中国恢复东海生态系统可信吗

22:35 |
最近,中国一些媒体如华南早报、中国新闻网等网页刊文称,中国自然资源部正采取积极措施恢复南海(东海)生态系统。文章说,2019年初以来,中国在其侵占长沙群岛七个暗礁中的三个:十字礁、渚碧礁和围巾环礁上兴建保护和修复珊瑚礁的基础设施。环球时报援引自然资源部的话说,这些基础设施的目的是加强南海(东海)保护生态活动,实施保护和恢复地区海洋生态的义务。这些信息和宣传使舆论怀疑:中国为何关心恢复东海生态问题?此举可信吗?
关于第一个问题,中国为何关心恢复东海生态问题?答案是:
过去几年,为了实现独吞东海的意图,为了实现超级大国贪婪欲望,中国在东海采取了一系列步骤和行动;公开声张九段线主权主张,并为此出版和宣传九段线的书籍和地图;大力推动东海活动民事化和法律化:成立三沙市、颁布禁渔令;加强巡逻和执法力度以扩大东海控制范围和声张主权;加紧进行油气勘探和开采的同时强硬反对其他国家在九段线内勘探和开采石油;加强在争议海域的海军力量和活动范围以威胁对方等。不仅如此,中国还派遣大批船只、机械和人力前往其非法侵占的黄沙群岛和长沙群岛礁滩进行前所未有的大规模填海造岛,并在人造岛上建设军事和民事设施。从2013年到2016年,中国扩建黄沙群岛的富林和光和两岛,在上面建设机场跑道、营房和阵地工事。在长沙群岛,他们在非法侵占的渚碧礁、鸡滨礁、思义礁、围巾环礁、嘎麻礁、十字礁和珍珠礁上进行抽沙加高作业,这些潮落时才露出水面的礁盘被填高成岛,然后在上面建设机场跑道、雷达站、灯塔、码头、营房等设施。抽沙填海造陆总面积约800公顷,比原先面积增加了400多倍。
值得注意的是,挖泥船、掏沙机械日以继夜地将海底巨量泥沙挖上来填在礁盘上形成岛屿。在这些挖掘机械中,功率最大的是天琼号挖沙机,每小时挖、喷沙4.500立米,相当于奥林匹克两个标准游泳池的容量。这种抽沙造陆活动导致礁盘断裂,碎片被吸起吹到陆上。中国外交部当时诡辩说,这是模仿台风吹过海面时刮走生物废物然后逐渐形成岛屿的自然过程。与此同时,中国挖泥抽沙机械一直在那里连续作业,海水受油垢污染混浊致使珊瑚礁无法恢复。中国在东海的陆域吹填工程对东海生态的发展造成无法估量的后果,引起许多国家和国际组织的关切和反对。生物学家和海洋学家们谴责中国上述行动屠杀了该海域珊瑚礁周边和滩涂的所有生物。中国竟然狡辩说,早在中国填海造岛之前那里的生态环境就因诸多自然原因和捕捞过度而被破坏了。中国国家海洋局则辩解说改造兴建活动不会改变长沙群岛的生态环境中国关心和保护生态环境,各项目完成施工后即修复和栽培珊瑚。   
20167月,荷兰海牙常设仲裁法院就菲律宾提告中国侵占该国斯卡伯勒沫滩案作出的裁定不但驳斥中国在东海的九段线主张,还指出中国填海造岛严重损坏地区环境和珊瑚生态,违背保存和保护遭到威胁或面临灭种危机的生物生存环境的义务,造成海洋环境无法恢复的祸害。仲裁法院的裁决无异于国际社会的正式结论:中国是破坏东海生态环境的杀手。因此,势必遭到舆论的斧钺式批判。  
所以中国网站急忙抛出中国加强南海(东海)生态保护工作的消息,说什么中国准备进行考察以确定哪些海域的珊瑚需要保护和修复,通过人工和特殊技术帮助这些珊瑚获得恢复。中国在长沙群岛填海造岛以前从未做过这样的事情,若未遭到国际社会的反对,没有常设仲裁法院的裁决,中国会出钱出力做这种天活吗?实际上,这是缓和舆论谴责和掩饰自己的罪责和证明自己在施工绿色工程的伎俩而已。尽管这样,修复珊瑚活动仍然隐藏着声张东海主权和扩展东海控制范围的意义。
关于第二个问题,中国恢复东海生态可信可行吗?
在某种程度上说,中国修复长沙群岛珊瑚的本身就是在默认自己的错误?他似乎也看到了自己在破坏海洋生态环境,被迫采取补偿措施以安抚地区和国际社会的不满。据中国新闻网报道,中国自然资源部启动了十字礁、渚碧礁、围巾环礁上的航海监测站向国际社会和区域内往来船只发布天气预报或灾难警告。中国科学院则在围巾环礁的珊瑚礁和礁石上开张科学合作研究中心,对这片热带海洋的生态系统、地质、环境、材料、能量等进行研究。海南南海(东海)热带海洋研究院的一位官员说,东海的生态环境最近几年由于政府的保护和人民特别是渔民的意识而获得可观的改善。华南早报网站最近报道说,中国正努力以人工、先进技术和自然法修复长沙群岛已经失去的珊瑚。这么说似乎可以了,不过听听真正的、有水平的科学家的话才能明白究竟。   
Inquirer媒体新闻网援引菲律宾大学航海与海洋法研究院主任巴同巴卡教授的话说,他怀疑中国发出的信息及修复被中国大规模破坏的珊瑚的可能性。他说,中国所说的珊瑚没有修复的可能性,因为它们被埋在坚固的设施下面。施工导致临近地区的破坏状态也难以修复,因为那里的频繁众多活动阻碍珊瑚的恢复过程。他指出,中国的修复主张并非为了改善那里的珊瑚的生态环境,而是为了以民事方式替代军事方式体现中国控制东海的意志。中国刚公布的修复计划旨在改善原本用于军事目的的人造岛的形象。他说,中国想强调的是这些人造岛的民事活动和它带来的公共利益,设法让地区轻易地接受眼前现实。当然,人们不能忘记这一切只是在肯定中国控制整个东海意志的缓慢但稳固进程中的一个步骤而已
东南亚一些国家的资源、环境、海洋学专家指出:一、中国的辞令看起来辩解的成份太多未必可行,因为经过长期破坏到现在才提起修复珊瑚,这并非那么简单,因为很难修复到它原有的自然地貌。二、修复、裁培珊瑚固然是好消息,但做起来很难,又费时费力。也不知道中国将怎样去做,这种想法当然欢迎,只是未见具体计划和方案。
当问到为什么保护海洋环境和珊瑚被视为国际义务,哪个国家违背了这个义务就被严厉谴责的问题时,有关专家指出,珊瑚对渔业至关重要,世界50% 以上的渔业隶属于珊瑚。此外,珊瑚还是保护岛屿阻挡风浪和溃塌的城垒。若毁之替代以混凝土就不能保护地理景观。珊瑚还是其他经济行业比如旅游业的景观和海洋研究事业的对象,触动它几乎就是触动人类的海洋利益
从海洋学角度考察,一些科学家分析指出,破坏珊瑚礁很容易,恢复却十分困难。因为珊瑚发展极缓慢,每年在海里的成长以公分计算。珊瑚的生活环境十分特别,所以中国建造的设施使珊瑚难以生存。他们指出,珊瑚被毁坏后要恢复几乎是不可能的,因为那里的环境已经不适合于它了。珊瑚礁被大面积毁坏后到哪里找珊瑚种,拿其它海域的珊瑚来栽种根本不能存活。珊瑚遭到如此的破坏可能使海洋捕捞业损失 50%
科学家们指出了这些危害,而中国船只仍然在这些人工岛周围频繁活动,那么显而易见,中国说的恢复他非法占领的长沙群岛岛礁珊瑚纯粹是纸上谈兵,没有实际操作性。中国的主张,说准确点是中国的宣传,目的不外乎缓和各国对他们破坏东海生态系统 - 各国赖以生存与发展的环境所表达的担忧和反应而已。       

Đọc thêm...

TQ khôi phục hệ sinh thái ở Biển Đông, việc làm có đáng tin?

21:33 |
Gần đây, trên một số trang mạng của Trung Quốc như South China Morning Post (scmp.com), China News Service (ecns.cn)… đăng tải thông tin cho biết, Bộ Tài nguyên nước này đang tích cực tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục hệ sinh thái của các rạn san hô ở biển Hoa Nam (Biển Đông). Các trang mạng trên khoe rằng, từ đầu năm 2019, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc bảo vệ và khôi phục các rạn san hô sẽ được xây dựng tại Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn - ba bãi đá chìm trong 7 thực thể mà Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa. Tờ Thời báo Hoàn Cầu thậm chí còn trích dẫn tuyên bố của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, trong đó có đoạn nêu: “Mục đích của các cơ sở này là củng cố hoạt động bảo vệ hệ sinh thái tại biển Hoa Nam, cũng như đảm bảo nghĩa vụ bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái khu vực”. Những thông báo và tuyên truyền trên khiến dư luận phải đặt câu hỏi: Vì sao Trung Quốc lại quan tâm bảo vệ hệ sinh thái ở Biển Đông và, liệu hành động này của họ có đáng tin?
Về câu hỏi thứ nhất, vì sao Trung Quốc lại quan tâm bảo vệ hệ sinh thái ở Biển Đông. Xin thưa:
Trong nhiều năm qua, để thực hiện ý đồ “độc chiếm” Biển Đông, phục vụ tham vọng nước lớn siêu cường, Trung Quốc đã thực hiện một loạt bước đi và hành động đối với Biển Đông như công khai yêu sách chủ quyền của họ theo “đường chín đoạn” và tuyên truyền xuất bản sách báo, bản đồ về “đường chín đoạn”; đẩy mạnh luật hóa, dân sự hóa các hoạt động trên Biển Đông như thành lập “Thành phố Tam Sa”, ra lệnh cấm đánh bắt cá; tăng cường công tác tuần tra, chấp pháp nhằm mở rộng quyền kiểm soát Biển Đông và khẳng định “chủ quyền”; đẩy mạnh hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong khi lại cứng rắn phản đối các nước khác thăm dò, khai thác dầu khí trong phạm vi “đường chín đoạn”; tăng cường sức mạnh và mở rộng hoạt động của lực lượng hải quân trên vùng biển có tranh chấp nhằm “răn đe” đối phương… Không những thế, Trung Quốc còn ráo riết đưa tàu thuyền, máy móc, nhân lực xuống triển khai hoạt động bồi đắp, mở rộng, cải tạo và xây dựng mới các công trình quân, dân sự trên các đảo, bãi cạn họ chiếm đóng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với quy mô “chưa từng có”. Theo đó, từ năm 2013 đến năm 2016, Trung Quốc đã tiến hành tôn tạo, mở rộng các đảo nổi ở Hoàng Sa như Phú Lâm, Quang Hòa để kéo dài đường băng sân bay, làm đê chắn sóng biển và xây dựng doanh trại, trận địa quân sự. Đối với quần đảo Trường Sa, họ tiến hành hút cát mở rộng các bãi san hô, trong đó một số bãi lúc đầu chìm dưới nước khi thủy triều dâng nay được nâng cao lên thành các đảo, tạo điều kiện để xây dựng đường băng sân bay, trạm ra-đa, hải đăng, cầu tàu, doanh trại… tại tất cả 7 điểm đảo, đá mà họ chiếm đóng trái phép là Xu Bi, Ga Ven, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Gạc Ma, Chữ Thập và Châu Viên. Tổng diện tích tôn tạo các đảo rộng tới gần 800 héc-ta, gấp gần 400 lần diện tích ban đầu của các thực thể này trên Biển Đông.
Điều đáng nói là trong quá trình đó, các tàu công trình phục vụ hoạt động mở rộng và xây cất đã ngày đêm nạo hút một lượng lớn cát san hô từ đáy biển phun lên các bãi nhằm hình thành đảo nổi. Con tàu lớn nhất trong số các tàu trên là tàu Tianjing (Thiên Kình), với khả năng nạo, hút, phun tới 4.500 m3 vật liệu mỗi giờ, tương đương sức chứa của 2 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic. Những hoạt động đó đã làm đứt gãy các rạn san hô, hút các mảnh vỡ và thổi chúng lên bờ - điều mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó ngụy biện là “mô phỏng quá trình tự nhiên của bão biển quét qua và di chuyển các phế liệu sinh học mà dần dần phát triển thành ốc đảo trên biển”. Bên cạnh đó, hoạt động liên tục của tàu thuyền Trung Quốc đã làm cho nguồn nước biển ở đây bị ô nhiễm do dầu mỡ, vẩn đục mà không có cách gì phục hồi được san hô nữa. Chính những hoạt động hút cát mở rộng các bãi san hô của Trung Quốc đã gây ra nhiều hệ lụy khó lường đối với sự phát triển của hệ sinh thái ở Biển Đông, khiến nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế quan ngại, lên tiếng phản đối. Các nhà sinh học, hải dương học chỉ trích hành động trên của Trung Quốc là tàn sát mọi loài sinh vật sống quanh các rạn san hô và đầm phá trong khu vực. Nhưng Trung Quốc lại cãi rằng, hệ sinh thái san hô tại khu vực này đã bị tàn phá bởi “các nguyên nhân tự nhiên và tình trạng đánh bắt cá quá mức” từ rất lâu trước khi họ bắt đầu quá trình cải tạo, xây mới các đảo nhân tạo. Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc còn trâng tráo tự biện hộ rằng “hoạt động xây cất không làm biến đổi sức khỏe của hệ sinh thái ở quần đảo Trường Sa”, “Trung Quốc vẫn quan tâm bảo vệ hệ sinh thái bằng cách trồng, sửa chữa và cấy mới san hô sau khi thi công các hạng mục trong khu vực”…
Phải đến tháng 7/2016, Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) ở La Haye/Hà Lan ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Trung Quốc vì hành vi xâm chiếm bãi cạn Scarborough của nước này, theo đó, ngoài việc bác bỏ “đường chín đoạn” Trung Quốc đòi hỏi ở Biển Đông, Tòa còn cho rằng, việc Trung Quốc cải tạo, bồi đắp và xây dựng mới các đảo nhân tạo ở Biển Đông đã gây nên tác hại nghiêm trọng đến môi trường và các rạn san hô trong khu vực, vi phạm nghĩa vụ bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái mong manh và môi trường sống của các loài sinh vật đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, đã và đang gây ra tác hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển. Phán quyết của Tòa không khác gì kết luận chính thức của cộng đồng quốc tế về thủ phạm phá hủy môi trường sinh thái Biển Đông chính là Trung Quốc. Đương nhiên, họ sẽ nhận được “búa rìu” của dư luận.
Thế là, Trung Quốc vội vàng sử dụng các trang mạng đưa tin về “củng cố hoạt động bảo vệ hệ sinh thái tại biển Hoa Nam” và thông báo sẽ tiến hành các cuộc khảo sát để xác định thêm các khu vực có rạn san hô cần được bảo vệ và khôi phục với phương pháp “tự nhiên” nhằm giúp các rạn san hô tự hồi phục, song song cùng các biện pháp nhân tạo và các kĩ thuật được phát triển đặc biệt. Những hoạt động trên, từ trước khi Trung Quốc tôn tạo đảo, bãi ở Trường Sa, chằng bao giờ thấy họ thực hiện. Nếu không có phản đối của dư luận quốc tế, nếu không có phán quyết của PCA, thử hỏi Trung Quốc có bỏ công, của ra để làm những chuyện “trên trời” đó không. Thực chất, đó chỉ là nhằm xoa dịu công luận, để che đậy cho hành vi đáng bị lên án của mình và chứng minh cho hoạt động thi công của họ là một “dự án xanh” mà thôi. Nhưng nó cũng vẫn mang hàm ý hỗ trợ cho các đòi hỏi “chủ quyền” và mở rộng khả năng kiểm soát biển của Trung Quốc.
Về câu hỏi thứ hai, liệu hành động “khôi phục hệ sinh thái” ở Biển Đông của Trung Quốc có đáng tin và khả thi.
Trong một chừng mực nào đó, cũng phải thấy rằng: Việc Trung Quốc nói sẽ tôn tạo, khôi phục các rạn san hô ở Trường Sa đã cho thấy, Trung Quốc mặc nhiên thừa nhận hành vi sai trái của mình. Họ cũng phần nào tự thấy mình là kẻ phá hoại môi trường sinh thái biển nên buộc lòng cũng phải có động thái “đền bù” bằng các cách như họ tuyên truyền, nhằm làm dịu đi sự bất bình của cộng đồng khu vực và quốc tế. Theo trang mạng ecns.com, trên thực địa, Bộ Tài nguyên Trung Quốc đã vận hành các trạm giám sát hàng hải tại Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn, với mục tiêu cung cấp thông tin thường xuyên về dự báo thời tiết và cảnh báo thảm họa cho cộng đồng quốc tế cũng như tàu bè qua lại trong khu vực. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cũng khai trương Trung tâm Nghiên cứu phối hợp về khoa học tại các rạn san hô và các đảo tại Đá Vành Khăn để làm cơ sở phục vụ việc nghiên cứu hệ sinh thái, địa chất, môi trường, các vật liệu và năng lượng tại vùng biển nhiệt đới này. Một lãnh đạo của Viện Hải dương học nhiệt đới biển Hoa Nam tại Hải Nam cho rằng, môi trường sinh thái tại Biển Đông “đã được cải thiện đáng kể” trong những năm gần đây nhờ các hoạt động “bảo vệ” của chính quyền và ý thức của người dân, nhất là các ngư dân. Gần đây nhất, trên website của scmp.com nói rằng, Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ sinh thái cho vùng biển Trường Sa bằng cách khôi phục lại các rạn san hô đã mất bằng phương pháp nhân tạo và kỹ thuật tiên tiến bên cạnh khả năng gọi là “tự hồi phục” của thiên nhiên. Nói thế xem ra có vẻ ổn, nhưng phải nghe các nhà khoa học chân chính và có trình độ nhận xét thì mới biết được.
Trang mạng Inquirer dẫn lời giáo sư Jay Batongbacal - Giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và luật biển thuộc trường Đại học Philippines, bày tỏ sự hoài nghi về các thông tin mà Trung Quốc đưa ra và khả năng phục hồi các rạn san hô quy mô lớn đã bị Trung Quốc hủy hoại. Theo giáo sư Jay Batongbacal lý giải: “Những rạn san hô mà họ (Trung Quốc) đề cập, rõ ràng không còn có thể hồi phục bởi chúng đã bị chôn vùi dưới những hạ tầng kiên cố”. Các khu vực lân cận bị hủy hoại bởi hoạt động xây cất cũng khó có thể khôi phục vì tại đó diễn ra “rất nhiều hoạt động cản trở việc hồi phục của san hô”. Vị giáo sư trên còn cho rằng, chủ trương nói trên của Trung Quốc không thực sự là vì mục đích cải thiện hệ sinh thái tự nhiên tại các rạn san hô này mà chỉ là cách để họ thể hiện quyền kiểm soát Biển Đông thông qua các hoạt động dân sự thay vì quân sự. Kế hoạch mà Trung Quốc vừa công bố chỉ nhằm “cải thiện hình ảnh” của các hòn đảo nhân tạo, vốn thực chất là để sử dụng cho các mục đích quân sự. Giáo sư Batongbacal nói tiếp: “Họ tập trung vào việc nhấn mạnh các hoạt động dân sự và những ích lợi công cộng mà các hòn đảo này đem lại. Họ tìm cách để khu vực dễ dàng chấp nhận mọi chuyện hơn. Tuy nhiên, người ta không nên quên rằng, tất cả chỉ là một bước tiến khác trong tiến trình chậm mà chắc để khẳng định quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc”.
Một số chuyên gia về tài nguyên, môi trường và hải dương học của một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhận định: (1) Lời lẽ của Trung Quốc xem ra có vẻ bao biện nhiều hơn và cũng không chắc là khả thi vì qua một thời gian khá dài phá hủy, đến lúc này mới nói đến chuyện phục hồi rạn san hô thì không phải là chuyện đơn giản, vì khó có thể khôi phục được như nguyên dạng tự nhiên vốn có của nó. (2) Phục hồi, tái tạo, trồng lại san hô là một tin tốt, nhưng việc này rất khó khăn, tốn kém và đòi hỏi công sức rất lớn. Cũng chưa hiểu Trung Quốc sẽ làm như thế nào, họ có ý tưởng ấy thì hoan nghênh, tuy nhiên chưa thấy kế hoạch, phương án cụ thể như thế nào.
Khi được hỏi tại sao bảo vệ môi trường biển và bảo tồn các rạn san hô được coi là một nghĩa vụ quốc tế mà bất cứ quốc gia nào vi phạm cũng bị lên án nặng nề, nhiều chuyên gia trên lĩnh vực này giải thích rằng: “San hô đóng vai trò quan trọng nhất đối với nghề cá, hơn 50% nghề cá trên thế giới phụ thuộc vào các rạn san hô. Ngoài ra, các rạn san hô còn là những thành lũy bảo vệ các đảo chống sóng gió và xói lở. Nếu phá đi và thay bê tông vào đấy thì nó không thể bảo vệ được cảnh quan địa lý. San hô còn là cảnh quan phục vụ cho những ngành kinh tế khác như du lịch hay nghiên cứu khoa học biển, đụng chạm đến nó hầu như là đụng chạm đến những lợi ích của con người trên đại dương”.
Từ góc độ hải dương học, một số nhà khoa học trên lĩnh vực này đã phân tích và chỉ ra rằng, phá hủy san hô thì rất dễ nhưng phục hồi lại nó thì rất khó, bởi: “San hô phát triển rất chậm, mỗi năm trong điều kiện biển, nó chỉ lớn tính bằng centimet. San hô có môi trường sống rất đặc biệt, do đó, những công trình mà Trung Quốc đã xây đắp thì san hô không thể sống được”. Cũng theo các nhà khoa học này: “San hô đã bị phá hủy đi thì việc phục hồi lại hầu như là không thể được vì môi trường ở đấy không còn thích hợp nữa. Giống để phục hồi lấy ở đâu ra, trong lúc những đảo như vậy bị phá hết. Lấy san hô ở vùng khác đến để cấy trồng thì không thể sống được. San hô mà bị phá hoại như vậy thì sẽ làm cho nghề đánh bắt cá biển có thể thiệt hại đến 50%”.
Từ những điểm bất cập mà các nhà khoa học nêu ra như trên, chưa kể đến việc tàu thuyền Trung Quốc tiếp tục hoạt động lưu thông xung quanh các đảo, có thể thấy rằng, những điều mà Trung Quốc đưa ra như họ nói là để khôi phục các rạn san hô ở các đảo, bãi họ chiếm đóng trái phép ở Trường Sa chỉ là những phương án trên lý thuyết, không có tính khả thi trên thực tế. Chủ trương, hay nói chính xác hơn là những tuyên truyền của Trung Quốc không có mục đích nào khác là nhằm xoa dịu những quan ngại và sự phản ứng của các nước trước những gì mà họ đã “phá hoại” đối với hệ sinh thái ở Biển Đông - một lĩnh vực không thể thiếu đối với môi trường sống và sự phát triển của các quốc gia.

Đọc thêm...

民族力量促成国家统一

09:56 |
(VOVWORLD) - 越南人民这几天举行多项活动,热烈庆祝越南南方于44年前的 1975430日完全解放,越南国家终于统一,江山连成一片,永不分割。全民族的力量创造了这一奇迹。
1975年春季奋起总进攻取得胜利,完全结束越南人民伟大的抗美救国战争,成为民族历史上的重要转折点,开启越南国家的全新纪元-独立、统一、全国走向社会主义的纪元。抗美救国战争的胜利充分体现了革命英雄主义的力量,胡志明时代越南人民的本领和智慧。取得这一胜利的因素有很多,但决定性因素仍是党的正确、创新领导和人民的伟大力量。
正义的抗战
南部抗战历史项目前秘书长阮仲出强调,越南民族抗美救国战争是为了民族独立和自由而进行的正义战争。正因如此,这场战争能够得到全民的参与。
他说:国家领导人继承了历代越南人千年积淀的智慧,进而充分发挥自己的韬略才华和英明智慧。越南党曾指出,只要懂得如何动员人民,那么革命就能存在于人民中,而不只是在干部中。因为,人民就是革命。
抗美救国战争中,南部地区居民发挥了特别重要的作用。在胡志明市,爱国者以自己的具体行动进行斗争。各阶层人民,包括母亲、姐姐、大学生、知识分子、宗教神职人员等都投入到斗争中。
对曾亲自参加为我们同胞唱歌运动的音乐家孙七立来说,当年走上街头参加斗争的场景40多年后仍历历在目。他说:学生们表达了全民族的心声。所以,他们所说的都广受人民响应,就像一种号令催生了决心斗争,保卫祖国,保卫人民,争取和平的意识。我们的歌声在斗争中成为了锐利的武器,让敌军胆寒。
所有的成功来自于民
前越南国防部长范文茶表示,如果没有人民,就没有南方解放、国家统一的一天。他说:没有人民,我们绝不会取得成功。有了民族的力量,才有了今天的一切。不过,也要指出,南部地区人民一向以胸怀祖国、爱戴胡志明主席的爱国之心参加斗争并取得所有胜利。
胡志明市1975430日完全解放的景象和气氛依然印刻在该市居民的脑海里。建筑师范友泰分享说,当年430日,独立宫成为各路大军的会聚之地,也是南北兄弟多年分隔,今日重逢的盛会举办地。
他说:解放南方的力量就是全体人民。正因如此,我认为,时任西贡军官委员会主席范文茶197552日在独立宫释放杨文明政府人员时所讲的话很有意义。他说:这场战争没有输家赢家,其实是越南人赢了,所有越南人都是胜利者。当时,杨文明也回答说:你们在解放南方中发挥了重要作用
全民族的力量得到集合,引领我们民族走到1975430日这一历史时刻。44年后,胡志明市成为越南国家创新城市之一,也是引领全国经济的火车头。发扬1975430日的精神,胡志明市居民逐步克服所有困难和挑战,市委、市政府和全市人民凝聚共识,决心推动胡志明市发展到新高度,无愧为世界和地区的宜居城市。

Đọc thêm...

Sức mạnh dân tộc làm nên ngày thống nhất non sông

09:45 |
(VOV5) - Những ngày này, nhân dân Việt Nam đang kỷ niệm sự kiện lịch sử cách đây 44 năm, ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một dải. Sức mạnh toàn dân tộc đã làm nên sự kiện lịch sử này.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân Việt Nam, tạo bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới đối với Việt Nam- kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là một sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn và mang tính thời đại. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và sức mạnh vĩ đại của nhân dân.
Cuộc kháng chiến chính nghĩa
Ông Nguyễn Trọng Xuất, nguyên Tổng thư ký công trình Lịch sử Nam bộ kháng chiến, khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam là cuộc chiến đấu chính nghĩa vì độc lập, tự do của cả dân tộc. Vì vậy đã huy động được sức mạnh toàn dân tham gia. “Tài thao lược và trí tuệ của những người lãnh đạo lại được kế thừa trí tuệ của ông cha mình cả nghìn năm mới làm được điều này. Đảng đã dạy rằng: Nếu anh biết phát động quần chúng thì chính cách mạng nằm trong dân chứ không phải nằm trong cán bộ. Bởi vì dân là cách mạng”
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào Nam bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong lòng đô thị thành phố Hồ Chí Minh, từng người dân yêu nước bằng hành động của mình đã cùng nhau thúc giục xuống đường tranh đấu. Những người mẹ, người chị, sinh viên đại học, các nhân sĩ, trí thức, nhà sư …. Nhạc sĩ Tôn Thất Lập, người trực tiếp tham gia phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” sau hơn 40 năm vẫn giữ nguyên cảm xúc bồi bồi như những năm tháng xuống đường:
“Tiếng nói của sinh viên, học sinh là tiếng nói của đồng bào. Nên những lời họ nói ra là nhân dân đều hưởng ứng như lời hiệu triệu, khơi dậy ý thức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền con người và đòi hòa bình. Chính những tiếng hát đó đi vào trong cuộc đấu tranh như là một vũ khí, nó là cho quân thù phải khiếp sợ”
Nhân dân làm nên tất cả
Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, khẳng định nếu không có nhân dân thì không có ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đại tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: “Không có nhân dân thì chúng ta không bao giờ thành công. Chỉ có nhân dân giúp đỡ mới được có được tất cả. Nhưng ở đây cũng phải nói rằng, chính lòng yêu nước của người dân Nam bộ luôn hướng về Tổ quốc, hướng về đất nước và hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên tất cả”.
Hình ảnh và không khí của ngày thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 đến nay vẫn in đậm trong tâm trí của nhiều người dân thành phố này. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái cho biết ngày 30/4 năm ấy, Dinh Độc lập là nơi hội tụ của các cánh quân và là ngày hội của anh em Nam - Bắc chung một mái nhà sau bao năm xa cách. “Góp phần vào giải phóng miền Nam phải nói là toàn dân. Thành ra câu nhận định của Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn, ngày 2/5/1975 lúc trả tự do cho chính quyền Dương Văn Minh ở dinh Độc Lập rất hay là: Trong cuộc chiến đấu này không có ai thua và thắng, thật ra là người Việt Nam thắng, tất cả người Việt Nam đều thắng. Và ông Dương Văn Minh đã trả lời lại là: Các anh là người đóng vai trò quan trọng, quyết định trong việc giải phóng miền Nam”
Sức mạnh toàn dân tộc được quy tụ đã làm nên ngày 30/4/1975 lịch sử. Sau 44 năm, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành là đô thị sáng tạo và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Phát huy tinh thần của ngày 30/4/1975, người dân thành phố từng bước vượt qua mọi thách thức, đồng thuận cùng Đảng bộ và chính quyền thành phố quyết tâm đưa thành phố phát triển tầm cao mới, xứng đáng là thành phố đáng sống ngang tầm với khu vực và trên thế giới.

Đọc thêm...

应对中国东海核电站计划

16:26 |
过去期间,一些媒体报道说中国正在实施到2020年的东海水上核电站建设计划。这项计划一旦实现将对区域内外国家的环境和安全造成巨大影响,研究和评估其影响以便拿出及时制止和应对措施是十分必要的。
环球时报20164月报道,中国计划建造20个可移动水上核电站,为国内和各岛屿提供所需电能。文章援引一名中国海军军官的话说,这些核电站可保障中国华南海(东海)各岛屿灯塔、海水过滤、机场、海港、防御武器等设备的稳定用电。
截自2017年底,中国国家安全、中国证券等杂志及电子能技术网站相继报道一些值得注意的消息:
- 中国正在建造水上核电站以促进东海贸易
- 中国核工业集团有限公司(简称中核)和中国广核集团有限公司(简称中广核)公布一项计划称,他们将共同建造20座东海可移动水上核电站,第一座于2020年完成部署工作。
- 水上核电站不仅给中国控制的岛屿提供电力和海水淡化,协助中国海洋石油有限公司(海洋石油981号钻井平台持有者)的石油勘探,而且为提升中国核电力的海洋大国欲望目标效劳。
中国媒体刊载的信息显示,中国正加紧推进东海水上核电站计划,并故意释放这一信息以探测舆论和区域内外国家的反应。
2018516日,美国国防部向议会提交一份题为与中华人民共和国有关的军事和安全报告指出,向(东海)这些岛屿提供电力的计划为领土争端加进了核因素。中国2017年公布他准备在2020年前向东海岛礁提供水上核电站电力的计划。  
彭博新闻社、时代周刊、商业内幕网站、外交政策杂志和南华早报也相继报道了中国在东海建造水上核电站的消息。
中国浮动核电站项目:2011年俄罗斯公布罗蒙诺索夫号浮动核电站项目后,中国表示正在考虑与俄罗斯国家原子能集团合作,把俄罗斯的小型核反应堆安装在平台上建造浮动核电站的问题。
2016年中国公布以国内工艺建造第一座浮动核电站项目。中国广核集团有限公司、中国海洋石油有限公司和中国船舶重工业集团有限公司参加建造。这家核电站使用 ACPR50S反应堆,热功率200兆,发电功率60兆,由中国广核集团设计。
2017年中国建造另一座浮动核电站,由中国核能电力股份有限公司(中核子公司)、浙江、上海电力公司和江南造船厂共建。该核电站使用ACP100S小型核反应堆,热功率310兆,发电功率100兆,由中核集团在英国劳氏集团有限公司的帮助下设计制造。
中国建造20座浮动核电站计划于2017年启动,第一座浮动核电站预计2020年完工。这些核电站可能放在黄沙群岛和长沙群岛附近地点。
中国准备部署在东海的浮动核电站隐藏众多核安全和安保危机,理由如下:
- 中国从未设计制造核动力船舶,中国在潜舰、军舰、巡洋舰上使用核反应堆的经验还很有限,还没有设计、建造、运行和管理浮动核电站的足够经验。
- 中国关于浮动核电站的核法规系统还未完善,核管理机构的人力资源和中国核法律机构的安全评审能力还受限制。
- 中国设计制造的浮动核电站部属东海后,因为这里的苛刻气候它很容易发生故障、毁坏或倾翻等事故。这片海域经常发生海啸、暴风和旋风,船只往来密集容易发生碰撞事故。  
- 由于距离陆地遥远又处于东海的恶劣气候中,中国在处理浮动核电站事故和解决其后果方面会遇到很多困难。
中国将浮动核电站部署在东海的计划暴露了中国死心实现独吞东海、把东海变成自家池塘的长远目标。这项计划是现实化上述目标的努力之一。中国的浮动核电站除了给东海岛屿、军事基地和钻井平台供应电力、热能和去盐水外,还有意强调中国对东海的主权和存在,实现中国实际上是东海主人的阴谋。
中国计划在东海部署浮动核电站导致了对区域的一些巨大挑战。
- 环境方面,浮动核电站的任何事故,比如核辐射泻漏到海上,反应堆炉壁损坏,被台风或过往船只掀翻等都对整个东海的海洋环境、生态和渔业产生严重影响。核辐射被泄漏后,东海的台风和大风将把核灰尘刮向大陆,东海沿岸数以百万计的人民将面临核污染风险。即使正常运行,浮动核电站的核污水排放到大海里和散发的热量使海水温度升高都将损害核电站周边的大片海域生态。   
- 经济方面,在发生核事故的场合,海洋生态,特别是海产资源和海洋生物遭到大面积破坏和毁灭,包括越南在内的东海沿岸国家的海产出口由于鱼类核污而然停滞,东海贸易和交通可能被彻底瘫痪。
- 安全方面,部署浮动核电站,设立电站周边安全带将会凸现东海安全问题。这些电站部署到东海后,中国将以维护电站安全为借口加强中国武装力量在争执地区的存在从而加剧地区紧张局势,地区和平和稳定面临更大的挑战。
- 军事方面,在东海部署浮动核电站具有重大的军事战略意义。这些核电站是中国加强东海存在的工具,加深中国对东海的实际监督和控制。中国海军、空军和东海军事化等活动获得稳固的电源供应,提升了中国在东海建立的前哨的作用和国防潜力。环球时报说每一个人造岛有一座可移动核电站就相当于一艘核动力航母
- 主权方面,在东海部署浮动核电站是中国声张主权的一种方式,实现逐步实际掌控东海的图谋,也是实现独吞东海贪婪欲望的新步骤。
为制止这场灾祸,地区和世界各国应全力以赴应用国际法和国际规则对付中国针对东海的这个计划,具体是:
一,2002年《东海各方行为宣言》记载中国和东盟承诺遵循的一些重要原则:这就是:
- 各方承诺履行联合国宪章、1982年《联合国海洋法公约》及普遍公认的国际法的目标和原则(第一条)。
- 各方重申根据1982年《联合国海洋法公约》及国际法尊重东海航行和飞越自由的承诺(第三条)。
- 各方自我克制,不采取可能导致争执复杂化或升级而影响地区和平和稳定的行动(第五条)。
中国将浮动核电站部署到不属于中国管辖权的东海的行动显然是使局势复杂化、危及他国航海航空安全、威胁海洋环境生态和东海沿岸数十亿人民生活的行动,是与中国签署的《东海各方行为宣言》背道而驰的。
《东海各方行为宣言》虽然不是一项具有束缚力的法律文本,但中国和东盟已做出具体的国际承诺,因此依照国际法,中国和东盟各国有义务诚挚地竭尽全力地履行自己的承诺。
二,核法律系统具有两条最重要的惯例,即核材料仅用于和平原则和保障核安全原则。
- 核材料仅用于和平原则,各国有义务不使用核材料于军事目的。中国使用浮动核电站于军事活动、于巩固非法建设的人造岛上的军事前哨及军事化活动,显然违背了这一原则。
- 保障核安全原则,各国有义务在使用核能量过程中保障安全和安保,办理必要的核安全法律、行政及其他手续,进行核项目时要遵循国际法并实现两项责任,即实施各种堵死核事故的必要措施、减轻核设施、核材料事故对环境和本国居民造成的后果的责任,以及对国际社会的责任。
保障核安全的基础是国际原子能机构所指导的核安全标准和规定。
上述惯例原则在核能方面的国际核条约中有记载,如1994年通过的1996年生效的核安全公约,1997年通过2011年生效的泛燃料管理安全和放射性废物管理安全联合公约。  
三,核安全公约(中国为缔约国)保障核设施安全方面的基本原则是确定核设施是陆地核电厂,就是说从原则上来讲核安全公约不适用于海上浮动核电站。不过,公约的一些原则获许多国家承认并把遵循这些原则视为法律义务,因此这些原则成为国际惯例并适用于海上浮动核电站。根据这些原则,建造核电厂的国家必须:
- 采取保障核电厂核安全的必要措施,包括法律和行政措施(第4条第7款)。
- 采取正常运行时辐射水平维持在不超过国家规定界限的适当措施(第15条)。
- 评估核电厂可能对人类、社会和环境造成的影响(第17条第2款)。  
- 参考靠近核电厂建设项目的国家的意见,若核电厂可能影响到他们的话。若他们要求提供必要的信息时,允许他们审查评估核电厂可能对他们国家安全造成的影响(第17条第4款)。
核能方面的国际法原则可运用于制定核安全技术规范,为制止或推迟中国浮动核电站进入东海的计划做出贡献。
四,18982年《联合国海洋法公约》(中国是缔约国)(以下简称《公约》)的规定和原则也适用于浮动核电站。
《公约》第192条规定缔约国有义务维护和保护海洋生态,第 194 条规定缔约国必须采取防止、限制和控制海洋生态污染措施,其中包括:
- 采取适当措施以防止、限制和控制海洋生态污染。
- 采取必要措施以保障本国的活动不给其他国家造成损害及其环境遭受影响。
- 采取防止污染海洋生态的所有渠道的措施,特别是最大限度地限制船只造成的污染和在海上作业的设备或工具散发的污染。  
上述法律原则和规定是制止和对付中国东海浮动核电站计划的理论基础。
总之,从中国、美国和各国学者透露的信息可以得出结论:中国决心实施东海部署浮动核电站计划为以下目标服务:声张主权、加强中国在争执海域的存在,向东海各岛屿、各军事基地、各油气钻井平台提供电力、热能和海水淡化为东海各项军事化活动效劳。
因此,实施制止和对付中国东海部署浮动核电站计划的措施是十分必要和迫切的。

Đọc thêm...

Đối phó với kế hoạch triển khai nhà máy điện hạt nhân của TQ ở Biển Đông

16:18 |
Trong thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về việc Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch phát triển và triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi ra Biển Đông vào năm 2020. Kế hoạch này, nếu được thực hiện, sẽ gây ra nhiều tác động nghiêm trọngvề môi trường, an ninh cho các nước trong và ngoài khu vực. Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá những tác động mà kế hoạch đó mang lại để có thể đưa ra các biện pháp ngăn chặn và đối phó kịp thời là hết sức cần thiết.
Tháng 4/2016, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin Trung Quốc sẽ xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân di động để phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước và các đảo. Báo này dẫn lời một chuyên gia hải quân Trung Quốc rằng các nhà máy này có khả năng cung cấp nguồn điện ổn định cho các hải đăng, khử muối nước biển, công tác cứu hộ, phục vụ các vũ khí phòng vệ, sân bay và hải cảng trên các đảo của Trung Quốc nằm trong biển Hoa Nam (Biển Đông).
Từ thời gian đó cho đến cuối năm 2017, Chuyên san An ninh quốc gia Trung Quốc, Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc, Trang tin điện tử Kỹ thuật Năng lượng đưa thêm một số nội dung đáng chú ý:
- Trung Quốc đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi để "thúc đẩy phát triển thương mại" trên Biển Đông.
- Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) và Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) đã công bố kế hoạch cùng xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi để đưa ra Biển Đông và nhà máy đầu tiên sẽ được triển khai vào năm 2020.
- Các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ không chỉ cung cấp điện, nước đã khử muối cho các đảo mà Trung Quốc kiểm soát mà còn hỗ trợ cho các hoạt động thăm dò dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC - chủ sở hữu giàn khoan HD 981); đồng thời, phục vụ cho "mục tiêu nâng cao năng lực điện hạt nhân của Trung Quốc để phù hợp với tham vọng trở thành cường quốc biển".
Thông tin mà báo chí Trung Quốc đăng tải cho thấy Trung Quốc đang khẩn trương thực hiện kế hoạch triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc ở Biển Đông và cố ý công khai kế hoạch này để thăm dò dư luận và phản ứng của các nước trong và ngoài khu vực.
Ngày 16/5/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ bản báo cáo thường niên với tiêu đề "Diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" trong đó có đoạn viết: "Các kế hoạch cung cấp điện cho các hòn đảo này (các đảo trên Biển Đông) có thể đưa thêm yếu tố hạt nhân vào các tranh chấp lãnh thổ. Năm 2017, Trung Quốc cho biết họ đang chuẩn bị các kế hoạch cung cấp điện cho các đảo và đá ở khu vực Biển Đông bằng các nhà máy điện hạt nhân nổi; việc triển khai này sẽ bắt đầu trước năm 2020".
Một số báo và tạp chí như Bloomberg, Time Magazine, Business Insiders, Foreign Policy và South China Morning Post cũng đã đưa thông tin về kế hoạch của Trung Quốc triển khai các nhà máy điện hạt nhân ở Biển Đông.
Chương trình điện hạt nhân nổi của Trung Quốc: Từ năm 2011, sau khi Nga công bố dự án nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov, Trung Quốc cho biết họ đang xem xét hợp tác với Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM) để lắp đặt các lò phản ứng của Nga lên các tàu kéo để làm nhà máy điện hạt nhân nổi (đó là nhà máy điện hạt nhân được đặt trên sà lan hoặc ụ tàu nổi trên biển).
Năm 2016, Trung Quốc công bố dự án nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên hoàn toàn dựa trên công nghệ trong nước.Các đơn vị triển khai là Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN), Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC). Nhà máy điện hạt nhân này sử dụng loại lò phản ứng ACPR50S với công suất nhiệt 200 MWe và công suất điện 60 MWe do CGN tự thiết kế.
Năm 2017, Trung Quốc triển khai một dự án điện hạt nhân nổi khác do Công ty điện hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNP – một công ty con của Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc), các công ty điện lực Chiết Giang và Thượng Hải, và Công ty đóng tàu Giang Nam thực hiện. Dự án này sử dụng lò phản ứng ACP100S với công xuất nhiệt 310 MWe và công suất điện 100 MWe do CNNC thiết kế và chế tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn tư vấn kỹ thuật Lloyd's Register của Anh.
Chương trình xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc đã được bắt đầu triển khai vào năm 2017 và dự kiến sẽ hoàn thành nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên vào năm 2020. Các nhà máy này có thể được đưa ra một số địa điểm gần các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Những nhà máy điện hạt nhân nổi mà Trung Quốc dự định triển khai ở Biển Đông có nhiều rủi ro về an toàn, an ninh hạt nhân vì một số lý do sau đây:
- Trung Quốc chưa bao giờ thiết kế và đóng tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử; kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc sử dụng lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm, tàu chiến và tàu tuần dương hạm còn hạn chế, vì vậy, nên không đủ kinh nghiệm để thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các nhà máy điện hạt nhân nổi.
- Hệ thống pháp quy hạt nhân của Trung Quốc về nhà máy điện hạt nhân nổi chưa đầy đủ; nguồn lực của các cơ quan quản lý hạt nhân và năng lực thẩm định an toàn của Cơ quan pháp quy hạt nhân Trung Quốc còn hạn chế.
- Nếu được triển khai ở Biển Đông, các nhà máy điện hạt nhân nổi do Trung Quốc thiết kế và chế tạo dễ gặp sự cố, hư hại, lật chìm do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở khu vực biển này, một khu vực có nhiều sóng thần, bão tố và lốc xoáy và do dễ xảy ra va chạm do mật độ tàu thuyền qua lại rất cao.
- Do nằm cách xa bờ và trong điều kiện khắc nghiệt ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý sự cố hạt nhân trên các nhà máy điện hạt nhân nổi và giải quyết hậu quả của của các sự cố này.
Việc triển khai kế hoạch đưa các nhà máy điện hạt nhân nổi ra Biển Đông cho thấy Trung Quốc quyết tâm thực hiện đến cùng mục tiêu lâu dài của họ là độc chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành ao nhà của mình. Kế hoạch này là một trong những nỗ lực cụ thể hóa mục tiêu lâu dài đó. Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp điện, nhiệt và nước được khử mặn cho các đảo, căn cứ quân sự, các giàn khoan dầu khí ở Biển Đông, các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc còn được sử dụng để khẳng định chủ quyền, củng cố sự hiện diện trên Biển Đông và phục vụ cho mưu đồ làm chủ Biển Đông trên thực địa.
Các nhà máy điện hạt nhân nổi mà Trung Quốc dự định triển khai ở Biển Đông sẽ tạo ra một số thách thức nghiêm trọng cho cả khu vực.
- Về môi trường, bất kỳ những sự cố nào xảy ra với các nhà máy điện hạt nhân nổi như tràn phóng xạ ra biển, hư hại khoang chứa lò phản ứng, lật chìm tàu do bão hay va chạm với các tàu thuyền đi qua đều có tác động nghiêm trọng đối với môi trường biển, hệ sinh thái biển và tài nguyên cá trong toàn bộ khu vực Biển Đông. Khi bị rò rỉ phóng xạ, bão và gió ở Biển Đông sẽ nhanh chóng phát tán bụi hạt nhân vào đất liền, hàng trăm triệu người dân ven Biển Đông sẽ phải đối diện với nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ. Ngay trong điều kiện hoạt động bình thường thì lượng nước thải phóng xạ ra biển từ các nhà máy điện hạt nhân nổi, nhiệt độ nước tăng cao do sự phát nhiệt của các nhà máy này cũng sẽ làm tổn hại đến hệ sinh thái trong toàn bộ khu vực xung quanh nhà máy.
- Về kinh tế, trong trường hợp có sự cố hạt nhân, các hệ sinh thái biển, đặc biệt là nguồn hải sản và sinh vật biển sẽ bị tàn phá, hủy diệt hàng loạt; xuất khẩu thủy sản của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam, sẽ bị đình trệ do nguồn cá bị nhiễm phóng xạ; giao thông thương mại trên Biển Đông có thể bị tê liệt hoàn toàn.
- Về an ninh, việc triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi, thiết lập các vùng an toàn xung quanh các nhà máy này sẽ làm nổi lên vấn đề an ninh trên Biển Đông. Sau khi đưa các nhà máy này ra Biển Đông, Trung Quốc sẽ viện cớ thực thi các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh để tăng cường sự hiện diện của các lực lượng vũ trang trong các vùng biển tranh chấp, làm cho tình hình khu vực thêm căng thẳng, tạo thêm thách thức đối với hòa bình, ổn định trong khu vực.
- Về quân sự, việc triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược quan trọng về quân sự. Các nhà máy này là một công cụ để Trung Quốc tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông; tăng cường kiểm soát và khống chế Biển Đông trên thực tế; giúp cho quân đội Trung Quốc có nguồn năng lượng bền vững để phục các lực lượng hải quân, không quân, các hoạt động quân sự hóa Biển Đông; tạo vị thế và tăng tiềm lực quốc phòng cho tiền đồn quân sự mà họ xây dựng tại Biển Đông. Tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng "mỗi đảo nhân tạo có một nhà máy điện hạt nhân di động sẽ tương đương với một tàu sân bay hạt nhân".
- Về chủ quyền, triển khai điện hạt nhân nổi ở Biển Đông là một biện pháp để Trung Quốc khẳng định chủ quyền; thực hiện ý đồ dần dần làm chủ Biển Đông trên thực địa; và là một bước tiến mới trong quá trình hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Để ngăn chặn vấn nạn này, các nước trong khu vực và trên thế giới cần chung sức trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế để đối phó với kế hoạch này của Trung Quốc ở Biển Đông, cụ thể:
i) Trong văn bản DOC năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã cam kết tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng, đó là:
- Cam kết thực hiện các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và những nguyên tắc phổ biến khác của luật pháp quốc tế (điều 1).
- Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và hàng không trên vùng trời Biển Đông theo các nguyên tắc được ghi nhận trong luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 (điều 3).
- Các bên tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định của khu vực (điều 5).
Việc Trung Quốc đưa các nhà máy điện hạt nhân nổi ra vùng biển không thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông rõ ràng là một hành vi gây phức tạp tình hình; gây nguy hiểm cho các hoạt động hàng không và hàng hải của các nước; đe dọa môi trường biển, sinh thái biển và đời sống của hàng trăm triệu người dân ven Biển Đông, và do đó, trái với những cam kết mà Trung Quốc đã ghi nhận trong DOC.
Mặc dù DOC không phải là một văn bản pháp lý có tính ràng buộc, nhưng Trung Quốc cùng với ASEAN đã có những cam kết quốc tế cụ thể, và vì vậy, theo luật pháp quốc tế thì Trung Quốc và các nước ASEAN có nghĩa vụ phải thực hiện các cam kết này một cách thiện chí và tận tâm.
ii) Luật pháp quốc tế trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân có hai nguyên tắc tập quán quan trọng nhất là nguyên tắc chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vào các mục đích hòa bình và nguyên tắc bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân.
-Nguyên tắc chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vào các mục đích hòa bình, các quốc gia có nghĩa vụ không sử dụng năng lượng hạt nhân vào các mục đích quân sự. Việc Trung Quốc sử dụng các nhà máy điện hạt nhân nổi để phục vụ cho các hoạt động quân sự, củng cố các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo xây dựng bất hợp pháp và quân sự hóa Biển Đông rõ ràng là trái với nguyên tắc này.
- Nguyên tắc bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân: các quốc gia có nghĩa vụ phải bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân, trong đó có việc: tiến hành các biện pháp cần thiết về luật pháp, hành chính và các biện pháp khác để bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân và phải thực hiện các cam kết quốc tế khi tiến hành các chương trình hạt nhân của mình; và thực hiện hai nhóm trách nhiệm là trách nhiệm áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả sự cố do thiết bị hạt nhân, vật liệu hạt nhân gây ra cho môi trường, dân cư trên lãnh thổ quốc gia mình và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Cơ sở để bảo đảm an toàn hạt nhân là những Hướng dẫn của IAEA về các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân. Cơ sở bảo đảm an ninh hạt nhân là các quy định của IAEA về bảo đảm an ninh hạt nhân (safeguards).
Các nguyên tắc tập quán nói trên đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân như Công ước về an toàn hạt nhân được thông qua năm 1994 và có hiệu lực năm 1996; Công ước chung về an toàn trong quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và an toàn trong quản lý chất thải hạt nhân được thông qua năm 1997 và có hiệu lực từ năm 2011.
iii) Công ước về an toàn hạt nhân (mà Trung Quốc là thành viên) đưa ra các nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm an toàn đối với các cơ sở hạt nhân, trong đó, Công ước xác định các cơ sở hạt nhân là các nhà máy điện hạt nhân trên đất liền. Tức là về nguyên tắc, Công ước không được áp dụng cho các nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển. Tuy vậy, một số nguyên tắc trong Công ước đó đã được nhiều nước chấp nhận và coi việc thực hiện các nguyên tắc này như là một nghĩa vụ pháp lý, do đó, các nguyên tắc đó đã trở thành các tập quán quốc tế, và vì thế, có thể áp dụng cho cả trường hợp các nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển. Theo các nguyên tắc này, các quốc gia xây dựng các nhà máy điện hạt nhân cần:
- Tiến hành các biện pháp cần thiết, trong đó có các biện pháp pháp luật và hành chính, để bảo đảm an toàn hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân (điều 4 và điều 7).
- Thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng trong điều kiện vận hành bình thường, mức độ bức xạ được duy trì không vượt quá mức giới hạn theo quy định quốc gia (điều 15).
- Đánh giá các tác động mà một nhà máy điện hạt nhân có thể gây ra đối với sự an toàn của con người, xã hội và môi trường (điều 17.ii).
- Tham khảo ý kiến các quốc gia láng giềng nằm gần dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nếu các nhà máy đó có khả năng ảnh hưởng đến họ, và trong trường hợp được các quốc gia này yêu cầu, thì phải cung cấp cho các quốc gia đó những thông tin cần thiết cho phép họ tự xem xét, đánh giá về tác động mà các nhà máy điện hạt nhân có thể gây ra đối với sự an toàn trên lãnh thổ của họ (điều 17.iv).
Các nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân có thể được vận dụng để tạo ra những rào cản kỹ thuật về an toàn hạt nhân, góp phần ngăn chặn hoặc làm chậm lại việc triển khai kế hoạch đưa nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc ra Biển Đông.
iv) Các nguyên tắc và quy định trong Công ước Luật Biển 1982 (mà Trung Quốc là thành viên) cũng có thể được vận dụng đối với trường hợp các nhà máy điện hạt nhân nổi.
Điều 192 của Công ước quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Điều 194 của Công ước quy định các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, trong đó có việc:
- Tiến hành các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển.
- Tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm các hoạt động của mình không gây tác hại cho các quốc gia khác và môi trường của họ.
- Thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa tất cả các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là những biện pháp nhằm hạn chế đến mức cao nhất ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra; ô nhiễm xuất phát từ các thiết bị hay phương tiện khác hoạt động trong môi trường biển.
Những nguyên tắc và quy định của luật pháp nói trên là cơ sở quan trọng để hình thành những lập luận đấu tranh ngăn chặn và đối phó với kế hoạch triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tóm lại, qua những nguồn tin từ Trung Quốc, Mỹ và nghiên cứu của một số học giả, có thể rút ra nhận định rằng Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện kế hoạch triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi ra Biển Đông nhằm phục vụ cho nhiều mục tiêu như: khẳng định chủ quyền; tăng cường sự hiện diện trong khu vực biển tranh chấp; cung cấp điện, nhiệt và nước được khử mặn cho các đảo, các căn cứ quân sự, các giàn khoan dầu khí ở Biển Đông; phục cho các hoạt động quân sự hóa Biển Đông.
Chính vì vậy, việc tiến hành các biện pháp để ngăn chặn và đối phó với kế hoạch đưa các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc ra Biển Đông là hết sức cần thiết và cấp bách.

Đọc thêm...

Hot (焦点)