中国“抵制外交”的威力(第三期)

22:12 |
下周韩国总统选举的领跑候选人文在寅(Moon Jae-in)更倾向中国,长期以来一直表示对萨德系统持保留态度。在一次辩论中,他呼吁中国政府“立即停止”对韩国的抵制,但补充道,韩国应当“做出外交努力去劝服中国”。
反韩运动受到中国政府的推动,得到国有媒体的帮助。国有媒体刊载了大量谴责萨德的文章,并暗指它是美国遏制中国崛起的阴谋的一部分。
但是,正如以往的抵制一样,中国地方当局害怕抗议活动可能失控。今年3月,在某地一家乐天门店外的示威者砸了一辆韩国汽车之后,当地警方告诉民众,毁坏他人财物是违法的,并呼吁“理性爱国”。
“政府与民间民族主义之间的紧张,起码有100年的历史了,”主题为中国民族主义的《走出中国》(Out of China)一书的作者罗伯特•比克斯(Robert Bickers)说,“有时,政府努力煽动民族主义,有时政府努力约束它,也有时,它会让政府完全措手不及。”
华裔美国人、文化评论人士郭怡广(Kaiser Kuo)暗示称,中国领导人站在“燃烧着民族主义之火的窑炉旁,一只手拿着风扇,另一只手拿着水管”。郭怡广曾在科技集团百度(Baidu)任高管。
“他们可以煽高火焰,以起到威慑作用,或是用作谈判中的借口,让谈判对手看到,鉴于国内舆论声浪极高,他们的选择变得有限,”他在最近一篇文章中写道,“但是,有水管在手,他们也可以防止火焰蹿出来烧毁宝贵的周遭乡村。”
中国抵制的威力
长期以来,经济学家和投资者一直就抵制的有效性展开辩论。美国密歇根大学(University of Michigan)经济学教授雷麦(CF Remer)在他1933年出版的《中国抵制措施之研究》(A Study of Chinese Boycotts)中提出,抵制对目标国产生了强大的“心理”冲击——哪怕中国也会受到负面经济影响。“单个国家发起的抵制就像是罢工,”他写道,“罢工的威胁是强有力的;罢工本身则可能代价很大,且效果不佳。”
最近的研究显示,抵制活动最初的冲击是显著的,后来贸易会复苏,这表明,订单只是延迟执行,而未被永久性取消。有些情况下,随着新的新闻热点出现,贸易禁运不了了之。换言之,需要通过冗长谈判修复关系。
海德堡大学(Heidelberg University)经济研究员安德烈亚斯•富克斯(Andreas Fuchs)发现,如果一国政府会见达赖喇嘛(Dalai Lama)——中国政府眼中危险的分离主义者、藏传佛教领袖——这个国家的对华出口往往会经历短暂下滑。
Đọc thêm...

Uy lực của “ngoại giao tẩy chay” của Trung Quốc (phần 3)

22:12 |
Tổng thống mới của Hàn Quốc Moon Jae-in có xu hướng thân Trung Quốc, từ trước đến nay luôn tuyên bố không đồng tình với hệ thống THAAD của Mỹ. Trong một buổi biện luận trước khi thắng cử, Moon Jae-in kêu gọi chính phủ Trung Quốc “lập tức chấm dứt” hoạt động tẩy chay đối với Hàn Quốc, nhưng cũng bổ sung rằng, Hàn Quốc cần phải “thực hiện những nỗ lực ngoại giao để thuyết phục Trung Quốc”.
Phong trào tẩy chay Hàn Quốc nhận được sự đồng thuận từ phía chính phủ và sự hỗ trợ từ phía truyền thông chính thức của Trung Quốc. Truyền thông chính thức của Hàn Quốc đã đăng hàng loạt tin bài có nội dung phản đối THAAD, ám chỉ đây là một phần trong chính sách kiềm chế Trung Quốc của Mỹ.
Tuy nhiên, cũng giống như những cuộc tẩy chay trước đây, chính quyền địa phương của Trung Quốc lo sợ hoạt động biểu tình có thể mất kiểm soát. Tháng 3 năm nay, sau khi những người biểu tình bên ngoài một cửa hàng Lotte đập phá một chiếc ô tô xuất xứ từ Hàn Quốc, cảnh sát địa phương đã cảnh cáo dân chúng “hủy hoại tài sản của người khác là hành vi phạm pháp”, kêu gọi mọi người “yêu nước có lý trí”.
Robert Bickers, tác giả của cuốn sách “Out of China” cho rằng “chính phủ và chủ nghĩa dân tộc của nhân dân đã có lịch sử hơn 100 năm”. “Có lúc, chính phủ nỗ lực kích động chủ nghĩa dân tộc, có lúc chính phủ nỗ lực kiềm chế, cũng có lúc, chủ nghĩa dân tộc khiến chính phủ không kịp trở tay”, Robert Bickers nhấn mạnh.
Chuyên gia phân tích văn hóa người Mỹ gốc Hoa Kaiser Kuo cho rằng, lãnh đạo Trung Quốc đang “đứng cạnh lò lửa chủ nghĩa dân tộc, một tay cầm quạt, một tay cầm vòi nước”. Kaiser Kuo từng làm quản lý cao cấp của tập đoàn Baidu của Trung Quốc.
“Họ có thể thổi bùng ngọn lửa, tạo ra tác dụng đe dọa hoặc lý do trong quá trình đàm phán, khiến các đối thủ đàm phán thấy rằng, do áp lực dư luận từ trong nước, sự lựa chọn của họ trở nên rất hạn chế”. “Tuy nhiên, với vòi nước trong tay, họ cũng có thể ngăn chặn ngọn lửa thiêu trụi mọi xóm làng xung quanh”, Kaiser Kuo nhấn mạnh.
Sức mạnh tẩy chay của Trung Quốc
Từ trước đến nay, các nhà kinh tế học và nhà đầu tư vẫn thường xuyên tranh cãi về hiệu quả của hoạt động tẩy chay. Giáo sư kinh tế CF Remer thuộc Đại học Michigan trong cuốn sách “Nghiên cứu về biện pháp tẩy chay của Trung Quốc” (A Study of Chinese Boycotts) xuất bản năm 1933 đã cho rằng, tẩy chay tạo ra tác động “tâm lý” rất lớn đến nước đối thủ - cho dù ngay bản thân Trung Quốc cũng bị tác động xấu về mặt kinh tế. CF Remer cho rằng “một quốc gia tẩy chay sẽ giống như hoạt động bãi công, sức mạnh của bãi công là rất lớn; nhưng bản thân bãi công sẽ phải trả giá rất đắt mà đôi khi hiệu quả lại không cao”.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, tác động của tẩy chay trong thời kỳ đầu rất rõ rệt, nhưng sau đó hoạt động thương mại sẽ được phục hồi. Điều đó cho thấy, các hợp đồng sẽ chỉ bị trì hoãn chứ không phải hoàn toàn bị hủy bỏ. Có đôi lúc, khi những tin tức nóng khác xuất hiện, hoạt động cấm vận thương mại sẽ bị lãng quên.
Chuyên gia nghiên cứu kinh tế Andreas Fuchs từ Đại học Heidelberg phát hiện ra rằng, nếu một quốc gia hội kiến với Đạt Lai Lạt Ma, nhân vật bị chính phủ Trung Quốc coi là người theo chủ nghĩa ly khai, hoạt động xuất khẩu của nước đó vào Trung Quốc sẽ bị giảm sút trong một thời gian nhất định.
Đọc thêm...

中国“抵制外交”的威力(第二期)

22:11 |
惹恼中国的结果可能是毁灭性的:汽车被砸,工厂遭攻击、多年来为打开这个庞大市场而付出的努力一夜间付诸东流。英国经济学人信息部(Economist Intelligence Unit)中国问题分析师林德康(Duncan Innes-Ker)表示:“外国企业对此类政治化行动几乎无计可施,只能游说本国政府与中国保持良好关系。”
中国抵制行动的历史,比"boycott"(抵制)这个词的诞生(这个词于19世纪80年代起源于爱尔兰)还早。这段历史就是一个包含爱国主义、反殖民主义、经济对抗、偶尔爆发的暴力事件的故事。
1905年,在中国爆发“杀伤力极大”的抵制美国棉花运动后,美国总统西奥多•罗斯福(Theodore Roosevelt)呼吁对限制中国移民的歧视性法律进行改革。他警告称,“放任外国竞争对手把我们赶出中国的巨大市场,对我们而言真正是目光短浅的。”
如今中国在全球经济中扮演的制造者和终端市场的角色,远比那时更重要。通过国有企业和对民营企业的影响力,中国政府拥有对经济的强大掌控力。因此,罗斯福关于惹恼中国的危险的警告,比以往任何时候都更能激起很多国家和企业的共鸣。
不过中国融入全球经济也成了约束。韩国是中国最大的进口来源国,是中国的第四大出口市场。和常常遭到中国禁运的日本一样,韩国供应很多推动中国制造业发展的高科技零件和机器。
“这种经济报复行为也会有损中国政府的利益,因为中国从韩国进口中间产品来完成制造并向其他市场销售。”韩国中小企业中央会(Korea Federation of Small and Medium-Sized Enterprises)官员金泰焕(Kim Tae-hwan)警告称,“韩国企业也雇佣了很多中国工人。”
“一手拿风扇,一手拿水管”
近几年,日本在东中国海(East China Sea)争议岛屿主权上与中国对着干,引发了中国的愤怒;韩国看上去则成功地取得了一种微妙的平衡,在接受大量美军驻扎的同时,加深了对华投资。但是,韩国去年决定部署美国导弹防御系统——“末段高空区域防御系统”(Terminal High Altitude Area Defence,简称“萨德”),用来拦截朝鲜导弹。然后一切都变了。
中国对韩国此举感到极度愤怒。中国担心,这将强化美国在亚洲的安全体系,导致美国对中国活动的监视升级。美国军方周二表示,萨德已投入运行。
中国对萨德的反应是逐渐演化的。最开始,中国借卫生与安全问题打击了某些韩国公司。但随着韩国推进部署萨德的态度变得明朗,中国的立场变得强硬。
货物在海关被扣住。韩国企业员工受到骚扰。韩国零售集团乐天(Lotte)受到的冲击尤为严重,在华99家门店关门了87家,因为该公司向韩国政府移交了一个高尔夫球场,以协助部署萨德系统。
只是到了3月,当美国开始安装反导系统的第一批部件时,才引起了中国的明确报复。中国外长王毅警告称,韩国人这样做“结果只能是损人又害己”。
韩国向世贸组织(WTO)投诉,称中国“也许违反了一些贸易协议”。但是,韩国被卡在韩美军事、意识形态同盟以及与最大贸易伙伴国中国的商业、经济联系当中,左右为难。3月韩国总统朴槿惠(Park Geun-hye)遭罢免,导致局面变得复杂。
Đọc thêm...

Uy lực của “ngoại giao tẩy chay” của Trung Quốc (phần 2)

22:10 |
Kết quả của việc chọc giận Trung Quốc có thể mang tính hủy diệt: Xe ô tô bị đập phá, xưởng sản xuất bị tấn công, những nỗ lực bao năm để mở cửa thị trường rộng lớn này sẽ đổ sông đổ bể chỉ trong một đêm. Chuyên gia phân tích về Trung Quốc Duncan Innes-Ker thuộc tổ chức Economist Intelligence Unit cho rằng “các công ty nước ngoài gần như không có biện pháp nào đối với những hoạt động mang tính chính trị như vậy cả, họ chỉ còn cách thuyết phục chính phủ nước mình duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc”.
Lịch sử phong trào tẩy chay của Trung Quốc thậm chí còn xuất hiện sớm hơn cả lịch sử xuất hiện của từ "boycott". Lịch sử này bao gồm câu chuyện về chủ nghĩa yêu nước, chống chủ nghĩa thực dân, đối kháng kinh tế và cả những vụ bạo lực thỉnh thoảng nổ ra.
Năm 1905, sau khi Trung Quốc nổ ra phong trào tẩy chay bông nhập khẩu từ Mỹ, Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt kêu gọi cải cách các điều luật phân biệt đối xử, hạn chế dân di cư đến từ Trung Quốc. Theodore Roosevelt cảnh báo: “Để mặc cho đối thủ cạnh tranh đẩy chúng ta ra khỏi thị trường rộng lớn Trung Quốc quả thực là một việc làm thiếu sáng suốt”.
Hiện nay, Trung Quốc đang đóng vai trò là nhà sản xuất, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ trong nền kinh tế thế giới, vai trò còn quan trọng hơn nhiều so với năm 1905. Thông qua tầm ảnh hưởng với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, chính phủ Trung Quốc có khả năng khống chế mạnh mẽ với nền kinh tế. Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, lời cảnh cáo của Tổng thống Theodore Roosevelt năm xưa vẫn nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều quốc gia và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng tạo nên nhiều hạn chế với chính sách tẩy chay của Trung Quốc. Hàn Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc, đồng thời là thị trường xuất khẩu thứ 4 của Trung Quốc. Giống như Nhật Bản, một nước thường xuyên gặp phải hoạt động tẩy chay từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc cũng cung cấp rất nhiều máy móc, linh kiện kỹ thuật cao phục vụ phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc.
“Hoạt động trả đũa về kinh tế như vậy cũng sẽ làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc, vì Trung Quốc nhập khẩu nhiều linh kiện của Hàn Quốc để hoàn thiện sản phẩm rồi bán sang các thị trường khác”, quan chức của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc Kim Tae-hwan cảnh báo. Ông cũng cho rằng “doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang thuê rất nhiều người lao động Trung Quốc”.
“Một tay cầm quạt, một tay cầm vòi nước”
Những năm gần đây, hoạt động của Nhật Bản tại vùng biển Hoa Đông gây nên sự phẫn nộ trong nội bộ Trung Quốc. Trong khi đó, Hàn Quốc dường như đã đạt được một sự cân bằng nhất định, trong khi tiếp tục chấp thuận cho quân Mỹ đóng quân trên lãnh thổ Hàn Quốc thì vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư vào Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Hàn Quốc năm ngoái quyết định cho đặt hệ thống THAAD trên lãnh thổ nước mình đã khiến tình hình thay đổi hoàn toàn.
Trung Quốc cảm thấy vô cùng phẫn nộ trước hành động này của phía Hàn Quốc. Trung Quốc lo ngại rằng, hành động này sẽ tăng cường hệ thống an ninh của Mỹ tại châu Á, khiến hoạt động giám sát của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tăng lên. Trước đó, phía quân đội Mỹ cũng đã xác nhận, hệ thống THAAD đã đi vào hoạt động.
Phản ứng của Trung Quốc đối với hệ thống THAAD cũng dần dần phát triển. Ban đầu, Trung Quốc mượn cớ vệ sinh và an toàn để nhằm vào một vài công ty của Hàn Quốc. Nhưng cùng với thái độ ngày càng rõ ràng của Hàn Quốc trong việc cho phép đặt hệ thống THAAD, lập trường của Trung Quốc cũng ngày càng trở nên cứng rắn. Hàng hóa bị hải quan giữ lại. Nhân viên công ty của Hàn Quốc bị gây phiền hà. Trong đó, tập đoàn bán lẻ Lotte của Hàn Quốc chịu tác động nặng nề nhất, 87/99 cửa hàng của Lotte tại Trung Quốc đã phải đóng cửa, lý do là bởi tập đoàn này đã giao một sân golf cho chính phủ Hàn Quốc để đặt hệ thống THAAD.
Tuy nhiên, phải tới tháng 3, khi Mỹ bắt đầu lắp đặt những thiết bị đầu tiên của hệ thống THAAD thì hoạt động trả đũa của Trung Quốc mới trả nên vô cùng mạnh mẽ. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo, Hàn Quốc làm như vậy sẽ “vừa hại người vừa hại mình”.
Hàn Quốc cũng khiếu nại lên WTO, cho rằng Trung Quốc “có lẽ đã vi phạm một vài hiệp ước thương mại”. Tuy nhiên, Hàn Quốc bị kẹt giữa quan hệ đồng minh quân sự Hàn – Mỹ và quan hệ kinh tế - thương mại Hàn – Trung. Tháng 3, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị bãi miễn, khiến cho tình hình càng trở nên phức tạp.

Đọc thêm...

中国“抵制外交”的威力(第一期)

22:08 |
济州岛过去曾挤满了来韩国享受海滩度假胜地和崎岖地貌的中国游客。但是,韩国政府部署美国导弹防御体系、以抵御变化无常的朝鲜的决定招致中国政府报复,中国叫停旅行社组织赴韩游,于是整个为服务中国消费者而建立的产业在今年3月几乎在一夜之间凋零了。
据官方数据显示,中国游客日接待量从此前的逾7500人下滑至1000人。首尔的情况也类似,那里曾经颇受中国游客欢迎的购物区如今门可罗雀。
“自315日以来,我就没见过一个中国游客来我们店里,”一名营业员称。另一名营业员补充道:“公司强迫我们休无薪假,就因为中国游客数量减少。”
不仅零售商和酒店感受到了这种影响。韩国汽车制造商也受到了重创。
现代(Hyundai)财报称,今年第一季度在中国(全球最大汽车市场)的汽车销量同比下滑14%。与此同时,起亚(Kia)在华汽车销量下滑36%,尽管同期中国市场整体增长了4%
历史上的中国抵制
中国对敌人采取此类抵制措施的历史超过100年,它知道如何让敌人在经济和政治上受到伤害。
对中国庞大市场入口的把持,赋予了中国国家主席习近平和执政的共产党对贸易伙伴的极大影响力,使得他们可以向国内民众展示自己的民族主义证明。但中国政府必须小心把握平衡,以确保禁运令既不会损害中国经济,也不会释放可能威胁一党统治的沙文主义和抗议力量。
此前,日本汽车制造商、菲律宾香蕉种植农和台湾旅游业工作者,都曾在不同程度上由中国政府和中共控制的媒体煽动起来的抵制运动中遭殃。
外国的外交官和高管们害怕被指责“伤害了中国人民的感情”——这是中共用来触发禁运的常用措辞。中国日益提升的经济实力、习近平强硬的民族主义论调、以及微博(Weib)和微信(WeChat)等社交媒体网站可以轻易引导消费者行为的现实,都加剧了外国外交官和高管们的恐惧。
Đọc thêm...

Uy lực của “ngoại giao tẩy chay” của Trung Quốc (phần 1)

22:08 |
Trước đây, đảo Jeju từng chật ních du khách Trung Quốc đến đây hưởng thụ không khí biển và địa thế hùng vĩ của hòn đảo này. Tuy nhiên, sau khi chính phủ Hàn Quốc đồng ý cho Mỹ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ nước mình, như một biện pháp đáp trả, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các hãng du lịch ngừng các tour du lịch đến Hàn Quốc. Tháng 3 năm nay, cả một chuỗi ngành dịch vụ được xây dựng để phục vụ nhu cầu cả khách du lịch Trung Quốc đã bị chết yểu chỉ qua một đêm.
Theo số liệu chính thức của Hàn Quốc, số lượng khách du lịch Trung Quốc đã giảm từ 7500 người/ngày xuống còn 1000 người/ngày. Tình hình tại thủ đô Seoul cũng trong tình trạng tương tự, những trung tâm mua sắm từng là địa điểm ưa thích của du khách Trung Quốc cũng trong tình trạng vắng lặng.
“Từ ngày 15/3 đến nay, chưa có bất cứ khách du lịch Trung Quốc nào đến cửa hàng của chúng tôi”, một nhân viên cho biết. Một nhân viên bán hàng khác bổ sung thêm: “Công ty buộc chúng tôi phải nghỉ không lương, vì số lượng du khách Trung Quốc giảm”.
Không chỉ ngành bán lẻ và khách sạn bị ảnh hưởng mà ngay cả đến ngành công nghiệp ô tô của nước này cũng trong tình trạng tương tự.
Báo cáo tài chính của Hyundai cho biết, trong Quý I năm nay, sản lượng tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc – thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới – đã giảm 14% so với cùng kỳ. Đồng thời, sản lượng tiêu thụ của hàng Kia tại thị trường Trung Quốc cũng giảm 36%, trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ của cả thị trường ô tô Trung Quốc vẫn tăng 4% so với cùng kỳ.
Hoạt động tẩy chay của Trung Quốc trong lịch sử.
Trung Quốc đã có lịch sử hơn 100 năm thực hiện biện pháp tẩy chay đối với các đối thủ của mình. Người Trung Quốc biết phải làm thế nào để đối thủ của mình bị tổn thất về kinh tế và chính trị.
Việc khống chế thị trường nhập khẩu khổng lồ của Trung Quốc giúp cho Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra sức ảnh hưởng cực lớn đối với các đối tác thương mại của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng cần đảm bảo sự cân bằng trong quá trình này để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Trung Quốc và cũng không cho phép hình thành sức mạnh có thể đe dọa đến sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước đây, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, nông dân trồng chuối Philippines và ngành du lịch Đài Loan đều đã từng chịu ảnh hưởng của làn sóng tẩy chay đến từ Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao và nhà quản lý của nước ngoài lo sợ bị chỉ trích “làm tổn thương tình cảm của nhân dân Trung Quốc” – đây là biện pháp thường dùng của chính phủ Trung Quốc để kích động một làn sóng tẩy chay. Sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, luận điệu đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa của Tập Cận Bình cùng các công cụ mạng xã hội có thể dễ dàng dẫn dắt tâm lý đám đông như Weibo và Wechat đều làm gia tăng nỗi khiếp sợ của quan chức ngoại giao và nhà quản lý nước ngoài.
Đọc thêm...

“中巴经济走廊”将给巴基斯坦带来什么?(第四期)

16:03 |
在邻国印度,批评的声音更为强烈。印度对中国在巴基斯坦的雄心非常担忧,拒绝参加近期习近平在北京召集的“一带一路”峰会。印度右翼杂志《自治》(Swarajya)称,已泄露的文件表明,中国计划“让巴基斯坦沦为一个附庸国”。印度既对中国进入克什米尔部分地区感到担心,也对中国可能在瓜达尔港派驻海军部队忧心忡忡。印度将克什米尔地区视为本国领土。
为了安抚周边邻国,巴基斯坦总理纳瓦兹•谢里夫(Nawaz Sharif)在“一带一路”峰会上表示:“让我明确一点,‘中巴经济走廊’是一个向地区所有国家开放的经济项目。它没有地域界限。它不应被政治化。”
鉴于该计划的规模以及中国施展的软实力,这些争论不太可能消退。据巴基斯坦海外工商投资者商会(Overseas Investors Chamber of Commerce and Industry)称,“中巴经济走廊”电力项目将给投资者带来平均约20%的股本回报率。巴基斯坦的部长们承认,回报率可能看上去很高,但他们指出,保证支付给发电商的电价低于当前水平,其他人不愿为这些计划融资。
“我们想要电力投资,但没有人来,”巴基斯坦计划与发展部长伊克巴尔表示,“中国人发现了机会。”
资金没有颜色
还有一些人质疑部分协议的不透明性。伊斯兰堡智库——可持续发展政策研究所(SDPI)副执行主任瓦加尔•艾哈迈德(Vaqar Ahmed)表示,他曾尝试获取谅解备忘录的具体内容以及具体项目的进展报告,但被政府部门阻止了。
一些官员将协议的不透明归咎于地方竞争,因为各地政治家都想为本地区引进更多的中国投资。但其他人将其归因于中巴双方都有军方参与,不过军方扮演了多大角色仍不清楚。
不管巴基斯坦国内存在什么担忧,唯恐伊斯兰堡方面会给予中方太多权力,该国商界和政界许多人士认为,从基础设施项目中获得的好处就非常值了。
三菱(Mitsubishi Corp)巴基斯坦业务负责人Kimihide Ando表示:“巴基斯坦需要资金,资金是没有颜色的。”

还有一些人指出,在自由贸易协议造成了一些问题后,巴基斯坦的部长们这次将会变得更加精明。“中国人(以前)忽悠过我们,但我方的因素让他们得以这么做,”巴基斯坦商业委员会执行总裁伊赫桑•马利克(Ehsan Malik)表示,“我们以前犯了大错,希望我们这次吸取到了教训。”
Đọc thêm...

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan sẽ mang lại gì cho Pakistan? (phần 4)

16:02 |
Ở nước láng giềng Ấn Độ, những tiếng nói chỉ trích càng mạnh mẽ hơn. Ấn Độ rất lo ngại tham vọng của Trung Quốc tại Pakistan, từ chối lời mời tham gia hội nghị thượng đỉnh liên quan "một vành đai một con đường" của Tập Cận Bình thời gian gần đây. Tạp chí cánh hữu  Swarajya của Ấn Độ cho rằng, những tài liệu được tiết lộ đã cho thấy, Trung Quốc có kế hoạch “biến Pakistan thành một nước phụ thuộc”. Ấn Độ vừa lo ngại việc Trung Quốc thâm nhập vào khu vực Kashmir, đồng thời cũng lo ngại ý đồ của Trung Quốc đưa quân đóng tại cảng Gwadar. Ấn Độ coi Kashmir là lãnh thổ của mình.

Để làm yên lòng nước láng giềng, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh "một vành đai một con đường": “chúng ta cần biết rằng, kế hoạch hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan là một kế hoạch kinh tế mở đối với tất cả các nước trong khu vực. Nó không có ranh giới khu vực. Nó không nên bị chính trị hóa”.
Đọc thêm...

“中巴经济走廊”将给巴基斯坦带来什么?(第三期)

16:00 |
“中国不可能让中巴经济走廊失败”
另一个吸引巴基斯坦的地方是中国可以提供安全保障。在这个多年来一直受恐怖袭击困扰的国家,北京方面希望确保其投资得到保护。不久前,至少10名在瓜达尔港附近工作的当地承包人被不明身份的枪手杀害。
目前尚不清楚这种安全援助具体将以何种形式提供。中国正向巴基斯坦出售价值数十亿美元的防务装备,并已将两艘军舰交付巴基斯坦海军,以协助保护瓜达尔港。但部长们否认了有关中国军队也驻扎于巴基斯坦的报道。
“中巴经济走廊有安全方面的考量,”Bank Alfalah首席经济学家、巴基斯坦央行前首席经济顾问穆什塔克•汗(Mushtaq Khan)说,“由中国人获得瓜达尔港并为之出资是对的。中国不可能让中巴经济走廊失败。”
尽管中国会带来诸多好处——包括资金、专业知识和人力资源,但许多人对协议的条款以及它们是否会削弱巴基斯坦的工业甚至主权表达了担忧。
当地以及国际银行家们表示,围绕中巴经济走廊的采购和招标程序对中方极为有利,中国的企业赢得中国的合同,承建巴基斯坦的基础设施并提供融资,这些协议通常由伊斯兰堡提供担保。
“风险在于,长此以往,中国就能发号施令了,而我们以后将付出代价,”卡拉奇所在的信德省(Sindh)首席部长赛义德•穆拉德•阿里•沙(Syed Murad Ali Shah)说,“结果如何将取决于我们自己。”
被《黎明报》披露的、由中方撰写于201512月就已转交巴方的计划文本,只是加剧了上述担忧。该计划提到了将数千英亩农田租给中国企业研发种子和灌溉技术,从白沙瓦到卡拉奇等城市将安装全套的监测和监控系统,对道路进行24小时视频监控,此外还将建设一个全国性的光缆网络,扩大互联网接入。
这项计划的关键是新疆生产建设兵团。根据该计划,这个中国汉人主导的经济和准军事组织将负责在巴基斯坦投资,以此作为喀什(Kashgar)周边经济发展的跳板。喀什位于1100万说突厥语的维吾尔族穆斯林聚居地的腹地。
伊斯兰堡的部长们表示,这份文件包含了最初由北京方面起草的提议,但他们不愿透露目前仍在谈判的协议草案与该文件有多大的不同。
批评人士称,巴基斯坦有可能重蹈2006年与中国签订自由贸易协定的覆辙,该协定包含对伊斯兰堡不利的条款。反对党政治人士抨击政府向中国让步太多。
巴基斯坦正义运动党(Pakistan Tehreek-e-Insaf)成员阿萨德•乌马尔(Asad Umar)在谈到被披露的中方提案时表示:“这就是失之严谨的表现,这种轻率态度让巴基斯坦从所有我们签订的自由贸易协议中遭遇损失,而没有从中受益。”
Đọc thêm...

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan sẽ mang lại gì cho Pakistan? (phần 3)

15:59 |
Trung Quốc sẽ không để kế hoạch hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan thất bại
Một điểm nữa hấp dẫn Pakistan là Trung Quốc có thể mang lại sự đảm bảo về mặt an ninh. Bắc Kinh hi vọng những khoản đầu tư của mình sẽ được bảo vệ ở Pakistan, một nước luôn bị đe dọa bởi nguy cơ khủng bố. Cách đây không lâu, ít nhất 10 chủ thầu làm việc gần cảng Gwadar đã bị các tay súng không rõ thân phận sát hại.
Hiện tại vẫn chưa rõ sự trợ giúp về mặt an ninh của Trung Quốc với Pakistan sẽ được thực hiện cụ thể theo hình thức nào. Trung Quốc đang bán cho Pakistan các trang thiết bị phòng vệ trị giá hàng tỷ USD, chuyển giao hai tàu chiến cho hải quân Pakistan để bảo vệ cảng Gwadar. Nhưng các quan chức Pakistan phủ nhận thông tin quân đội Trung Quốc cũng đóng quân trên lãnh thổ Pakistan.
“Kế hoạch hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” có tính toán đến yếu tố an ninh, nhà kinh tế hàng đầu của Bank Alfalah, đồng thời là cố vấn kinh tế trưởng của ngân hàng trung ương Pakistan Mushtaq Khan cho biết: “Cho phép Trung Quốc đầu tư vào cảng Gwadar là việc làm đúng đắn. Trung Quốc sẽ không cho phép kế hoạch hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan thất bại”.
Tuy Trung Quốc sẽ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm nguồn vốn, kiến thức chuyên môn và tài nguyên nhân lực, tuy nhiên nhiều người cũng lo ngại nội dung các điều khoản trong hiệp định có khả năng làm suy yếu nền công nghiệp, thậm chí là chủ quyền của Pakistan.
Các ngân hàng bản địa và ngân hàng quốc tế tại Pakistan cho rằng, các hoạt động mua sắm, đấu thầu có liên quan đến hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan đều rất có lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc giành được hợp đồng của Trung Quốc, xây dựng cơ sở hạ tầng của Pakistan và còn nhận được sự bảo đảm từ phía Islamabad.
Tỉnh trưởng tỉnh Sindh Syed Murad Ali Shah cho rằng: “Nguy cơ là ở chỗ, nếu cứ kéo dài như vậy, Trung Quốc sẽ ngày càng có vai trò quyết định, còn chúng ta sẽ phải trả giá”, “kết quả như thế nào sẽ phụ thuộc vào chính chúng ta”.
Nội dung kế hoạch do phía Trung Quốc soạn thảo và chuyển giao cho phía chính phủ Pakistan tháng 12/2015 theo tiết lộ của tạp chí Dawn càng làm tăng thêm những lo ngại trên.  Kế hoạch trên cho phép Trung Quốc thuê  hàng ngàn hecta đất nông nghiệp của Pakistan để nghiên cứu, thử nghiệm các giống cây trồng và kỹ thuật tưới tiêu mới; một hệ thống giám sát sẽ được lắp đặt tại nhiều thành phố như Peshawar và Karachi, giám sát các tuyến đường 24/24 giờ; đồng thời còn xây dựng một mạng lưới cáp mạng trên toàn quốc.
Điểm mấu chốt của kế hoạch này chính là tập đoàn Xinjiang Production and Construction Corps. Theo nội dung kế hoạch, tổ chức kinh tế và bán quân sự của Trung Quốc này sẽ phụ trách hoạt động đầu tư tại Pakistan, từ đó làm bàn đạp phát triển kinh tế tại Kashgar và các khu vực xung quanh. Kashgar là khu vực trung tâm của một vùng tập trung tới 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi trên lãnh thổ  Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo của Islamabad cho biết, văn kiện này bao gồm những đề nghị do phía Trung Quốc soạn thảo. Tuy nhiên, họ từ chối tiết lộ nội dung dự thảo hiệp định đang trong giai đoạn đàm phán giữa Trung Quốc và Pakistan.
Những người phản đối cho rằng, Pakistan sẽ lặp lại sai lầm như khi ký kết Hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc năm 2006. Hiệp đinh này bao gồm những điều khoản bất lợi cho phía Pakistan. Phe đối lập tại Pakistan chỉ trích phe cầm quyền đã nhượng bộ quá nhiều cho Trung Quốc.
Asad Umar, thành viên đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf khi nhắc tới nội dung dự thảo hiệp định vừa được tiết lộ đã cho rằng: “Đây là biểu hiện của sự thiếu cẩn trọng. Thái độ khinh suất đó khiến Pakistan gặp tổn thất chứ không hề được lợi trong tất cả những hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký kết”.


Đọc thêm...

“中巴经济走廊”将给巴基斯坦带来什么?(第二期)

15:58 |
中国的优先任务
巴基斯坦《黎明报》(Dawn)近日披露的“中巴经济走廊”协议中方原始提案加剧了担忧。协议条款把新疆生产建设兵团(Xinjiang Production and Construction Corps)的工业抱负放在重要位置,这是一个准军事组织,对中国的石油和安全政策至关重要,还主导着边疆省份新疆的农业经济。
巴基斯坦某大型投资公司的负责人把新疆生产建设兵团与曾为英国在印度殖民统治铺路的贸易公司做比较,他表示:“如果我们不想让东印度公司(East India Company)的历史重演,我们必须小心行事。如果我们搞砸了,那么那段历史将重演。”
中国希望通过中巴经济走廊完成4项主要任务:扩建位于巴基斯坦南部海岸、由中国提供融资、建设并拥有的瓜达尔港;建设一批发电厂;修建公路和铁路网络;设立企业可以享受税收优惠及其他商业激励的经济特区。
在基建方面,北京正为巴基斯坦做一些伊斯兰堡方面自身力所不及之事,尤其是在电力领域。巴基斯坦的电力需求峰值比其发电能力高出60亿瓦特,大约相当于12座中型燃煤电厂的发电量。巴基斯坦许多地区每天都要停电数小时。
为弥补这一电力缺口,中国预计将投入350多亿美元——约占中巴经济走廊全部预算的三分之二——建设或协助修建21座发电厂。这些电厂将主要依靠煤炭发电,建成后合计装机容量160亿瓦特,弥补电力缺口绰绰有余了。
与中巴经济走廊相关的建筑工程已经提振了巴基斯坦的重工业。
巴基斯坦最大企业集团之一的Arif Habib表示,考虑到中巴经济走廊的前景,该集团正在将水泥产能扩大两倍。

“中国将扩大这块(经济)蛋糕,”巴基斯坦计划与发展部长阿赫桑•伊克巴尔(Ahsan Iqbal)说,“这一项目将创造新的(国内)需求。”
Đọc thêm...

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan sẽ mang lại gì cho Pakistan? (phần 2)

15:57 |
Nhiệm vụ ưu tiên của Trung Quốc
Kế hoạch hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan ban đầu do Trung Quốc đề xướng gần đây được Tạp chí Dawn của Pakistan tiết lộ đã đem đến thêm nhiều sự lo ngại. Kế hoạch này đặt nhiệm vụ công nghiệp của tổ chức Xinjiang Production and Construction Corps lên hàng đầu. Đây là một tổ chức mang tính chất quân sự có tầm quan trọng rất lớn với chính sách an ninh và năng lượng của Trung Quốc, giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế nông nghiệp của tỉnh Tân Cương của Trung Quốc.
Người phụ trách của một công ty đầu tư quy mô lớn của Pakistan đã so sánh Xinjiang Production and Construction Corps với công ty Đông Ấn (East India Company) thời kỳ thuộc địa. Người này cho rằng “nếu chúng ta không muốn lịch sử của công ty Đông Ấn lặp lại, chúng ta cần hết sức cẩn thận. Nếu chúng ta phạm sai lầm, lịch sử đó sẽ lặp lại”.
Trung Quốc hi vọng thông qua hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan để hoàn thành 4 nhiệm vụ chủ yếu: Mở rộng cảng Gwadar tại phía Nam Pakistan; xây dựng một loạt nhà máy điện; xây dựng mạng lưới đường bộ và đường sắt; xây dựng đặc khu kinh tế, trong đó doanh nghiệp có thể được hưởng ưu đãi thuế và những chính sách hỗ trợ khác.
Về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, Bắc Kinh đang hỗ trợ Pakistan thực hiện một số dự án mà bản thân Islamabad không đủ năng lực để thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực điện lực. Nhu cầu điện của Pakistan cao hơn năng lực cung cấp của nước này tới 6 tỷ watt, tương đương với công suất của 12 nhà máy nhiệt điện công suất trung bình. Rất nhiều khu vực của Pakistan mỗi ngày đều bị cắt điện trong vài giờ. Để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng điện, Trung Quốc dự tính đầu tư 35 tỷ USD, tương đương 2/3 tổng vốn đầu tư của dự án hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan để xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng 21 nhà máy điện, sau khi hoàn thành sẽ có công suất phát điện 16 tỷ watt, hoàn toàn thừa khả năng bù đắp sự thiếu hụt nguồn điện của Pakistan.
Các công trình xây dựng có liên quan đến hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan cũng giúp chấn hưng ngành công nghiệp năng của Pakistan. Tập đoàn Arif Habib, một trong những tập đoàn lớn nhất của Pakistan cho biết, căn cứ viễn cảnh của kế hoạch hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, tập đoàn này đang lên kế hoạch nâng cao gấp đôi sản lượng xi măng của mình.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và phát triển Pakistan Ahsan Iqbal cho biết: “Trung Quốc sẽ mở rộng miếng bánh (kinh tế) này”, “những dự án này sẽ mở ra những nhu cầu nội địa mới”.


Đọc thêm...

“中巴经济走廊”将给巴基斯坦带来什么?(第一期)

15:56 |
拉合尔市(Lahore)五洲明珠大酒店(Pearl Continental Hotel)的大堂里挂了一幅激情万分的标语:“巴中友谊万岁”。这是在宣传一个推介“中巴经济走廊”(China-Pakistan Economic Corridor)计划的会议。横幅上还写着:“我们的友谊比珠穆朗玛峰还要高,比世界上最深的海还要深,比蜜还要甜。”
这种又高又深又甜的友谊也是相当值钱的。“中巴经济走廊”项目将通过巴基斯坦连接中国西部和阿拉伯海地区,是雄心勃勃的“一带一路”计划的基石。“一带一路”倡议涉及65个国家,旨在建设一条现代“丝绸之路”,将全球第二大经济体与中亚、欧洲和非洲连接起来。
“一带一路”是中国国家主席习近平特别重视的项目,他近日在会晤各国元首讨论相关进展时,把这个由基础设施驱动的项目描述为“世纪工程”。从表面来看,巴基斯坦将成为习近平这一雄心的最大受益者之一,大概没有一个国家会受益如此之多了。当前巴基斯坦国内生产总值(GDP)年增速接近5%,但还不足以吸纳每年进入就业市场的两、三百万人。
“很长时间以来,巴基斯坦一直不是世界的一部分,”巴基斯坦商务部长胡拉姆·达斯特吉尔·汗(Khurram Dastgir Khan)表示,“我们处于一个黑暗的气泡之中,现在我们只是刚刚冒头。有人担心,中国将向我们销售廉价商品,因为我们无力竞争。(但)中国是唯一的选择。”
这种担忧实际上承认了巴基斯坦经济困难,不管是与邻国印度还是与孟加拉国等国家相比——如今孟加拉国已拥有庞大的制造业基础。
北京方面将在巴基斯坦投资逾550亿美元,用于建设电厂、公路和铁路,让寻求摆脱多年政治动荡的巴基斯坦实现急需的基础设施升级。根据巴基斯坦商业委员会(Pakistan Business Council)的估算,未来5年,这些项目可能会占到该国GDP20%,同时可能令经济增速提高约3个百分点。
然而,巴基斯坦的政策制定者也希望中巴关系——北京方面上月提供逾10亿美元贷款,以帮助巴方避免一场货币危机——将可杜绝以下可能性:中国可能利用其在巴基斯坦的投资,从这个规模较小、也较为贫穷的邻国掠夺资源、利润和政治影响力。
巴基斯坦逾200亿美元的贸易逆差中,近三分之二来自对华贸易;从2012年至2015年的3年里,中国对巴基斯坦出口增长77%,从93亿美元增至165亿美元。这种情况让一些人对中方做法产生疑问。
卡拉奇的一位企业领导人表示:“这个项目有令人惊慌的一面。”卡拉奇是巴基斯坦最大城市和商业中心。没有人想公开讲“中巴经济走廊”的坏话,担心这会让中巴政府彼此疏远,双方已投入巨大政治资本要让计划成行。他补充称:“与我们相邻的是一个大国,对于他们而言,我们只是一个省那么大。”

中国的优先任务
巴基斯坦《黎明报》(Dawn)近日披露的“中巴经济走廊”协议中方原始提案加剧了担忧。协议条款把新疆生产建设兵团(Xinjiang Production and Construction Corps)的工业抱负放在重要位置,这是一个准军事组织,对中国的石油和安全政策至关重要,还主导着边疆省份新疆的农业经济。
巴基斯坦某大型投资公司的负责人把新疆生产建设兵团与曾为英国在印度殖民统治铺路的贸易公司做比较,他表示:“如果我们不想让东印度公司(East India Company)的历史重演,我们必须小心行事。如果我们搞砸了,那么那段历史将重演。”
中国希望通过中巴经济走廊完成4项主要任务:扩建位于巴基斯坦南部海岸、由中国提供融资、建设并拥有的瓜达尔港;建设一批发电厂;修建公路和铁路网络;设立企业可以享受税收优惠及其他商业激励的经济特区。
在基建方面,北京正为巴基斯坦做一些伊斯兰堡方面自身力所不及之事,尤其是在电力领域。巴基斯坦的电力需求峰值比其发电能力高出60亿瓦特,大约相当于12座中型燃煤电厂的发电量。巴基斯坦许多地区每天都要停电数小时。
为弥补这一电力缺口,中国预计将投入350多亿美元——约占中巴经济走廊全部预算的三分之二——建设或协助修建21座发电厂。这些电厂将主要依靠煤炭发电,建成后合计装机容量160亿瓦特,弥补电力缺口绰绰有余了。
与中巴经济走廊相关的建筑工程已经提振了巴基斯坦的重工业。
巴基斯坦最大企业集团之一的Arif Habib表示,考虑到中巴经济走廊的前景,该集团正在将水泥产能扩大两倍。
“中国将扩大这块(经济)蛋糕,”巴基斯坦计划与发展部长阿赫桑•伊克巴尔(Ahsan Iqbal)说,“这一项目将创造新的(国内)需求。”


Đọc thêm...

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan sẽ mang lại gì cho Pakistan? (phần 1)

15:55 |
Đại sảnh của khách sạn Pearl Continental Hotel tại thành phố Lahore treo một tấm biểu ngữ rất lớn: “Tình hữu nghị Pakistan – Trung Quốc muôn năm”. Tấm biểu ngữ này được dùng để tuyên truyền cho một hội nghị nhằm thúc đẩy kế hoạch hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan. Tấm biểu ngữ còn viết thêm: “Tình hữu nghị của chúng ta còn cao hơn cả đỉnh núi Everest, sâu hơn cả đáy biển sâu nhất thế giới, ngọt ngào hơn cả mật ong”.
Tình hữu nghị vừa cao, vừa sâu lại vừa ngọt ngào này cũng thật sự rất đáng đồng tiền bát gạo. Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan sẽ nối liền phía Tây Trung Quốc với biển Ả rập, tạo nền tảng cho chiến lược "một vành đai một con đường" của Trung Quốc. Chiến lược "một vành đai một con đường" có liên quan tới 65 quốc gia, với mục đích xây dựng một “con đường tơ lụa” hiện đại, liên kết Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – với Trung Á, châu Âu và châu Phi với nhau.
"một vành đai một con đường" là kế hoạch mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất coi trọng; trong những cuộc thảo luận với nguyên thủ nhiều nước trên thế giới trong thời gian gần đây, Tập Cận Bình đã gọi kế hoạch này là “công trình thế kỷ”. Nhìn bề ngoài, Pakistan sẽ trở thành một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến lược này của Trung Quốc, thậm chí không có nước nào được hưởng lợi nhiều hơn Pakistan. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Pakistan vào khoảng gần 5%, tuy nhiên tốc độ đó vẫn chưa đủ để giải quyết 2, 3 triệu việc làm hàng năm.
“Trong một thời gian rất dài, Pakistan không phải là một phần của thế giới”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Pakistan Khurram Dastgir Khan phát biểu. “Chúng ta ở trong một quả bong bóng đen tối, hiện nay chúng ta mới chỉ vừa ngoi ra được một chút mà thôi. Có người lo lắng rằng Trung Quốc sẽ bán sang cho chúng ta những thứ sản phẩm rẻ tiền, bởi vì chúng ta không có đủ khả năng cạnh tranh. (Nhưng) Trung Quốc là sự lựa chọn duy nhất”, Khurram Dastgir Khan đồng thời cho biết.
Những tuyên bố này trên thực tế đã thừa nhận tình trạng khó khăn của nền kinh tế Pakistan, cho dù là so sánh với Ấn Độ hay Bangladesh. Hiện nay, Bangladesh đã có một nền tảng ngành công nghiệp chế tạo tương đối vững chắc.
Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 55 tỷ USD vào Pakistan để xây dựng nhà máy điện, đường bộ và đường sắt, giúp Pakistan giải quyết những khó khăn về cơ sở hạ tầng sau nhiều năm bất ổn chính trị. Theo tính toán của Hội đồng Thương nghiệp Pakistan (Pakistan Business Council), trong vòng 5 năm tới, những dự án này sẽ chiếm tới 20% GDP của Pakistan, đồng thời có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng thêm 3%.
Tháng trước, Bắc Kinh đã cung cấp cho Pakistan gói vốn vay lên tới 1 tỷ USD để giúp Pakistan tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chiến lược của Pakistan cũng hi vọng rằng quan hệ Trung Quốc – Pakistan có thể tránh được những khả năng sau: Trung Quốc có thể lợi dụng đầu tư tại Pakistan để chiếm đoạt tài nguyên, lợi nhuận và ảnh hưởng chính trị từ Pakistan.
Trong số hơn 20 tỷ USD thâm hụt thương mại của Pakistan có tới 2/3 đến từ phía Trung Quốc. Trong vòng 3 năm, từ năm 2012 đến năm 2015, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vào Pakistan đã tăng tới 77%, từ 9,3 tỷ USD lên tới 16,5 tỷ USD. Tình trạng này khiến một số người nghi ngờ động cơ của Trung Quốc.
Chủ một doanh nghiệp tại Karachi cho biết: “Kế hoạch này của Trung Quốc có mặt khiến người ta phải lo sợ”. Karachi là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm thương mại lớn nhất của Pakistan. Không ai muốn công khai nói tới những mặt hạn chế của chiến lược hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, lo ngại rằng việc làm đó sẽ khiến quan hệ Trung Quốc – Pakistan bị xa cách trong bối cảnh lãnh đạo cả hai nước đã đặt rất nhiều tài nguyên chính trị để thực hiện chiến lược này. Ông chủ này bổ sung thêm: “Láng giềng của chúng tôi là một nước lớn. So với họ, chúng tôi chỉ như một tỉnh mà thôi”.

Đọc thêm...

Hot (焦点)