越南坚决反对并驳斥中国发布海上休渔新制度

15:07 |
越通社——2017228日,回答记者提出关于中国农业部发布有关调整海上休渔令的新制度及其适用范围,其中涵盖越南的一些海域的正式通知的提问时,越南外交部发言人黎海平强调:
“越南坚决反对并驳斥中方发布的上述制度。越南有充分的历史证据和法律依据,证明越南对黄沙群岛拥有主权,以及越南对符合于1982年《联合国海洋法公约》的越南各海域拥有的合法权利。
中国单方面作出的该决定已严重侵犯越南对黄沙群岛拥有的主权,侵犯了越南对越南各海域的合法权益,违反了1982年《联合国海洋法公约》及国际相关法律文件的内容,违背了《东海各方行为宣言》的精神和内容,使东海局势复杂化和紧张化”。
Đọc thêm...

Phản đối quy chế mới của Trung Quốc về nghỉ đánh bắt cá trên biển

15:06 |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ra thông báo áp dụng Quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển, gồm một số vùng biển của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Hôm nay, 28.2, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ra thông báo chính thức điều chỉnh và áp dụng Quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển, phạm vi áp dụng bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ Quy chế này của phía Trung Quốc".
Theo ông Lê Hải Bình, “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982".
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nêu rõ: "Quyết định đơn phương kể trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khiến tình hình Biển Đông tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng”.
Đọc thêm...

越日两国关系正处于史上发展最好的阶段

15:05 |
越通社——越日两国自1973921日建立外交关系以来,两国关系快速发展,双方在经济、政治和文化交流等领域的合作不断扩大,两国人民的互相了解和互相信任日益加深。
20024月,日本首相小泉纯一郎(Junichiro Koizumi)对越南进行访问之际,两国确立了长期稳定的信任伙伴关系的框架。20094月,两国一致同意设立战略伙伴关系,20143月将其提升为全面战略伙伴关系。日本成为与越南设立战略伙伴关系的七国集团首个成员。
在政治方面,自越日正式建交以来,两国关系正处于史上发展最好的阶段,两国关系在相同的战略利益基础上得以巩固与加强,并深入务实发展。两国高层互访与接触日益频繁。目前,两国仍然维持2007年的越日合作委员会、2010年的关于外交国防安全的越日战略伙伴对话、2012年的越日副部长级防务政策对话、2013年的副部长级安全对话等对话机制。
在经济方面,日本继续是越南最重要经济伙伴之一,是承认越南市场经济地位的七国集团首个成员。与此同时,日本是越南第一大官方发展援助国,占越南国外官方发展援助资金的30%;是第二大外资来源国,日本对越南投资总额为420多亿美元,占越南引资总额的15%;是第三大旅游伙伴,2016年日本赴越南的游客人数近70万人次,越南游客前往日本的人数超出20万人次;日本是越南第四大贸易伙伴,2016年双边贸易额约达近300亿美元,双方一致同意至2020年将其提升一倍。
此外,在教育培训合作方面,较其他国家相比,在日本的越南研修生和留学生数量最多。据日本司法省2016年的统计数据,在日本的越南研修生和留学生分别为71983名和58820名。
在越日合作关系在所有方面日益得以大力巩固的背景下,日本天皇明仁(Akihito)和皇后从228日至35日对越南进行的国事访问将是越日两国的重要事件,并将成为两国友好合作关系史上的重要里程碑。
此访充分体现日本对越南国家和人民的感情和关注,为推动“致力于亚洲和平与繁荣的越日深广战略伙伴关系”全面发展,增进两个民族互相了解,满足两国人民的愿望等做出贡献。
Đọc thêm...

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Đối tác chiến lược toàn diện

15:04 |
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng.
Tháng 4/2002, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đến Việt Nam, hai nước đã thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác tin cậy, ổn định lâu dài.
Đến tháng 4/2009, Việt Nam và Nhật Bản nhất trí xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và đến tháng 3/2014, nâng cấp lên mức “đối tác chiến lược toàn diện,” đưa Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Để khẳng định sự phát triển chiều sâu của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, Tuyên bố tầm nhìn chung nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Tokyo hồi tháng 9/2015 đã đánh giá cao “sự phát triển toàn diện và thực chất của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.”
Có thể khẳng định mối quan hệ hữu nghị thân thiện Việt Nam-Nhật Bản hiện nay là sự nỗ lực và thiện chí của hai chính phủ trong suốt hơn 40 năm qua.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến một yếu tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển bền vững của mối quan hệ này, đó chính là sự kết nối tự nhiên giữa hai quốc gia cùng ở khu vực châu Á-Thái Bình dương, hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng, một sự gắn kết được coi là có đặc tính lịch sử.​
Về chính trị, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm qua liên tục được củng cố và tăng cường, ngày càng đi vào thực chất, trên cơ sở lợi ích chiến lược tương đồng. Quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế cũng như khu vực​.
Hiện hai nước duy trì một số cơ chế đối thoại hiệu quả như: Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch (từ năm 2007); Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản về ngoại giao-an ninh-quốc phòng (cấp Thứ trưởng ngoại giao, từ năm 2010); Đối thoại chính sách quốc phòng Việt - Nhật cấp thứ trưởng (từ tháng 11/2012); Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng (từ tháng 11/2013)...
Về lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011).
Đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng phát triển, Nhật Bản xác định quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam là trọng tâm trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước.​
Đến nay, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư và đối tác lớn thứ 3 về du lịch của Việt Nam. Theo số liệu chính thức, tính đến hết 2016, Nhật Bản có hơn 3.200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI vào Việt Nam.​
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2016 đã đạt gần 30 tỷ USD, và phấn đấu tăng gấp đôi đến năm 2020. Bên cạnh đó, Nhật Bản, là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam,  chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Nhiều dự án của Nhật Bản đã hoàn thành và đưa vào khai thác rất hiệu quả, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Cùng với sự mở rộng quan hệ kinh tế, hợp tác văn hóa, giao lưu giữa nhân dân hai nước cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Học tiếng Nhật, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản đang phát triển thành một trào lưu tại Việt Nam. Chưa bao giờ các sản phẩm văn hóa của Nhật Bản từ cổ điển, như nghệ thuật cắm hoa ikebana, nghệ thuật kiếm đạo kendo, nghệ thuật gấp giấy origami... đến hiện đại như truyện tranh manga, phim hoạt hình anime, thời trang cosplay, ngắm hoa anh đào... được thanh thiếu niên Việt Nam ưa chuộng như thế.
Đổi lại, ngày càng có nhiều người Nhật Bản học tiếng Việt, tìm đến Việt Nam để tìm hiểu những nét đẹp của con người và đất nước nơi đây. Sự tương đồng về văn hóa, tính cách thân thiện đã tạo thành một mối liên kết tự nhiên giữa người Việt Nam với người Nhật Bản. Sự chân tình, cởi mở, thân thiện là một trong những yếu tố đưa Việt Nam và Nhật Bản trở thành những điểm đến du lịch yêu thích của nhau.
Trong năm 2016, có tới gần 700.000 lượt du khách Nhật Bản sang thăm Việt Nam, trong khi số du khách Việt Nam thăm Nhật Bản trong năm 2016 vượt qua con số 200.000 người.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ tăng tu nghiệp sinh kỹ thuật và du học sinh cao nhất tại Nhật Bản. Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản, năm 2016, Việt Nam có 58.820 du học sinh và 71.983 tu nghiệp sinh kỹ thuật học tập và làm việc tại Nhật Bản. Sự phát triển mạnh trong giao lưu thương mại, văn hóa và du lịch đã làm bùng nổ nhu cầu đi lại giữa hai nước, đưa Việt Nam và Nhật Bản trở thành các thị trường hàng không trọng điểm của nhau với tần suất các chuyến bay thẳng lên tới hàng chục chuyến mỗi tuần.
Hợp tác mọi mặt giữa Việt Nam với Nhật Bản càng được củng cố mạnh mẽ hơn khi hai nước xây dựng được một mối quan hệ tin cậy về chính trị thông qua các cuộc đối thoại liên chính phủ và hàng loạt các cuộc tiếp xúc, chuyến thăm cấp cao giữa hai nước. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã khẳng định mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng châu Á. ​
Trong xu thế này, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản, bắt đầu từ ngày 28/2, là một sự kiện quan trọng được hai nước chào đón. Với tư cách là biểu tượng cao quý của đất nước, là lãnh đạo tinh thần của dân tộc Nhật Bản, chuyến thăm của Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản đến Việt Nam lần này được coi là mang ý nghĩa biểu tượng, cũng là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước; thể hiện tình cảm và sự quan tâm của Nhật Bản đối với đất nước và nhân dân Việt Nam; góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam​-Nhật Bản ngày càng phát triển toàn diện, tăng cường sự hiểu biết giữa hai dân tộc, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước./.
Đọc thêm...

特朗普会对中国发动贸易战吗?

15:02 |
当特朗普先生为TPP划上句号后,似乎没人怀疑他会发动贸易战,正像他在竞选过程中表示得那样。
另一边,全球的贸易形势却开始出现明显的好转。从亚洲来看,韩国今年以来的出口增速保持在20%的水平上,台湾也有大约15%的增速,连日本也一转颓势,最新的数据显示,其2016年最后一个月的出口增速达到了5.4%,创下自20159月以来的第一个正增长。与贸易表现同时复苏的,是全球制造业数据的明显回暖,欧洲主要国家的PMI、美国的工业增长数据,都显示出一片向好的势头。
而这个时刻,如果特朗普祭出“贸易战”,似乎也有些莫名。所谓“战争”,一般都是在情况不太妙、同时回旋余地较小的状况下才会产生。在全球贸易好转的大背景下,美国经济也会直接受益,如果这个时候,来一场“贸易战”,那么特朗普到底希望达到怎样的目的呢?
当然,这也不是特朗普先生第一次给出让人奇怪的答案。在竞选的时候,他表示美国的利率水平被“人为”压低,较低的利率推高了股市,同时让希拉里受益。这也成为特朗普与耶伦之间“决裂”的开始,而当特朗普当选之后,他却调头一变,表示不希望利率太高,因为这会影响美国经济的发展,也不希望美元太强,因为这会“杀了我们”。
到目前为止,金融市场似乎仍然从善如流,并根据特朗普总统的言论来进行交易,他声称要让制造业回归美国,全球大宗商品价格就开始上涨,他说美元太强,美元便快速下跌。但是,我们要知道,市场只是需要一个宠儿,而想要一直得宠,不会是一件容易的事情。
所以,特朗普总统可不能出错牌,在最为吸睛的“贸易战”上更不能。
我们换个角度来看这个问题,也许即使全球贸易形势好转,对于“美国优先”的特朗普来说,这也不符合其根本利益。简单来看,特朗普的政策是让美国减少进口、同时增加出口,从而有效降低美国的贸易逆差。如果是这样,那么美元就不可避免地会走强。OK,这一点特朗普不能接受,如果美元不能走强,那么就需要增加财政支出来增加经常项目逆差,这又回到了问题的原点:特朗普不是希望减少贸易(经常项目)逆差么?这样的一套逻辑混乱,也不知道特朗普如何找到合理的经济学解释。
所以,我们还要换一个角度,短期来看,美国需要增加财政刺激,同时创造更多的就业岗位,这可能会在短期之内增加经常项目逆差,但将美国“再度强大”之后,制造业就会为美国创造出源源不断的出口,这样就可以在长远的未来减少美国的经常项目逆差。
这样,“贸易战”是一定要进行的,美国必须要对其主要贸易顺差伙伴下手,这其中最为主要的目标就是中国、德国和日本。其中中国一国就占了美国贸易逆差的40%
所以,“贸易战”的目标很明确,而且只能是中国。接下来的问题是,如果特朗普对中国动手,人民币汇率因为贸易前景变差出现下跌,那么特朗普应该如何应对?将中国列为“货币操纵国”?这可能只能让人民币更快贬值。
如果美国贸然对中国动手,比如说征收高额关税,导致大量从中国进口的基础生活品大幅涨价,对于拥戴特朗普的美国普通民众来说,这是否也是一个问题?又或者,美国人民自己生产所有的物资?这又需要大量基建,美国是否能够在短期内建设如此多的厂房,同时不出现通货膨胀?

坦白说,我没有答案,希望特朗普先生给我一个响亮的耳光。
Đọc thêm...

D.Trump sẽ phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc?

15:01 |
Sau khi D.Trump quyết định Mỹ rút khỏi hiệp định TPP, dường như không còn ai nghi ngờ về việc ông ta sẽ phát động chiến tranh thương mại, giống như những gì ông ta đã tuyên bố trong quá trình tranh cử.
Mặt khác, tình hình thương mại toàn cầu xuất hiện dấu hiệu khởi sắc. Ở châu Á, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc đạt mức 20%, Đài Loan cũng đạt 15%, ngay cả Nhật Bản cũng có nhiều dấu hiệu tích cực, theo số liệu thống kê mới nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tháng cuối cùng năm 2016 của Nhật đạt 5,4%, đây cũng là tốc độ tăng trưởng dương đầu tiên của Nhật kể từ tháng 9/2015. Cùng với sự phục hồi của ngành thương mại là sự phục hồi của ngành chế tạo toàn cầu. Chỉ số PMI của các quốc gia chủ yếu ở châu Âu hay số liệu tăng trưởng công nghiệp của Mỹ đều cho thấy triển vọng tích cực.
Tại thời điểm này, sẽ khó có lý do thuyết phục để D.Trump thực hiện chiến tranh thương mại . “Chiến tranh” thường được thực hiện khi triển vọng tình hình không tốt, khả năng thương lượng không cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu có dấu hiệu chuyển biến tốt, kinh tế Mỹ cũng sẽ được hưởng lợi, nếu tại thời điểm này Mỹ tiến hành chiến tranh thương mại thì rốt cuộc D.Trump hi vọng đạt được mục đích gì?
Đương nhiên, đây cũng không phải lần đầu tiên D.Trump đưa ra những quyết định bất ngờ. Trong giai đoạn tranh cử, D.Trump tuyên bố tỷ lệ lãi suất của Mỹ đã bị cố tình đặt ở mức quá thấp, tỷ lệ lãi suất thấp có lợi cho thị trường chứng khoán, đồng thời cũng có lợi cho Hilary.Clinton. Tuy nhiên, ngay sau khi đắc cử, D.Trump lại đột ngột tuyên bố không hi vọng tỷ lệ lãi suất quá cao, vị như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Mỹ, đồng thời cũng không hi vọng có một đồng USD mạnh, vì như vậy sẽ “giết chết chúng ta”.
 Trước mắt, thị trường tiền tệ dường như đang vận động theo những tuyên bố của D.Trump. D.Trump tuyên bố sẽ đưa ngành công nghiệp chế tạo quay trở về Mỹ, giá cả hàng hóa bán buôn toàn cầu lập tức tăng giá. D.Trump tuyên bố đồng USD quá mạnh, USD lập tức mất giá. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng, sẽ rất khó để có thể mãi mãi giành được sự đồng thuận của thị trường. Bởi vậy, Tổng thống D.Trump không được phép đưa ra quyết định sai lầm, đặc biệt trong một vấn đề quan trọng như là chiến tranh thương mại.
Chúng ta lại thay đổi một góc nhìn để đánh giá vấn đề này. Cho dù tình hình thương mại toàn cầu có chuyển biến tốt thì đây cũng chưa hẳn đã phù hợp với lợi ích căn bản của D.Trump. Nói một cách đơn giản, chính sách của D.Trump là giúp Mỹ giảm bớt nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu, từ đó giảm bớt một cách có hiệu quả tình trạng thâm hụt thương mại của nước này. Nếu như vậy, đồng USD sẽ không thể tránh khỏi tình trạng tăng giá. D.Trump cũng không thể chấp nhận được điều đó. Nếu không muốn đồng USD quá mạnh thì sẽ cần tăng thêm các khoản chi tài chính thường xuyên. Đây rõ ràng là một vòng luẩn quẩn không lối thoát, cũng không rõ D.Trump đã tìm được lý luận kinh tế học nào để ủng hộ cho chính sách của mình.
Bởi vậy, trong thời gian trước mắt, Mỹ cần tăng cường kích thích tài chính, đồng thời tạo ra thêm nhiều việc làm, việc này trong thời gian ngắn có thể khiến thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng, nhưng sau khi nước Mỹ “mạnh mẽ trở lại”, ngành công nghiệp chế tạo sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu không ngừng cho Mỹ, như vậy trong tương lai lâu dài có thể giải quyết bài toán thâm hụt thương mại của Mỹ.
Như vậy, chiến tranh thương mại là điều không thể tránh khỏi, Mỹ bắt buộc sẽ phải ra tay với các đối tác thương mại có thăng dư quá lớn, trong đó mục tiêu chủ yếu sẽ là Trung Quốc, Đức và Nhật. Trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 40% thâm hụt thương mại của Mỹ.
Bởi vậy, mục tiêu của chiến tranh thương mại rất rõ ràng, đó chỉ có thể là Trung Quốc. Vấn đề tiếp theo đặt ra là, nếu D.Trump ra tay với Trung Quốc, đồng nhân dân tệ sẽ bị mất giá do tình trạng thương mại ảm đạm, D.Trump phải ứng phó với bài toán này như thế nào? Đưa Trung Quốc vào danh sách “nước thao túng tiền tệ”? Làm như vậy chỉ càng khiến đồng nhân dân tệ mất giá nhanh hơn.
Nếu Mỹ ra tay mạnh mẽ với Trung Quốc, ví dụ như áp đặt chính sách thuế quan cao, khiến cho hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng giá, điều này phải chăng cũng sẽ trở thành vấn đề đối với những người đã bỏ phiếu ủng hộ cho D.Trump? Hoặc là, người dân Mỹ sẽ tự sản xuất ra các sản phẩm phụ vụ cuộc sống? Điều này lại đặt ra yêu cầu về cơ sở hạ tầng, liệu Mỹ có khả năng xây dựng được nhiều công xưởng như vậy trong thời gian ngắn mà lại không dẫn tới tình trạng lạm phát hay không?
Đọc thêm...

特朗普治下中美关系的反思与建议

14:59 |
特朗普的当选被看做是2016年的“黑天鹅”事件,但却并非偶然,他的当选是美国社会的选择。走群众路线以赢得中下层人士的广泛支持,以及熟练运用社交媒体宣传造势是特朗普能够赢得大选的关键。他未来的执政方向也可从他的团队背景和团队理念略窥一二。
特朗普的团队由两个集团构成,一是华尔街的大财团,二是退役军人,分别代表了华尔街的利益集团和中下层民众。特朗普在大选中大败希拉里,折射出大部分的美国民众对精英政治的摈弃,而过去居于幕后的华尔街也在这次走到了前台,这是此次特朗普当选反应出的与以往的不同。除团队任命外,另一个变化体现在特朗普的治国理念。特朗普作为商人,运用经营公司的模式来经营国家,这在美国历史上也不多见。比如他提供4000个政府部门的岗位公开招聘,使用商业博弈的手段试探中国台湾和贸易关系,将政治问题看做筹码和交易,都是完全与以往不同的商人视角和纬度。因此从特朗普军阀+财阀的团队设置,加上他本人的商人背景,到用商业经营的角度经营美国内政、经营国际关系、经营对华关系,是美国240年以来从未有过的,为特朗普政府未来的政策走向打下基础,也带来了中美关系的新问题。
中美关系面临的四个问题与反思
在过去船上没有货时,做加工产品,将经济作为压舱石,但是现在有货了,就要利用资本来投资挣钱。从小商贩到开银行,这是角色根本性的改变,也带来了竞争与合作,例如两个主要的两个领域,安全和经贸。目前安全问题已经处于面对面的境地,如南海目前的安全困境,美国不会放弃航行自由,中国也不会放弃主权维护;经贸领域,我们的手已经伸向华尔街,这在过去也是不可想象的。在这样的大环境下,美国需要反思,中国也必须反思。
一是重新确定中美两国定位。中美接触45年,建交已有37年,但是最近政界、学界、军界以及经济界都弥漫着要和美国在贸易上甚至是军事上发生正面冲突的倾向。虽然我们目前的家当有支持我们正面冲突的底气,但是代价很大。冲突不是为了打仗,而是为了中国未来的发展,实现大的目标。我们应该回到邓小平时代,重新思考中美关系。如果没有跟美国的良好关系,没有跟周边国家的良好关系,中国改革开放不可能有今天,这是前提,需要重新定位两国关系,也是我们反思。另一方面,美国本想将中国归顺到美国的价值观体系中,但是在40年后的今天来看,美国到底是扶持了一个中国还是遏制了一个中国,美国也在反思。
第二是合作的问题。中美在经贸领域合作成效斐然,但是安全领域的合作还未开放。南海现下还是开放的,但是我们对待美国军舰的态度却发生了180度的转变,从过去的被动到现在主动,也反映了南海问题的困境。如果双方硬碰硬,会将摩擦升级。因此,对于南海问题,我建议安全共享(share security),在经济问题上我们已经开放了,安全领域也可以共享,打开出路。
第三方面是在经贸领域。中美经贸领域已经处于面对面的竞争与合作的状态,有竞争,也有合作。特朗普作为一名商人,会在经贸上提供很多合作机会。因此我对于中美关系的未来没有悲观,两国之间上千亿的贸易量决定贸易战是打不起来的。因此中国应该继续加强经贸合作,特别是高新技术方面,争取打破美国高新技术的垄断。
第四是交流机制的问题。现有的九十多个交流机制需要适应特朗普以经商的理念“经营”美国内政外交的模式和因此带来的国际形势的变化。商人本性逐利,这也是商人的局限性,习近平主席在达沃斯论坛上指出,当前的问题不是全球化的错误,而是过度追求利润导致的结果,因此交流机制非常重要。
整体看来,中美两国关系现在正处于非常关键的时期,在这样的大背景下,双方应该重新定位中美关系,加强在安全、经贸领域的合作。特朗普的上台会给中美关系带来一定的摩擦,可能会存在一年的磨合期,但是这之后中美关系或许能上一个大的台阶
Đọc thêm...

Suy nghĩ và kiến nghị về quan hệ Trung – Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống D.Trump

14:58 |
D.Trump thắng cử tổng thống Mỹ năm 2016 có thể coi là một bất ngờ lớn, tuy nhiên đây lại không phải sự kiện ngẫu nhiên mà đó là sự lựa chọn của xã hội Mỹ. Tập trung vào đối tượng quần chúng để giành lấy sự ủng hộ của tầng lớp trung, hạ lưu và vận dụng một cách thuần thục các mạng xã hội để tuyên truyền gây thanh thế là những nguyên nhân quan trọng giúp D.Trump thắng cử. Ngoài ra, từ đội ngũ phụ tá của D.Trump cũng có thể phân tích được đôi điều về phương hướng cầm quyền của vị tổng thống này.
Lực lượng ủng hộ D.Trump bao gồm chủ yếu hai bộ phận, đó là các tập đoàn tài chính tại phố Wall và đội ngũ cựu chiến binh, đại diện cho tập đoàn lợi ích tại phố Wall và tầng lớp quần chúng trung, hạ lưu lưu. Thắng lợi của D.Trump trước H.Clinton cho thấy sự thất vọng của quần chúng Mỹ trước đường lối chính trị tinh hoa của Mỹ, đồng thời phố Wall vốn có xu hướng đứng sau cánh gà trong các cuộc tuyển cử lần trước, lần này lại tiến ra sân khấu, đó cũng là những nét mới trong cuộc tuyển cử tổng thống Mỹ năm 2016 so với những cuộc tuyển cử trước đó. Ngoài đội ngũ cố vấn, một thay đổi lớn khác còn đến từ phương châm trị quốc của D.Trump. Xuất thân từ tầng lớp doanh nhân, sử dụng mô hình vận hành doanh nghiệp để trị quốc cũng là một điều hiếm gặp trong lịch sử nước Mỹ. Ví dụ như D.Trump công khai tiến hành tuyển dụng 4000 vị trí trong bộ máy hành chính nhà nước, sử dụng hình thức cạnh tranh thương mại để thăm dò vấn đề Đài Loan và vấn đề thương mại, coi vấn đề chính trị như quân bài mặc cả, đó đều là những cách xử lý mang đậm phong cách con buôn hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử nước Mỹ. Bởi vậy, từ việc bố trí đội ngũ cố vấn cho tới xuất thân doanh nhân của D.Trump, cũng như việc sử dụng phương thức quản lý doanh nghiệp để quản lý tình hình nội bộ nước Mỹ, xử lý quan hệ quốc tế, xử lý quan hệ với Trung Quốc đều là những điều rất mới trong lịch sử 240 năm của Mỹ, nó sẽ là nền tảng cho phương hướng  chính sách của chính quyền D.Trump, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề mới cho quan hệ Trung – Mỹ.
Bốn vấn đề quan hệ Trung – Mỹ phải đối diện
Thứ nhất là xác định lại vị trí của Trung – Mỹ
Trung – Mỹ tiếp xúc với nhau đã 45 năm, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau 37 năm, nhưng thời gian gần đây, giới chính trị, giới học giả, giới quân sự và thậm chí là cả giới doanh nhân đều có xu hướng muốn tiến hành chiến tranh thương mại, thậm chí là xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ. Tuy hiện tại Trung Quốc đã có năng lực để đối đầu trực tiếp với Mỹ, tuy nhiên cái giá phải trả sẽ là rất lớn. Xung đột không phải là để gây chiến, mà là để phục vụ cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc, để thực hiện mục tiêu to lớn hơn. Chúng ta nên quay trở lại thời đại Đặng Tiểu Bình, suy xét lại về quan hệ Trung – Mỹ. Nếu không có quan hệ tốt với Mỹ, nếu không có quan hệ tốt với các nước láng giềng, cải cách mở cửa của Trung Quốc sẽ không thể có ngày hôm nay. Mặt khác, Mỹ vốn muốn đưa Trung Quốc vào quỹ đạo giá trị quan kiểu Mỹ, nhưng đánh giá từ ngày hôm nay thì rốt cuộc Mỹ đã trợ giúp cho Trung Quốc hay kiềm chế Trung Quốc. Đây cũng là vấn đề Mỹ đang phải xem xét lại.
Thứ hai là vấn đề hợp tác. Trên lĩnh vực kinh tế, quan hệ Trung Mỹ đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, nhưng hợp tác trên lĩnh vực an ninh vẫn gần như bỏ ngỏ. Biển Đông hiện nay vẫn là một vùng biển mở, nhưng thái độ của chúng ta đối với tàu chiến Mỹ đã thay đổi 1800, từ thế bị động trong quá khứ sang thế củ động ở hiện tại. Điều đó cũng thể hiện tình trạng khó khăn trong vấn đề Biển Đông. Nếu hai bên xảy ra va chạm quân sự, xung đột cũng sẽ không ngừng leo thang. Bởi vậy, đối với vấn đề Biển Đông, tôi kiến nghị giải pháp “chia sẻ an ninh” (share security). Trên lĩnh vực kinh tế chúng ta đã lựa chọn thái độ cởi mở, vậy trên lĩnh vực an ninh chúng ta cũng có thể lựa chọn thái độ chia sẻ cởi mở, từ đó tìm ra lối thoát.
Thứ ba là trên lĩnh vực kinh tế thương mại. Trung Mỹ đã ở vào thế vừa hợp tác chặt chẽ, vừa cạnh tranh quyết liệt trong vấn đề Biển Đông. D.Trump xuất thân là một doanh nhân, bởi vậy sẽ mở ra rất nhiều cơ hội trên lĩnh vực kinh tế. Bởi vậy tôi không hề bi quan khi đánh giá quan hệ Trung Mỹ, quan hệ hợp tác kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD khiến chiến tranh kinh tế sẽ rất khó xảy ra. Bởi vậy Trung Quốc nên tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, nỗ lực phá vỡ thế lũng đoạn về công nghệ của Mỹ.
Thứ tư là vấn đề cơ chế giao lưu. Hiện tai hơn chín chục cơ chế giao lưu giữa hai nước cần thích ứng với quan điểm dùng quan điểm “kinh doanh” để điều hành chính sách đối nội đối ngoại của D.Trump cũng như những thay đổi của bối cảnh quốc tế kèm theo nó. Tại Diễn đàn Davos, Tập Cận Bình đã chỉ rõ, vấn đề hiện nay không phải là sai lầm của toàn cầu hóa mà là kết quả của việc theo đuổi lợi nhuận quá mức. Bởi vậy, cơ chế giao lưu vô cùng quan trọng.
Xét một cách tổng thể, quan hệ Trung Mỹ đang ở trong giai đoạn vô cùng quan trọng, trong bối cảnh như vậy, hai bên nên đánh giá lại quan hệ giữa hai nước, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh. D.Trump thắng cử Tổng thống Mỹ sẽ đem lại một vài cọ xát trong quan hệ Trung Mỹ, giai đoạn cọ xát có thể sẽ kéo dài một năm, nhưng sau đó sẽ là một tầm cao mới trong quan hệ hai nước.
Đọc thêm...

特朗普向国会请求增加10%的国防预算

06:35 |
唐纳德•特朗普(Donald Trump)呼吁增加美国军费支出,其增幅将是自伊拉克和阿富汗战争白热化时期以来最大的。他寻求为五角大楼(Pentagon)的预算增加540亿美元,以应对他眼中“危险世界”的威胁。
白宫周一表示,特朗普准备公布一份重点在于“公共安全和国家安全”的预算,计划请求国会批准相当于年度军费支出近10%的额外国防经费。
在特朗普周二在国会发表首次演讲之前,美国总统试图把他在安全和实力方面的竞选主题重新置于华盛顿辩论的核心位置。此前数周经历了持续的风波,核心问题是特朗普政府与克里姆林宫的关系,以及白宫和白宫记者团之间的激烈论战。
“这是一个里程碑式的事件,是在当今危险时期向世界传递的一个有关美国实力、安全和决心的信息。”
“我们必须确保我军奋勇的男女官兵拥有他们需要的武器来吓阻战争,并且在被要求以我们的名义投入战斗时,只做一件事——那就是取胜,”他补充称,“我们必须赢。”
据华盛顿监督组织——美国尽责联邦预算委员会(Committee for a Responsible Federal Budget)表示,如果特朗普的要求被批准,那将是自2008年军费支出增加10%以及2007年增加12%以来,国防支出最大的增幅。
那两份预算是在乔治•W•布什(George W Bush)大举增兵伊拉克时期通过的,当时在甚嚣尘上的武装叛乱可能挫败以美国为首的军事努力的情况下,美国总统命令向伊拉克增派2万美军。
白宫一名官员在与记者们的电话会议中详细解释了这540亿美元的支出请求,特朗普称其支出包括为地方执法和维持美墨边境治安的边境巡逻方面新增的支出。
白宫表示,同时将通过削减等额的非国防支出来为新增军费提供资金。特朗普政府官员并未具体列出将削减的政府计划,但特朗普承诺“在联邦政府各部门加大节省并提高效率”。
然而,特朗普政府提出的数字只是构想,为了争取想要的资金它很可能面临一场艰苦的斗争,甚至是在党内也将面临挑战。尽管共和党传统上支持增加国防预算,但众议院一个共和党预算鹰派核心团伙很可能不愿接受如此大幅的预算增加。
曾担任国会官员的预算专家斯坦•科伦德(Stan Collender)表示,特朗普可能只有50%的胜算。
科伦德称,白宫有3种方式争取到这540亿美元:利用为战争准备的应急资金;在面对保守派反对的情况下说服国会上调现有国防支出上限;或明目张胆地违反上限规定。
Đọc thêm...

Ông Trump muốn tăng ngân sách quốc phòng để thúc đẩy hiện diện ở Biển Đông

06:34 |
Hôm nay (27.2), Nhà Trắng sẽ gửi đề xuất ngân sách lên các văn phòng liên bang, trong đó có việc tăng chi tiêu cho quốc phòng lấy từ cắt giảm ngân sách cho Bộ Ngoại giao, Cơ quan Bảo vệ Môi trường và các cơ quan phi quốc phòng khác.
Một nguồn thạo tin nói với Reuters, đề nghị tăng ngân sách cho Lầu Năm Góc của Tổng thống Donald Trump bao gồm chi phí đóng tàu, máy bay quân sự và “thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở các tuyến đường thủy quốc tế quan trọng và huyết mạch” như eo biển Hormuz và Biển Đông.
Một quan chức khác cho hay, ngân sách cho Bộ Ngoại giao sẽ cắt giảm nhiều nhất là 30%, có thể dẫn đến việc tái cơ cấu Bộ này và xóa bỏ một số chương trình.
Trước đó, trong một bài phát biểu trước các nhà hoạt động bảo thủ hôm 24.2, ông Trump hứa hẹn sẽ “xây dựng quân đội vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.
Một số chuyên gia quốc phòng đặt câu hỏi, liệu có cần thiết phải gia tăng mạnh chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ, mà hiện đã ở mức khoảng 600 tỉ USD mỗi năm. Ngược lại, Mỹ chi khoảng 50 tỉ USD hàng năm cho Bộ Ngoại giao và viện trợ nước ngoài.
Số tiền mà ông Trump dự định bổ sung vào ngân sách quốc phòng và cắt giảm từ một số cơ quan khác vẫn chưa được công bố.
John Czwartacki, một phát ngôn viên của Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng, cho biết, kế hoạch ngân sách chi tiết sẽ được công bố vào giữa tháng 3.
Các cơ quan có thể tranh luận để xin tăng ngân sách, và các kế hoạch chi tiêu cuối cùng phải được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ.
Đọc thêm...

摧毁中国东海岛礁 美智库提四步走战略

05:59 |
东海被誉为21世纪的“萨拉热窝”,被认为是能够引发世界大战的火药桶。中国加紧在东海填海造岛,而美国则是不断调兵遣将,在东海秀肌肉。
美国“卡尔·文森”号航母战斗群进入东海,开始了美海军在特朗普(Donald Trump)就任后的首次大规模东海航行。美国海军也正在计划往东海派遣更多战舰,通过“航行自由”行动,向中国对东海岛礁的主权声索“提出新的挑战”。
与此同时,美国著名防务智库“美国防务与预算评估中心”(CSBA)近期主办的“超越海岸推进”两栖战论坛上,美智库又推出了在黄沙群岛富林岛的“四步夺岛作战方案”。CSBA与兰德公司齐名,“空海一体战”的初始作战概念就是CSBA提出的。
CSBAPPT长达70余页,其中满是表格、配图、数据以及看似有逻辑的论证,其核心要点主要有以下几点:
第一,东海这个事情确实很棘手:中国近年来远程打击能力快速提升,无论是反舰弹道导弹,还是新型战斗机,都对美国海军的介入行动构成极大威胁。一旦中国在东海的岛礁建设形成相互配套的防御体系,如果美军使用传统作战方式,可能很难再对中国形成实质威慑。
第二,要解决东海问题,“说易也易”,只需要海军陆战队出一支奇兵即可。具体而言,就是派遣以两栖攻击舰为核心的特混打击大队,在中国东海岛礁的导弹射程以外,利用舰载机和陆战队进行“闪电式”突袭,其作战过程分为以下几步:
第一步:由编队中的两栖攻击舰、驱逐舰等释放大批无人机、无人艇、无人潜航器,进行欺骗佯动,干扰和切断岛上驻军对外通讯,迷惑守军的防御力量。
第二步:两栖攻击舰起飞第一批F-35B战斗机(美军两栖攻击舰可搭载16F-35B),搭载各类防空压制武器,结合无人机等手段,对中方岛礁的防空导弹、雷达和通讯设施进行首轮打击,压制和摧毁中方的防空能力。
第三步:两栖攻击舰起飞第二批F-35B战斗机,此次搭载重型空地打击武器,如500公斤以上级的精确制导炸弹等,主要打击岛上军事设施,例如部队营房、火炮、坦克或装甲车辆、防御工事等,大幅弱化甚至消除岛礁抵抗进攻的能力。
第四步:两栖攻击舰起飞MV-22“鱼鹰”旋翼机,搭载海军陆战队攻击部队,长途奔袭后机降于岛礁之上,对已经遭到重大损失、在理论上已经缺乏防御能力的岛礁守军发起地面攻击,并且全面摧毁岛上的各类军事设施,将岛礁“去功能化”。完成破坏任务后,陆战队部队乘坐“鱼鹰”全身而退,两栖舰编队在接收返回的“鱼鹰”后,迅速外撤。
经过此类打击,可使岛礁在相当长时间内失去军事功能,要重建军事设施也颇需时日。如此以来,美军就不必再担心东海岛礁体系的威胁。
Đọc thêm...

Học giả Mỹ đề xuất 4 bước phá hủy đảo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông

05:57 |
Đa Chiều ngày 27/2 bình luận, Biển Đông được xem như thùng thuốc súng có thể nổ ra chiến tranh thế giới trong thế kỷ 21. Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động bồi lấp, quân sự hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo, trong khi Mỹ điều binh khiến tướng thể hiện sức mạnh ở Biển Đông.
Trong lúc cụm tàu sân bay tấn công của Mỹ USS Carl Vinson đang tuần tra ở Biển Đông thì Trung tâm Đánh giá quốc phòng và dự toán Hoa Kỳ (CSBA) đã tổ chức một diễn đàn về tác chiến đổ bộ, đề xuất phương án 4 bước chiếm đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay.
Đồng thời CSBA cũng kết luận rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể phá hủy các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi trình bày 4 bước tác chiến, thể hiện trên hơn 70 trang trình chiếu (PPT) với nhiều số liệu, biểu đồ, hình ảnh minh họa.
Đầu tiên, CSBA đánh giá rằng Biển Đông là vấn đề nhức nhối. Những năm gần đây năng lực tác chiến đường dài của Trung Quốc đã phá triển nhanh chóng, bất luận là tên lửa đạn đạo chống hạm hay chiến đấu cơ thế hệ mới, đều tạo thành mối đe dọa lớn với hoạt động của hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Một khi để Trung Quốc xây dựng xong hệ thống phòng thủ đa tầng phối hợp trên các đảo nhân tạo, nếu quân đội Mỹ chỉ sử dụng phương thức tác chiến truyền thống, rất khó có thể tạo được uy hiếp thực chất với Trung Quốc.
Tiếp đến theo các nhà nghiên cứu CSBA, muốn giải quyết vấn đề Biển Đông, nói dễ thì cũng dễ, chỉ cần sử dụng một cánh quân tấn công đổ bộ là xong.
Cụ thể, Mỹ có thể sử dụng các chiến hạm tấn công đổ bộ làm lực lượng nòng cốt trong đội hình hiệp đồng quân binh chủng, tấn công chớp nhoáng từ khoảng cách ngoài tầm bắn tên lửa Trung Quốc bố trí bất hợp pháp ở đảo nhân tạo.
Quá trình tác chiến này, theo CSBA có thể phân thành 4 bước:
Bước thứ nhất: Sử dụng một lượng lớn máy bay không người lái, tàu không người lái, thiết bị lặn không người lái từ các chiến hạm tấn công đổ bộ, các tàu khu trục tiến hành nghi binh, gây nhiễu và tiến tới cắt thông tin liên lạc của lực lượng đồn trú trên đảo nhân tạo với bên ngoài.
Bước thứ hai: Điều động các chiến đấu cơ F-35B cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công (mỗi chiếc tàu đổ bộ tấn công của hải quân Mỹ có thể chở đồng thời 16 chiếc F-35B) với đầy đủ vũ khí chế áp phòng không, kết hợp với máy bay không người lái tiêu diệt các mục tiêu trận địa ra đa, tên lửa phòng không, thiết bị thông tin liên lạc và chế áp, phá hủy hệ thống phòng không của Trung Quốc.
Bước thứ ba: Điều động loạt chiến đấu cơ F-35B thứ hai cất cánh, mang theo vũ khí hạng nặng như các loại bom chính xác trên 500 kg, chủ yếu tấn công các mục tiêu quân sự như doanh trại, trận địa pháp, xe tăng, xe thiết giáp, công trình phòng ngự, làm suy yếu khả năng phản công, phản kháng của đối phương.
Bước thứ tư: Điều động lực lượng MV-22 cất cánh từ tàu tấn công đổ bộ, chở theo lực lượng thủy quân lục chiến đổ bộ lên đảo nhân tạo sau khi đánh giá thấy đối phương đã mất khả năng chống cự, phản công.
Đồng thời lực lượng này sẽ phá hủy toàn bộ các công trình và thiết bị quân sự còn lại của đối phương trên đảo nhân tạo.
Sau khi hoàn thành việc tấn công, các lực lượng thủy quân lục chiến sẽ rút khỏi đảo nhân tạo bằng MV-22 trở về các tàu tấn công đổ bộ và rút khỏi hiện trường.

Theo tính toán của CSBA, các hành động tấn công này có thể xóa bỏ hoàn toàn các công năng về mặt quân sự của các đảo nhân tạo mà muốn khôi phục nó, cần nhiều thời gian. Như vậy lo ngại của Mỹ về mối đe dọa Trung Quốc từ các đảo nhân tạo có thể được loại trừ.
Đọc thêm...

Hot (焦点)