Home »
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
Hội nghị G7 ra tuyên bố phản đối hành động khiêu khích ở Biển Đông
Reuters
đưa tin, ngày 11/4, các ngoại trưởng thuộc nhóm Các nước công nghiệp phát triển
hàng đầu thế giới (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Mỹ) gọi tắt là nhóm G7
ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ mọi hành động khiêu khích trên Biển Đông và Biển
Hoa Đông. Đây là hai khu vực mà Trung Quốc đang vướng vào các tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ với một số nước, trong đó có Việt Nam, Philippines và Nhật
Bản.
Tuyên
bố kết thúc Hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 tại thành phố Hiroshima (Nhật Bản) có
đoạn viết: "Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ sự ép buộc mang tính hăm dọa
hay các hành động khiêu khích đơn phương nào có nguy cơ thay đổi hiện trạng và
làm leo thang căng thẳng".
Trong
một đề cập rõ ràng tới vụ kiện liên quan tới tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc
với Philippines ở Biển Đông, các ngoại trưởng của nhóm G7 cũng kêu gọi các nước
tuân thủ luật biển quốc tế cũng như thực thi mọi phán quyết mang tính ràng buộc
pháp lý của tòa án.
Trước
đó, Philippines đã yêu cầu Tòa án Trọng tài thường trực Quốc tế (PCA) có trụ sở
tại La Hay phân xử vụ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông của Philippines với
Trung Quốc. Dự kiến, PCA sẽ ra phán quyết về vụ kiện này vào tháng 6 tới.
Mặc dù tuyên bố chung của Hội nghị
Ngoại trưởng các nước G7 không đề cập đến Trung Quốc, nhưng đây được xem là một
thông điệp rõ ràng nhằm chỉ trích những tham vọng của Bắc Kinh trên Biển Đông
và Biển Hoa Đông - những tuyến đường biển quan trọng đối với hoạt động thương mại
và vận chuyển năng lượng toàn cầu.
Ngày 12/4, Trung Quốc đã bày tỏ phản ứng giận dữ trước tuyên bố trên của
nhóm G7. Hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc
nêu: “Chúng tôi kêu gọi các nước thành viên G7 tôn trọng
cam kết của họ về không đứng về bên nào trong các vấn đề có liên quan đến tranh
chấp lãnh thổ”.
Liên
quan đến vấn đề trên, Tiến sĩ Gregory Poling - Giám đốc Sáng kiến Minh bạch
hàng hải châu Á và Tiến sĩ Zack Cooper thành viên Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược quốc tế (CSIS), ngày 30/3 có bài bình luận trên cổng thông tin điện tử của
CSIS đưa ra một số khả năng Trung Quốc leo thang gây hấn trên Biển Đông trong
trường hợp PCA ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh trong vụ kiện giải thích, áp
dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông, đặc biệt
chú trọng vào bãi cạn Scarborough.
Hai
Tiến sĩ trên cho rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thua kiện trong một số nội
dung mà Philippines khởi kiện nước này lên PCA. Nếu Tòa ra phán quyết bất lợi
cho Trung Quốc, nước này có thể vin cớ hành động chứng minh rằng, họ sẽ không
tuân thủ phán quyết của Tòa.
Những
khả năng leo thang trên Biển Đông từ phía Trung Quốc sau phán quyết của PCA
được Tiến sĩ Gregory Poling và Zack Cooper phán đoán bao gồm:
Một là áp đặt một lệnh phong tỏa quân đội Philippines tiếp tế cho
lực lượng đồn trú ở bãi Cỏ Mây, Trường Sa.
Khả năng thứ 2 là Trung Quốc sẽ triển khai bất hợp pháp các loại vũ khí
hiện đại ra một số đảo nhân tạo nước này xây dựng trái phép ở Trường Sa.
Khả năng thứ 3 là đơn phương áp đặt một vùng nhận diện phòng không trên
Biển Đông.
Tuy
nhiên khả năng nguy hiểm nhất có thể xảy ra là Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt
động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa bãi cạn Scarborough mà họ
chiếm quyền kiểm soát từ Philippines tháng 4/2012.
Điều
này đã được Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cảnh báo, theo
Reuters ngày 19/3. Ông cho biết đã có một số tàu Trung Quốc tập trung hoạt động
trên bề mặt bãi cạn này.
Tuy
nhiên, hai học giả từ CSIS cho biết, tính đến ngày 24/3 vẫn chưa thấy hoạt động
nạo vét ở Scarborough, nhưng không loại trừ khả năng này và các tàu có mặt ở
Scarborough lúc đó đang làm công tác khảo sát tiền thi công.

Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét