35年革新:发展经济社会是核心任务

07:58 |

 

越南共产党在领导发展经济中的最大成就是提倡与成功领导革新事业,尤其是“经济思维的革新”,把集中计划经济转为社会主义定向的市场经济,推进工业化、现代化,主动、积极融入国际社会。

1986年革新之前,由于官僚集中的统包制,又遭受禁运,越南经济陷入严重的危机。此外,从苏联和社会主义各国的援助都被减少。人民生活遇到种种困难。面对此情况,我党已勇敢“直视事实”,并确定要进行经济思维革新。

革新事业的第一个里程碑是经济政策从越共六大(198612月)提出国家全面革新路线,首先是“经济思维的革新”,为我国经济建设和发展事业打下重要的转折点。越共六大首次正式承认各经济成分的平等存在:“要修改、补充和广泛公布对各经济成分的一贯政策。具有原则性的规定要成为法律,让人们安心、大胆投资经营,要履行平等原则。财富创造者以及为社会有益者,充分履行义务,严格执行法律和政策的人都得到尊重,都能享受与其合法劳动和经营的结果相称的收入”。

此后多次中央会议已具体化经济思维革新的主张,诸如越共六大二中关于分配流通的决议,越共六大三中全会关于革新国家对国营企业的管理机制的决议,尤其是1988年越共六大政治局关于农业管理机制革新的10号决议,人民俗称“十号包干”。

19916月越共六大后,在承认市场经济是人类文明的共同成就的同时,越南对社会主义定向市场经济发展的政策和人们的认识不断完善和得到具体化。

以“加强建设纯洁、强大的党;发挥全民族力量和社会主义民主,全面、同步推进革新事业,牢固保卫祖国,维护和平、稳定环境,力争早日将我国基本建设成为迈向现代化的工业国家”为主题的越共十二大(20161月)已集中制定提高经济增长质量、劳动率与竞争力的措施。继续有效落实三个战略突破口(完善社会主义定向市场经济体制,根本性、全面性革新教育培训,发展人力资源,尤其是高素质人力资源,建设同步的基础设施结构系统),在总体上进行同步重组经济与革新增长模型;推进国家工业化、现代化事业,注重农业、农村工业化、现代化与新农村建设相结合。

越南35年来经济政策革新的重要里程碑说明,我党一向贯彻经济思维革新先走一步,并与政治思维革新紧密相结合,旨在实现经济快速、可持续增长以及社会进步、公平与环境保护。

2020年是世界和越南经济连续遭到冲击的一年。新冠肺炎疫病使许多国家零下增长。在越南,除应对新冠肺炎疫情外,我们还遭受自然灾害造成的人员和财产的严重损失。在此背景下,越南已成功渡过难关,国内生产总值达2.91%2020年经济规模比2016年相比增加1.4倍,成为东盟第四经济体。增长质量得到改善。劳动率年均增长5.8%,远远超过2011-2015年阶段。在收入减少,开支需求增加,宏观经济仍维持稳定势头,经济体的大收支基本得到保障,物价指数被控制在不超过4%的水平,进出口总额达5400亿美元创纪录水平,贸易顺差约达200亿美元,外汇储备越来越高等。

此前,越南经济已多次渡过难关,诸如1997年、2007-2008年世界金融危机。从革新开放初期,规模小的落后农业经济体,国内生产总值仅达140亿美元,人均国内生产总值仅达250美元,越南已摆脱贫穷,转为推进国家工业化、现代化。国内生产总值快速增长。1986-1990年阶段,年均国内生产总值仅达4.4%,到1991-1995年阶段就达8.2%1996-2000年阶段达7.6%2001-2005年阶段达7.34%。尽管在任期末,我国经济遭受新冠肺炎疫情的严重影响,但2016-2020年阶段,年均国内生产总值约达5.9%。经济规模与人均收入增加(2020年,国内生产总值约达2684亿美元,人均收入约达2750美元)。增长质量得到改善,劳动率从2011-2015年阶段的4.3%增加到2016-2020年阶段的5.8%

上述成就不是偶然的,而是自主自强能力、同步的政策和市场的效率以及党、政府、国家和全体企业共同体与人民的持续奋斗过程的综合结果。从经济增长主要依靠自然资源开采,劳动者的工资低,越南共产党已主动转为实现包容性、可持续性的经济发展,进行经济重组与深入革新增长模式,完善在经济-技术、经济-社会和经济-生态的同步增长模式,在创新革新、提高劳动率、科技应用、提高人力资源质量、发挥优势与主动融入国际社会的基础上促进发展。

革新开放35年,尤其是落实纲领(2011年修改)十年中所取得的成就已继续肯定我党的革新路线是正确和创新的。 上述具有历史意义的巨大成就是我党和人民创造的结晶,肯定走上社会主义道路是符合越南的实践与时代的发展趋势,肯定党的正确领导是越南革命所有胜利起决定性作用的头等因素。

为了能在新革命阶段完成崇高的使命,越南共产党要继续革新领导方式,尤其是经济领导方式。

越共十三大文件草案已明显指出2021-2030年阶段国家发展定向,其中,要全面、同步完善社会主义定向的市场经济发展体制,为动员、分配和有效使用各项资源,促进投资、生产、经营创造便利环境,保障宏观经济稳定,强有力地革新增长模式,推进经济重组与国家工业化、现代化,集中建设基础设施结构和发展都市,农村经济发展与新农村建设相结合,推进国家数据转换,在科技、创新革新基础上发展数字经济,提高经济体的生产率、质量、效果和竞争力等。

通过国家领导经济发展是执政党最主要、最有效的领导方式。各国家机关要把党关于经济、社会发展的主张、路线、政策和战略具体化成为法律文件和工作计划。党不直接调控生产、经营活动,不决定属于国家机关权限的经济问题,但党要按照党的观点、路线领导这些活动。为此,党要建设和健全国家机器,建设纯洁、强大的国家机器,配合国家机器的活动,确保国家机器的通畅运行。党推荐德才兼备的优秀党员参加各领导机构,提高个人责任,尤其是主管人的责任。这意味着党要处理、提倡罢免担任国家机关的重任但违反党的路线、国家的法律、贪污浪费的党员。

党的宣传工作对建设和发展国家经济具有重大作用。一方面,党领导人民参加建设党的路线、主张,国家的法律,进行检查,直接或通过各政治、社会团体间接进行社会反馈,让党的路线、国家的法律真正为人民的正当利益服务。另一方面,通过宣传工作,党鼓励、说服,让人民懂得落实党的主张的利益并积极响应把该主张落到实处。

Đọc thêm...

35 năm đổi mới: Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm

07:36 |

 

QĐND – Tại Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986), Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đến nay, công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua chặng đường 35 năm.

Vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tạo ra nguồn lực quan trọng đưa đất nước phát triển giàu mạnh, phồn vinh. Thành tựu to lớn đó còn là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Dấu ấn lịch sử sâu đậm nhất trong sự lãnh đạo kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam là khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, trước hết là “đổi mới về tư duy kinh tế”, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đảng xác định phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) là nhiệm vụ trung tâm để dân giàu, nước mạnh.

Trước đổi mới (năm 1986), nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng do cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, lại bị các nước bao vây cấm vận. Đã vậy, nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN cũng bị cắt giảm. Đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Trước tình đó, Đảng ta đã dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật” và nhận ra, đã đến lúc phải đổi mới tư duy về kinh tế.

Dấu mốc khởi đầu của công cuộc đổi mới chính sách kinh tế được bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mà trước hết là “đổi mới về tư duy kinh tế”, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế nước ta. Lần đầu tiên Văn kiện Đại hội VI của Đảng chính thức ghi nhận sự tồn tại bình đẳng của các thành phần kinh tế: "Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế. Những quy định có tính nguyên tắc phải trở thành pháp luật để mọi người yên tâm, mạnh dạn kinh doanh... phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng. Những người làm ra của cải và những việc có ích cho xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp và chính sách đều được tôn trọng, được hưởng thu nhập tương xứng với kết quả lao động, kinh doanh hợp pháp của họ".

Rất nhiều hội nghị Trung ương sau đó đã được cụ thể hóa chủ trương đổi mới tư duy kinh tế như: Nghị quyết Trung ương 2, khóa VI về lưu thông phân phối; Nghị quyết Trung ương 3 khóa VI về đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với xí nghiệp quốc doanh; đặc biệt là Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khóa VI (năm 1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp mà nhân dân thường gọi là "Khoán 10"...

Từ sau Đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991), cùng với sự thừa nhận kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại, nhận thức và chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam cũng ngày càng hoàn thiện và cụ thể hóa.

Với chủ đề "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ XHCN; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016) đã tập trung xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Những dấu mốc đổi mới chính sách kinh tế của Việt Nam trong 35 năm qua cho thấy, Đảng ta luôn có nhận thức nhất quán đổi mới tư duy kinh tế luôn đi trước một bước và được kết hợp chặt chẽ với đổi mới tư duy chính trị, nhằm mục tiêu vì một Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Năm 2020 vừa qua là một năm đầy bão tố với nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Đại dịch Covid-19 đã kéo nhiều quốc gia tăng trưởng âm. Tại Việt Nam, ngoài đương đầu với đại dịch Covid-19, chúng ta còn phải hứng chịu nhiều thiên tai, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã “vượt bão” thành công với tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 2,91% so với năm trước, thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ (năm 2016), trở thành nền kinh tế có quy mô đứng thứ 4 trong ASEAN. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; năng suất lao động tăng bình quân 5,8%/năm, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2015. Trong bối cảnh nguồn thu bị suy giảm, nhu cầu chi tăng mạnh, kinh tế vĩ mô vẫn giữ được ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối thu, chi ngân sách nhà nước cơ bản được bảo đảm; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức dưới 4%/năm; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt mức kỷ lục, trên 540 tỷ USD; cán cân thương mại có thặng dư cao, xuất siêu khoảng 20 tỷ USD, dự trữ ngoại hối tăng cao...

Trước đó, kinh tế Việt Nam cũng nhiều lần vững vàng “vượt bão” trong khủng hoảng tài chính thế giới vào các năm 1997, 2007-2008.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250USD trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP tăng nhanh. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1991-1995, đạt 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 đạt 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 đạt 7,34%; giai đoạn 2006-2010 đạt 7%/năm; giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%/năm. Mặc dù năm cuối nhiệm kỳ bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 của Việt Nam vẫn đạt khoảng 5,9%/năm. Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên (năm 2020, GDP ước đạt 268,4 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.750USD/người/năm). Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011-2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016-2020.

Những thành công đó không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả tổng hợp và thước đo hiệu quả khả năng tự chủ, tự cường, phản ứng chính sách và phản ứng thị trường đồng bộ, cùng một quá trình phấn đấu lâu dài, không ngừng nghỉ của Đảng, Chính phủ và Nhà nước, cũng như toàn thể cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam. Từ chỗ tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và lực lượng lao động có tiền công thấp, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương chuyển sang thực hiện phát triển kinh tế bao trùm và bền vững, tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, hoàn thiện mô hình tăng trưởng đồng bộ trên cả phương diện kinh tế-kỹ thuật, KT-XH và kinh tế-sinh thái, thúc đẩy phát triển trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế.

Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm mà dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nêu như việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, CNH, HĐH còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch. Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm lại; chất lượng nhiều dịch vụ thấp. Thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ công còn lúng túng. Một số loại thị trường, phương thức giao dịch thị trường hiện đại chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển thiếu đồng bộ. Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả chưa cao. Vốn vay nước ngoài giải ngân chậm, sử dụng còn dàn trải, lãng phí. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thiếu chọn lọc; sự kết nối và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá trị gia tăng còn thấp...

Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo kinh tế.

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, trong đó phải hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, CNH, HĐH đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Để quyết định đường lối, chính sách và những chủ trương lớn về kinh tế một cách đúng đắn, Đảng cần tiếp tục phát huy dân chủ trong toàn xã hội, xuất phát từ lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy trí tuệ của toàn dân trong việc xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, tránh chủ quan, duy ý chí, bảo thủ, độc đoán, lợi ích nhóm ngay trong từng quyết sách. Khi có đường lối, chủ trương đúng, vấn đề có tính quyết định là tổ chức thực hiện, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Lãnh đạo kinh tế thông qua bộ máy nhà nước là phương thức lãnh đạo chủ yếu, hiệu quả nhất trong điều kiện Đảng cầm quyền. Các cơ quan nhà nước phải thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược phát triển KT-XH của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch công tác. Tuy Đảng không trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không quyết định các vấn đề kinh tế thuộc thẩm quyền của bộ máy nhà nước nhưng Đảng phải lãnh đạo các hoạt động đó theo đúng quan điểm, tư tưởng của Đảng. Để làm được điều này, Đảng lãnh đạo xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm sự vận hành thông suốt của bộ máy. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Điều đó cũng có nghĩa là Đảng phải có biện pháp xử lý, đề xuất bãi nhiệm những đảng viên là cán bộ giữ trọng trách của cơ quan nhà nước nếu không thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham nhũng, lãng phí.

Công tác tuyên truyền của Đảng có tầm quan trọng to lớn trong lãnh đạo xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc gia. Một mặt, Đảng lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, làm cho đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự xuất phát từ nhân dân, phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân. Mặt khác, thông qua công tác tuyên truyền, Đảng vận động, thuyết phục để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc thực hiện chủ trương của Đảng và tích cực hưởng ứng thực hiện thắng lợi chủ trương đó.


Đọc thêm...

越南竞选2023~2025年联合国人权理事会

07:31 |

 

联合国人权理事会第46届会议高级别会议于222日开幕。越南政府副总理兼外交部长范平明率团出席。

越南政府副总理兼外交部长范平明在联合国人权理事会第46届会议高级别会议上发表讲话时表示,新冠肺炎疫情使数百万人死亡,对数十亿人的生活带来负面影响,加重了所有国家的卫生体系和民生负担,对享受人权问题产生影响。范明平副总理对世界进入新常态的积极复苏态势表示肯定。他说,疫情为构建更加美好未来带来机会,其中,国际团结与合作是超越挑战的关键因素。

范平明副总理指出,维护疫情期间的社会安全是保障社会中所有成员的人权的最佳办法。他同时强调了越南在疫情爆发期间保障和促进人权的政策、努力及成果,包括管控疫情、保护人民健康安全和维持经济增速,保障民生等方面的成果。

范平明副总理介绍了越南与国际社会携手应对疫情的努力,包括为50多个国家和国际伙伴提供口罩和医疗物资,提倡将每年的1227日定为国际防疫日,以便增强人们对预防和应对各种疾病的意识并获得联合国大会通过并发表了有关决议。

范平明副总理在第46届会议高级别会议上通报,越南作为东盟的候选人竞选2023~2025年联合国人权理事会成员。

联合国人权理事会第46届常会于222日至323日举行,就促进和保护在民事、政治、经济、社会和文化等各个领域的人权的措施展开讨论。

Đọc thêm...

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025

06:29 |

 

Ngày 22-2, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã khai mạc, mở đầu là phiên họp cấp cao tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của hơn 115 đoàn cấp cao. Đoàn Việt Nam do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.

Phiên họp do Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Nazhat Shameem Khan (đại sứ Fiji) chủ trì, cùng với sự tham dự của lãnh đạo các quốc gia, trong đó gồm: 7 tổng thống, 2 phó tổng thống, 4 thủ tướng, 9 phó thủ tướng, 1 quốc vụ khanh và 91 bộ trưởng, ông Volkan Bozkir - chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres - tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và bà Michelle Bachelet - cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Phát biểu tại phiên họp, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chia sẻ những khó khăn do đại dịch COVID-19 khiến hàng triệu người thiệt mạng và đời sống hàng tỉ người bị tác động tiêu cực, tạo áp lực nặng nề lên hệ thống y tế, an sinh xã hội của tất cả các nước và ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền con người.

Phó thủ tướng cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực, phục hồi khi thế giới bước sang trạng thái "bình thường mới" và cho rằng đại dịch là cơ hội để thế giới xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, trong đó sự đoàn kết và hợp tác quốc tế là yếu tố then chốt để giúp vượt qua thách thức.

Khẳng định việc bảo đảm cho xã hội an toàn trước dịch bệnh là cách tốt nhất để bảo đảm việc thụ hưởng đầy đủ các quyền con người cho mỗi thành viên trong xã hội, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã nêu lên các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước bối cảnh, đại dịch, vừa kiểm soát đại dịch, chăm sóc sức khỏe người dân vừa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng với đó, Phó thủ tướng đã thông tin về những đóng góp của Việt Nam cho nỗ lực chung của thế giới trong ứng phó với đại dịch COVID-19 như hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế cho hơn 50 nước và đối tác quốc tế, đề xuất và được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua bằng đồng thuận nghị quyết chọn ngày 27-12 là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh để nâng cao nhận thức về việc phòng ngừa và ứng phó các dịch bệnh.

Tại phiên thảo luận cấp cao, Phó thủ tướng cũng đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.


Đọc thêm...

越南外交部发言人:越南希望各国为维护东海和平与稳定做出积极贡献

02:42 |

 

越南外交部225日以视频方式举行例行记者会。外交部发言人黎氏秋姮就东海最近演变回答了记者的提问。

回答记者提出关于法国国防部长弗洛伦斯·帕利(Florence Parly)通报该国已派出核潜艇翡翠号(SNA Emeraude)前往东海巡逻一事,越南对此有何反应的提问时,黎氏秋姮强调:

1982年《联合国海洋法公约》的基础上,维护海上和平、稳定、秩序、安全、航行与飞越自由与安全,尊重法律之上原则,尊重东海相关国家的主权、主权权利和管辖权是所有国家和国际社会的共同目标,符合于各国的责任与愿望。各国在东海上开展的活动应为实现该目标做出贡献。

黎氏秋姮还表示,作为国际社会负责任的成员,同时也是1982年《联合国海洋法公约》缔约国,越南遵守公约的所有规定。越南希望各国继续在国际法基础上为维护东海和平与稳定做出积极贡献。


Đọc thêm...

Việt Nam mong muốn các nước tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông

02:19 |

 

Chiều 25/2, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao theo hình thức trực tuyến, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi xung quanh các diễn biến trên Biển Đông.

Liên quan đến câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly thông báo nước này đã điều tàu ngầm SNA Emeraude đến tuần tra ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Hoạt động của các quốc gia ở Biển Đông cần đóng góp vào mục tiêu này.

Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tuân thủ các quy định của Công ước, kể các các quy định liên quan đến hoạt động hàng hải, hàng không trên vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước.

Việt Nam mong muốn các nước tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông./.


Đọc thêm...

歪曲民族历史 敌对势力的阴毒野心

01:27 |

 

近期,在疯狂破坏越共十三大的同时,敌对势力还加强歪曲我国民族抗法抗美的历史,企图使干部、党员和人民错误认识民族历史,从而产生动摇、疑惑思想,淡化对党和制度的信心。

越南民族建国卫国历史已立下了诸多显赫战绩和巨大成就。尤其的是,自从越南共产党诞生以来,我国人民已谱写了1945年八月革命、抗法抗美等伟大史诗,这都是民族史上最辉煌的、带有国际地位和时代意义的里程碑。

上述胜利已得到历史承认和肯定,但以阴毒的野心与仇恨之心,敌对势力、复议主义者、政治机会反动分子已故意抹黑、歪曲和否认历史事实;夸大错误和缺点企图宣传歪曲,使缺乏历史了解的一部分群众,尤其是青年人产生怀疑,淡化对党的信心,挑拨离间党和人民的关系,弱化进而取消共产党的领导作用与越南社会主义制度。近年来,“周期电视”、“民声”、“KTV”等社交网通过专题评论、历史故事讲述等形式来歪曲民族历史事件,企图降低党的领导作用,直接破坏越共十三大。他们重议旧信息和事件,以所谓“新看法”提出歪曲论调来吸引听者、看者,其中,歪曲论调集中于土地改革、1954年日内瓦协定与民族抗美救国战争。

土地改革从19531956年,在北方进行,其目的是取消地主、资产阶级的土地占有权;给农民分配土地,实现“农夫有土地”。这是越南民族民主革命的必要工作,在全国农民占人口的90%的背景下,是恢复社会公平的主要方式之一,是新制度建设的基础。 在头阶段,改革取得了积极结果,为抗战注入巨大精神动力,为铸就奠边府大捷作出贡献。土地改革已对3.314个乡的八百万人进行,没收70万公顷土地(44.6%)分配给农民,在农业生产上营造跨越性的发展步伐。但是,实施过程中,由于操之过急,有的地方失控,遵守不严中央的指导,给革命造成训示,严重影响全民族大团结关系。我党已直面事实,公开承认缺点并坚决纠正,并将其视为此后党建工作的宝贵经验教训。1956818日在人民报第897期上刊登的致给农村同胞和干部的信中,胡志明主席写道:党中央和政府已严格检讨错误和缺点,并有计划来彻底纠正,旨在团结干部、团结人民,稳定农村,推进生产。实践证明,人民仍对党坚信不疑;在党的领导下,越南革命已从这个胜利走到那个胜利。但是,敌对势力已想方设法夸大、歪曲道:北方的土地改革是“清除”、“浴血”,这些缺点起源于党走着马列主义,苛刻实行无产主义专政的错误(!)

1954年关于印度支那的日内瓦会议在我国民族抗法战争进入末期的背景下召开;我国军民的势和力不断强大,逼迫法军进入被动局面,连续遭败。我党参加日内瓦会议的一贯立场是和平、独立、民主、统一和领土完整。法国要公开承认越南、老挝和柬埔寨的独立权。越南国家的统一问题要由越南人自己解决,外国不得干涉等。据此,协定包括和平得到恢复,彻底结束法军和殖民制度在印度支那的出现等条件。我国暂时以17纬线被分为两方,但与会各方都强调,在任何情况下,不能将其视为政治边界或领土边界。这个分割只是暂时的。两方于19767月前,通过自有和民主总选举来实现统一。

但是,美国和吴廷艳傀儡政府知道,若举办自由总选举,多数人民将支持越南民主共和政府,所以,他们想方设法破坏协定;实施“诉共、灭共”政策,疯狂打压宗教。另一方面,美国政府日益暴露侵凌野心,辅佐越南共和政府并直接进军越南。因此,我国人民在别无选择的背景下,要进行抗美救国斗争,以“越南国家是一个整体、越南民族是一个整体”实现越南人民和平、独立、统一、领土完整的强烈渴望。

但是,反动社交网重议日内瓦协定,并叫嚣道马列主义进入越南是战争的根本原因;抗美战争只是“意识形态的战争”、“委任战争”。他们还歪曲道:在越南共产党领导下的抗美救国战争是一个错误的,“没有胜负者”而一切都是失败者,是否一定要进行战争才获得独立?(!)

上述论调全是歪曲、伪辩,企图破坏思想,使人民失去对党和制度的信心。遗憾的是,一部分群众因缺乏历史了解,政治立场模糊或个人的动机而故意附和,为敌对势力的黑暗图谋助力。实践证明我国民族抗美救国战争的正义性。因此,我党已发挥民族大团结力量和传统,得到国际友人和人民全力支持。我国军民已打败美国侵略者,夺取民族独立、国家统一,建设社会主义社会并取得了丰硕成就。尤其的是,自从我党实施革新开放、国家社会融入路线以来,我国已在经济、文化、社会、国防安全上取得了具有历史意义的巨大、全面成就。这就是对破坏党、马列主义、歪曲历史等论调的强有力回击。

 为了挫败敌对势力的破坏阴谋和手段,首先要推进关于民族建国卫国历史的教育宣传;让每个人都深刻了解民族辉煌历史。从而,提高自豪感,弘扬传统与继续谱写新历史篇章的责任精神。此外,认清歪曲论调,不因捏造的信息而被拉拢或上当。每一个感、党员要经常修养、锻炼, 提高认识水平与政治本领,保持清醒,坚决斗争遏制歪曲历史的论调;成为反“和平演变”、“自我演变”、“自我转化”阵线上的先锋战士。另一方面,坚决、严明依法处理歪曲历史、反革命的组织和个人,为维护政治稳定、牢固保卫越南社会主义国家作出贡献。

Đọc thêm...

Xuyên tạc lịch sử dân tộc - dã tâm thâm độc của các thế lực thù địch

00:24 |

 

Thời gian gần đây, cùng với tập trung chống phá Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta nhận thức sai lệch về lịch sử dân tộc, từ đó dao động, nghi ngờ, thiếu lòng tin vào Đảng và chế độ.

Lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam được ghi dấu bằng lớp lớp những chiến công oanh liệt, hiển hách và những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng, phát triển. Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lịch sử dân tộc được viết tiếp bằng thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược - đó là những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dân tộc, mang tầm vóc quốc tế và có tính thời đại sâu sắc.

Những thắng lợi đó đã được lịch sử ghi nhận, khẳng định, nhưng với dã tâm thâm độc, lòng thù hận, các thế lực thù địch, xét lại, cơ hội chính trị đã cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử; khoét sâu, thổi phồng sai lầm, khuyết điểm, nhằm tuyên truyền sai lệch, làm cho một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhất là giới trẻ hoài nghi, phai nhạt niềm tin đối với Đảng, chia rẽ  Đảng với Nhân dân, làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những ngày gần đây, một số trang mạng xã hội, như: “Tivi tuần san”, “Tiếng dân”, “KTV”,… thông qua các hình thức bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử để xuyên tạc các sự kiện lịch sử dân tộc, hòng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, qua đó, trực tiếp chống phá công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội XIII của Đảng. Chúng lật lại những thông tin, sự kiện cũ, nhưng lại suy diễn, xuyên tạc bằng “cái nhìn mới” để kích thích người nghe, người xem; trong đó, tập trung vào sự kiện Cải cách ruộng đất, Hiệp định Genève (1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.

Cải cách ruộng đất ở miền Bắc diễn ra từ năm 1953 đến năm 1956, với mục đích: thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, tư sản; chia ruộng đất cho nông dân, thực hiện “Người cày có ruộng”. Đây là việc làm tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam, trong bối cảnh xã hội có hơn 90% là nông dân và là một trong những phương thức chủ yếu để lập lại công bằng xã hội, làm cơ sở để xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn đầu, cuộc Cải cách thu được kết quả tốt, trở thành động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy kháng chiến, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cải cách ruộng đất đã được thực hiện ở 3.314 xã với hơn 08 triệu dân, tịch thu hơn 70 vạn héc ta (44,6%) ruộng đất chia cho nông dân, tạo ra bước phát triển vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, do nóng vội, nên việc thi hành cải cách ruộng đất có nơi bị mất kiểm soát, thực hiện không đúng chỉ đạo của Trung ương, gây ra những tổn thất cho cách mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhận ra sai lầm, khuyết điểm, Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, công khai nhận khuyết điểm và hành động quyết liệt để sửa chữa, khắc phục và luôn coi đó là bài học kinh nghiệm quý trong công tác xây dựng Đảng sau này. Trong thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành đăng trên Báo Nhân dân, số 897, ra ngày 18/8/1956, Hồ Chủ tịch đã viết: “Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất”. Thực tế đã chứng minh, nhân dân vẫn giữ trọn niềm tin với Đảng; dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố ngày càng vững chắc, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã ra sức thổi phồng, xuyên tạc rằng: Cải cách ruộng đất ở miền Bắc là cuộc “thanh trừng”, “tắm máu”; những khuyết điểm đó bắt nguồn từ sự sai lầm của Đảng khi đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, thực hiện chuyên chính vô sản hà khắc.(!)

Hội nghị Genève về Đông Dương (1954) bắt đầu diễn ra trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang ở giai đoạn cuối; thế và lực của quân và dân ta không ngừng lớn mạnh, đẩy quân đội Pháp vào thế bị động, liên tiếp thất bại. Lập trường xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Genève là: hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Nước Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia. Vấn đề thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài, v.v. Theo đó, Hiệp định được ký kết với các thỏa thuận: hòa bình được lập lại, chấm dứt sự hiện diện của quân đội và chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền qua vĩ tuyến 17, song các bên tham dự Hội nghị nhấn mạnh rằng: dù bất cứ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ. Sự chia cắt đó chỉ là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7/1956 bằng tổng tuyển cử “tự do và dân chủ”.

Tuy nhiên, Mỹ và Chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm biết rằng, nếu tổng tuyển cử tự do thì đa số nhân dân sẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, nên chúng ra sức phá hoại Hiệp định; thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đẩy mạnh đàn áp tôn giáo. Mặt khác, Mỹ ngày càng bộc lộ rõ dã tâm xâm lược bằng các hành động hậu thuẫn cho chính quyền Việt Nam cộng hòa và trực tiếp đưa quân vào Việt Nam. Vì thế, không còn con đường nào khác, chúng ta phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để thực hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam là: hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, với chân lý “Nước Việt Nam là một - Dân tộc Việt Nam là một”.

Vậy mà, các trang mạng xã hội phản động nhắc lại Hiệp định Genève và la lối rằng: việc đưa chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam là nguyên nhân sâu xa của chiến tranh ở Việt Nam; cuộc kháng chiến chống Mỹ chẳng qua là “Chiến tranh ý thức hệ”, “Chiến tranh ủy nhiệm”. Chúng còn ra sức xuyên tạc: cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là một sai lầm, “không có bên thắng, bên thua” mà tất cả cùng thua, có nhất thiết phải chiến tranh mới giành được độc lập không? (!)

Những luận điệu trên hoàn toàn xuyên tạc, ngụy biện, nhằm phá hoại tư tưởng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Tiếc rằng, một bộ phận quần chúng vì lý do thiếu hiểu biết lịch sử, mơ hồ về chính trị và động cơ cá nhân cố tình hùa theo những luận điệu đó, tiếp tay cho mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch. Thực tiễn đã khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Vì vậy, Đảng ta đã phát huy được truyền thống, sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, được bạn bè và nhân dân thế giới hết lòng ủng hộ. Quân và dân ta đã đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đó là câu trả lời đích đáng nhất cho những luận điệu xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin của các thế lực thù địch. Dù dã tâm của chúng có hiểm độc đến đâu thì sự thật vẫn không thể bị lu mờ.

Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; làm cho mỗi người có hiểu biết sâu sắc về lịch sử cùng những trang sử vẻ vang của dân tộc ta mà không dân tộc nào có được. Từ đó, nêu cao niềm tự hào, trách nhiệm phát huy truyền thống hào hùng đó và viết tiếp những trang sử mới. Đồng thời, biết nhận diện đúng các luận điệu xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch, không bị lôi kéo, mắc lừa bởi những thông tin bôi đen, xuyên tạc, bịa đặt. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tỉnh táo phát hiện, chủ động đấu tranh ngăn chặn các luận điệu xuyên tạc lịch sử; trở thành một chiến sĩ xung kích trên mặt trận phòng, chống “diễn biến hòa bình” cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra. Mặt khác, cần kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật những tổ chức, cá nhân có hành vi xuyên tạc lịch sử, chống phá cách mạng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Đọc thêm...

Hot (焦点)