố trí được tầu ngầm hạt nhân tại khu vực Trường Sa thì có thể khống chế được khu vực bán kính 4.000km. Có chiến lược gia khẳng định: “Trong tương lai, thế lực nào khống chế vùng biển này thì thế lực đó sẽ khống chế cả khu vực Đông Nam Á”.
Vì vậy, ASEAN có những lý do chiến lược để tham gia lâu dài ở cấp độ cao trong việc quản lý căng thẳng ở Biển Đông. Trước hết, Biển Đông nằm trong phạm vi địa chính trị của ASEAN và ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của các thành viên Hiệp hội. Biển Đông - một trong những tuyến hàng hải thương mại đông đúc nhất thế giới được bao quanh phần lớn là bởi các nước Đông Nam Á. Thêm vào đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu tiềm năng ở Biển Đông khiến cho vùng biển này càng quan trọng hơn, cả về kinh tế và chiến lược. Do đó, duy trì an ninh và ổn định trong khu vực này không chỉ quan trọng đối với các nước ASEAN mà cả toàn khu vực.
Trong số 6 nước 7 bên có yêu sách đòi chủ quyền ở Biển Đông, thì có 5 nước ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia có tranh chấp trực tiếp tại vùng biển này. Các nước khác như Singapore, Thái Lan và Campuchia cũng là những nước nằm trên bờ Biển Đông đều chia sẻ lợi ích to lớn về kinh tế và chiến lược nhất là trong tự do thương mại và an ninh quốc phòng. Ngay cả Myanmar nước không nằm trên bờ Biển Đông nhưng Biển Đông là con đường thông thương hàng hải thuận lợi nhất cho nước này trong phát triển quan hệ với các nước trên bờ Thái Bình Dương, đặc biệt sau khi tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây thuộc Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đi vào hoạt động thì lợi ích của Myanmar sẽ được nhân lên nhiều lần. Các nước không có biển như Lào cũng sẽ được hưởng lợi lớn trong sử dụng lợi thế chiến lược của Biển Đông.
Như vậy, tranh chấp Biển Đông leo thang không chỉ đe dọa lợi ích quốc gia của các nước ASEAN có chủ quyền ở vùng biển này, mà còn làm xấu đi môi trường hợp tác và phát triển của ASEAN, nhất là quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài, trước hết là với Trung Quốc.
Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là ASEAN đang nỗ lực hiện thực hóa cộng đồng của mình, trong đó có Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) vào 2015. Những nội dung và phương thức xây dựng APSC như “Xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử” và hợp tác, tìm kiếm và thiết lập các định chế để “Ngăn ngừa xung đột” trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài được xác định rõ trong Kế hoạch Hành động xây dựng cộng đồng ASEAN (ASC) năm 2004 và trong Kế hoạch Tổng thể APSC năm 2009. Như vậy, việc tham gia hòa giải mâu thuẫn, tạo lập các cơ chế để củng cố lòng tin, ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của ASEAN. Sự thiếu đoàn kết, nhất trí về một lập trường chung và phản ứng cầm chừng của ASEAN và một số nước thành viên trong việc thực thi các thỏa thuận đã ký kết ở cấp độ khu vực và toàn cầu liên quan đến Biển Đông (như DOC, UNCLOS) cũng như chậm trễ soạn thảo và ban hành COC đã và đang cản trở lớn đến hiện thực hóa APSC.
Ngoài ra, việc tham gia ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông còn giúp ASEAN duy trì và củng cố vai trò trung tâm, động lực thúc đẩy, kết nối, kiến tạo các cơ chế hợp tác đa phương của mình ở Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là vai trò của ASEAN trong ARF, EAS và ADMM+. Điều này sẽ làm tăng sức đề kháng của ASEAN và các nước thành viên trước sức ép gia tăng về địa chính trị do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, trước hết là giữa Mỹ và TQ. Đồng thời, việc này cũng làm tăng sức hút, sự hấp dẫn và tính hiệu quả của ASEAN và các nước thành viên trong mở rộng hợp tác với các đối tác bên ngoài, đưa vị thế của ASEAN lên tầm cao mới, một nhân tố không thể thiếu trong kiến tạo môi trường hòa bình, cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Như vậy sự tham gia của ASEAN vào hòa giải mâu thuẫn, ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông cùng một lúc đã đạt được hai mục đích. Một là, góp phần quan trọng hiện thực hóa APSC. Hai là, tránh cho ASEAN và các nước thành viên rơi vào vòng xoáy hay tâm điểm của cạnh tranh địa chính trị của các cường quốc, duy trì vai trò trung tâm của mình trong một cấu trúc khu vực mới đang hình thành. Hơn nữa, sự tham gia của ASEAN còn góp phần làm cho các nước lớn, trước hết là Mỹ và TQ giảm cạnh tranh chiến lược ở khu vực này, làm cho phần hợp tác cùng chia sẻ lợi ích giữa họ tăng lên. Điều này sẽ góp phần củng cố môi trường hợp tác và an ninh khu vực, trong đó chủ quyền quốc gia của các thành viên ASEAN sẽ được tôn trọng, không bị các nước lớn lôi kéo vào vòng xoáy của cạnh tranh quyền lực. Có thể nói, sự tham gia trên đối với ASEAN vừa là trách nhiệm, vừa là lợi ích chiến lược của tổ chức này. (Còn nữa)
Đọc thêm...

日本在安倍晋三首相任期下的对内与对外政策 (继续)

10:08 |
 
 
关于对挖政策,首先,安倍晋三首相明显表现了加强与美国关系的战略。日本把日联盟关系放在日本对外战略的核心,视该关系为实现日本大国梦的关键。日本不断巩固与加强日美联盟关系,进而希望通过美国的亚太再平衡战略树立日本在亚太地区的主导地位。同时,日本也继续加强美日澳和美日韩的政治与军事合作关系,其中仍然把美日联盟作为核心。另外,日本强调与美国的关系的另一个目的还在于可以通过该联盟一起遏制中国的崛起,在Senkaku群岛与东海上形成美-日联盟对抗中国的局面。
其二,日本强力推动亚太外交战略,从此遏制中国在该地区的影响力。冷战结束后,日本在亚太地区的外交政策的主要目的是争取在该地区的主导地位。但是,随着中国日益强大的经济实力和政治影响力,日本已经把中国视为在亚太地区最主要的竞争对手。想取得在亚太地区的主导地位,日本要遏制中国的影响力。在上任后,日本首相安倍晋三公开表示将实现地区外交政策,其目的将是遏制中国的崛起,通过加强与中国周边国家的关系收缩中国的战略空间。安倍首相也公开表示将以日-美联盟关系为基础,推动与印度和澳大利亚的安全合作,形成三个防线包围中国。首先是中国北边的美--韩三角形军事联盟。其次是中国南边的美-日印三角恋梦。其三是日本和东盟国家的联盟。该外交战略在安倍的首个首相任期就被提出,并在安倍晋三重新当选后在得到努力推动。日本主要依靠三大方式获得亚太各国的支持:呼吁一些国家一起推动“自由民主共同价值观”,把中国视为不同政治制度的国家、推动安全合作,提倡航行自由与安全,把中国视为共同的威胁、推动经济与金融外交。
由于在国会两院都获得控制权,日本首相安倍晋三在开展对内和对外战略中将获得不少有利条件。安倍首相的政策显示,日本目前最重要的任务是推动经济发展和遏制中国,不让中国实现其海洋海岛主权野心。虽然日本对内和对外战略的成败还取决于日本内部局面和东北亚以及世界情况,但可以肯定的是,日本首相的决心以及明确的对内和对外战略将给中国扩大在亚太地区影响力的野心造成不少的障碍。
 

Đọc thêm...

Một số nét về chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe (Phần II)

10:02 |
 
Về chính sách đối ngoại, thứ nhất, ông Shinzo Abe thể hiện rõ chiến lược tăng cường liên kết với Mỹ. Liên minh Nhật – Mỹ được đặt vào vị trí quan trọng và liên minh này là tiền đề ảnh hưởng đến sự thành bại của giấc mộng nước lớn của Nhật Bản. Muốn tạo dựng Nhật Bản thành quốc gia được thế giới tin cậy, tôn kính và có vị thế lãnh đạo thì không thể tách rời sự ủng hộ của Mỹ về mặt kinh tế và chính trị. Việc tạo dựng lại mối quan hệ tin cậy Nhật - Mỹ, tăng cường quan hệ đồng minh giữa hai nước là bước đầu tiên để xây dựng lại ngoại giao và an ninh của đất nước. Chính phủ Nhật Bản coi trọng liên minh Nhật - Mỹ là muốn dựa vào chiến lược tái cơ cấu lực lượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ để từng bước xác lập địa vị chủ đạo của Nhật Bản trong khu vực. Trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương, Shinzo Abe tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quân sự và chính trị  Mỹ - Nhật - Úc và Mỹ - Nhật - Hàn Quốc, lấy liên minh Mỹ - Nhật làm trục chính. Một mục đích khác khiến ông Shinzo Abe nhấn mạnh liên minh  Nhật - Mỹ là muốn tìm cách liên kết với Mỹ chống lại Trung Quốc, lợi dụng vấn đề quần đảo Senkaku cũng như Biển Đông để hình thành cục diện Nhật - Mỹ cùng đối kháng với Trung Quốc, từ đó Nhật Bản và Mỹ cùng phụ trách quản lý trật tự khu vực.
Thứ hai, Nhật Bản đẩy mạnh chiến lược ngoại giao tại châu Á - Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc. Sau chiến tranh lạnh, chính sách ngoại giao châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản có mục tiêu chủ yếu là giành quyền chủ đạo tại khu vực. Tuy nhiên, cùng với thực lực kinh tế và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc không ngừng tăng lên, Nhật Bản đã coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với quyền chủ đạo tại khu vực. Muốn làm nước lớn về chính trị, phát huy vai trò chủ đạo ở Đông Á thì Nhật Bản phải kìm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Sau khi trở lại cương vị Thủ tướng, ông Abe đã nêu rõ sẽ triển khai ngoại giao khu vực với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối thủ, tìm cách thông qua tăng cường bố trí ngoại giao xung quanh Trung Quốc để chèn ép không gian chiến lược, kiềm chế Trung Quốc. Ông Abe công khai bày tỏ phương châm ngoại giao của Nhật bản cần lấy liên minh Nhật - Mỹ làm cở sở, đẩy mạnh hợp tác đảm bảo an ninh với Ấn Độ và Australia. Nhật Bản bố trí 3 tuyến để kiềm chế Trung Quốc. Một là tam giác quân sự Mỹ - Nhật - Hàn ở phía Bắc. Hai là tam giác an ninh Mỹ - Nhật - Ấn ở phía Nam. Ba là, các nước ASEAN với “vị trí chiến lược quan trọng”. 3 tuyến này đã được khởi xướng trong lần đầu ông Shinzo Abe giữ vị trí Thủ tướng và tiếp tục được thúc đẩy sau khi ông trở lại cầm quyền lần thứ hai. Nhật Bản chủ yếu dựa vào 3 biện pháp để thu hút sự ủng hộ của các nước châu Á – Thái Bình Dương là: Cổ súy cùng nhau thúc đẩy “quan niệm giá trị chung về tự do dân chủ” với một số nước, liệt Trung Quốc vào nước bất đồng về chính trị. Tiến hành hợp tác về an ninh, đặc biệt là dựa vào vấn đề Biển Đông và tự do an ninh hàng hải, xác định Trung Quốc là mối đe dọa chung. Và ngoại giao tiền tệ, kinh tế.
Với việc giành được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hộiThủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có nhiều thuận lợi trong việc triển khai các chính sách đối nội, đối ngoại trong thời gian tới. Các chính sách của ông Abe cho thấy nhiệm vụ lớn trước mắt của Nhật Bản là thúc đẩy kinh tế và quyết tâm kiềm chế Trung Quốc, không để Trung Quốc thực hiện các ý đồ về tham vọng chủ quyền biển đảo. Từ đó giữ vững vị trí cường quốc tại khu vực Đông Á cũng như củng cố vị thế quốc tế của Nhật Bản. Mặc dù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội bộ chính trường Nhật Bản và tình hình khu vực Đông Bắc Á nói riêng, tình hình thế giới nói chung, song với quyết tâm cao và đường lối đối nội, đối ngoại rõ ràng như vậy, đây cũng được coi là một trong những trở ngại lớn đối với sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực./.

Đọc thêm...

如果在东海设立“防空识别区”,中国将遇到什么不利因素

10:01 |
 
 

虽然在华东海地区设立防空识别区(ADIZ)一事已受到众多国家的强烈反对,但中国仍然宣布有可能在东海设立类似的防空识别区。但是,军事分析专家认为,目前中国还不可能在东海设立防空识别区,因为以下一些原因:

其一,中国还没有组有的实力同时有效管理在华东海何东海的两个防空识别区。为了有效地管理一个完整的防空识别区,中国需要强大的防空能力,配套的放空指挥系统,先进的远距离警报雷达系统等。但是,中国在华东海防空识别区的管理已经暴露出了众多问题。虽然中国仍然宣布有能力监督跟踪所有进入改过设立在华东海的防空识别区的飞机,但事实证明,美国B52轰炸机飞入改防空识别区近两个小时后中国仍然并未发现。

其二,东海关系到世界众多国家的国家利益,特别是东盟国家。如果中国在东海设立防空识别区将直接影响到中国与东盟各国的关系。中国与东盟的贸易关系正朝着良好的方向发展,同时中国也正在实行“讨好”东盟各国的政策,所以在东海设立防空识别区只会使中国与东盟各国的关系破裂。另外,如果中国在东海设立防空识别区将直接影响到各国的利益,这样只会使东盟各国的关系越发团结,东盟各国对付中国的决心越发高涨。所以,这也是中国在东海设立防空识别区前需要再三考虑的因素。

其三,美国正在亚太地区实行再平衡战略,引诱各国与美国遏制中国的影响力。如果中国在东海设立防空识别区将给各国靠近美国的理由。

其四,中国在东海设立防空识别区只会使东海各国不断加强国防力量,同时给美国、日本参与东海局势创造合理的理由,给美-日联盟包围中国创造有利条件。这样美-日联盟可以与其他国家形成一道包围中国的封锁线。如果中国不像自己把自己目前通向世界大海的“唯一大门”堵死的话,中国需要对在东海设立防空识别区的打算做出充分的考虑。

其五,东海的争议目前并没有话东海的争议那么紧张。另外,与其他参与东海主权争议相比,中国拥有绝对的实力优势。但在华东海,日本是世界上海军力量最强大的国家之一,所以中国需要做出强硬的态度,但在东海地区,情况并没有迫使中国需要这么做。

另外,不同于华东海,东海离中国很远,中国很难开展管理、监测活动,中国在南方地区的防空力量还并没有足够在东海设立防空识别区的实力。

综合上述的理由,如果中国在东海设立防空识别区,中国将得不如失,甚至后果将非常严重。也许中国领导层已经考虑到这个问题。

 

Đọc thêm...

Những bất lợi của Trung Quốc nếu thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” ở Biển Đông

09:55 |
 
 

Mặc dù việc thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) ở Biển Hoa Đông bị nhiều nước phản đối mạnh mẽ nhưng Trung Quốc vẫn đưa ra tuyên bố nước này có khả năng và có quyền thiết lập ADIZ tương tự ở Biển Đông. Tuy nhiên, giới chuyên gia phân tích quân sự cho rằng ở thời điểm hiện tại Trung Quốc chưa thể thiết lập thêm một ADIZ mới ở Biển Đông vì một số nguyên nhân sau:

Một là, Trung Quốc không có đủ tiềm lực để cùng một lúc quản lý hiệu quả hai ADIZ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Để duy trì việc quản lý một ADIZ hoàn chỉnh, Trung Quốc cần phải có năng lực phòng không mạnh, hệ thống chỉ huy phòng không đồng bộ, hệ thống radar cảnh báo và nhận diện từ xa hiện đại… Trong khi đó, việc quản lý ADIZ ở Biển Hoa Đông của Trung Quốc đã cho thấy có “vấn đề” khi không thể phát hiện được máy bay B52 của Mỹ hoạt động sâu trong vùng này gần 2 tiếng đồng hồ mặc dù Trung Quốc tuyên bố có khả năng kiểm soát tất cả các máy bay bay trong vùng ADIZ mà nước này mới thiết lập ở Biển Hoa Đông.

Hai là, Biển Đông liên quan lợi ích của nhiều nước, nhất là các nước ASEAN, kể cả các nước không có tranh chấp. Vì vậy, việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đang ngày càng phát triển tốt đẹp và Trung Quốc đang thực hiện những chính sách “lấy lòng” các nước ASEAN nên Trung Quốc sẽ không muốn làm “mất lòng” các nước này. Hơn nữa, nếu Trung Quốc có hành động làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nước ASEAN thì chỉ càng khiến khối này đoàn kết, gắn bó hơn trong việc đối phó với Trung Quốc. Do đó, đây cũng là yếu tố quan trọng để Trung Quốc cân nhắc có nên thiết lập ADIZ ở Biển Đông tại thời điểm này hay không.

Ba là, với chiến lược tái cân bằng tại châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đang ra sức tập hợp lực lượng, lôi kéo các nước đồng minh để kiềm chế Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông vô hình chung Trung Quốc đã đẩy các nước, kể cả các nước có lập trường trung lập nghiêng về phía Mỹ để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Bốn là, nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông chỉ càng khiến cho các nước trong khu vực tăng cường tiềm lực quốc phòng tại Biển Đông và là cái cớ để giúp Mỹ, Nhật Bản tập hợp lực lượng gia tăng khả năng, mức độ, không gian kiềm chế Trung Quốc. Điều đó sẽ ngăn chặn cửa ngõ quan trọng để Trung Quốc “tiến ra biển lớn” và là cửa ngõ duy nhất để Trung Quốc phá thế bao vây do Mỹ và đồng minh đang tạo ra với nước này.

Năm là, tình hình tranh chấp ở Biển Đông chưa căng thẳng như tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, so với các nước liên quan tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc có sức mạnh quân sự vượt trội hơn cả nên Trung Quốc rất tự tin về điều đó. Trong khi đó ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản được cho là một trong những nước có lực lượng Hải quân mạnh nhất thế giới, vì thế, Trung Quốc cần phải quyết liệt hơn.

Ngoài ra, khác với Biển Hoa Đông, Biển Đông cách xa Trung Quốc nên Trung Quốc sẽ rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động quản lý, giám sát, hơn nữa, thế bố trí lực lượng phòng không hiện nay của Trung Quốc tại phía Nam cũng không cho phép Trung Quốc triển khai ADIZ ở Biển Đông.

Xét tất cả những lý do trên, nếu Trung Quốc vội vàng thiết lập vùng ADIZ tại Biển Đông thì Trung Quốc sẽ “mất” nhiều hơn “được”, thậm chí hậu quả sẽ vô cùng to lớn. Chắc hẳn giới lãnh đạo Trung Quốc đã tính đến những điều này.

 

 


Đọc thêm...

日本在安倍晋三首相任期下的对内与对外政策 (第一期)

09:52 |

日本首相安倍晋三的自民党(LDP)在参议院选举中大获全胜,并在众议院占有三分之二的席位。这样的有利条件使由安倍晋三带领的日本政府向国会提出的草案可以很快得到通过
关于对内政策,安倍首相议程中的最高优先级是修改日本从1947年延续至今的宪法。最近的民调结果显示,赞成修改宪法和“集体防卫权”的比率达44%,表中立态度的比率达32%,而反对比率为24%。为了促进修改宪法进程并保证国家有权行使集体防卫权,安倍首相的内阁已经一系列的办法,例如提出《新防卫大纲》建议草案、建议制定《国家安全保障基本、法》、成立国家安全委员会、寻找其他党派的支持等。
在重新肯定日本的世界强国位置计划中的一个不可缺少的问题就是其阿强日本防卫力量(JSDF)。日本国防部正要求增加2014年国防预算,其中不小的一部分将用于加强日本在中国公开发起争端区域中的海洋海岛保护能力。最吸引注意力的一个问题就是建立一个类似美国海军陆战队的“日本版”海军陆战单位的计划,将在保护日本南边海岛或进攻赢回被敌军侵略的海岛的特别战役中得到使用。强调改新单位的“保护南边海岛”的任务,日本国防部暗示提及目前由日本管辖但被中国声索主权,并不断派遣军舰进行挑衅的Senkaku群岛。保护海岛目标也体现在增强防空力量的军事装备。日本国防部确认将对购买美国军机计划做出充分的考虑。与此同时,日本仍然对驱逐舰、潜艇、发现与跟踪隐形战机的设备系统等传统武器装备表示兴趣。日本国防部提出2014年国防预算为48000亿日元,比2013年增加2.9%。日本国防部增加国防预算的要求体现了安倍晋三首相更加积极的国防政策。近期,在中国不断增加在日本附近的海域的海军活动以及北朝鲜继续核武器计划的背景下,安倍首相经常对日本国防问题表示担忧。
与此同时,安倍首相在经济领域的政策也取得了明显的效果,帮助日本经济取得了显著的增长。在当选日本首相后,安倍晋三立即提出以金融、财政与增长为个突破点的“安倍经济模式”。在金融领域,安倍晋三政府接管中央银行,并建立新的领导班子。通货膨胀控制在2%,从此帮助日本从15年的长期通缩状况解脱出来。日本股票市场增长70%。股票市场的良好发展势头对出口商以及国内销售提供积极效应。在财政方面,安倍首相提出价值103000亿日元(1160亿美元)的财政刺激方案,其目的是振兴日本长期的经济。在增长方面,推动个经济领域的改革、突破劳动市场的僵硬状态、改善教育、鼓励投资经营。日本政府希望可以在众多小领域取得突破,从而帮助日本整体的经济区的发展。在能源领域,日本政府鼓励供应的竞争,给再造能源领域加以投资,建设基本设施和进口天然气。
 
Đọc thêm...

Hot (焦点)