Home » biendao
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế
Những ngày
này, dư luận trong nước và quốc tế hết sức bất bình về hành vi Trung Quốc xâm
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Thay vì tuân thủ Công ước
Luật biển LHQ năm 1982 đã quy định rất rõ ràng về quyền của các quốc gia ven biển,
Trung Quốc còn sử dụng vũ lực trên biển, lớn tiếng vu cáo Việt Nam gây hấn.
Để giúp quý
vị hiểu rõ hơn về vấn đề này, BTV Đài TNVN có loạt bài phân tích rõ hơn về vấn
đề chủ quyền lãnh thổ từ góc độ pháp luật quốc tế, thực tiễn giải quyết những
tranh chấp lãnh thổ trên thế giới, cũng như những bằng chứng lịch sử, pháp lý
không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước hết có
thể khẳng định việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên thế giới
được thực hiện và áp dụng rộng rãi trong đời sống quốc tế, dựa trên nguyên tắc
chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và
hòa bình.
Chiếm hữu thật
sự-Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xác lập chủ quyền
Nguyên tắc
chiếm hữu thật sự được đề cập trong nghị quyết của Hội nghị Berlin về Châu Phi
năm 1885 giữa 13 nước Châu Âu và Mỹ, theo đó, quốc gia được công nhận là chủ sở
hữu vùng đất mới nếu ngoài việc phát hiện đầu tiên phải tiếp theo đó là các
hành động thực tế. Đó là thông báo việc chiếm hữu cho các nước tham gia và duy
trì quyền lực một cách phù hợp trên lãnh thổ chiếm hữu. Năm 1888, Viện Pháp luật
quốc tế Lausanne đã ra tuyên bố khẳng định nguyên tắc này, làm cho nguyên tắc
này trở nên chiếm ưu thế, phổ biến trên thế giới và được các quốc gia thừa nhận.
Hiện trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa nhưng nguyên tắc này vẫn giữ
nguyên giá trị và vẫn được các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng trong thực tiễn.
Đơn cử trong
vụ tranh chấp quần đảo Minquier và Écrehous giữa Anh và Pháp năm 1950, tòa án
đã xử cho Anh thắng cuộc bởi đã chứng minh chủ quyền của mình được thiết lập ở
đây từ nhiều thế kỷ, trực tiếp sở hữu quần đảo này. Một trường hợp khác là đảo
san hô Clipperton nằm ngoài khơi Thái Bình Dương, cách bờ biển Mexico về phía
tây nam 500 hải lý. Người Mexico đến đảo này từ những năm 1892 nhưng không thực hiện chiếm hữu liên tục.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Pháp đến lập một đài khí tượng ở đây, khai thác
hòn đảo này liên tục từ đó đến nay. Mặc dù đảo cách Pháp trên 10.000 hải lý
nhưng khi xảy ra tranh chấp, Tòa án quốc tế đã kết luận đảo đó thuộc Pháp vì nước
này đã thiết lập chủ quyền trên đảo trước tiên.
Trở lại trường
hợp của Việt Nam. Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có bờ biển dài với hàng ngàn
hòn đảo và quần đảo gần bờ, xa bờ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện, chiếm hữu và xác lập chủ quyền với
hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục từ thế kỷ 17 đến nay và chưa bao
giờ Việt Nam từ bỏ chủ quyền của mình, kể cả khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc
dùng vũ lực đánh chiếm và chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay (còn nữa).

Hot (焦点)
-
在新加坡的香格里拉论坛上,中国王冠中副总参谋长提出:“中国在南海 (越南称东海) 的主权、主权权利、管辖权主张是在长期的历史发展过程中形成的,从 2000 多年前的汉朝就开始发现和逐步完善了对南海、特别是南沙诸岛礁(即越南长沙群岛)以及相关海域的管理。” 一语惊起千层浪...
-
中国一直表示,东海诸岛自古属于中国,但是,英国的一位学者最近再次强调,中国在东海宣示主权其实很晚才开始,可以追溯到清朝末年和中华民国的早期。他特别举例说,这一点从中国所宣称的“最南端的领土 -- “曾母暗沙”—这个名字的演变就足以证明。这位学者说,理清历史,将会有助于东海争...
-
“加强多边主义,遵守国际法,致力于和平、合作与可持续发展”是越南政府副总理兼外长范平明在 9 月 24 日上午召开的第 71 届联合国大会框架内会议上代表越南政府向联合国所有成员国传出的信息。范平明在发表演讲时表达了越南对当前各地区与国际热点问题的看法与建议。 至于国际...
-
从十六、十七世纪至今,西方国家的轮船日益频繁来往于东海。他们来到这里,不只为了扩大贸易还为了传教和传播西方文化。在来往东海期间,西方航海家和传教士们以当时最现代的技术很详细地描述和绘画黄沙群岛和长沙群岛,以避免这两个群岛的礁石给来往的船舶造成危害。为此,他们很仔细地研究东海...
-
为维护国家海岛主权,越南历代封建王朝都着重投资建设强大的水军力量。越南丁、李、陈、黎、阮等王朝的水军力量不断得到加强和完善。这支水军为捍卫祖国事业作出了巨大贡献,在各个阶段留下了历史烙印。 至今还收藏的古籍显示,越南历代封建王朝早已对黄沙群岛和长沙群岛确立主权、实施...
-
越南对黄沙、长沙两座群岛的主权不仅在越南古籍和古文献中有记载,而且还出现在西方航海家和传教士等的书籍、报纸、地图、日记、航路指南等外国资料中。这些资料描述黄沙、长沙“是越南中部海上的一块沙渚…”,这和越南同一历史时期资料和古地图描述的类似。法国 1936 年在印度支那建立的...
-
数十年来,中国人拿出大量书籍、资料和史料,企图证明从两千年前的汉朝起,中国人就发现了西沙和南沙(即越南的黄沙群岛和长沙群岛),从而说古代中国发现西沙南沙群岛就足够证明中国对西沙和南沙的不可争议的领土主权。据说,中国人最迟于唐宋发现南沙群岛至今,就一直在岛上及其海域从事生产活...
-
中国在长沙群岛展开大规模填海造岛活动,并在这些人工岛礁上部署军事设备和武器等的行为已公然侵犯了越南的主权,引起邻国和国际社会对东海安全、航行航空安全与自由的严重担忧。这是在新加坡举行的第十四届香格里拉对话会(即亚洲安全峰会)上讨论的焦点。 越南一位国际研究专家——武...
-
从中国标示的地图上看,南海“九段线”,就像往南撒开的一张大网,又像一个绳圈:它套住了什麽? 被中国大陆、台湾、菲律宾群岛、马来群岛及中南半岛所环绕的南海,是西太平洋的一部分。各国对南海有不同的称呼,越南称其为“东海”,菲律宾称其为“吕宋海”或“西菲律宾海”。中国汉代、南...
-
Những ngày này, dư luận trong nước và quốc tế hết sức bất bình về hành vi Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam khi hạ ...

Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét