越南监狱不存在强迫劳动

07:29 |

 

越南党和国家主张将监狱中囚犯的劳动不是商业目的的活动,而是职业指导,职业培训的劳动,帮助囚犯满期后可以找到工作,重新融入社区,稳定自己和家人的生活,不再犯法。

据强迫劳动公约1930( 29 号公约)第一条第二款,“强迫或强制劳动”一词指以惩罚相威胁,强使任何人从事其本人不曾表示自愿从事的所有工作和劳务。

但为本公约目的,“强迫或强制劳动”一词不包括下面五例外: (1) 任何工作或劳务系根据义务兵役法强征以代替纯军事性工作者; (2) 作为一个完全自治国家的正常公民义务一部分的任何工作或劳务; (3) 任何人因法院判定有罪而被迫从事的任何工作或劳务,但上述工作或劳务必须由政府当局监督和管理,该人员并不得由私人、公司或社团雇用或处置; (4) 任何工作或劳务,因紧急情况而强征者。所谓紧急情况系指战争或灾害或灾害威胁,例如火灾、水灾、饥荒、地震、猛烈流行病或动物瘟疫、动物、昆虫或植物害虫的侵害以及一般来说可能危害全部或部分居民的生存或福利的任何情况; (5) 由社区成员为该社区直接利益而从事的,故可视为社区成员应履行的正常公民义务的轻微社区劳务,但这些劳务是否需要,社区成员或其直接选出的代表应有被征询协商的权利。

此外,国际劳工组织1957年《废除强迫劳动公约》(第105号公约)规定,凡批准本公约的国际劳工组织会员国,承诺禁止强迫或强制劳动,并不使用强迫或强制劳动;凡批准本公约的国际劳工组织会员国,承诺采取有效措施保证立即完全废除本公约第 1 条所列举的强迫或强制劳动。

囚犯的权利和义务

据越南社会主义共和国宪法(2013),“在越南社会主义共和国,国家承认公民的各种人权、政治、民事、经济、文化、社会方面的公民权,依照宪法和法律的规定予以尊重、保护、保障”;“公民权与公民的义务不可分割”;“公民具有对国家和社会履行义务的职责”(第十四条和第十五条)。同时规定:“公民享有工作、选择职业、选择工作和工作地点的权利”;“国家鼓励、创造条件以便组织、个人为劳动者创造就业的机会”((第三十五条和第五十七条)。

越南2015年《刑法》、2017年修改补充法第3条规定:“对于被判处有期徒刑者,将强制其在监狱劳动、学习,以便使其转变为社会有益的人”。

2019年《刑事案件执行法》涉及囚犯的权利和义务,其中包括劳动、学习的权利和执行案件、遵守监狱规定、按规定进行劳动-学习-职业培训等义务。

不存在强迫劳动

据强迫劳动公约1930( 29 号公约)1957年《废除强迫劳动公约》(第105号公约),囚犯的的劳动不被认为强迫劳动。

《公民权利和政治权利国际公约》(ICCPR1966年也规定“强迫或强制劳役”不包括“经法院依法命令拘禁之人,或在此种拘禁假释期间之人,通常必须D任而不属于(丑)款范围之工作或服役”。

2019年《刑事案件执行法》第34条规定,扣除合理费用后囚犯的劳动成果支出于:为囚犯增加食物; 增加监狱福利和奖励基金; 为囚犯进行劳动、教育和职业培训等。

越南党和国家主张将监狱中囚犯的劳动不是商业目的的活动,而是职业指导,职业培训的劳动,帮助囚犯满期后可以找到工作,重新融入社区,稳定自己和家人的生活,不再犯法。

Đọc thêm...

Không có "lao động cưỡng bức" trong trại giam ở Việt Nam

07:07 |

 

Tổ chức cho phạm nhân lao động trong trại giam thể hiện chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội, giúp họ trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Đồng thời, việc dạy nghề, lao động cũng là cách thức định hướng nghề nghiệp cho phạm nhân để khi chấp hành xong án phạt tù có thể tìm được việc làm, ổn định cuộc sống, sớm hòa nhập cộng đồng. Có thể khẳng định, lao động trong trại giam tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và không có cái gọi là “lao động cưỡng bức” trong trại giam ở Việt Nam.

Pháp luật quốc tế về lao động cưỡng bức

Công ước 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc được Hội nghị toàn thể của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày 28-6-1930 và đến nay đã có 175 nước phê chuẩn. Ngày 29-1-2007, Việt Nam đã gia nhập Công ước này. Công ước 29 chính thức ghi nhận khái niệm lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (gọi tắt là lao động cưỡng bức). Theo khoản 1 Điều 2 Công ước, cụm từ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc là: “Tất cả các công việc hay dịch vụ mà một người thực hiện dưới sự đe doạ phải chịu một hình phạt và vì hình phạt này người đó không tự nguyện làm việc”.

Từ định nghĩa trên ta thấy, bất kỳ một người nào đó đều có thể trở thành chủ thể của lao động cưỡng bức khi họ thực hiện một công việc hay một dịch vụ nhất định, bất kể họ là nam giới hay nữ giới, trẻ nhỏ hay người già; họ có thể là người có hay không có chuyên môn đối với công việc, dịch vụ đó... Theo Công ước 29, một hoạt động lao động được coi là lao động cưỡng bức khi gồm tiêu chí sau: Thứ nhất, một người thực hiện một công việc hoặc một dịch vụ cho người khác; Thứ hai, người này không tự nguyện thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó; Thứ ba, người thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó bị đe doạ (bản thân họ hoặc thân nhân của họ) sẽ phải chịu một hình phạt nào đó nếu không tiến hành công việc hoặc dịch vụ đó.

Tuy nhiên, trong Công ước này, thuật ngữ “lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” không bao gồm 5 trường hợp cụ thể sau đây (5 trường hợp “ngoại lệ”): Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc phải làm theo các đạo luật về nghĩa vụ quân sự bắt buộc và trong những công việc có tính chất quân sự thuần tuý; Mọi công việc hoặc dịch vụ thuộc những nghĩa vụ công dân bình thường của các công dân trong một nước tự quản hoàn toàn; Mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người buộc phải làm do một quyết định của toà án, với điều kiện là công việc hoặc dịch vụ đó phải tiến hành dưới sự giám sát và kiểm tra của những cơ quan công quyền và người đó không bị chuyển nhượng hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của những tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân; Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc phải làm trong những trường hợp khẩn cấp…; Những công việc của thôn, xã vì lợi ích trực tiếp của tập thể và do những thành viên của tập thể đó thực hiện…

Bên cạnh đó, một nền tảng khác của ILO là Công ước 105, được Hội nghị toàn thể của ILO thông qua ngày 25-6-1957; đã có 173 nước phê chuẩn. Quốc hội khoá XIV của Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn gia nhập Công ước 105 tại Kỳ họp thứ 9 ngày 8-6-2020. Công ước 105 chứa đựng những quy định thể hiện cam kết mạnh mẽ về việc xoá bỏ ngay lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc: Mọi nước thành viên của ILO phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó. Mọi thành viên của ILO phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của lao động cưỡng bức. Điều này thể hiện hành động mạnh mẽ và dứt khoát hơn của cộng đồng quốc tế đối với việc xoá bỏ lao động cưỡng bức.

Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”; “Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội” (Điều 14, 15); Đồng thời quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm”; “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động” (Điều 35, Điều 57).

Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội” (Điều 3).

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có đề cập các quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, trong đó có quyền được lao động, học tập, học nghề và nghĩa vụ: Chấp hành bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của các cơ quan khác có thẩm quyền; Chấp hành nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án; Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân; Lao động, học tập, học nghề theo quy định. Điều 30, 32 Luật này cũng có các quy định cụ thể về lao động của phạm nhân. Cụ thể: “Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt”; “Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khoẻ và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hoà nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời gian lao động của phạm nhân không quá 8 giờ trong 1 ngày và 5 ngày trong 1 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật…; “Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động”; “Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động”; “Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây: a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khoẻ lao động và được y tế trại giam xác nhận; b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động”.

Với quy định trên thì bất cứ phạm nhân nào, là công dân Việt nam hay người nước ngoài, thân phận và địa vị pháp lý của họ ra sao đều buộc phải chấp hành án trong các cơ sở giam giữ phải lao động, học tập, học nghề để trở thành người có ích cho xã hội... Nói cách khác, lao động vừa là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của phạm nhân trong quá trình chấp hành bản án của toà án tại các cơ sở giam giữ.

Không có lao động cưỡng bức

Việc lao động của phạm nhân trong trại giam ở Việt Nam được thực hiện bởi Luật Thi hành án hình sự, xuất phát từ phán quyết của toà án (phạm nhân là người bị toà án tuyên là có tội, phải chịu hình phạt và phải thi hành quyết định thi hành án của toà án), đặt dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, đồng thời họ không bị chuyển nhượng hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân... Do vậy, có thể khẳng định lao động của phạm nhân là một trong năm trường hợp “ngoại lệ”, không bị coi là lao động cưỡng bức theo hai Công ước 29 và 105 của ILO.

Lao động của phạm nhân trong trại giam ở Việt Nam cũng đồng thời là một trong các trường hợp “ngoại lệ” được quy định tại Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 16-12-1966, có hiệu lực từ ngày 23-3-1976. Điều 8 Phần III Công ước nêu: Thuật ngữ “lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức” không bao gồm bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào mà thông thường đòi hỏi một người bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của toà án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm... (ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động).

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi việc lao động của các phạm nhân trong trại giam không phải là hoạt động nhằm mục đích kinh doanh mà là hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề. Với phương châm trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân góp phần cải tạo những tư tưởng ăn bám, lười lao động, không biết tôn trọng các sản phẩm lao động, thành những người biết trân trọng giá trị lao động chân chính, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật trong lao động. Đồng thời, tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề trong trại giam còn giúp cho phạm nhân rèn luyện được sức khoẻ, có được định hướng nghề nghiệp, kỹ năng và thói quen lao động, giúp họ sau khi ra trại có thể tìm kiếm việc làm, sớm tái hoà nhập cộng động, ổn định cuộc sống bản thân và gia đình, không tái vi phạm pháp luật.

Điều 34 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 cũng có quy định về việc sử dụng kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, được sử dụng để: Bổ sung mức ăn cho phạm nhân; lập Quỹ hoà nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù; bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam; chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân, nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù; chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất, chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động,...

Thống kê tại Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng - Bộ Công an, trong thời gian 10 năm qua (từ năm 2010 đến năm 2019), các trại giam đã tự tổ chức và phối hợp với nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị để tổ chức lao động, dạy và truyền nghề cho phạm nhân (đã tổ chức thành công 6.757 lớp dạy, truyền nghề cho 368.183 phạm nhân; cấp chứng chỉ nghề cho 31.044 phạm nhân). Cũng trong vòng 10 năm qua, các trại giam đã trích từ kết quả lao động, học nghề của phạm nhân: 436.380.000.000 đồng để chi thưởng và chi bổ sung mức ăn cho phạm nhân; 109.914.000.000 đồng hỗ trợ phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng; 138.141.000.000 đồng chi tổ chức đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho phạm nhân,...

Việc tổ chức lao động cho phạm nhân xuất phát từ chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước ta vì chính lợi ích của của phạm nhân, hướng đến mục đích giúp họ cải tạo, hướng thiện. Đồng thời, lao động cũng là cách thức để tạo động lực cho phạm nhân rèn luyện sức khỏe, có nghề nghiệp để có tâm thế chủ động tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Từ cả góc độ pháp lý và thực tiễn, cần khẳng định rõ ở Việt Nam không có lao động cưỡng bức trong trại giam.


Đọc thêm...

越共十三大揭示越南的内在潜力和发展方向

06:33 |


  (VOV) - 呈递越共13大的文件草案有一些新亮点,即从大会主题、指导观点、总体目标到发展方向、重心任务、战略突破等。总的来说是以到21世纪中叶建成社会主义发达国家为目标建设一个繁荣与幸福的越南。这被视为越共13大文件草案的核心内容,反映了党在新背景下对国家内在潜力和发展模式的新认识。

越共中央理论委员会常务副主席,教授博士冯友富说,建设繁荣、幸福国家的渴望不是幻想,而是来自于对革新35年后国家事业、潜力、地位和名誉的信心;来自于越南党和人民在劳动实践和创新过程中经过摸索总结出的丰富经验和本领。这并不是简单的渴望,而是基于仔细分析、预测能把握和利用的有利机遇形成的。冯友富说: “发展国家的渴望是一个非常新的因素,它真正是显示越南民族潜在内力的因素。但关键在于如何实现这个渴望?越共13大文件草案特别强调人民 ‘幸福’的因素。新冠肺炎疫情让我们了解了不是高收入才是幸福,不是经济快速增长才是幸福,重要的是能有平安和幸福的生活。”

发展繁荣、幸福国家的渴望不是梦想,而是基于现实生活的愿望,并在明确的路线图、目标、方向等科学基础上形成和发展。继承和完善历次大会所确定的目标,并根据国家的实际条件和能力与世界发展趋势,呈递越共十三大的文件草案确定的具体目标是到2045年将越南建设成为高收入发达国家。越南国会副主席冯国显认为:“胡志明主席提出的目标是把越南建设成为独立、自由和幸福的国家。所以我的观点是要建设幸福的国家、幸福的人民和富强的国家。最近,有一个省的文件首次将‘幸福’列为标准。第一标准是人民满意,第二标准是身体健康。我认为这是新亮点。

要通过采取有效的社会发展管理措施来协调各种社会关系,以实施建设和保卫祖国的可持续目标,保障社会稳定和可持续发展、控制和处理风险,保障人民能享有自由、平等、全面发展的机会和条件。实现社会公平要将经济政策与社会政策相结合,要将发展经济与提高人民生活水平相结合,旨在确保人民日益享有国家革新事业和社会主义建设所带来的更多红利。国会社会问题委员会主任裴士利认为:“要良好保障社会民生,为所有人都能过上最低水平以上的生活做出努力,这就是社会民生。社会民生 同我国的性质一脉相承  。我们当前的愿望是所有越南人的生活条件不要在社会民生底线以下。这是党的观点和思想,而我们要继续提高为国立功者享有的社会补助和优抚水平。实施社会政策将有助于缩短贫富差距。”

发展繁荣和幸福国家的渴望必须与建设和弘扬国家价值、文化与标准价值以及新时代越南人的力量紧密联系。同时要与配套发展动力体系、社会主义民主、全民大团结、政治体系的综合力量、高素质人力资源、科学技术和革新创新相结合。

Đọc thêm...

Sức mạnh tiềm tàng và định hướng phát triển Việt Nam trong Văn kiện Đại hội 13

06:00 |

 

 (VOV) - Dự thảo Văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam có một số điểm mới, từ chủ đề Đại hội, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát đến định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược của Việt Nam. Tựu trung lại là định hướng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc với mục tiêu đến giữa thế kỷ 21 sẽ trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây có thể xem là điểm nhấn trong dự thảo Văn kiện và của Đại hội 13, phản ánh nhận thức mới của Đảng về sức tiềm tàng và phương thức phát triển của đất nước trong bối cảnh mới.

Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết: khát vọng phát triển “đất nước phồn vinh, hạnh phúc” không phải là “huyễn tưởng” mà là một khát vọng bắt nguồn từ niềm tin vững chắc vào cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; vào bản lĩnh và kinh nghiệm dầy dặn mà Đảng, nhân dân Việt Nam đã kiểm nghiệm, đúc kết trong thực tiễn lao động, sáng tạo. Đó cũng không phải là khát vọng giản đơn, xuôi chiều mà là khát vọng được bồi đắp trên cơ sở phân tích dự báo, lường đoán kỹ những thời cơ thuận lợi, có thể nắm bắt và phát huy: Khát vọng phát triển đất nước là nhân tố rất mới, thực sự là nhân tố thể hiện sức mạnh nội sinh tiềm tàng của dân tộc ta. Vấn đề đặt ra là khát vọng phát triển thế nào? Dự thảo đặc biệt nhấn mạnh yếu tố "hạnh phúc" của nhân dân. Qua dịch Covid-19 chúng ta càng hiểu, không phải cứ thu nhập cao là sung sướng, cứ tốc độ tăng trưởng nhanh là sung sướng, mà quan trọng nhất là cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc không chỉ là mơ ước mà là khát vọng mang sức sống hiện thực, được hình thành, bồi đắp trên cơ sở khoa học về lộ trình, hướng đích với những bước đi được dự liệu rõ ràng. Kế thừa hoàn thiện những mục tiêu đã được xác định từ những Đại hội Đảng trước đây, căn cứ vào điều kiện, khả năng thực tế của đất nước và xu thế phát triển của thế giới, dự thảo các Văn kiện trình Đại hội lần thứ 13 của Đảng xác định mục tiêu cụ thể để đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng: Điều cần thiết đối với người dân không chỉ là vật chất mà còn là hạnh phúc và nhu cầu văn hóa, tri thức:    Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc. Cho nên, quan điểm của tôi là xây dựng một đất nước hạnh phúc, nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh. Vừa qua, lần đầu tiên có một Văn kiện của một tỉnh đã đưa “hạnh phúc” vào tiêu chí. Một là tiêu chí hài lòng của nhân dân, thứ hai tiêu chí về sức khỏe. Tôi cho đó là điểm mới.

Mục tiêu phát triển bền vững để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải được thực hiện thông qua các giải pháp quản lý phát triển xã hội hiệu quả để giải quyết hài hòa quan hệ xã hội, bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội bền vững, kiểm soát và xử lý rủi ro, bảo đảm người dân đều được tự do, bình đẳng, có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện. Thực hiện công bằng xã hội phải gắn kết chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng: Thực hiện công bằng xã hội là gắn kết giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành của sự nghiệp đổi mới: Phải đảm bảo tốt an sinh xã hội để mọi người dân đều có đời sống ở mức tối thiểu, đây chính là an sinh xã hội và bản chất của nhà  nước chúng ta là an sinh xã hội và đó chính là sàn an sinh xã hội. Mong muốn của chúng ta hiện nay là mọi người dân trên đất Việt không ai sống thấp hơn sàn an sinh xã hội. Đây là quan điểm, tư tưởng của Đảng và chúng ta phải tiếp tục thực hiện nâng mức trợ cấp xã hội, ưu đãi người có công. Chúng ta càng thực hiện chính sách xã hội thì khoảng cách giàu nghèo thu hẹp lại.

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đặc biệt phải gắn liền với quá trình xây dựng và phát huy giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và giá trị chuẩn mực, cùng sức mạnh con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Đồng thời gắn liền với phát huy đồng bộ hệ động lực phát triển: dân chủ xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, nguồn nhân lực chất lượng cao; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.


Đọc thêm...

推进多边主义、加强为国际事务做出贡献

05:49 |

 

75届联合国大会高级别周以在线及直接形式从921日至102日在美国纽约联合国总部举行。第75届联合国大会恰逢纪念联合国成立75周年及越南成为全球最大多边组织成员43周年之际以及在越南担任2020年东盟轮值主席国及2020-2021年任期联合国安理会非常任理事国等双重职务的背景下举行。

1945年联合国诞生,反映了各国人民对一个和平、安全与发展世界的共同渴望。经过75年发展历程,联合国成为吸引了这个星球上几乎所有独立国家加入的广泛全球性国际组织。该组织建有全面体系,覆盖着从遏止与解决冲突、裁军、打击恐怖主义、保护难民、保护环境到促进民主与人权、性别平等、可持续发展等许多领域。鉴于所取得的重要成就,尤其是在和平、安全与发展,强化国际法,保障与促进人权等重要领域上的成就,联合国被公认为在国际政治生活中扮演举足轻重角色的全球性组织,是一个和平、繁荣与更加公平世界却不可少的基石。

越南1977920日正式加入联合国。40多年来,从战后重建、破解被封锁制裁的困境到发展并日益深广地融入国际社会等进程中,越南与联合国的关系都具有巨大意义。越南与联合国的合作为保护与促进越南国家及民族的利益,尤其是维持与巩固利于发展的和平与安全环境做出贡献;有助于促进更加深广地融入国际社会进程与提高越南在国际舞台上的角色及地位;深化越南与各国、重要伙伴与朋友国家的关系,争取重要国际资源来服务于国家发展事业。

越南已经积极主动为联合国事务做出更加务实的贡献,提高联合国及多边主义的角色,促进尊重联合国宪章、国际法、各国之间的平等互利合作关系及各民族的自决权力;反对国际关系中的压迫、侵略与单方面禁运等行为;为联合国有关发展合作、裁军、打击大规模杀伤性武器扩散、打击恐怖主义、保障人权等内容的许多重要决议及宣言讨论与通过进程作出贡献。越南被联合国及国际社会评价为实现千年发展目标中的典范,是决心与认真落实2030年可持续发展议程及有关气候变化的巴黎协定的国家。越南一直积极促进联合国改革进程,是率先开展联合国 “统一行动倡议”并积极参加联合国维和行动的国家之一。

鉴于有效且负责任的贡献,越南获得国际社会的信任当选许多职位并在联合国安理会、联合国人权理事会、联合国经济及社会理事会等联合国重要机构中打下深深烙印。在2020-2021年任期联合国安理会非常任理事国的岗位上,越南本着独立、自主、责任担当及平衡的精神,继续发挥自己的作用,积极主动参加联合国安理会事务;为商讨并探索国际社会的共同关心问题的解决措施做出务实的贡献;促进联合国与各国际组织的合作做出贡献。

出席今年联合国大会的会议时,越南高级领导应邀以录制视频形式发表演讲。越共中央总书记、国家主席阮富仲,政府总理阮春福,国会主席阮氏金银等越南高级领导的演讲将传递有关促进多边主义及联合国作用的寄语,同时肯定越南继续积极主动且负责任地为国际社会的共同事务做出贡献,从而肯定越南对外路线,即独立、自主、和平、合作与发展,积极主动参加多边机制,为建设基于法律的公平国际政治经济秩序做出贡献。

预祝联合国大会第75届会议及出席本届会议的越南高级领导取得成功,为促进多边主义及联合国携手应对共同挑战,遏止战争与冲突,巩固和平,加强互利合作,成功实现可持续发展目标做出贡献。


Đọc thêm...

Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường đóng góp vào công việc chung của cộng đồng quốc tế

05:41 |

 

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 75 diễn ra từ ngày 21-9 đến 2-10, theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp tại trụ sở LHQ ở Niu Oóc (Hoa Kỳ). Khóa họp thứ 75 Đại hội đồng LHQ diễn ra đúng dịp kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ, 43 năm Việt Nam trở thành thành viên tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh và trong bối cảnh Việt Nam đảm nhiệm “trọng trách kép”, là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) nhiệm kỳ 2020-2021.

Sự ra đời của LHQ năm 1945 phản ánh khát vọng chung của nhân dân các nước về một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển. Trải qua 75 năm phát triển, LHQ trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi với sự tham gia của gần như toàn bộ các quốc gia độc lập trên hành tinh, với một hệ thống toàn diện hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ ngăn ngừa và giải quyết xung đột, giải trừ quân bị, chống khủng bố, bảo vệ người tị nạn, bảo vệ môi trường, cho đến thúc đẩy dân chủ, quyền con người, bình đẳng giới, phát triển bền vững... Với những thành tựu quan trọng, nhất là trong các lĩnh vực chủ chốt như hòa bình, an ninh và phát triển, tăng cường luật pháp quốc tế, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, LHQ được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế, là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn.

Việt Nam chính thức gia nhập LHQ ngày 20-9-1977. Trong hơn 40 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và LHQ có ý nghĩa to lớn, từ giai đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh, phá thế bao vây, cấm vận, đến thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hợp tác Việt Nam - LHQ đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam; làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè, tranh thủ nguồn lực quốc tế quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Việt Nam đã đóng góp chủ động, tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của LHQ, đề cao vai trò của LHQ và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế; tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của LHQ về hợp tác phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người. Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), là quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030 về phát triển bền vững, cũng như Thỏa thuận Pa-ri về chống biến đổi khí hậu. Luôn tích cực thúc đẩy cải tổ LHQ, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” của LHQ, tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ...

Với những đóng góp hiệu quả, có trách nhiệm, Việt Nam được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu giữ nhiều vị trí và ghi đậm dấu ấn Việt Nam tại nhiều cơ quan quan trọng của LHQ, như HĐBA, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC)... Trên cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, chủ động và tích cực tham gia công việc của HĐBA, trên tinh thần độc lập, tự chủ, trách nhiệm và cân bằng; đóng góp thực chất vào quá trình thương lượng, tìm giải pháp, đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế; thúc đẩy hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực.

Tham gia kỳ họp Đại hội đồng LHQ năm nay, các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam được mời phát biểu với hình thức ghi hình. Các bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi thông điệp về thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và vai trò của LHQ, đồng thời khẳng định Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế. Qua đó, khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực tham gia các cơ chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị và kinh tế quốc tế công bằng, dựa trên luật lệ.

Chúc khóa họp thứ 75 Đại hội đồng LHQ và các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham gia đóng góp tại kỳ họp thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế cùng ứng phó thách thức chung, ngăn ngừa chiến tranh và xung đột, củng cố hòa bình và đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.


Đọc thêm...

越南的人力资本指数提高

19:49 |

 

世界银行集团的最新报告指出,2010年至2020年之间,越南的人力资本指数从0.66上升至0.69。这就是说,今天在越南出生的孩子长大后的生产力将达到他们受过全面教育和充分健康的情况下的生产力的69%。

该分数远高于世界平均水平0.56。它高于东亚和太平洋地区以及中低收入国家的平均水平。高于平均水平的分数使越南在2020年人力资本指数中在174个经济体中排名第38位。

该指数的组成部分包括到五岁生存的可能性,预期的学年,统一的考试成绩,经学习调整的学年, 成人生存率和健康成长(未发育不良率)。

该指数的细分显示,越南出生的100名儿童中有98名存活到5岁。越南男孩或女孩4岁就读,到18岁可以完成12.9年的学业或高中;76%的儿童没有发育不良。

越南学生在统一测试成绩(HTS)中获得519分,该水平与瑞典,荷兰和新西兰等国家/地区相似。HTS根据各国在国际学生成绩测验中的相对表现来衡量儿童在学校学习的数量,其中625代表高级成绩,300代表最低成绩。此外,越南有87%的15岁儿童将活到60岁。

根据该报告,尽管在卫生,教育和社会援助方面的公共支出水平低于越南,但越南的 人力资本指数仍高于相同收入水平国家的平均水平。

在东南亚,越南排名高于文莱(56),马来西亚(62),泰国(63),印度尼西亚(96),菲律宾(103),柬埔寨(118),缅甸(120),老挝(126)和帝汶-莱斯特(第128)。

世界银行集团的2020年人力资本指数(HCI)涵盖了174个国家的健康和教育数据,涵盖了20203月为止的全球98%的人口,为大流行前儿童的健康和教育提供了基线。

HCI2018年首次启动,用于衡量今天出生的孩子在18岁之前可以达到的人力资本数量。与全面教育和全面健康的基准相比,它传达了下一代工人的生产率。


Đọc thêm...

Chỉ số Vốn con người của Việt Nam tăng cao

19:36 |

 

(TBTCO) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Chỉ số Vốn con người (Human Capital Index - HCI) 2020 của Việt Nam tiếp tục tăng và cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập, mặc dù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn.

Cụ thể, theo báo cáo mới đây, từ năm 2010 đến năm 2020, Chỉ số Vốn con người của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69. Nói cách khác, một đứa trẻ sinh ra ở Việt Nam sẽ đạt được 69% tiềm năng vốn con người nếu đứa trẻ đó được tiếp cận giáo dục và y tế đầy đủ. Chỉ số này cao hơn mức 56% của các quốc gia có cùng mức thu nhập.

Trong các thành phần chính tạo nên chỉ số này, ở thành phần sinh tồn, 98/100 trẻ em sinh ra ở Việt Nam sống được đến 5 tuổi, 87% trẻ 15 tuổi sẽ sống đến năm 60 tuổi. Ở thành phần Trường học, một đứa trẻ Việt Nam bắt đầu đi học từ năm 4 tuổi có thể hoàn thành 12,9 năm học lúc 18 tuổi và khi quy đổi sang chất lượng học, số năm học thực chất sẽ giảm xuống chỉ còn 10,7 năm.

Dù vậy, ở thành phần Sức khỏe, tỉ lệ trẻ thấp còi và có nguy cơ bị hạn chế về nhận thức và thể chất của nước ta vẫn tương đối cao (24/100 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt phổ biến tại các dân tộc thiểu số). Đây là một thách thức cho Việt Nam trong việc cải thiện chỉ số HCI.

Ngoài ra, các chỉ số thành phần tạo nên HCI ở trẻ em gái đều cao hơn so với trẻ em trai, trừ chỉ số sống sót đến năm 5 tuổi. Song kết quả này lại không đồng nghĩa với sự gia tăng cơ hội bình đẳng trên thị trường lao động: Tỉ lệ việc làm bình quân của nữ giới thấp hơn 20% với nam giới. Tỉ lệ HCI giữa 20% dân số giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam là 1,47; trong khi tỉ lệ trung bình toàn cầu là 1,35.

Chỉ số Vốn con người thời gian qua tiếp tục tăng cho thấy nỗ lực của nước ta trong việc cải thiện các vấn đề về sức khỏe và giáo dục. Tuy nhiên, những tiến bộ này đang gặp rủi ro do sự lây lan của đại dịch COVID-19.

"Đại dịch gây rủi ro đối với thành tựu xây dựng nguồn nhân lực của cả thập kỷ, bao gồm những cải thiện về sức khỏe, tỷ lệ sống sót, tỷ lệ đi học và giảm thấp còi. Đại dịch gây ảnh hưởng về mặt kinh tế đối với phụ nữ và những gia đình khó khăn, khiến nhiều người rơi vào cảnh không còn cái ăn và đói khổ”, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết, “Trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực thiết lập nền tảng cho sự phục hồi và tăng trưởng bền vững, bảo vệ và đầu tư cho con người là công việc đóng vai trò sống còn”.


Đọc thêm...

Hot (焦点)